Đến nội dung

Hình ảnh

Một ngày trên sao Thủy bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất ?

- - - - - thiên văn học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Chúng ta đều biết rằng hệ Mặt Trời có $8$ hành tinh : sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương và sao Hải vương. Tất cả các hành tinh này đều chuyển động xung quanh Mặt Trời theo các quỹ đạo dạng ellipse rất gần với đường tròn. Ngoài ra, mỗi hành tinh còn tự quay xung quanh trục cố định của nó. Các hành tinh (trừ sao Kim và sao Thiên vương) đều có chiều tự quay trùng với chiều chuyển động xung quanh Mặt Trời.

Thời gian mỗi hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời đúng $1$ vòng gọi là chu kỳ thiên văn của nó.

Thời gian mỗi hành tinh tự quay quanh trục đúng $1$ vòng gọi là chu kỳ tự quay của nó.

Khoảng thời gian trung bình giữa 2 lần liên tiếp Mặt Trời lên đến vị trí cao nhất trên bầu trời tại một điểm cố định trên hành tinh gọi là một ngày của hành tinh đó.

Người ta nhận thấy rằng, đối với Trái Đất và các hành tinh phía ngoài thì thời gian một ngày xấp xỉ chu kỳ tự quay. Ví dụ Trái Đất có thời gian một ngày là $24h$, chu kỳ tự quay là $23h56m04s$. Còn đối với sao Hỏa thì lần lượt là $24h39m35s$ và $24h37m23s$.

Nhưng đối với sao Thủy thì lại khác. Biết rằng chu kỳ tự quay và chu kỳ thiên văn của sao Thủy lần lượt là $58,65$ ngày và $87,97$ ngày của Trái Đất. Vậy các bạn thử tính xem thời gian $1$ ngày trên sao Thủy bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất ? Nhiều sách phổ biến thiên văn viết rằng trên sao Thủy, một năm chỉ dài bằng $1,5$ ngày (của sao Thủy). Liệu điều đó có đúng không ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 14-11-2018 - 16:41

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Chúng ta đều biết rằng hệ Mặt Trời có $8$ hành tinh : sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương và sao Hải vương. Tất cả các hành tinh này đều chuyển động xung quanh Mặt Trời theo các quỹ đạo dạng ellipse rất gần với đường tròn. Ngoài ra, mỗi hành tinh còn tự quay xung quanh trục cố định của nó. Các hành tinh (trừ sao Kim và sao Thiên vương) đều có chiều tự quay trùng với chiều chuyển động xung quanh Mặt Trời.

Thời gian mỗi hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời đúng $1$ vòng gọi là chu kỳ thiên văn của nó.

Thời gian mỗi hành tinh tự quay quanh trục đúng $1$ vòng gọi là chu kỳ tự quay của nó.

Khoảng thời gian trung bình giữa 2 lần liên tiếp Mặt Trời lên đến vị trí cao nhất trên bầu trời tại một điểm cố định trên hành tinh gọi là một ngày của hành tinh đó.

Người ta nhận thấy rằng, đối với Trái Đất và các hành tinh phía ngoài thì thời gian một ngày xấp xỉ chu kỳ tự quay. Ví dụ Trái Đất có thời gian một ngày là $24h$, chu kỳ tự quay là $23h56m04s$. Còn đối với sao Hỏa thì lần lượt là $24h39m35s$ và $24h37m23s$.

Nhưng đối với sao Thủy thì lại khác. Biết rằng chu kỳ tự quay và chu kỳ thiên văn của sao Thủy lần lượt là $58,65$ ngày và $87,97$ ngày của Trái Đất. Vậy các bạn thử tính xem thời gian $1$ ngày trên sao Thủy bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất ? Nhiều sách phổ biến thiên văn viết rằng trên sao Thủy, một năm chỉ dài bằng $1,5$ ngày (của sao Thủy). Liệu điều đó có đúng không ?

Gọi tâm Mặt Trời là $S$, tâm sao Thủy là $M$.

Giả sử vào thời điểm ban đầu, đoạn thẳng $SM$ cắt bề mặt sao Thủy tại điểm $A$.

Khi sao Thủy chuyển động (quay và tự quay) thì điểm $A$ và đoạn thẳng $SM$ thay đổi vị trí.Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp điểm $A$ nằm trên đoạn thẳng $SM$ chính là thời gian $1$ ngày của sao Thủy.

Cứ mỗi $24$ giờ trên Trái Đất thì điểm $A$ quay được $\frac{1}{58,65}$ vòng quanh tâm $M$ (theo chiều từ Tây sang Đông)

Cũng trong $24$ giờ đó, đoạn thẳng $SM$ quay được $\frac{1}{87,97}$ vòng quanh tâm $M$ (theo chiều từ Tây sang Đông)

Suy ra thời gian $1$ ngày trên sao Thủy là :

$\frac{1}{\frac{1}{58,65}-\frac{1}{87,97}}\approx 175,97$ ngày trên Trái Đất.

Như vậy, trên sao Thủy, một năm dài bằng $87,97$ ngày Trái Đất và một ngày của sao Thủy bằng $175,97$ ngày Trái Đất, tức là một năm sao Thủy chỉ bằng khoảng $0,5$ ngày của sao Thủy mà thôi. Nghe có vẻ lạ đời, nhưng mà sự thật là như vậy đấy !


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 10-05-2019 - 22:37

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: thiên văn học

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh