File gửi kèm
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tihiep: 18-12-2018 - 15:44
Đã gửi 18-12-2018 - 15:41
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tihiep: 18-12-2018 - 15:44
Đã gửi 18-12-2018 - 17:17
Đây là cách chứng minh định lý lớn Fermat của tôi bằng toán sơ cấp, trong đó có cách cm đl trong trường hợp n = 3, n = 4 ngắn gọn và dễ hiểu. Hy vọng cách cm này làm thoả mãn với những ai quan tâm về việc cm đl lớn Fermat bằng toán sơ cấp. Rất mong mọi người quan tâm, thảo luận và góp ý.
cái này sử dụng cho dạng toán như nào ạ ....phạm vi ứng dụng có lớn ko ạ
Đã gửi 26-12-2018 - 16:17
Đã gửi 26-12-2018 - 16:21
Đã gửi 26-12-2018 - 18:44
Đã gửi 30-09-2021 - 07:53
Tôi có tìm được một cách chứng minh định lý lớn Fermat bằng kiến thức THPT, không biết đúng sai thế nào. Mời mọi người đọc.
1.png 180.02K
0 Số lần tải
2.png 134.87K
0 Số lần tải
3.png 172.67K
0 Số lần tải
4.png 182.24K
0 Số lần tải
5.png 149.55K
0 Số lần tải
6.png 133.63K
0 Số lần tải
PDF: https://drive.google...iew?usp=sharing
Đã gửi 30-09-2021 - 13:00
Kết luận ngây ngô ở chỗ: $\cos \alpha \not \in \mathbb{Z} \Rightarrow z \not \in \mathbb{N}$. Chọn $\alpha$ để $\cos \alpha = \frac{1}{4}$ thì sao?
Nói chung là phần lớn những chứng minh sơ cấp cho định lý Fermat lớn đều sai. Bạn đừng nên phí thời gian lao đầu vào những điều vô bổ.
Đã gửi 30-09-2021 - 14:45
Cái vấn đề lớn nhất của chứng minh, hãy nhìn xem, là bạn thực ra đang đi chứng minh không có tam giác không vuông nào có cạnh có độ dài là số nguyên (mà thực ra có cả đống), cũng có nghĩa là bạn đang đi chứng minh ba số nguyên dương thỏa mãn bđt tam giác khi và chỉ khi thỏa mãn hệ thức Pitago.
Nhìn chung là bạn đã hy sinh tính đúng sai của một điều vô cùng hiển nhiên.
Ừ đưa về ba cạnh của một tam giác có vẻ trông rất ngầu, nhưng tam giác là đối tượng quá đơn giản, không liên quan tới số học và nếu chỉ xài hệ thức lượng thì thà làm đại số còn hơn. Lý do không liên quan là không có định nghĩa tam giác trong $\mathbb{F}_q$.
Người ta cũng xài một tư tưởng gián tiếp na ná, là xét đường cong elliptic $y^2=x(x+a^p)(x-b^p)$. Nhìn cũng khá không liên quan nhưng hóa ra định thức của nó là $2(abc)^p$, rất đẹp, chỉ cần chứng minh định thức không thể có dạng như vậy là được và elliptic curve có quá nhiều tính chất số học để khai thác, nên hướng tiếp cận này có thể (và đã) khả thi.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi poset: 30-09-2021 - 19:58
Đã gửi 30-09-2021 - 14:48
Đọc phần chứng minh này tôi thấy bạn đang đi tìm giá trị để các cạnh của một tam giác là số nguyên. Chứ chưa thấy giải quyết được gì.
Từ $z<x+y$ và $z>y>x$ mà suy ra đó là điều kiện để $x^n+y^n=z^n$ có nghiệm với $n\geq 2$ là hết sức phi lý rồi.
0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh