Đến nội dung

Hình ảnh

Lịch sử số Pi

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 38 trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
[size=18]LỊCH SỬ SỐ PI
Copy từ diễn đàn cũ
Tác giả: VNMaths

Số là gì? Chính là tỉ số giữa chu vi đường tròn và đường kính của nó. Dù đường tròn lớn bé ra sao, tỉ số đó đều bằng nhau. Toán học gọi nó là "Pi", đó là chữ cái đầu tiên của từ "chu vi" trong tiếng Hy Lạp.

Để tìm ra trị số của , từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà toán học dồn công sức để tính một cách chính xác. Nói chung họ đều dựa vào chu vi của các đa giác đều nội hoặc ngoại tiếp của đường tròn để thay thế một cách gần đúng chu vi của đường tròn đó. Lúc đầu, người ta cho rằng có thể tính được tới cùng toàn bộ giá trị của , nhưng rồi càng tính càng không thể kết thúc được. Mãi đến thế kỉ 18, một nhà toán học Đức đã dùng toán học CM rằng là một số vô tỉ (số thập phân vô hạn không tuần hoàn).

Điểm lại các quá trình tính toán số

1. Thời cổ ở Trung Quốc có câu "Chu tam kinh nhất" (chu vi là 3 thì đường kính là 1), tức là người ta cho rằng . Về sau người ta thấy rằng phải lớn hơn 3 một chút. Đến thời Đông Hán, Trương Hạnh (nhà thiên văn học và toán học) cho rằng Pi là căn bậc 2 của 10. Đến đời Ngụy Tấn, nhà toán học Lưu Huy đã chỉ ra rằng "chu tam kinh nhất" chỉ là tỉ lệ chu vi của hình lục giác đều nội tiếp và đường kính của đường tròn. Về sau, khi dùng phương pháp cát tuyến, ông đã tính được chu vi của hình 3072 cạnh nội tiếp, và khi đó

Thành tựu rực rỡ nhất có lẽ là kết quả của nhà khoa học Tổ Xung Chi thời Nam Bắc triều, ông tính được số Pi ở giữa số 3,1415926 và 3,1415927, là giá trị của với 7 chữ số chính xác sớm nhất trên thế giới.

2. Sau thế kỉ 15, khoa học phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu, người ta ngày càng tính được chính xác giá trị của Pi hơn. Người đầu tiên phải kể đến là Rudolfh, người Đức, thông qua tình chu vi của một hình cạnh đều đã tìm ra được với 35 chữ số thập phân, qua kiểm tra của các nhà khoa học thấy hoàn toàn chính xác. Tự hào về phát minh này, ông đã di chúc lại, khi ông chết hãy khắc 35 số đó lên bia mộ của ông. Vì vậy hiện nay vẫn có người Đức gọi là số Rudolfh.

3. Khoảng từ nửa sau thế kỉ 17, do lý luận về vi phân và tích phân được xây dựng hoàn thiện nên cách tính số đã có thay đổi cơ bản về chất, từ cách tính chu vi của hình đa giác đều đã chuyển sang cách tính theo một hàm số mới là



Đây là một công thức đơn giản dùng chuỗi số để biểu thị Pi, nhưng tính toán lại rất khó, bởi vì tốc độ giảm đi của giá trị tuyệt đối của các số hạng của nó rất chậm, nên khi n rất lớn thì cũng không tính được nhiều chữ số của Pi. Vì vậy người ta còn nghĩ ra nhiều công thức khác để tính, ví dụ như hoặc , ...

Với những thành quả này của vi phân và tích phân, độ chính xác của đã tăng lên rõ rệt. Năm 1706 đạt 100 chữ số chính xác, năm 1794 đạt 140 chữ số, năm 1824 đạt 152 chữ số, năm 1844 đạt 205 chữ số, năm 1853 đạt 440 chữ số, ..., đén năm 1947 đạt 808 chữ số.

4. Sau khi máy tính điện tử ra đời, thì số chữ số của Pi được tính càng dài một cách kinh ngạc. Lúc đầu vào năm 1949 người ta tính được 2037 chữ số chính xác, và đến năm 1989, số chữ số chính xác của Pi đã lên tới trên một tỉ số. Sự chính xác như vậy là điều mà người xưa không thể tưởng tượng nổi, và cũng VƯỢT QUA BẤT KÌ NHU CẦU ỨNG DỤNG THỰC TẾ nào. Có lẽ sự tính toán này là để thử nghiệm khả năng tính toán của máy tính mà thôi.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#2
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Những con số lẻ của số Pi quyến rũ

Hình đã gửi
Con số Pi quyến rũ
Số Pi là tên của chữ thứ 16 của mẫu tự Hy lạp. Nó được định nghĩa như một hằng số , là tỷ số giữa chu vi vòng tròn và đường kính của nó.

Tên pi do chữ peripheria (perijeria) có nghĩa là chu vi của vòng tròn.

Nhưng nó không có tên chính xác, thường người ta gọi là p, c, hay p

Chữ p được dùng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 18, sau khi Euler xuất bản cuốn chuyên luận phân tích năm 1748. Ý định dùng ký hiệu p là để tưởng nhớ đến những nhà Toán học Hy Lạp là những người tìm ra đầu tiên con số gần đúng của pi

Cuối thế kỷ thứ 20 số Pi đã tính với độ chính xác tơi con số thứ 200 tỉ (200 000 000 000)

11 tháng 9 năm 2000: con số lẻ thứ một triệu tỉ là số không (1.000.000.000.000.000)



Con số Pi tóm tắt một lịch sử về toán học cổ xưa hơn 4000 năm bao trùm Hình học phân tích hay Ðại số.

Các nhà Toán học đã hâm mộ nó từ thời Văn minh Cổ-đại và đặc biệt những người Hy Lạp trong vấn đề hình học.

Tri giá xưa nhất về con số Pi mà con người đã dùng và đã được chứng nhận từ một tấm bảng của người Babylone cổ xưa (thuộc xứ I răc) có chữ hình góc (écriture cunéiforme), được khám phá năm 1936 và tuổi của tấm bảng là 2000 năm trước Thiên Chúa.

Người Ba-bi-lôn tính được con số Pi bằng cách so sánh chu vi của một vòng tròn với đa giác nội tiếp trong vòng tròn đó, bằng 3 lần đường kính vòng tròn. Họ tính phỏng chừng: Pi = 3 + 1/8 (tức là 3,125)

Về sau, những công trình nghiên cứu liên tục:

* Archimède tính được số Pi = 3,142 với độ chính xác là 1/1000. Công thức là: 3 + 10/71 < Pi < 3 + 1/7

Người ta dùng phương pháp Archimède trong 2000 năm.

* Trong Thánh Kinh, khoảng 550 trước TC, đã giấu con số này trong một câu văn mà sau bao nhiêu bộ óc tò mò tìm kiếm mới ra con số Pi = 3,141509

* Khoảng năm 1450, Al'Kashi tính con số Pi với 14 con số lẻ nhờ phương pháp đa giác của Archimède

Ðó là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tìm được con số Pi với trên 10 số lẻ.

* Năm 1609 Ludolph von Ceulen nhờ phương pháp của Archimède, đã tính được con số Pi với 34 số lẻ mà người ta đã khắc số này trên mộ bia của ông.

* Kế tiếp Ludolph von Ceulen nhờ những công trình nghiên cứu miệt mài của các nhà Toán học:

Newton(1643-1727)

Leibniz(1646-1716)

Grégory (1638-1675)

Euler(1707-1783)

Johann Heinrich Lambert (1728-1777)

Adrien-Marie Legendre (1752-1833)

Carl Louis Ferdinand von Lindemann (1852-1939)

Srinivasa Aiyangar Ramanujan (1887-1920)

Williams Shanks (1812-1882) đã tính năm 1874 với 707 số lẻ

Phải đợi đến thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 20 thì số Pi đã được tính với độ chính xác là 1000 số lẻ.
Ngày 19 tháng 9 năm 1995 lúc 0 giớ 29 phút giờ địa phương GMT-04, nhà Toán học Gia Nã Ðại Simon Plouffe đã khám phá cùng với sự hợp tác của Peter Borwein và David Bailey một công thức tính con số Pi đã làm đảo lộn một số ý kiến về số Pi được tính từ trước đến nay.

Công thức này được đặt tên là Công thức BBP cho phép tính các số lẻ của Pi độc lập với nhau, mà mọi người lúc bấy giờ tưởng là không thể tính các số lẻ một cách độc lập được.


Fabrice Bellard tìm ra hôm thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 1997 đã chiếm kỷ lục kiếm tới số lẻ thứ một ngàn tỉ cho con số Pi nhờ công thức BBP của Plouffe và nhờ tự nghiên cứu ra cách tính nhanh hơn.

Kỷ lục hiện tại do Colin Percival đạt đến số lẻ thứ bốn mươi ngàn tỉ hôm thứ ba tháng 2 năm 1999 bằng cách dùng công thức của Bellard

11 tháng 9 năm 2000: con số lẻ thứ một triệu tỉ là số không (zero): (một triệu tỉ =1.000.000.000.000.000)
Theo http://toantuoitho.nxbgd.com.vn/Forum/

#3
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Lịch sử con số Pi bí ẩn diệu kỳ

Định nghĩa:
:pe = 3,142592653589793238462643383279....

- Số :D là tên của chữ thứ 16 của mẫu tự Hy lạp. Nó được định nghĩa như một hằng số, là tỷ số giữa chu vi vòng tròn với đường kính của nó.

- Tên :D do chữ peripheria (perijeria) có nghĩa là chu vi của vòng tròn.

- Nhưng nó không có tên chính xác, thường người ta gọi là p, c, hay p

- Chữ p được dùng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 18, sau khi Euler xuất bản cuốn chuyên luận phân tích năm 1748. Ý định dùng ký hiệu p là để tưởng nhớ đến những nhà Toán học Hy Lạp là những người tìm ra đầu tiên con số gần đúng của pi

- Cuối thế kỷ thứ 20 số p đã tính với độ chính xác tới con số thứ 200 tỉ (200 000 000 000)
Hình đã gửi
- 11 tháng 9 năm 2000: con số lẻ thứ một triệu tỉ (1.000.000.000.000.000) là số không

Định nghĩa đơn giản nhất mà người ta cho con số nổi tiếng này là: nó là tỷ số giữa diện tích dĩa tròn và bình phương bán kính. Thí dụ, diện tích dĩa tròn của hình bên đây bằng p lần diện tích của hình vuông.

Người ta lại tìm thấy cũng con số ấy trong phép tính chu vi của vòng tròn, bằng 2p lần bán kính của nó. Cũng như Archimède đã nhận xét, con số đó dùng cho hai phép tính này. Và cũng không gì đáng ngạc nhiên nếu ta lại gặp cũng con số ấy đây đó:

* Diện tích của vành nằm giữa hai vòng tròn có bán kính gần bằng nhau, có thể được tính bằng hai cách:

- Lấy diện tích dĩa tròn lớn trừ diện tích dĩa tròn nhỏ
- Vì bán kính của hai vòng tròn gần bằng nhau nên diện tích vành là tích số giữa chu vi của một trong hai vòng tròn với chiều dày của vành.
Hình đã gửi

Các phương pháp tính số Pi:

Phép tính gần đúng:

Phương pháp cổ xưa nhất:

Vẽ một vòng tròn bán kính là 1 đơn vị và hai đa giác đều nội tiếp và ngoại tiếp của vòng tròn.

Nếu đa giác đều đó là hình vuông thì trĩ số chu vi hình tròn sẽ ở giữa chu vi hình vuông nội tiếp và ngoại tiếp, nghĩa là trị số của Pi sẽ :

2Hình đã gửi

Tăng số cạnh lên 6 ta có kết quả khá hơn: 3 (Bởi vì cạnh hình lục giác bằng bán kính vòng tròn) và 2Hình đã gửi

Khi tính chu vi các đa giác có hàng ngàn cạnh, và chia kết quả cho đường kính của vòng tròn, ta tìm được giá trị xấp xỉ chính xác nhất của :DHình đã gửi


Người Babylone tính được con số :D bằng cách so sánh chu vi của một vòng tròn với đa giác nội tiếp trong vòng tròn đó, bằng 3 lần đường kính vòng tròn. Họ tính phỏng chừng: :D = 3 + 1/8 (tức là 3,125)

Archimède đã dùng một đa giác có 96 cạnh, đã tính được số phỏng chừng nhỏ hơn (inférieur) là 3 + (10/71) = 3,1408... và số phỏng chừng lớn hơn là 3 + (1/7) = 3,1429...

Nghĩa là: 3,1408... < p < 3,1429...

Để định giá trị của :D , người ta có thể thử vẽ một dĩa tròn và một hình vuông có cùng diện tích bằng cách dùng thước và compas. Và cũng dùng thước và compas, ta vẽ đoạn thẳng có chiều dài là :D, rồi suy ra trị số chính xác của số này.

Nhưng cách vẽ này không thể có được: Năm 1837, Pierre Wantzel chứng minh rằng người ta chỉ có thể vẽ các đoạn thẳng bằng thước và compas khi chiều dài là một số đại số, nghĩa là một đáp số từ một phương trình đại số mà hệ số (coefficient) là những số nguyên, và năm 1882, Ferdinand von Lindermann chứng minh rằng số :D không phải là số đại số.

Số :pi được tìm thấy trong nhiều ngành toán khác:

* Thí dụ khi ta đo góc, phải chọn một đơn vị bằng cách tự ý định nguyên một vòng 360, thì với đơn vị "độ" sẽ có số đo là 1/360 vòng. Nếu ta dùng trị số một vòng bằng 2 :pi , thì đơn vị đo lường sẽ được gọi là radian và có trị số bằng 1/(2 :pi ). Đo góc bằng radian có nhiều lợi thế hơn: thí dụ chiều dài một phần của vòng tròn được giới hạn bởi góc a sẽ bằng ra khi ta đo góc bằng radian, nhưng nếu đo bằng độ, sẽ bằng (2 :pi ra)/360

Hình đã gửi

* Tương tự, tỉ số (sinx)/x tiến tới 1 khi x tiến tới 0 nếu ta tính các góc bằng radian, nhưng sẽ tiến tới 180/ :pi nếu ta tính góc bằng độ.

* Cách dùng radian để đo góc suy ra được nhiều đặc tính của số Pi, thí dụ theo định lý Euler thì exponentiel của số phức 2i :pi thì bằng 1. Và cũng từ kết quả việc dùng radian để tính góc, người ta tìm thấy số :pi ở những nơi bất ngờ: thí dụ tổng số vô hạn (dãy số Leibniz série de Leibniz).

1 - (1/3) + (1/5) - (1/7) - ... có trị số bằng /4.


Tích phân:

Hình đã gửinghĩa là diện tích dưới đường cong của phương trình f(x) = 1/(1+ x2) giữa 0 và 1 cũng bằng :pi /4. Hai kết quả này được giải nghĩa không mấy khó khăn vì tiếp tuyến của góc :pi /4 bằng 1.

Hình đã gửi


Số Pi cũng xuất hiện trong trị số của tổng số.

bằng :pi /6

Những số lẻ của số :pi

Con số :pi tóm tắt một lịch sử về toán học cổ xưa hơn 4000 năm bao trùm Hình học phân tích hay Ðại số. Các nhà Toán học đã hâm mộ nó từ thời Văn minh Cổ đại và đặc biệt những người Hy Lạp trong vấn đề hình học. Tri giá xưa nhất về con số :pi mà con người đã dùng và đã được chứng nhận từ một tấm bảng.


Về sau, những công trình nghiên cứu liên tục:

* Archimède tính được số :pi = 3,142 với độ chính xác là 1/1000. Công thức là: 3 + 10/71 < :pi < 3 + 1/7

Người ta dùng phương pháp Archimède trong 2000 năm.

* Trong Thánh Kinh, khoảng 550 trước TC, đã giấu con số này trong một câu văn ở một tấm bảng của người Babylone cổ xưa (thuộc xứ Iraque) có chữ hình góc (écriture cunéiforme), được khám phá năm 1936 và tuổi của tấm bảng là 2000 năm trước Thiên Chúa. Sau bao nhiêu bộ óc tò mò tìm kiếm mới ra con số :pi = 3,141509

* Khoảng năm 1450, Al'Kashi tính con số Pi với 14 con số lẻ nhờ phương pháp đa giác của Archimède

Ðó là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tìm được con số :pi với trên 10 số lẻ.

* Năm 1609 Ludolph von Ceulen nhờ phương pháp của Archimède, đã tính được con số Pi với 34 số lẻ mà người ta đã khắc số này trên mộ bia của ông.
Không thể tính trị số chính xác của số :pi .

Cuối thế kỷ thứ 18, Johann Heinrich Lambert (1728-1777) và Adrien-Marie Legendre (1752-1833) chứng minh rằng không có một phân số nào để tính số :pi .

Thế kỷ thứ 19, Lindemann chứng minh rằng số :pi không thể là một nghiệm số của một phương trình đại số với hệ số là số nguyên (thí dụ y = ax2 +bx + c mà a, b, c là số nguyên)

* Kế tiếp Ludolph von Ceulen nhờ những công trình nghiên cứu miệt mài của các nhà Toán học:

Newton (1643-1727)

Leibniz (1646-1716)

Grégory (1638-1675)

Các nhà khoa học Euler (1707-1783), Gauss, Leibniz, Machin, Newton, Viète tìm kiếm những công thức để tính trị số xấp xỉ của p cho chính xác. Và công thức giản dị nhất được Leibniz tìm ra năm 1674 là: p/4 = 1 - 1/3 + 1/5 - 1/7 + ...

Carl Louis Ferdinand von Lindemann (1852-1939)

Srinivasa Aiyangar Ramanujan (1887-1920)

Williams Shanks (1812-1882) đã tính năm 1874 với 707 số lẻ

Phải đợi đến thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 20 thì số :pi đã được tính với độ chính xác là 1000 số lẻ.
Năm 1995, Hyroyuki Gotu đã chiếm kỷ lục thế giới : tìm ra 42 195 con số lẻ.

Niềm đam mê con số bí ẩn:

Một trăm số lẻ đầu tiên của :pi :

3,141 592 653 589 793 238 462 643 383 279 502 884 197 169 399 375 105 820 974 944 592 307 816 406 286 208 998 628 034 825 342 117 0679 ...

Daniel Morin ghi 2000 số lẻ của Pi trong :
=http://platon.lacitec.on.ca/~dmorin/divers/pi.html

100 000 số lẻ được ghi ở trang của Yves Martin:
=http://www.nombrepi.com/pi100000.html

Năm 1995 Yves Martin đã dùng máy vi tính xách tay hiệu EPSON , vận tốc 10 MHz, cho chạy chương trình PIF.EXE viết bằng ngôn ngữ Pascal, chạy trong 1 giờ 28 phút 33 giây để cho ra 130.000 con số lẻ của số :pi

Ngày 19 tháng 9 năm 1995 lúc 0 giờ 29 phút giờ địa phương GMT-04, nhà Toán học Gia Nã Ðại Simon Plouffe đã khám phá cùng với sự hợp tác của Peter Borwein và David Bailey một công thức tính con số :pi đã làm đảo lộn một số ý kiến về số :pi được tính từ trước đến nay.

Công thức này được đặt tên là Công thức BBP cho phép tính các số lẻ của :pi độc lập với nhau, mà mọi người lúc bấy giờ tưởng là không thể tính các số lẻ một cách độc lập được.

Fabrice Bellard tìm ra hôm thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 1997 đã chiếm kỷ lục kiếm tới số lẻ thứ một ngàn tỉ cho con số :pi nhờ công thức BBP của Plouffe và nhờ tự nghiên cứu ra cách tính nhanh hơn.

Thứ ba tháng 2 năm 1999, Colin Percival đạt đến số lẻ thứ bốn mươi ngàn tỉ bằng cách dùng công thức của Bellard

11 tháng 9 năm 2000: con số lẻ thứ một triệu tỉ là số không (zero): (một triệu tỉ =1.000.000.000.000.000)

Bây giờ với máy tính chạy gấp mấy ngàn lần nhanh hơn, nhưng số :pi chỉ được tính xấp xỉ mà thôi bởi vì dãy số lẻ ấy vẫn chưa dừng lại.


........................................................................................................................

namvk sửa và coppy khoahoc.com.vn (Theo VietSciences)
Tất cả là phù du.

#4
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Xem thêm này: http://s146372241.on...net/plouffe.php

#5
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết
em cũng xin đóng góp đây, đó là thí nghiệm ném kim tìm :notin của bá tước Comte de Buffon.Bá tước này đã nghĩ ra bài toán cái kim trong đó :in được xác định bằng phương phap xác suất:

Giả sử có 1 số đường thẳng song song cách nhau 1 khoảng d nào đó được vẽ trên mặt phẳng nằm ngang và lấy 1 cái kim có chiều dài x và ném 1 cách ngẫu nhiên lên mặt phẳng đó . C Buffon cho rằng xác suất để kim rơi trên 1 đường thẳng song song đã vẽ là :
Xác suất p= (1)

Và như thế ta tìm ra :(

Bằng cách này với 1 số lần (n) ném kim và ghi lại số lần (m) mà kim cắt 1 đường thẳng ta được xác suất p= (2)

Nếu tốt hơn là chiều dài cây kim= thì kết hợp giữa (1) và(2) ta được :D = !!!

Buffon đã mời khách đến làm thí nghiệm, ông lấy 1 bó kim có chiều dài d/2 và lần lượt mời khách ném, ném hết rồi lại nhặt lên, bận rộn gần 1 giờ :cap

Và cuối cùng Buffon thu được kết quả:ném tổng cộng 2212 lần, trong đó giao nhau với các đường thẳng song song là 704 lần , thay n=2212;m=704

!!!

Nếu ném nhiều lần hơn nữa ta sẽ tìm được :vdots càng chính xác

Lazzerini đã làm được điều đó, ông đã ném kim nhiều lần và tìm được :D với tỉ số chặt (=3,1415929)tức là chỉ sai ở chữ số thập phân thứ 7!Quả là kì tích!!! :clap :notin

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hung_spider_man: 26-07-2006 - 17:42


#6
Alph@

Alph@

    Linh hồn bất diệt

  • Thành viên
  • 235 Bài viết
Xem ra thì số :D Vẫn chưa trọn vẹn nhỉ,
Gần đây suy nghĩ cho rằng số :D nếu viết với một hệ cơ số khác thì nó sẽ là con số hữu tỉ .Lấy ý tưởng từ việc số 3.138 từ hệ cơ số 10 chuyển thành hệ cơ số 2 sẽ cho ra một số vô tỉ theo hệ cơ số hai
Việc này cho suy nghĩ rằng nếu được biểu thị với một hệ cơ số lớn hơn 10 thì số :D sẽ hữu tỉ
Và vấn đề này đang được các máy tính cực mạnh kiểm nghiệm,hy vọng sẽ tìm ra trong thời gian sớm nhất....!

#7
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết
Hè hè, ngoài ra :Rightarrow còn được xác định bằng phương pháp rất đáng ngạc nhiên đó là xác định...trọng lượng :D :Rightarrow

#8
kiem_khach

kiem_khach

    ME

  • Thành viên
  • 189 Bài viết
như thế nào?
kiếm sắc lượn bay....cuộc đời....ta vẫn cười ngạo nghễ..... (5+)...Hình đã gửi

#9
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết
Trước hết ta hãy lấy cùng một chất liệu và chất liệu đó phải có trọng lượng mỗi http://dientuvietnam...imetex.cgi?cm^2 như nhau, cắt từ chất liệu đó một hình lập phương và một hình trụ sao cho 2 hình đó có cùng chiều cao và chiều dài cạch hình lập phương bằng bán kính hình trụ.Gọi trọng lượng hình trụ là x; trọng lượng hình lập phương là y; khi đó :) :)

#10
drtiendiep

drtiendiep

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết
Có lần tôi nghe thấy có nhà Toán học nào khi mất không để lại cái gì trên bia mộ ngoài số pi và các chữ số tìm được sau dấu phảy, ông là ai vậy mọi người?
Tôi tư duy có nghĩa là tôi tồn tại!

#11
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Không hiểu cái câu "cùng một chất liệu và chất liệu đó phải có trọng lượng mỗi cm^2 như nhau"?
Cùng chất liệu thì bằng nhau rùi còn gì.

#12
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết
Bác này nói buồn cười thật đấy; ví dụ trong cùng một miếng gỗ thì có thể có thớ có trọng lượng chênh lệch so với các thớ gỗ còn lại chứ. Cùng một chất liệu đâu có nghĩa mỗi http://dientuvietnam...imetex.cgi?cm^2 đều như nhau :lol:

#13
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
cm^2 thì tính thế nào? Có lộn cm^3 không đó? Hơ hơ...

#14
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết
Hic; đúng là http://dientuvietnam...imetex.cgi?cm^3 ; em lộn một chút; vừa làm công thức tính lại :D :D

#15
No Where To Be Seen

No Where To Be Seen

    "A1 & XVA" Forever!

  • Thành viên
  • 366 Bài viết
Tui đọc ở đâu đó, hình như số pi cũng tạo ra được cả một bản nhạc dài lê thê...........
Nếu nhớ ko lầm thì đó là software cho download hay sao ấy. Kiểm tra lại dùm nhé
Hình đã gửi

#16
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Qua box Web, tui post rồi đó. Vào trang đó nghe số Pi 10.000 số lẻ thập phân tạo thành bản nhạc.

#17
TIG Messi

TIG Messi

    ^_^ Need + Enough = Success ^_^

  • Thành viên
  • 368 Bài viết
À mà ngày xưa các cụ ta cũng có những câu thơ để nhớ số Pi đấy, em không nhớ rõ nữa, có ai nhớ post lên hộ cái không?
Thanks! :neq
P/S: Nhưng hình như theo công thức đó số Pi chỉ bằng

#18
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết
Có anh nào biết số http://dientuvietnam...n/mimetex.cgi?e nghĩa là gì không ạ; post lên cho em với nhé. THANKS :)

#19
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
e là cơ số của logarit tự nhiên. Nó được tính bằng công thức giới hạn của (1+1/n)^n khi n tiến đến vô cực.

#20
vns_master88

vns_master88

    Naruto

  • Thành viên
  • 507 Bài viết
làm ăn trong ngân hàng sẽ rõ,lãi suất ngân hàng liên quan rất nhiều tới số e đó
.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh