Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh định lý lớn Fermat ngắn gọn bằng toán sơ cấp


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
tihiep

tihiep

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Đây là cách chứng minh định lý lớn Fermat của tôi bằng toán sơ cấp, trong đó có cách cm đl trong trường hợp n = 3, n = 4 ngắn gọn và dễ hiểu. Hy vọng cách cm này làm thoả mãn với những ai quan tâm về việc cm đl lớn Fermat bằng toán sơ cấp. Rất mong mọi người quan tâm, thảo luận và góp ý.

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tihiep: 18-12-2018 - 15:44


#2
LoveMath1234567

LoveMath1234567

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 22 Bài viết

Đây là cách chứng minh định lý lớn Fermat của tôi bằng toán sơ cấp, trong đó có cách cm đl trong trường hợp n = 3, n = 4 ngắn gọn và dễ hiểu. Hy vọng cách cm này làm thoả mãn với những ai quan tâm về việc cm đl lớn Fermat bằng toán sơ cấp. Rất mong mọi người quan tâm, thảo luận và góp ý.

cái này sử dụng cho dạng toán như nào ạ ....phạm vi ứng dụng có lớn ko ạ



#3
tthirp

tthirp

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 5 Bài viết
Chỉ là cách cm ngắn gọn bằng toán SƠ CẤPcủa đl lơn Fermat.

#4
tihiep

tihiep

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Ở c/m lần trước, trong phần biến đổi,tôi có sót một đại lượng,và kết thúc c/m đơn giản. Lần này tôi đã chỉnh sửa, trong đó sử dụng phương trình đồng dư theo modulo n^3s + 2(lần trước sử dụng phương trình đồng dư theo modulo n^2s+1). Trong biến đổi lần này, tôi biến đổi theo từng nhóm dễ kiểm tra hơn. C/m lần này dài gấp đôi(dài17 trang),trong đó có xuất hiện trường hợp riêng n = 19 khi u, v, t khi chia hết cho n = 19 được c/m cụ thể. Trong c/m lần này, có đưa ra cách chứng minh khác khi u,v, t có một số chia hết cho n đơn giản hơn cách c/m gộp.Mong các bạn quan tâm, góp ý và trao đổi. Xin chân thành cám ơn mọi người.

#5
tihiep

tihiep

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Đây là file c/m mới chỉnh sửa, các bạn xem và trao đổi nhé. Cám ơn mọi người.

#6
toanhoc2017

toanhoc2017

    Thiếu úy

  • Banned
  • 628 Bài viết
Anh gởi đến tạp chí toán thử nhé .Gởi bản pdf nhé

#7
Hoang Huynh

Hoang Huynh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 64 Bài viết

Tôi có tìm được một cách chứng minh định lý lớn Fermat bằng kiến thức THPT, không biết đúng sai thế nào. Mời mọi người đọc.

 

File gửi kèm  1.png   180.02K   1 Số lần tải

 

 

File gửi kèm  2.png   134.87K   1 Số lần tải

 

 

File gửi kèm  3.png   172.67K   0 Số lần tải

 

 

File gửi kèm  4.png   182.24K   0 Số lần tải

 

 

File gửi kèm  5.png   149.55K   0 Số lần tải

 

 

File gửi kèm  6.png   133.63K   0 Số lần tải

 

 

PDF: https://drive.google...iew?usp=sharing

 

 

File gửi kèm

  • File gửi kèm  3.png   172.67K   0 Số lần tải


#8
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

Kết luận ngây ngô ở chỗ: $\cos \alpha \not \in \mathbb{Z} \Rightarrow z \not \in \mathbb{N}$. Chọn $\alpha$ để $\cos \alpha = \frac{1}{4}$ thì sao?

Nói chung là phần lớn những chứng minh sơ cấp cho định lý Fermat lớn đều sai. Bạn đừng nên phí thời gian lao đầu vào những điều vô bổ.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#9
poset

poset

    Trung sĩ

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 125 Bài viết

Tôi có tìm được một cách chứng minh định lý lớn Fermat bằng kiến thức THPT, không biết đúng sai thế nào. Mời mọi người đọc.

 

attachicon.gif 1.png

 

 

attachicon.gif 2.png

 

 

attachicon.gif 3.png

 

 

attachicon.gif 4.png

 

 

attachicon.gif 5.png

 

 

attachicon.gif 6.png

 

 

PDF: https://drive.google...view?usp=sharin

Cái vấn đề lớn nhất của chứng minh, hãy nhìn xem, là bạn thực ra đang đi chứng minh không có tam giác không vuông nào có cạnh có độ dài là số nguyên (mà thực ra có cả đống), cũng có nghĩa là bạn đang đi chứng minh ba số nguyên dương thỏa mãn bđt tam giác khi và chỉ khi thỏa mãn hệ thức Pitago.
Nhìn chung là bạn đã hy sinh tính đúng sai của một điều vô cùng hiển nhiên.
Ừ đưa về ba cạnh của một tam giác có vẻ trông rất ngầu, nhưng tam giác là đối tượng quá đơn giản, không liên quan tới số học và nếu chỉ xài hệ thức lượng thì thà làm đại số còn hơn. Lý do không liên quan là không có định nghĩa tam giác trong $\mathbb{F}_q$.
Người ta cũng xài một tư tưởng gián tiếp na ná, là xét đường cong elliptic $y^2=x(x+a^p)(x-b^p)$. Nhìn cũng khá không liên quan nhưng hóa ra định thức của nó là $2(abc)^p$, rất đẹp, chỉ cần chứng minh định thức không thể có dạng như vậy là được và elliptic curve có quá nhiều tính chất số học để khai thác, nên hướng tiếp cận này có thể (và đã) khả thi.
 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi poset: 30-09-2021 - 19:58


#10
phuc_90

phuc_90

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 438 Bài viết

Đọc phần chứng minh này tôi thấy bạn đang đi tìm giá trị để các cạnh của một tam giác là số nguyên. Chứ chưa thấy giải quyết được gì.

 

Từ  $z<x+y$ và $z>y>x$ mà suy ra đó là điều kiện để $x^n+y^n=z^n$ có nghiệm với $n\geq 2$ là hết sức phi lý rồi.



#11
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3916 Bài viết
Đọc chứng minh của bạn tôi lại nhớ đến hình ảnh bản thân mình 25 năm trước. Ngày đó khi tìm đọc cuốn “Đồ thị - Hoàng Chúng” tôi bị mê mẩn với bài toán “Đồ thị 4 màu” ,khi phát biểu kết luận sau cùng của bài toán là … không giải được bằng công cụ sơ cấp.
Tôi lao vào tìm hiểu, “nghiên cứu” tìm cách giải trong một thời gian dài tầm 2-3 tháng gì đó rồi chợt nhận ra mình thực sự đã “chứng minh” được “mọi bản đồ phẳng chỉ cần tối đa 4 màu để tô phân biệt. Các “quốc gia” có chung đường biên giới được tô các màu khác nhau”
Vui mừng và sung sướng nhưng chẳng biết chia sẻ cùng ai, bạn bè? thầy giáo? Câu trả lời là … lo mà tập trung cho kì thi ĐH thì hơn!
Ngày ấy chưa có internet, thậm chí máy tính là một công cụ quá xa xỉ. chứ nếu không tôi cũng giống ĐTO tung hoả mù khắp không gian mạng cho thiên hạ phải “trầm trồ” một phen!
Cẩn thận xếp “công trình” của mình vào một cuốn sổ tay nào đó rồi khoá lại (sổ tay có khoá). Những lúc buồn buồn lại lôi ra “ngắm nghía” một chút lấy động lực dần dần tôi chợt nhận ra rằng…
Thứ mà tôi chứng minh được là một bài toán … khác dễ dàng hơn rất nhiều!
Kể từ khi tự mình phát hiện ra vấn đề tôi đã thu liễm hơn rất rất nhiều. Những khám phá hay “phát minh” không còn dám tự tiện “đặt tên” nữa mà chỉ giữ lại như một niềm vui nho nhỏ của riêng mình…

#12
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Đọc chứng minh của bạn tôi lại nhớ đến hình ảnh bản thân mình 25 năm trước. Ngày đó khi tìm đọc cuốn “Đồ thị - Hoàng Chúng” tôi bị mê mẩn với bài toán “Đồ thị 4 màu” ,khi phát biểu kết luận sau cùng của bài toán là … không giải được bằng công cụ sơ cấp.
Tôi lao vào tìm hiểu, “nghiên cứu” tìm cách giải trong một thời gian dài tầm 2-3 tháng gì đó rồi chợt nhận ra mình thực sự đã “chứng minh” được “mọi bản đồ phẳng chỉ cần tối đa 4 màu để tô phân biệt. Các “quốc gia” có chung đường biên giới được tô các màu khác nhau”
Vui mừng và sung sướng nhưng chẳng biết chia sẻ cùng ai, bạn bè? thầy giáo? Câu trả lời là … lo mà tập trung cho kì thi ĐH thì hơn!
Ngày ấy chưa có internet, thậm chí máy tính là một công cụ quá xa xỉ. chứ nếu không tôi cũng giống ĐTO tung hoả mù khắp không gian mạng cho thiên hạ phải “trầm trồ” một phen!
Cẩn thận xếp “công trình” của mình vào một cuốn sổ tay nào đó rồi khoá lại (sổ tay có khoá). Những lúc buồn buồn lại lôi ra “ngắm nghía” một chút lấy động lực dần dần tôi chợt nhận ra rằng…
Thứ mà tôi chứng minh được là một bài toán … khác dễ dàng hơn rất nhiều!
Kể từ khi tự mình phát hiện ra vấn đề tôi đã thu liễm hơn rất rất nhiều. Những khám phá hay “phát minh” không còn dám tự tiện “đặt tên” nữa mà chỉ giữ lại như một niềm vui nho nhỏ của riêng mình…

:D


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh