Đến nội dung

Hình ảnh

[Góc lịch sử] Cổ nhân và những câu chuyện lịch sử

danhnhan

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 35 trả lời

#1
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết
Vương Dương Minh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
 
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
Wang-yang-ming.jpg
 
Vương Dương Minh

Vương Dương Minh (1472-1528bính âm:Wang Yangming, Chữ Hán phồn thể: 王陽明, giản thể: 王阳明), tên thật là Thủ Nhân (守仁), tự là Bá An (伯安) là nhà chính trịnhà triết họcnhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh ở Trung Quốc. Đồng thời ông còn là người văn võ song toàn, từng là tướng mang quân đi dẹp loạn nhiều lần. Quê ông ở Chiết Giang nhưng phải sống ở nhiều nơi khác nhau. Ông từng có thời gian sống ở hang Dương Minh nên ông được người ta gọi là Dương Minh tiên sinh. Ông đã xây dựng Dương Minh phái, có ảnh hưởng sâu rộng ở Nhật BảnTriều Tiên và cả Việt Nam.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn] Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Dương Minh sinh năm 1472 đời Minh Hiến Tông ở huyện Dư Diêu, thuộc tỉnh Chiết Giang ngày này trong một gia đình đạo đức, hiển đạt.

Ông tổ xa của ông là Vương Hy Chi[1][2]. Ông nội của ông là Vương Luân, là một nhà Nho được trọng vọng về đức hạnh và văn học. Thân phụ của ông là Vương Hoa[3].

Thuở thiếu thời[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Dương Minh là người có thể chất bạc nhược từ nhỏ, năm tuổi ông mới biết nói, nên gia đình không bắt ông đi học sớm. Bù vào đó ông rất thông minh, chỉ nghe ông nội đọc sách mà thuộc từng đoạn dài. Năm mười tuổi ông đã làm được thơ.

Tương truyền rằng ông nội ông cùng bạn uống rượu trong chùa Kim Sơn muốn làm bài tức cảnh mà chưa nghĩ ra. Vương Dương Minh ứng khẩu làm hai bài, một bài lấy đề là "Tề nguyệt sơn phòng" [4]:

Phiên âm: Sơn cận nguyệt viễn, giác nguyệt tiểu. Tiên đạo thử sơn đại ư nguyệt. Nhược nhân hữu nhãn đại như thiên Hoàn kiến sơn tiểu, nguyệt cánh khoát. Dịch thơ: Núi gần, trăng xa, thấy trăng nhỏ Nên bảo núi nọ lớn hơn trăng. Nếu người có mắt lớn bằng trời. Tất thấy trăng to núi đâu bằng.

Ngay từ bé ông đã bộc lộ tư chất và chí khí hơn nữa. Một lần khác ông lại hỏi thầy học:

- Thưa thầy, ở đời có việc gì là cao hơn cả?

Thầy học đáp:

- Thi đậu ra làm quan để thờ vua giúp nước, làm vẻ vang cho tổ tiên là cao hơn cả.

Vương Dương Minh lắc đầu đáp:

- Thưa thầy, con cho vậy là chưa cao, học làm được ông thánh mới là cao.

Thầy học giật mình, mà không dám cho cậu là ngông.

Con người ham mê học tập[sửa | sửa mã nguồn]

Năm mười năm tuổi, nhân đi chơi ở cửa ải Cự Dung, phục tinh thần trọng võ của người Hồ phương Bắc, Vương Dương Minh bèn theo người Hồ học cưới ngựa, bắn cung. Chẳng bao lâu sau, ông đã thạo cung ngựa. Ông định viết sớ toan dâng triều đình để hiến kế dẹp loạn thì bị cha ông ngăn cản.

Hai năm sau, ông sang Giang Tây để cưới vợ. Ông lang thang ngoài phố gặp một đạo sĩ thuyết phép dưỡng sinh mà quên cả việc lấy vợ. Đến tận sáng sớm hôm sau ông mới trở về nhà cha vợ.

Sau đó ông lại say mê tập viết chữ. Ông ở nhà vợ liền bỏ thì giờ tập viết nắn nón chữ viết ngày này qua ngày khác. Ông tự lập ra quy tắc: "Mới đầu phải trầm tĩnh suy nghĩ, định rõ hình dáng của mỗi chữ trong óc rồi mới hạ bút đừa liền tay như mỗi hàng có một nét".

Đồng thời trong thời gian thi trượt, ông còn chuyên tâm học binh pháp đọc sách của các binh gia thời xưa.

Làm quan[sửa | sửa mã nguồn]
200px-Wang_Shoujen.jpg
 
Tranh vẽ Vương Dương Minh
Thi đỗ và làm quan[sửa | sửa mã nguồn]

Năm hai mươi một tuổi, Vương Dương Minh đậu cử nhân, theo cha lên kinh, tìm đọc hết sách của Chu Hy.

Sau đó ông thi Hội bị trượt hai khóa. Ông không nản chí bảo rằng:

"Thi trượt không xấu hổ, thi trượt mà buồn mới là xấu hổ".

Năm hai mươi tám tuổi, ông đậu Nhị giáp tiến sĩ. được vào tập sự ở bộ Công kế.

Từ đây bắt đầu ông làm quan giữ nhiều chức vụ khác nhau. Ông từng ở bộ Công, bộ Hình, làm quan huyện, làm tướng, có lúc bị giáng xuống làm viên cai trạm. Bất kì ở chức nào ông cũng tỏ ra rất đắc lực, thanh liêm, khoan hòa chính trực thành ra người dưới thì trọng mà bọn tiểu nhân thì ghen ghét.

Ở hang Dương Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 30 tuổi, ông bị bệnh nặng, thổ huyết nên phải cáo bệnh về nhà. Trong thời gian này ông làm nhà ở động Dương Minh cách Hàng Châu hai chục dặm. Ở đây ông nghỉ ngơi, tập phép dưỡng sinh của Đạo giáo, học thêm về các môn bói, số đồng thời nghiên cứu cả về Phật giáo.

Bị giáng chức đi đày[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1504, ông về triều làm quan ở bộ Binh. Hai năm sau, Minh Vũ Tông lên ngôi, tin dùng bọn hoạn quan đặc biệt là Lưu Cận. Vương Dương Minh khẳng khái trách tội nhà vua tin dùng hoạn quan mà bắt tội bề tôi trung nghĩa. Vũ Tông nổi giận sai đánh ông bốn chục trượng rồi giáng xuống làm cai trạm ở Long Trường, tỉnh Quý Châu, giáp Vân Nam.

Lưu Cận còn sai kẻ đi ám sát ông. Ông đoán được, đến sông Tiền Đường, ông bỏ quần áo lại với một bài thơ, giả vờ tự vẫn. Sau đó ông lội vào bờ núp trong đám sậy đến tối mới đáp thuyền đi Chiết Giang. Sau bao gian nan vất vả ông đến Long Trường. Trong thời gian này ông ở với người Miêu, phong thủy tập quán không hợp, thậm chí không có nhà để ở, phải ở trong hang.

Ở đây ông dạy người Miêu lễ nghi người Hán, dần dần ông cũng quen với cuộc sống người Miêu ở đây mà đem lòng quý mến tính tình chất phác của họ. Ngược lại dân Miêu cũng quý mến mà cất nhà cho ông.

Năm 1510, ông được thăng chức rồi được triệu về kinh. Từ đây ông bắt đầu được triều đình cử đi dẹp loạn trong nước.

Dẹp loạn[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1516, ông đi đánh dẹp giặc ở miền nam, trước sau dẹp được 5 cuộc nổi dậy:

  1. Giặc Chương Châu ở Giang Tây, Phúc Kiến năm 1517.
  2. Giặc Dũng Cương, Hoành Thủy ở Quảng Đông năm 1517.
  3. Giặc Tam Lợi ở Giang Tây năm 1518
  4. Loạn Thần Hào[5] ở Nam Xương, năm 1519
  5. Giặc Tư Ân và Bát Trại ở Quảng Tây, năm 1528
Cách tổ chức quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Dương Minh không dùng tướng của triều đinh, cho những lính già, yếu về nhà hết, lựa chọn những người khỏe mạnh trong dân gian, sung vào quân đội, rồi tuyển ngay trong số đó những kẻ có tài để trao quyền chỉ huy.

Ông tổ chức quân đội, chia ra làm ngũ, đội, sáo, doanh, trận, quân: cứ 25 người làm một ngũ, có chức tiểu giáp chỉ huy; 50 người làm một đội, có chức tổ giáp chỉ huy; 200 người làm một sáo, có một chức trưởng quan và hai chức hiệp trưởng; 400 người làm một doanh, có một chức doanh quan và hai chức tham mưu coi giữ; 1200 người làm một trận có chức thiên tướng coi giữ. Mỗi chức từ lớn tới nhỏ đều có quyền hành với kẻ dưới và chịu trách nhiệm với người trên.

Ông chú trọng dùng quân giỏi chứ không cốt đông, chỉ khi sắp xếp kỹ lưỡng mới đưa quân ra trận. Tài năng của ông rõ nhất trong việc dẹp loạn Thần Hào.

Dẹp loạn Thần Hào[sửa | sửa mã nguồn]

Thần Hào nổi loạn binh hùng tướng mạnh, thế của quân triều đình bất lợi. Vương Dương Minh chưa kịp đến nơi thì đã có tin Thần Hào đem binh đi đánh hai thành Nam Khang, Cửu Giang rồi chiếm Nam Kinh lên ngôi Hoàng dế. Vương Dương Minh liền viết mật chỉ giả, làm như triều đình biết trước mưu phản nghịch của hắn mà đề phòng kỹ, ra lệnh xuất binh chặn đường. Ông sắp đặt cho Thần Hào bắt được mật chỉ, quả nhiên Thần Hào sinh nghi, chưa dám xuất quân vội, và trong lúc do dự, ông có thì giờ kêu gọi quân các nơi khác lại và tổ chức lại quân đội. Mọi việc xong xuôi, ông mới truyền hịch kể tội giặc, hô chiếu cần vương.

Mặt khác, ông tìm cách chia rẽ vây cánh Thần Hào, làm tờ trình về nói nhận được mật thư xin hàng của mưu sĩ của Thần Hào đồng thời lại viết những bức thư trả lời dặn dò cách xử sự ra sao. Tất nhiên, hết thảy những giấy tờ giả mạo đó đều đến tay Thần Hào và nội bộ của hắn lủng củng.

Khi Thần Hào rời căn cứ Nam Xương mà đánh Yên Khánh. Ông dùng kế "Vây Ngụy cứu Triệu" đánh thẳng vào sào huyệt Nam Xương. Thần Hào đâm lo; bọn mưu sĩ khuyên Hào bỏ Nam Xương mà đánh dốc lên Nam Kinh rồi lên ngôi Hoàng đế, tiến lên Bắc Kinh. Nhưng vì nghi kỵ hắn không nghe, trở về cứu Nam Xương và bị Vương Dương Minh bắt.

Cuối cùng, loạn Thần Hào bị dẹp yên trong vòng 42 ngày.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Vì triều đình rối loạn đồng thời vua Minh Thế Tông (1522-1566) không biết xoay xở sao nên một mực dụ dỗ sai ông đi dẹp giặc Tư Ân và Bát Trại. Dẹp xong thì bệnh tình của ông trầm trọng, lúc nóng lúc lạnh, ho mửa ra máu.

Tháng 10 năm 1528, ông dâng sớ cáo quan về dưỡng bệnh. Ông giao binh quyền cho Vương Đại Dụng rồi không đợi chiếu nhà vua mà sắm sẵn một chiếc quan tài theo để về quê. Mới tới Nam An thì ông mất (1528), thọ 56 tuổi.

Tư tưởng triết học[sửa | sửa mã nguồn]

Thoạt tiên ông đọc Chu Hi, Chu Di giảng 4 chữ "Cách vật trí tri" trong sách Đại học là xét "đến cái lý của sự vật, muốn cho những chữ nhỏ nhặt tới đâu cũng hiểu được thấu đáo". Vương theo lời giảng đó mà bỏ ra 7 ngày liền ngồi dưới một bụi trúc để tìm cái "lý" của cây trúc; nhưng mất công toi, ông sinh ra chán nản.

Mãi ba chục năm sau, ông bỗng nhiên tỉnh ngộ, thấy rằng không thể đến với sự vật để tìm ra đạo lý được, mà đạo lý ở trong tâm ta, hễ ta tu dưỡng làm lành lánh ác, diệt tà niệm cho tâm được sáng suốt thì sẽ thấy Đạo Trời và Đạo Người. Đó là thuyết của Lục Cửu Uyên từ đời Tống. Có lẽ ông không đọc Lục cho nên mới mất 30 năm để tìm lại ra được nó.

Có người hỏi Vương Dương Minh:

Đạo Nho với đạo Phật khác nhau thế nào?

Ông đáp:

Không nên tìm cái đồng, cái dị của đạo Nho, đạo Phật, tìm cái Phải mà học là được vậy.

Vương Dương Minh theo tâm học của Lục Cửu Uyên, coi tâm, đạo và trời là một, nếu hiểu rõ "tâm" [6], thì cũng hiểu được đạo và trời [7]. Ứng dụng tâm học về mặt đạo đức, ông chủ trương "trí lương tri" và "tri hành hợp nhất". "Trí lương tri" (thực hiện triệt để điều hiểu biết tốt lành), vì lương tri là điểm sáng của lòng người, đó cũng là lẽ trời (thiên lý): "Bản thể của tâm là lẽ trời, sự nhận hiểu lẽ trời một cách sáng láng linh diệu là lương tri" [8]. Thuyết "trí lương tri" của Vương Dương Minh kế tục ý niệm "lương tri lương năng" của Mạnh Tử, nhấn mạnh "trí" [9]. Hệ quả của "trí lương tri" là "tri hành hợp nhất". Vương Dương Minh bản thân không có trước tác, nhưng những điều giảng dạy của ông đã được học trò ghi lại thành sách với tên "Ngữ lục", "Văn lục", "Biệt lục", "Phụ lục", vv., gồm 38 quyển với tên "Vương Văn Thành Công toàn thư"[10].

Tóm lại học thuyết của ông kết tinh trong bốn câu dưới đây:

  • Không thiện không ác: ấy là cái thể của Tâm.
  • Có thiện, có ác: ấy là sự động của ý.
  • Biết thiện, biết ác: ấy là lương tri.
  • Làm điều thiện, xua điều ác: ấy là cách vật.

Học thuyết đó hoàn toàn duy tâm, có màu sắc Phật giáo hơn là Khổng giáo.

Ảnh hưởng của Dương Minh phái[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Dương Minh được đánh giá rất cao trong giới Nho học. Ông được đánh giá là vị trong 4 vị thầy vĩ đại nhất của đạo Nho, sánh ngang với Khổng TửMạnh Tử và Chu Hi.

Ông thành lập phái Dương Minh tâm học hay còn gọi là Diêu giang phái.

Đạo học của ông gọi chung là Dương Minh phái hay Dương Minh học, có ảnh hưởng lớn đến Nho học thời MinhThanh, đồng thời có ảnh hưởng đặc biệt lớn với Nhật Bản.

Giới trí thức Nhật đã tích cực tiếp thu và phổ biến tư tưởng của Vương Dương Minh tức "Dương Minh Học" chủ trương "Tri hành hợp nhất, Vạn vật nhất thể, Chí lương tri..." và canh tân. Rất nhiều học giả Nhật Bản đã chú tâm nghiên cứu đạo học của Vương Dương Minh.

Năm 1950, Tưởng Giới Thạch đã đổi tên vườn quốc gia Thảo Sơn ở Đài Loan thành Dương Minh Sơn để tưởng nhớ công lao của Vương Dương Minh.

Năm 2017, chính quyền thành phố Quý Dương đã khánh thành công viên Vương Dương Minh, cùng với đó là một nhà trưng bày các tác phẩm của ông để tưởng nhớ và vinh danh những đóng góp của ông.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nhà thư pháp nổi danh đời Đông Tấn (Lục Triều) lưu truyền lại bài Lan Đình Ký và một lối chữ tuyệt đẹp gọi là "thiếp Lan Đình".
  2. ^ -Nguyễn Hiến Lê (2000). “Vương Dương Minh”. Gương danh nhân. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. và Trần Trọng Kim. “Nho Học Đời Minh - Diêu Giang Phái”. Nho Giáo.
  3. ^ Vương Hoa đậu quan Trạng đã từng làm quan tới chức thượng thư bộ Lại.
  4. ^ Nhà ở trên núi che khuất Mặt Trăng
  5. ^ Chu Thần Hào là một hoàng thân nhà Minh, được phong tước Ninh vương, thấy Minh Vũ Tông không con lại ham chơi, muốn cướp ngôi, gây được vây cánh cả trong lẫn ngoài triều.
  6. ^ bản thể của tâm
  7. ^ tâm tức đạo, đạo tức thiên, tri tâm tất tri đạo tri thiên
  8. ^ Tâm chi bản thể tức thiên lý dã, thiên lý chi chiêu minh linh giác sở vị lương tri dã
  9. ^ thực hiện triệt để
  10. ^ Văn Thành Công là tên do vua nhà Minh phong tặng
  11. ^ “Johnson, Ian (2017-10-18). "Forget Marx and Mao. Chinese City Honors Once-Banned Confucian". The New York Times. Retrieved 2017-10-19.”.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nho giáo - Trần Trọng Kim.
  • Gương danh nhân - Nguyễn Hiến Lê.
  • Bài viết Thiên thần và Thượng đế của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ.

 



#2
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Pháp Dung

Pháp Dung (zh. fǎróng 法融, ja. hōyū), 594-657, là Thiền sư Trung Quốc, người sáng lập thiền phái Ngưu Đầu. sư là môn đệ của Tứ tổ Đạo Tín.

 Thuở nhỏ sư theo học Nho giáo và năm 19 tuổi đã thông kinh sử. Vì không hài lòng với những gì đạt được, sư chuyển qua tham học Phật pháp và đến núi Ngưu Đầu ở trong hang đá gần chùa U Thê, ngày đêm tu tập thiền định. Đạo hạnh của sư cảm hoá được cả thú rừng nên chúng đem hoa quả đến cúng dường. Tổ Đạo Tín nhân lúc qua đây xem khí tượng biết trên núi có bậc dị nhân, đích thân lên núi tìm sư. Sư ngồi thiền không để ý đến ai. Tổ thấy thế bèn hỏi:

"Ở đây làm gì?" Sư đáp: "Quán tâm." Tổ hỏi: "Ai quán, tâm là vật gì?"

Sư nghe không đáp được bèn đứng dậy làm lễ, hỏi và biết được Tổ là Thiền sư Đạo Tín. sư chỉ Tổ vào hang phía sau tạm nghỉ. Thấy thú dữ lăng xăng, Tổ ra vẻ sợ, sư hỏi:

"Ngài vẫn còn cái đó sao?" Tổ hỏi lại: "Cái đó là cái gì?"

Sư không đáp được. Một lát sau, Tổ viết lên bàn toạ của sư chữ "Phật" (佛). Sư trông thấy giật mình, Tổ hỏi:

"Vẫn còn cái đó sao?"

Sư nghe không hội bèn làm lễ cầu xin chỉ dạy. Tổ bèn dạy:

"Phàm trăm ngàn pháp môn đồng về một tấc vuông. Diệu đức như hà sa thảy ở nơi nguồn tâm. Tất cả môn giới, định, huệ, thần thông biến hoá, cả thảy đều ở tâm ngươi… Không có tam giới có thể ra, không có Bồ-đề có thể cầu… Chỉ tâm ngươi tự tại, chớ khởi tham sân, chớ ôm lòng lo buồn, rỗng rang vô ngại, mặc tín tung hoành, chẳng làm việc thiện, chẳng làm việc ác, đi đứng ngồi nằm, mắt thấy gặp duyên thảy đều là diệu dụng của Phật. Vì vui vẻ không lo buồn nên gọi là Phật." Sư hỏi: "Tâm đã đầy đủ, cái gì là Phật? Cái gì là tâm?" Tổ đáp: "Chẳng phải tâm thì không hỏi Phật, hỏi Phật thì chính là tâm." Sư hỏi: "Đã không khởi quán hạnh, khi gặp cảnh khởi tâm làm sao đối trị?" Tổ đáp: "Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu khởi nơi tâm, nếu tâm chẳng theo danh, vọng tình từ đâu khởi? Vọng tình đã chẳng khởi, chân tâm mặc tình biết khắp. Ngươi chỉ tuỳ tâm tự tại, chẳng cầu đối trị, tức gọi là Pháp thân thường trụ, không đổi thay."

Sư nhân đây đốn ngộ.

Sư trụ trì tại Ngưu Đầu sơn, học chúng đến rất đông. Sau có vị quan thỉnh sư đến chùa Kiến Sơ hoằng hoá. sư nhận lời cầu thỉnh đến chùa Kiến Sơ nhưng chỉ một năm sau (657), ngày 23 tháng giêng, sư viên tịch tại đây, thọ 64 tuổi, 41 tuổi hạ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
 
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

#3
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Tăng Xán

Tăng Xán (zh. sēngcàn 僧璨, ja. sōsan), ?-606, là Thiền sư Trung Quốc, Tổ thứ ba của Thiền tông, nối pháp Nhị tổ là Huệ Khả và là thầy của Tứ tổ Đạo Tín. Sau khi được ấn khả, Sư lang thang đây đó, sống ẩn dật không ai biết. Ngoài Thiền sư Đạo Tín, Sư có truyền pháp cho một vị tăng người Ấn Độ là Tì-ni-đa-lưu-chi, người sau này đem Thiền tông sang Việt Nam. Sư cũng là tác giả của Tín tâm minh, một tác phẩm trứ danh, rất phổ biến trong giới thiền.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
 
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
 
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

#4
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Huệ Khả

Huệ Khả (zh. huìkě 慧可, ja. eka), 487-593, là Thiền sư Trung Quốc, vị Tổ thứ hai của Thiền tông, được Bồ-đề-đạt-ma ấn khả. Kế thừa sư là Tam tổ Tăng Xán.

Theo truyền thuyết thì sư đến Thiếu Lâm tự năm 40 tuổi tham vấn Bồ-đề-đạt-ma. Ban đầu Bồ-đề-đạt-ma chẳng để ý đến sự hiện diện của Sư, để sư đứng trong tuyết băng nhiều ngày. Để chứng minh Bồ-đề tâm của mình, sư tự chặt cánh tay trái dâng Bồ-đề-đạt-ma và sau đó được nhận là môn đệ. Tắc thứ 41 trong Vô môn quan có ghi lại cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Bồ-đề-đạt-ma và Huệ Khả.

Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường. sư dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói: "Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con." Đạt-ma bảo: "Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho." Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu cả." Đạt-ma đáp: "Ta đã an tâm cho con."

Sau sáu năm tu tập dưới sự hướng dẫn của Bồ-đề-đạt-ma, sư được ấn chứng, nhận y bát và trở thành Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc. Dịp truyền pháp được ghi lại trong Truyền quang lục, một tác phẩm của Thiền sư Nhật Bản Oánh Sơn Thiệu Cẩn:

Một hôm sư nói: "Con đã dứt hết chư duyên rồi" Tổ hỏi: "Ngươi không biến thành đoạn diệt chứ?" Sư đáp: "Chẳng thành đoạn diệt." Tổ hỏi lại: "Lấy gì chứng minh?" Sư đáp: "Rõ ràng thường biết, nói không thể được." Tổ hài lòng, đáp: "Đó là chỗ bí quyết tâm truyền của tất cả chư Phật, ngươi chớ nghi ngờ gì."

Trước khi đến Bồ-đề-đạt-ma thụ pháp, sư tên là Thần Quang, chuyên học Nho, Lão Trang (Lão TửTrang Tử) và kinh sách Phật pháp. Cái hiểu biết từ sách vở này không thoả mãn lòng quyết đạt chính giác. Vì vậy sư chú tâm đến việc tu tập Thiền định, quyết chứng nhận trực tiếp chân lý được tả trong kinh luận. Sau khi được truyền tâm ấn, sư sống ẩn dật đây đó vì chưa muốn thâu nhận môn đệ và tập trung tâm sức nghiên cứu kinh Nhập Lăng-già theo lời khuyên của Bồ-đề-đạt-ma. Sư lang thang đây đó, uống rượu ăn thịt, có những hành động như phàm phu. Có người hỏi vì sao thầy tu mà làm những việc này, sư thản nhiên trả lời: "Ta tu tâm mặc ta, có liên can gì đến ngươi."

Dầu vậy, sư vẫn tuỳ duyên hoằng hoá và tương truyền rằng sư có biệt tài thuyết pháp, dân chúng thường đến rất đông để nghe. Sử sách ghi lại mẩu chuyện thú vị sau:

Có một ông sư có thái độ chống báng, sai chú tiểu đến dọ chân tướng Sư, nhưng chú này vừa được nghe giảng cái gọi là tà đạo thì bỗng nhiên chấn động tinh thần, xin lưu lại học. Vị sư lại sai chú tiểu khác đi gọi chú trước về, nhưng chú sau cũng biến luôn và cứ như thế thêm mấy chú nữa. Sau này, vị sư tình cờ gặp lại chú tiểu đầu tiên, quở: "Sao chú để ta kêu gọi nhiều lần? Ta chẳng tốn công mở mắt cho chú sao?" Chú tiểu đáp: "Mắt của tôi từ bao giờ vẫn thẳng, chỉ vì ông nên nó đâm ra lé!"

Những thành tích trong việc giáo hoá này gây sự bất bình ganh tị của những vị sư khác. Họ phong tin rằng sư truyền bá tà giáo và thưa việc này cho quan trên. sư bị bắt và sau đó bị xử trảm. sư thản nhiên thuận theo, cho rằng đúng với luật nhân quả, sư có một món nợ phải trả. Việc này xảy ra năm 593, sư thọ 106 tuổi.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
 
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

#5
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Đạo Tín

Đạo Tín (zh. dàoxìn 道信, ja. dōshin), 580-651, là Thiền sư Trung Quốc, Tổ thứ tư của Thiền tông. Dưới pháp môn của Sư, Thiền được chia thành hai nhánh, đó là nhánh Ngưu Đầu thiền do Pháp Dung thành lập và nhánh thứ hai là Thiền tông do Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nối tiếp. Các sử gia sau này không xếp Ngưu Đầu thiền vào Thiền chính tông của Trung Quốc.

Sư đại ngộ sau khi tham vấn Tam tổ Tăng Xán. Gặp Tổ, sư quỳ lạy cầu cứu: "Xin Hoà thượng chỉ dạy con pháp môn giải thoát." Tổ bảo: "Ai trói ngươi?" sư đáp: "Chẳng thấy ai." Tổ bảo: "Sao ngươi lại tìm giải thoát?" Nghe câu này, sư đạt yếu chỉ. Tổ khuyên sư hướng dẫn môn đệ tham thiền theo kinh Nhập Lăng-già.

Học giả đến sư rất đông. Từ đây Thiền tông bắt đầu tiến lên giai đoạn mới, tăng sĩ không còn nay đây mai đó khất thực mà tu học định cư tại các thiền viện. Ngoài ra, việc nghiên cứu học hỏi kinh sách không còn giữ giá trị tuyệt đối nữa mà thay vào đó là sự ứng dụng. Thực hành Phật pháp được coi trọng hơn hết và đó cũng là một trong những đặc điểm cơ bản đưa Thiền tông lên cao trong đời nhà Đường.



#6
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Huệ Năng

Huệ Năng (Năng, zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō), 638-713, đắc đạo lúc chưa xuất gia, là vị Tổ thứ sáu của Thiền tông, môn đệ và pháp tự của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.

Trước Huệ Năng, Thiền còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc. Vì vậy mà có người cho rằng sư mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây. Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân. Tuy nhiên sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành TưNam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền về sau. Cả hai dòng này cũng được truyền đến Việt Nam qua các vị như Thảo Đường, Nhất Cú Tri Giáo, Vô Ngôn ThôngChuyết Công.

Sư là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là "Kinh", một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền. Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng.

Sư họ Lô (zh. 盧) sinh trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, lớn lên giúp mẹ bằng cách bán củi. Một hôm, trong lúc bán củi, nghe người ta tụng kinh Kim cương, sư bỗng nhiên có ngộ nhập. Nghe người đọc kinh nhắc đến Hoằng Nhẫn, sư liền đến tìm học. Hoằng Nhẫn nhận ra ngay căn cơ của Sư, nhưng không truyền pháp ngay, bắt tiếp tục chẻ củi, vo gạo. Truyền thuyết nổi tiếng về việc truyền tâm ấn cho Huệ Năng và việc phân đôi hai phái Thiền Nam-Bắc được kể lại như sau:

Hoằng Nhẫn biết tới lúc mình phải tìm người kế thừa nên ra lệnh cho học trò mỗi người viết kệ trình bày kinh nghiệm giác ngộ. Cuối cùng chỉ có Thần Tú, một đệ tử với tri thức xuất sắc mới dám làm. Thần Tú viết bài kệ, so sánh thân người như cây Bồ-đề và tâm như tấm gương sáng và người tu hành phải lo lau chùi, giữ tấm gương luôn luôn được trong sáng. Sư đang làm việc trong bếp, nghe đọc bài kệ, bèn nhờ người viết bài kệ của mình như sau:

菩提本無樹。
明鏡亦非臺
本來無一物。
何處有(匿)塵埃

Bồ-đề bổn vô thụ, Minh kính diệc phi đài Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ hữu (nặc) trần ai? Bồ-đề vốn chẳng phải cây, Gương sáng chẳng phải đài Xưa nay vốn không phải vật, Nơi nào dính bụi trần?

Nghe bài kệ, Hoằng Nhẫn biết căn cơ của sư vượt hẳn Thần Tú, nhưng sợ di hại nên nửa đêm gọi sư vào thất và thuyết trọn kinh Kim cương cho sư. Đến câu "Đừng để tâm vướng víu nơi nào" (ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm 應無所住而生其心), sư hoát nhiên đại ngộ.

“Huệ Năng ngay đó đại ngộ, thấy dược tất cả các pháp đều không lìa tự tính. Bèn thưa với Tổ rằng; “Nào ngờ tự tính vốn tự thanh tịnh, nào ngờ tự tính vốn không sanh diệt, nào ngờ tự tính vốn tự đầy đủ, nào ngờ tự tính vốn không dao động, nào ngờ tự tính hay sinh muôn pháp”.

Mọi người nên biết rằng khi Huệ Năng chưa đến Hoàng Mai, khi nghe người đọc kinh đã khai ngộ. Lúc vừa gặp Ngũ tổ, trong đối đáp đã thể hiện rõ kiến địa. sau đó đến nhà trên viết bài kệ trên vách tường hành lang đã hiển lộ cảnh giới “nhất thiết pháp không”, ngộ cảnh sáng rỡ, rõ ràng. Đến bây giờ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cương, được đại ngộ “tất cả pháp không lìa tự tính”. Đến đây mới thật sự là triệt ngộ. Như vậy quá trình giác ngộ của Lục Tổ Huệ Năng trải qua ba giai đoạn, ba tầng bậc. Khi Ngũ Tổ thăm dò sự chứng ngộ của Huệ Năng, Huệ Năng nói: “Gạo đã trắng từ lâu, chỉ còn thiếu giần sang” thể hiện sự tự tri nhận về mình rằng ngộ tuy đã ngộ, nhưng công phu, kiến địa vẫn vẫn chưa tinh thuần, vì thế Ngũ tổ mới giảng kinh Kim Cương cho Huệ Năng nghe.

Như trên đã nói, nội dung chủ yếu của bài kệ trình kiến giải của Huệ Năng là “nhất thiết pháp không” (tất cả pháp đều là không). Điều này hoàn toàn phù hợp với kinh Kim Cương. Khi nghe được kinh Kim Cương, tiến tới một bước, đại ngộ “nhất thiết pháp bất ly tự tính” (tất cả các pháp không lìa tự tinh). Sự đại ngộ này đã vượt qua sự khai ngộ “nhất thiết pháp không”. Nếu nhất thiết pháp không có thể lý giải bằng tư tưởng bát nhã của “Trung Quán’, nhưng với “nhất thiết pháp bất ly tự tính” thì đã vượt ra ngoài phạm vi của giáo thuyết, không còn dùng văn tự để diễn bày, tức không thể dùng lý luận của về ‘pháp không” để lý giải.” (Đàn Kinh tinh hoa & trí tuệ, Giả Đề Thao, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, H. 2012, trg 62-63).

Ngũ tổ truyền y bát cho sư và khuyên đi về phương Nam. Khi tiễn sư xuống thuyền, Tổ muốn tự chèo đưa sư sang sông, sư bèn nói: "Khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ" và tự chèo qua sông.

Suốt 15 năm sau, sư ở ẩn, và trong thời gian này vẫn là cư sĩ. Sau đó, sư đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu. Đó là nơi sản sinh công án nổi tiếng "chẳng phải gió, chẳng phải phướn" (Vô môn quan, công án 29). Sau khi sư chen vào nói "tâm các ông động" thì Ấn Tông, vị sư trụ trì của chùa hỏi sư "Nghe nói y pháp Hoàng Mai đã truyền về phương Nam, phải chăng là hành giả?" Lúc đó sư mới nhận mình là truyền nhân của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Ấn Tông sai người cạo đầu cho sư, cho sư gia nhập Tăng-già rồi xin nhận sư làm thầy.

Sau đó, sư bắt đầu giáo hoá ở chùa Pháp Tính, về sau về Bảo Lâm Tự ở Tào Khê và thành lập Nam tông, trong lúc đó Thần Tú và đệ tử thành lập Bắc tông và cũng tự nhận là truyền nhân của Ngũ tổ. Nam tông cho rằng, giác ngộ là một sự nhảy vọt bất ngờ, mang tính trực giác trong lúc Bắc tông chủ trương dùng suy luận, tu tập dần dần theo chỉ dạy của kinh sách mà giác ngộ. Trong cuộc tranh chấp giữa hai phái đốn ngộ (ngộ ngay tức khắc) và tiệm ngộ này, Nam tông đã chứng tỏ sinh lực của mình, sản sinh vô số Đại sư và trở thành truyền phái của Phật pháp tại Trung Quốc. Phái Thần Tú chỉ vài thế hệ sau là khô kiệt.

Với Huệ Năng, được xem là người "ít học" nhất lại được truyền tâm ấn, Thiền đã qua một bước ngoặt quyết định, trở thành Thiền tông Trung Quốc với sự ảnh hưởng ít nhiều của đạo Lão. Các hiền triết Lão giáo cũng là những người cười nhạo văn tự, họ đã có ảnh hưởng lên cái "bất lập văn tự" của Thiền tông để từ sự dung hợp này, tất cả các tông phái Thiền Trung Quốc ra đời. Với Huệ Năng và các vị Đại sư nối tiếp, Thiền tông Trung Quốc đi vào thời đại hoàng kim trong đời nhà Đường, nhà Tống. Và cho đến ngày nay, Thiền tông vẫn còn là nguồn cảm hứng sâu xa, vẫn là một pháp môn cho nhiều Phật tử.

Đọc thêm
  • Lục Tổ đại sư pháp bảo đàn kinh 六祖大師法寶壇經, Taishō Vol. 48, No. 2008.
  • Kinh Pháp Bảo đàn trong Thích Duy Lực (dịch): Chư Kinh Tập Yếu, Thành Hội Phật giáo TP HCM ấn hành, 1994.
  • Đàn Kinh tinh hoa & trí tuệ, Giả Đề Thao, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội. 2012
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

#7
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết
Platon
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
 
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
18px-1000_b%C3%A0i_c%C6%A1_b%E1%BA%A3n.s
Platon
250px-Plato_Silanion_Musei_Capitolini_MC Sinh c. 428–427 TCN[1]
Athena
Mất c. 348–347 TCN (aged k. 80)
Athena
Quốc tịch Hy Lạp   Thời kỳ Triết học Cổ đại Vùng Triết học Phương tây Trường phái Chủ nghĩa Platon
Đối tượng chính
tu từ họcnghệ thuậtvăn họctri thức luậncông lýđứcchính trịgiáo dụcgia đìnhchủ nghĩa quân phiệt
Tư tưởng nổi bật
Học thuyết các dạng, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy thực, hyperuranionmetaxykhôra
Ảnh hưởng bởi[hiện]
Có ảnh hưởng tới[hiện]

Platon (tiếng Hy LạpΠλάτωνPlatōn, "Vai Rộng"),hay còn được Anh hóa là Plato, khoảng 427-347 TCN, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrateslà thầy ông.

Sinh ra ở Athen, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Socrates.

Ông đã từng bị bán làm nô lệ và được giải thoát bởi một người bạn, sau đó, ông đã trở về Athena khoảng năm 387 TCN và sáng lập ra Akademia (tên lấy theo khu vườn nơi ông ở). Đây có thể được coi là trường đại học đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học và triết học. Aristoteles đã theo học tại đây khi 20 tuổi và sau này lập ra một trường khác là Lyceum.

Khi Socrates chết vào năm 399 TCN thì Platon mới khoảng 31 tuổi. Trong suốt phiên tòa xử thầy mình, ông ngồi dự ở phòng xử án. Toàn bộ chuỗi biến cố đó dường như đã ăn sâu vào tâm hồn ông thành một kinh nghiệm chấn động, vì ông đánh giá Socrates là người giỏi nhất, minh triết nhất và chính trực nhất trong tất cả mọi người.

Từ đó Platon bắt đầu cho phổ biến một loạt các đối thoại triết học trong đó nhân vật chính luôn luôn là Socrates, căn vặn những kẻ đối thoại của ông về những khái niệm căn bản về đạo đức và chính trị, làm cho họ mắc mâu thuẫn trước những câu hỏi của ông.

Có lẽ Platon có hai động cơ chính để làm việc này. Một là để thách thức và tái khẳng định những lời giáo huấn của Socrates bất chấp chúng đã bị kết án một cách công khai; hai là để phục hồi danh dự người thầy yêu quý của mình, cho mọi người thấy ông không phải là một kẻ hủy hoại giới trẻ mà là một bậc thầy danh giá nhất của họ.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn] Gia đình

Thời gian và nơi sinh của Platon thì không được biết rõ nhưng chắc chắn một điều là ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và có ảnh hưởng. Theo nhiều nguồn tài liệu cổ, hầu hết các học giả hiện đại tin rằng ông sinh ra ở Athen hoặc Aegina[b] trong khoảng 429 và 423 TCN.[a] Cha ông là Ariston. Theo truyền thống còn tranh cãi, như thông báo của Diogenes Laertius, Ariston có gốc gác từ vua AthenaCodrus, và vua của MesseniaMelanthus.[2] Mẹ của Platon là Perictione, gia đình bà ta có quan hệ rộng rãi với những nhà làm luật Athen nổi tiếng và nhà thơ trữ tình Solon.[3] Perictione là chị của Charmides và là cháu gái của Critias, cả hai nhân vật nổi tiếng của ba mươi bạo chúa cùng với sự sụp đổ của Athen vào cuối chiến tranh Peloponnesian (404–403 TCN).[4] Ngoài Plato himself, Ariston và Perictione còn có ba người con khác, gồm hai trai là Adeimantus và Glaucon, và một gái Potone, là mẹ của Speusippus (cháu trai và là người kế nhiệm Platon đứng đầu học việc Triết học của ông).[4] Theo Cộng hòa, Adeimantus và Glaucon lớn tuổi hơn Platon.[5]Tuy vậy, trong quyển MemorabiliaXenophon cho rằng Glaucon thì nhỏ hơn Platon.[6]

Triết học Platon[sửa | sửa mã nguồn]

Platon là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platon là học thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm. Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồn tại" và "không tồn tại". "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm. Theo ông tri thức là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quên trong quá khứ. Theo Platon tri thức được phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm có được nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, lẫn lộn đúng sai không có chân lý. Về xã hội, Platon đưa ra quan niệm về nhà nước lý tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lý tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn xã hội.

Những môn đệ của Platon[sửa | sửa mã nguồn]

Nổi tiếng nhất trong số những người môn đệ của ông là Aristoteles. Ngoài ra, sau này có Plotinus, một triết học gia người Ai Cập (với cái tên La Mã) có thể được coi là một triết gia Hy Lạp vĩ đại cuối cùng cũng là một người chịu ảnh hưởng của Platon. Tư tưởng của ông phát triển khuynh hướng thần bí của Platon và sau đó được biết tới như học thuyết Tân Platon.

Câu nói nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
  • " Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất."


#8
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Thần Tú 

Thần Tú (zh. shénxiù 神秀, ja. jinshū), ~ 605-706, cũng được gọi là Ngọc Tuyền Thần Tú, là một thiền sư Trung Quốc, một trong những môn đệ xuất sắc của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Theo truyền thuyết, sư thua cuộc trong việc chọn người nối pháp của Hoằng Nhẫn và Huệ Năngđược truyền y bát. Sư vẫn tự xem mình là người nối pháp của Hoằng Nhẫn và sáng lập Bắc tông thiền, một dòng thiền vẫn còn mang đậm sắc thái Ấn Độ với bộ kinh Nhập Lăng-già làm căn bản.

Sư thuở nhỏ đã thông minh hơn người. Ban đầu, sư học Nho giáo nhưng không hài lòng, sau đó (năm 46 tuổi) đến núi Hoàng Mai nhập hội của Hoằng Nhẫn. Nơi đây, sư là môn đệ xuất sắc của Ngũ tổ (Sử sách có ghi lại tên của 11 người đệ tử của Hoằng Nhẫn đã giáo hoá danh tiếng). Sau khi Hoằng Nhẫn viên tịch, sư rời Hoàng Mai và đi du phương gần 20 năm. Sau, khi Vũ Hậu là Võ Tắc Thiên mời đến kinh đô, sư chần chừ rồi nhận lời. Nơi đây, sư giáo hoá rất nhiều người, danh tiếng lừng lẫy.

Năm Thần Long thứ hai (706), sư viên tịch. Vua sắc phong là Đại Thông Thiền sư. Đến giữa thế kỉ 8, vương triều công nhận sư là người thừa kế Ngũ tổ, nhưng dòng Thiền của sư tàn lụi sau vài đời, có lẽ vì liên hệ chính trị nhiều với vương triều.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
 
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

#9
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết
Phần Dương Thiện Chiêu

Thiền sư Phần Dương thiện Chiếu(汾陽善昭; C: fényáng shànzhāo; J: hun'yo zen-shō; 947-1024). Sư vốn là một vị thiền sư trung hoa kế thừa lâm tế tông đời thứ 6. Từ sư tông phong Lâm Tế trở nên đặc sắc và phong phú, các tinh hoa của các thiền phái khác đều được sư hấp thụ và ứng dụng vào truyền bá Thiền.Sư cũng là một trong những Thiền sư đầu tiên trứ tác những bài kệ tụng lời nói dạy của các vị Tiên sư. Sư nối pháp Thiền Sư Tỉnh Niệm và có đệ tử nối pháp bậc nhất là: Lang Da Huệ Giác và Thạch Sương Sở Viên.

Cơ duyên và hành trạng

Sư họ Du, sinh năm Đinh Mùi (947) tại Thái Nguyên (Sơn tây, trung quốc).Thuở bé, Sư bẩm tánh thâm trầm, ít chịu trang sức, có trí tuệ lớn, tất cả văn tự không do thầy dạy mà tự thông hiểu. Năm mười bốn tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, sống trong cảnh cô quả, Sư phát tâm xuất gia.

Năm 22 tuổi, Sư thọ giới Cụ túc.

Ban đầu, sư đi đến các đạo tràng thiền của nhiều tông phái Thiền tham học, Tương truyền sư đã đến tham vấn 71 vị thiền sư nhưng không hội được yếu chỉ.

Sau sư đến pháp hội Thiền Sư Tỉnh Niêm tại thủ sơn. Tham học bấy lâu, sư đại ngộ, Sự đại ngộ của sư được thể hiện qua Thiền thoại sau:

Thủ Sơn lên tòa. Sư ra hỏi: Bá Trượng cuốn chiếu, ý chỉ thế nào?

Thủ Sơn đáp:- Áo rồng vừa phất toàn thể hiện. Sư hỏi:- Ý Thầy thế nào? Thủ Sơn đáp: Chỗ tượng vương đi bặt dấu chồn. Qua câu nói này, Sư đại ngộ liền đảnh lễ, rồi thưa kệ:萬 古 碧 潭 空 界 月 Vạn cổ bích đàm không giới nguyệt- 再 三 撈 摝 始 應 知 Tái tam lao mộc thỉ ưng tri. (Đầm xanh muôn thuở xuyên bóng nguyệt .Lắm phen mò mẫm mới hay ra)

Rồi sư ở lại hầu hạ Thủ Sơn một thời gian dài. Sau khi thủ sơn tịch sư được cư trụ trì chùa Thái bình ở Phần Dương. Ở đây, Sư tại đây ba mươi năm không rời cổng, đức hạnh vang xa.

Sau sư được mời đến trụ trì tại một chùa nhỏ 3 lần nhưng sư không chịu. Vị quan đòi chết, sư cười. Về chùa sư sửa soạn hành lí, hỏi các đệ tử có ai muốn đi theo. Vị đầu ra nói được, Sư hỏi: Một ngày ngươi đi được bao nhiêu dặm? Vị này trả lời: Năm mươi dặm. Sư trả lời: không được. Vị thứ hai ra nói 70 dặm, Sư cũng nói không được. Thị giả ra nói: »Con đi theo được, chỉ Hoà thượng đi đến đâu con đi đến đó.« Sư bảo: »Ngươi đi theo được.« Nói xong Sư bảo: »Ta đi trước nghe!« và dừng lại ngồi tịch. Thị giả đứng khoanh tay tịch theo. Sư thọ 78 tuổi. Qua đó nói lên sự kỳ lạ về cách viên tịch của các Thiền Sư.

Sư có để lại quyển Phần Dương thiện chiếu thiền sư ngữ lục.

Tham khảo
 
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Từ điển Thiền Tông Hán Việt. Hân Mẫn & Thông Thiền biên dịch. TP HCM 2002.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

#10
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Đại sư Liên Trì là một vị Thiền sư lớn, tinh thông Tam tạng, có kiến giải và sở chứng. Ngài không những chỉ được người đương thời trọng vọng, mà kẻ hậu thế cũng không ngớt lòng kính ngưỡng.

Ngài sáng tác rất nhiều, và đều là những tác phẩm nỗi tiếng, tinh túy, độc đáo và sâu sắc. Thời bấy giờ rất được nhiều người ưa thích. Thậm chí, có người người đã mạo danh của ngài để in sách trục lợi. Thế mới biết sách của ngài rất thịnh hành. Thiền sư Hám Sơn(1) từng nói: “Tài của sư Liên Trì đủ để dùng sửa trị việc đời, sở ngộ của sư đủ để truyền tâm ấn, lời dạy đủ để khế cơ, giới hạnh đủ để hộ pháp, khí tiết đủ để khích lệ người đời, thanh quy đủ để cứu chỗ hư nát trong thiền môn; cho đến lục độ vạn hạnh, lòng từ ban vui, tâm bi cứu khổ, nơi sư đều thành tựu đủ cả”. Hám Sơn còn nói: “Nhìn lại trên từ chư tổ, những người đơn thân độc mã tiến đến nẻo giác, những người đã thấy được Phật tánh ngay nơi chốn trần lao này, không hẳn đã tu đủ cả vạn hạnh, nhưng làm cho vạn hạnh sáng rỡ nơi chính bản tâm của mình, thì trừ thiền sư Vĩnh Gia, chỉ còn có một mìnhLiên Trìđủ tư cách ấy mà thôi”! Theo lời nhận xét này thì biết, nếu Liên Trì không phải là Bồ tát phương tiện thị hiện thì không thể nào đạt đến công hạnh như vậy.

Tôi đặc biệt ngưỡng mộ Thiền sư Liên Trì, có lẽ cũng do nhân duyên. Tôi rất thích đọc sách, và ưu tìm hiểu chỗ uẩn khúc trong đó. Một hôm, đọc xong cuốn Lăng Nghiêm kinh mô tượng và cuốn Trúc Song Tùy Bút của đại sư Liên Trì, tôi không ngăn được xúc động, vỗ tay mạnh xuống bàn mà thán rằng, ồ Thiền sư Liên Trì cũng có cái thói quen ưa tìm chỗ bí ẩn trong kinh sách đó!

Những tác phẩm của Đại sư Liên Trì, mỗi chữ là mỗi viên châu ngọc, mỗi câu mỗi hàng đều có thể tháo gỡ được chỗ vướng mắc, cởi mở được chỗ trói buộc của người chưa hiểu, chưa biết; hình như những cuốn sách ấy ra đời là để giải đáp những vấn đề thắc mắc, hoài nghi của người đời. Tôi trộm nghĩ bản thân mình nghiệp chướng sâu dày, đã bị trầm luân trong sanh tử luân hồi từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng dám ngửa mặt nhờ ân trạch của Vân Thê, chỉ biết cảm khái mà thở than, rằng:

Ai người trước đã đi qua
Ai người sau rồi sẽ đến
Chỉ thấy trời đất mênh mang
Một mình tủi thân rơi lệ!

Thời này là thời kỳ mạt pháp, nhưng tâm người xét thấy vẫn uyên nguyên nguồn cội! Chánh pháp suy vi, yêu tà nổi dậy bốn phương, nhưng xét nghĩ, nếu Tứ chúng đệ tử Phật ra sức chấn hưng, nỗ lực dẹp trừ ma chướng, có thể thay đổi được cuộc thế suy đồi, chưa hẳn là không tạo được không khí trung hưng. Vì lẽ đó, tôi phát tâm ấn loát lại cuốn sách này, bằng cả nguyên văn bản gốc (Hán cổ) và chua thêm phần văn bạch thoại, giải thích thêm chút ít. Lý do là bởi nội dung của cuốn sách này không chỉ làm gương mẫu cho người xuất gia, mà còn là kim chỉ nam tu tập cho cả người cư sĩ tại gia. Việc làm chẳng có gì to tát, nhưng vì là kẻ hậu học, tài trí thô thiển, thì việc nhỏ thế này cũng thành ra quá khó, dám xin chư đại đức trong mười phương không tiếc lời mà còn thương xót chỉ giáo cho thì thật là hân hạnh!

Sau cùng, xin chân thành cảm tạ ân sư thượng Quảng hạ Hóa, giáo thọ sư Hứa Thành Chương, và tiên sinh Tống Nhân Hoàng, những người đã chỉ đạophê duyệt cho cuốn sách này, cùng với Pháp sư Huệ Tịnh đã cung cấp tư liệu. Nơi đây xin nhận cho con lòng tri ân sâu sắc.

 

Dân quốc, tháng 8, năm 73

Tịnh nghiệp học nhân

Ngô Cẩm Hằng

Kính bút.

 

TIỂU SỬ

ĐẠI SƯ LIÊN TRÌ

 

dai-su-lien-tri-1532-1612-.jpg
Đại sư Liên Trì (1532-1612)

Đại sư Liên Trì (1532-1612), cao tăng đời nhà Minh. Sư người Hàng Châu, họ Thẩm, tự Phật Tuệ, hiệu Liên Trì. Thuở nhỏ theo Nho học. 17 tuổi đã đứng đầu môn sinh, quyết lấy việc học hành làm sự nghiệp. Sau do ảnh hưởng bạn bè, sư để tâm đến pháp môn Tịnh độ, viết bốn chữ “Sanh tử sự đại” treo trên đầu giường để tự cảnh tỉnh.

Tuổi trung niên, sư quy y theo Phật, đến Vô Môn Tánh Thiên ở Tây Sơn xin xuất gia. Rồi bái Vô Trần ở Chiêu Khánh cầu thọ giới cụ túc. Sau, sư vân du bốn phương tham thiền, học đạo.

Niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1571), sư đến Hàng Châu, trụ ở núi Vân Thê, thường tịnh tu niệm Phật tam muội, giáo hóa xa gần, học trò dần dần vân tập, núi ấy bỗng chốc trở thành Tòng Lâm. Niên hiệu Vạn Lịch thứ 12 (1584), sư sáng tác Vãng Sanh tập, 3 quyển; Vạn Lịch năm 30, sư tuyển Lăng Nghiêm kinh mô tượng, 1 quyển.

Đương thời, giới đàn đã lâu lắm không được thực hành, sư bèn cho những người cầu thọ giới cụ túc chuẩn bị đủ ba y, đến trước Phật đài truyền giới, thỉnh Phật làm chứng minh. Rồi sư chế định Thủy lục nghi vănDu già diệm khẩu pháp, để chẩn tế cứu khổ cho chúng sanh ở cõi u minh. Sư còn xây dựng hồ phóng sanh ở trong và ngoài thành, biên soạn văn Giữ giới - phóng sanh, khuyên mọi người chớ thương tổn đến loài vật. Sư chủ trương tu tập pháp môn Tịnh độ, đồng thời nỗ lực xiển dương Thiền Tịnh song tu, khiến cho đạo phong tỏa khắp, lợi lạc vô cùng. Những người trí thức trong thiên hạ như Tống Ứng Xương, Lục Quang Tổ, Phùng Mộng Trinh… bấy giờ đều được cảm hóa, theo sư học đạo.

Cuối đời, sư nhuốm bệnh, lại càng nỗ lực siêng tu tịnh nghiệp, viết 32 điều bất tường để cảnh tỉnh mình và người; lại viết Ba điều đáng trách, 10 điều đáng khen, để khuyến tấn đồ chúng. Niên hiệu Vạn Lịch thứ 40, sư thị tịch, thọ 81 tuổi. Người đời tôn xưng: Vân Thê Hòa thượng, Liên Trì đại sư.

Tác phẩm còn có: Thiền Quan Sách Tấn, Phạm Võng Giới Sớ Phát Ẩn, A Di Đà Kinh Sớ Sao, Hoa Nghiêm Kinh Cảm ứng Lược Ký… tổng cộng có hơn 30 tác phẩm. 

 

TỰA

  

Hôm nọ, lúc tôi chuẩn bị viết bài tựa cho cuốn sách này, có một vị tăng đến thăm, và hỏi rằng:

- Người xuất gia cần phải làm những việc gì?

Tôi tình thật trả lời:

- Cầu đạo, làm đạo.

Vị ấy lại hỏi:

- Cầu đạo, việc căn bản nhất phải làm là gì?

Tôi nói:

- Là tu bồi đạo đức, giới hạnh.

Vị tăng ấy liền nói:

- Ôi, thầy thật là cố chấp! Người thượng căn lợi khí thì nhờ trí huệ mà vào đạo, kẻ hạ căn độn khí thì chỉ có tu phước mà thôi. Cho nên, người xuất gia cần nhất là phải cầu cho được trí huệ, có trí huệ thì tự nhiên đầy đủ tất cả, cần gì phải tu bồi đạo đức, tu tập giới hạnh?

Tôi nghe vậy, lòng vô cùng ái ngại, nhưng vẫn nhỏ nhẹ thật tình:

- Người xưa từng nói, đạo đức là gốc căn bản làm người. Lại nói, ở đời người muốn lập chí lớn, làm việc lớn, trước hết phải tự lượng khí chất và năng lực của mình, huống chi pháp của Phật, bậc Chánh đẳng giác, cao thâm vi diệu, lẽ nào người thường có thể tùy tiện tiếp nhận, lãnh ngộ được sao?

Cũng giống như người có sữa của sư tử, thứ ấy là quý, mà không biết dùng bình lọ quý báu như lưu ly để cất giữ, lại đem bỏ trong mảnh sành, bình đất thì không phải là phí phạm, để cho hư nát hay sao? Lại giống như một người lực sĩ, khiêng chiếc đỉnh nặng ngàn cân, leo lên chiếc thuyền lá bé nhỏ, thì làm sao tránh khỏi cái nạn lật thuyền mà chết?

 

Ngày nay, người xuất gia có chút ít tri thức, thì đã vội vàng tập tành học cách chú giải, khảo cứu, biên chép… chẳng khác nào những thư sinh nhà Nho chuyên làm con mọt sách. Người có tri thức trình độ hơn chút nữa, thì tầm chương trích cú những lời dạy của cổ nhân, vay mượn một cách máy móc, biên chép lại thành sách rồi cho là của mình; nắm bắt những thứ cặn bả, vụn vặt như ngói gạch phế thải... của chư vị Tổ sư đã bỏ đi, vậy mà cứ cho là của mình sáng tác; thật đúng là làm trò thả hình bắt bóng, chẳng được gì cả, ngược lại còn làm trò cười cho kẻ trí! Những hạng người này, giảng kinh thuyết pháp nghe hùng hồn lắm, mỗi chữ mỗi câu đều phảng phất như lời chư Phật, chư Tổ, rất cao minh, nhưng khảo sát lại hành vi của họ thì chẳng khác nào những kẻ phàm phu tục tử. Thời kỳ mạt pháp, những hạng người bại hoại như vậy thật nhiều lắm!

Tôi rất lo lắng, sợ những người xuất gia rơi vào những tình cảnh nông nỗi như vừa nói trên, cho nên mới sưu tập, ghi chép lại những thiện hạnh của người xưa, trích lấy phần trọng yếu, phân thành mười loại. Mười loại ấy là gì?

Từ bỏ mọi sự nhiễm ô của thế tục, gọi là xuất gia. Xuất gia, điều đầu tiên phải nói đến là sự thanh cao và giản dị, cho nên, thiện hạnh thứ nhất mà người tu phải noi theo học tập là Thanh tố. Nhưng thanh cao mà không nghiêm chính thì chỉ là cái thói làm cao của kẻ cuồng sĩ. Người học Phật nhất định phải thâu nhiếp ba nghiệp thân, khẩu, ý cho thanh tịnh thì mới có cơ hội thành tựu đạo nghiệp, cho nên điều thiện hạnh thứ hai phải học là Nghiêm chính. Hành vi nghiêm chính cần phải nương nhờ thầy chỉ dạy, mới tránh khỏi sai lầm. Người thầy là bậc mô phạm, nuôi dạy ta thành người, cho nên điều thiện hạnh thứ ba là phải Tôn sư. Có cha mẹ sanh ta, nuôi ta lớn khôn, sau mới có thể tiếp nhận sự giáo dục của thầy, quên mất công ơn cha mẹ là bất hiếu, vong bản. Vả lại, giới hạnh luật nghi tuy rất nhiều, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là hiếu hạnh, cho nên, thiện hạnh thứ tư là Hiếu thân. Kẻ trung thần xuất thân từ người con hiếu. Đạo lý trung hiếu phải vẹn toàn, chỉ biết có tình thân, không biết có ân quân chủ, quốc gia thì đó là hành vi của người tự tư tự lợi. Trong sách có ghi: “một người có phước, vạn dân đều nhờ”, là ý nói khi có một bậc quân chủ đức độ nhiếp chính thì quốc thới dân an, chúng ta nhờ vậy mà có thể được xuất gia, tự do đi lại khắp núi rừng sông suối để ẩn cư tu tập. Ân quốc gia cũng thật lớn thay! Cho nên, điều thiện hạnh thứ năm là phải trung thành với đất nước, Trung quân. Nhưng nếu chỉ biết đến đạo lý trung quân, tức là chỉ giao tiếp qua lại với các cấp chính quyền lãnh đạo, mà không quan tâm đến nhân dân, những người tín chủ đã ủng hộ mình tu tập thì cũng không tròn đạo lý. Nên cần phải nghĩ nhớ đến những người chân lấm tay bùn, nghèo khổ bần cùng, đó là điều thiện hạnh thứ sáu, Từ vật. Từ và ái rất gần gũi. Người xuất gia mà sinh lòng ái nhiễm là một điều chướng ngại lớn cho việc tu hành, vì vậy, điều thiện hạnh thứ bảy là phải sống cho Cao thượng. Nhưng cao thượng không có nghĩa là cô phương tự phụ. Người xuất gia giữ khoảng cách với mọi ngườiđể yên thân tu tập, một mặt là để trau dồi bản thân, hoàn thành xứ mạng tự độ của mình, sau đó, khi công phu tu tập đã cao thâm rồi thì tự nhiên đạo hạnh sáng rỡ muôn phương, khi ấy là lúc trở lại hóa độ chúng sanh. Đó là điều thiện hạnh thứ tám, Trì trọng. Trì trọng là cẩn thậnẩn cư, tìm chốn thanh nhàn vô sự như thế chẳng qua cũng là bất đắc dĩ, vì đạo hạnh chưa thâm, cho nên phải chịu Gian khổ, đó là điều thiện hạnh thứ chín. Tuy nhiên, cũng có người sợ sự gian khổ ở ngoài đời mà tìm đến núi rừng, chùa viện để ẩn cư, trốn tránh việc đời, trở nên những kẻ vô công, ăn nhờ cửa Phật, đó không phải là hành vi gian khổ mà là mượn đạo tạo đời, đạo tâm đã thui chột. Một khi đạo tâm đã thối lui rồi thì không việc ác nào lại không dám làm. Kỳ thật, đạo lý nhân quả báo ứng không chừa một ai, dù nhỏ như sợi lông hạt bụi vẫn chưa bao giờ sai khác. Cho nên, người xuất gia không thể không nghĩ đến nhân quả báo ứng, đó điều thiện hạnh thứ mười, Cảm ứng, tức là phải luôn luôn ghi nhớ luật nhân quả.

Mười điều thiện hạnh trên đây nếu tu tập đầy đủ thì đạo hạnh mới hoàn thiện, mới trở thành nhân tài có thể kham nhận Phật pháp. Cũng giống như đất đai đã được cải thiện phì nhiêu, mầu mở rồi sau đó mới có thể trồng cây, gieo hạt được tốt tươi. Đất tâm cũng vậy, một khi đã được tinh thuần rồi thì đạo lý mới có thể tin hiểu, thọ trì; đạo lớn bồ đề chí cao vô thượng mới có thể kỳ vọng thành tựu. Nếu không như lời trên đây để tu hành thì chỉ là một phường phàm phu bỉ lậu mà thôi!

Đạo lý làm người mà không làm được, thì làm sao học làm Phật? Dù thầy là người thượng căn lợi khí, rất mực tài trí thông minh đi nữa, cũng chỉ có hại mà thôi. Trí lực càng cao, chướng ngại càng lớn, tu hành càng khó thành tựu. Người không có đạo hạnh như vậy làm sao có thể làm người xuất gia tu hành?

Khi tôi nói xong mấy lời trên đây thì vị tăng ấy lại nói:

- Diệu pháp tu tập của tôi là một hạt bụi không lập, xưa nay không một vật, bụi bặm báo vào đâu? Mười thiện hạnh của ngài đem dùng vào chỗ nào?

Tôi trả lời:

- Rõ ràngnăm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức đang thiêu đốt mạnh mẽ, rối loạn khắp nơi; bốn đại địa, thủy, hỏa, phong đang gây phiền phức khắp chốn, sao lại nói không có vật gì?

Vị tăng ấy cãi:

- Bốn đại vốn không có tướng, năm uẩn vốn chẳng có thật.

Tôi nghe vậy liền bước đến trước thầy ấy đánh cho một tát, nói:

- Hiện nay, kẻ học đòi lời lẽ của người xưa để biểu thị kiến giải của mình rất nhiều. Thầy đáp chưa trúng vào đâu cả, hãy thử dùng kiến giải của chính bản thân thầy đáp lại tôi xem.

Vị tăng ấy không đáp được, giận dữ bỏ đi. Khi ấy tôi cười mà nói:

- Bây giờ trên mặt thầy đầy vẻ giận dữ, đó chính là bụi bẩn của bốn đạinăm uẩn đấy, sao thầy không lau đi!

Người xuất gia cần phải chú ý! Lên cao phải tự biết mình bé nhỏ, chớ nên tự đại, đừng vọng nói Bát nhã, lạm giải Tánh không mà tự chuốc lấy tai ương. Và, ngàn vạn lần xin khuyên người xuất gia đừng vì một chút danh lợi bèo bọt, hư vinh mà tham đắm. Hãy tu dưỡng phẩm hạnh đạo đức của mình, đem hết tâm lực tinh thầntu tập, quyết một phen sống chết, lâu ngày tự nhiên tâm được bừng mở, cửa ngỏ giác ngộ bước đến nơi, sau đó mới có được sự thể hội chân chính, không bỏ vạn hạnh cũng chẳng nhiễm trần; suốt ngày không chấp không mà cũng chẳng chấp có, đó chính là đạo lý đệ nhất nghĩa đế: chân không diệu hữu. Đây mới là trí tuệ chân thật của nhà Phật. Xin những người xuất gia hãy một lần để tâm tham cứu.

Tôi rất lấy làm hỗ thẹn vì đạo lớn vẫn còn chưa thể hội, thêm nữa đức hạnh mỏng manh, viết cuốn sách này, mục đích chủ yếu là muốn cứu vãn những căn bệnh của người xuất gia ngày nay, để báo đáp ân đức của chư Phật mà thôi. Người có trí thấu tình đạt lý, nếu không vì chỗ nông cạn của tôi mà bỏ qua những sơ xuất, hy vọng còn lưu thông cuốn sách này để cho mọi người tu thiền tham cứu thì thật là quý báu biết bao!

 

Niên hiệu Vạn Lịch thứ 13

Hàng châu, ngày trọng Đông

Sa môn Châu Hoằng


(1) Thiền sư đời nhà Minh, họ Thái, tên Đức Thanh (1546-1623), tự Trừng Ấn, hiệu Hám Sơn, người xứ Toàn Tiêu (nay thuộc tỉnh An Huy), 12 tuổi theo học kinh ở chùa Báo Ân, 19 xuất gia, thọ 78 tuổi.

thuvienhoasen.org



#11
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA DILGO KHYENTSE RINPOCHE
của Matthieu Ricard | Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

                                                                        

dilgo-khyentse-rinpoche-1.png

Dilgo Khyentse Rinpoche. Hình của Matthieu Ricard. 

 

“Cho dù ngày hôm nay cái chết tấn công bạn như tia chớp, bạn phải sẵn sàng chết không chút buồn phiềnhối tiếc, chẳng có bất kỳ bám chấp nào về những gì được bỏ lại. Khi an trụ trong việc nhận ra quan điểm tuyệt đối, bạn nên từ bỏ cuộc đời này như một con chim đại bàng bay vút lên bầu trời xanh.”
—Dilgo Khyentse Rinpoche

Dilgo Khyentse Rinpoche sinh năm 1910 tại miền Đông Tây Tạng. Ngay khi là một cậu bé, Rinpoche đã hiển lộ một khát khao mãnh liệt là hoàn toàn dâng hiến bản thân cho cuộc đời tu tập. Trước khi vị Thầy chính của ngài thị tịch, Khyentse Rinpoche đã hứa với vị Thầy rằng ngài sẽ giảng dạy rộng rãi cho bất kỳ ai khẩn cầu ngài Giáo pháp.. Khi ấy ngài mười lăm tuổi và để tự chuẩn bị, hầu như ngài đã trải qua mười ba năm kế tiếp trong ẩn thất tĩnh lặng. Trong những ẩn thất hẻo lánh và hang động ở sâu trong vùng hoang vu của những đồi cây gần nơi sinh của ngài trong thung lũng Denkhok, ngài liên tục thiền định về lòng từ, bi, và ước muốn đưa tất cả chúng sinh tới sự giải thoátgiác ngộ. Các hành giả Phật giáo coi niệm tưởng về cái chết là sự khích lệ hữu hiệu nhất cho thực hành tâm linh. Trong khi ở trong ẩn thất, Khyentse Rinpoche viết:

Giữa những đám mây
của sự vô thườnghuyễn hóa
Cùng với tia chớp của cuộc đời đang nhảy múa:
Bạn có thể nói mình sẽ không chết vào ngày mai?
Hãy thực hành Giáo pháp.
Bây giờ là lúc để chinh phục
thành trì của Đại Lạc.

Có lần ngài đã nói: “Vào lúc đầu, bạn nên được dẫn dắt bởi nỗi sợ sinh tử như một con nai đực thoát khỏi cái bẫy. Vào lúc giữa, bạn nên chẳng có gì để hối tiếc cho dù bạn chết, như một chủ trại đã cẩn trọng canh tác những cánh đồng của mình. Vào lúc cuối, bạn nên cảm thấy được giải thoátsung sướng, như một người đã hoàn tất một công việc ghê gớm.” Sau mười ba năm đó, Khyentse Rinpoche nói với vị Thầy thứ hai của ngài rằng ngài ước muốn trải phần đời còn lại của mình trong ẩn thất thiền định cô tịch và nghiêm nhặt. Nhưng vị Thầy nói: “Đã đến lúc con giảng dạy và trao truyền cho người khác tất cả vô số những giáo lý quý báu mà con đã thọ nhận.” Người Tây Tạng cho rằng những Đạo sư như Khyentse Rinpoche đã thực sự siêu vượt những giới hạn của sinh và tử. Hành giả vĩ đại Milarepa đã viết:

Khi sợ hãi cái chết, ta đã đi tới những rặng núi,
Liên tục thiền định về cái chết xảy ra mà không thể đoán trước,
canh giữ pháo đài của bản tánh bất biến vô sanh
Giờ đây ta hoàn toàn siêu vượt mọi nỗi sợ về cái chết!

dilgo-khyentse-rinpoche-2.png

Năm 80 tuổi, Dilgo Khyentse Rinpoche du hành tới tỉnh Kham, Tây Tạng,

nơi ngài đã sống trong thời niên thiếu.

 

Chính Khyentse Rinpoche đã nói: “Cuối cùng khi cái chết đến, bạn sẽ đón chào nó như một người bạn cũ, tỉnh giác về toàn bộ thế giới hiện tượng thì vô thường và giống như một giấc mộng biết bao.” Ngài đã luôn luôn tỉnh giác một cách sâu sắc về sự vô thường và cái chết, và mỗi khi có ai xin ngài đến thăm họ hay khẩn cầu ngài trở lại lần nữa, ngài nói: “Nếu còn sống, ta sẽ đến.” Thậm chí sau khi ngài đã qua tuổi tám mươi, dường như khả năng chịu đựng đặc trưng của Khyentse Rinpoche chỉ bị ảnh hưởng chút ít. Tuy nhiên, vào đầu năm 1991, ngài bắt đầu biểu lộ những dấu hiệu sức khỏe sa sút. Ngài sụt ký và càng lúc càng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngài đã trải qua nhiều thời gian trong sự cầu nguyện im lặngthiền định, chỉ dành một ít giờ trong ngày để gặp gỡ những người cần gặp ngài nhất. Khi ngài rời Nepal đi Bhutan, nhiều đệ tử thân cận của ngài đã cảm thấy là có thể họ sẽ không gặp ngài lần nữa. Ngài trải qua ba tháng rưỡi trong ẩn thất trước mặt Hang Cọp, Paro Taktsang, ở Bhutan, một trong những thánh địa linh thiêng nhất được gia hộ bởi Đức Liên Hoa Sanh, vị Đạo sư mang Phật giáo sang Tây Tạng. Trong năm đó, ngài đã nói nhiều lần rằng chẳng bao lâu nữa ngài sẽ rời bỏ thế giới này. Đôi khi ngài đùa bỡn về điều đó, nói những điều như: “Ta có nên chết bây giờ không?”

Sau đó một vị Lạt ma thật già tiên đoán rằng Khyentse Rinpoche có nguy cơ thị tịch. Thật không may là điều này đã thực sự xảy ra. Khyentse Rinpoche bị đau chân và phải trải qua một cuộc giải phẫu nhẹ. Sau đó, ngài trở nên yếu và gầy hơn. Nhiều buổi lễ đã được cúng dường cho sự trường thọ của ngài. Một hôm, một cầu vồng sáng chói xuất hiện bên trên chiếc lều mà Khyentse Rinpoche thường dùng vào ban ngày. Những Lạt ma khác đã giải thích đây là thời điểm các dakini đến thỉnh mời Khyentse Rinpoche tới những cõi Phật khác. Một lần vào ban đêm, người ta nghe tiếng một phụ nữ kêu khóc lớn tiếng quanh ẩn thất của Khyentse Rinpoche, nhưng dường như không có ai ở đó. Tương tự như vậy, một cầu vồng chiếu sáng trong một lối đi dưới điện thờ của Guru Rinpoche trong tu viện của Khyentse Rinpoche ở Nepal, theo một phương cách không thể giải thích được. Tuy nhiên, sau kỳ nhập thất, sức khỏe của Rinpoche dường tốt hơn trước. Nhưng chẳng mấy chốc ngài lại cho thấy các dấu hiệu bệnh tật, và trong mười hai ngày, hầu như ngài hoàn toàn không thể ăn hay uống. Đã ba lần ngài cho biết là mình sẽ không sống lâu. Khi Rabjam Rinpoche, là cháu trai và vị kế thừa tâm linh của ngài, và Dzongsar Khyentse Rinpoche, hóa thân của một trong những vị Thầy chính yếu của ngài, khẩn cầu ngài sống trường thọcúng dường ngài một pho tượng, một quyển sách, và một bảo tháp như những biểu tượng của thân, ngữ, và tâm giác ngộ, Khyentse Rinpoche nhận chúng và cúng dường lại cho hai Lạt ma hóa thân. Trước khi thị tịch ba ngày, ngài viết trên một mảnh giấy: “Ta sẽ đi vào ngày mười chín.” Đệ tử thân cận nhất và bằng hữu tâm linh của ngài là Trulshik Rinpoche đã đến từ Nepal vào ngày 26 tháng Chín, 1991 và các ngài đã có một cuộc gặp gỡ vui vẻ. Ngày hôm sau, 27 tháng Chín—ngày mười chín theo tháng Tây Tạng—vào lúc sẩm tối, ngài yêu cầu các thị giả giúp ngài ngồi trong tư thế thẳng lưng và đi vào một giấc ngủ an bình.

 

Lúc tảng sáng, hơi thở của ngài dừng lại và tâm ngài tan hòa trong phạm vi tuyệt đối. Ngay sau khi một vị Thầy lớn thị tịch, thực hành chính yếu được thực hiện là “hợp nhất tâm ta với tâm của guru,” cũng được gọi là Guru Yoga. Thực hành này đặc biệt quan trọng và mạnh mẽ khi một vị Thầy vĩ đại thị tịchtự tâm ngài hợp nhất với phạm vi tuyệt đối, Pháp giới (dharmadhatu). Vào lúc này, phương diện tuyệt đối của tâm ngài, mà người ta gọi là Pháp thân (dharmakaya), trở nên rộng khắp và hợp nhất với tâm trí tuệ của tất cả chư Phật, như nước hòa hợp với nước. Hợp nhất tâm ta với tâm của vị Thầy là chứng ngộ bản tánh tuyệt đối của tâm vị Thầy, bản tánh đó giống như bản tánh chân thật của tâm của riêng ta. Như Lạt ma Shabkar đã nói:

Vào lúc đầu tôi coi vị Thầy như vị Thầy.
Vào lúc giữa tôi coi Kinh điển như vị Thầy.
Cuối cùng tôi coi tự tâm mình là vị Thầy.

dilgo-khyentse-rinpoche-3.png

Shechen Rabjam Rinpoche, cháu nội của Khyentse Rinpoche, và những Lạt ma khác đứng trong tang lễ của Khyentse Rinpoche được tổ chức tại Tu viện Shechen.

 

Ba mươi sáu giờ sau khi vị Thầy trút hơi thở cuối cùng, Trulshik Rinpoche quyết định rằng thiền định cuối cùng của Khyentse Rinpoche đã hoàn tất, và xác thân ngài, hay kudung, được trân trọng cất giữ và được các tulku đưa tới điện thờ chính của Thimphu Dzong, nơi mọi người, từ nhà vua và hoàng gia cho đến những con người tầm thường nhất, đã đi tới và kính lễ. Trong nhiều giờ và ngày này qua ngày khác, nhiều Đạo sư từ mọi trường phái ở Bhutan cùng đổ về để tỏ lòng tôn kính. Thể theo khẩn cầu, để các đệ tửTây Tạng và khắp nơi trên thế giới có thể đến và kính lễ lần cuối cùng với vị Thầy của mình, di hài của Khyentse Rinpoche đã được bảo quản trong một năm bằng cách sử dụng những phương pháp tẩm ướp truyền thống. Mỗi ngày thứ Sáu (ngày ngài thị tịch) trong bảy tuần lễ đầu tiên, một trăm ngàn đèn bơ đã được cúng dường tại bảo tháp Bodhnath gần Tu viện Shechen ở Nepal. Cuối cùng, di hài của ngài đã được hỏa thiêu gần Paro ở Bhutan, vào tháng Mười một năm 1992, trong buổi lễ kéo dài ba ngày được tham dự bởi trên một trăm Lạt ma quan trọng, hoàng gia và các Bộ trưởng của Bhutan, năm trăm đệ tử Tây phương và một đám đông khổng lồ khoảng sáu mươi ngàn người sùng mộ, một cuộc tụ hội chưa từng xảy ra trong lịch sử xứ Bhutan.

Giàn thiêu được quán tưởng như một mạn đà ladi hài của Đạo sư là Bổn Tôn chính yếu của mạn đà la. Vào lúc hỏa thiêu, bốn lễ “cúng dường lửa” trọng yếu, được hướng dẫn bởi các Lạt ma của bốn dòng truyền thừa chính yếu của Phật giáo Tây Tạng, được tiến hành đồng thời ở bốn hướng chính. Kinh điển Phật giáo nói rằng những lễ cúng dường được thực hiện trong tang lễ vị Thầy tâm linh của ta có những lợi lạc bao la: chúng thực hiện một sự đối trị những che chướng và nhanh chóng hoàn tất các công đức của ta; chúng tẩy sạch mọi khiếm khuyết được tạo nên qua việc bất kính với vị Thầy; bảo đảm rằng ta sẽ gặp Đạo sư tâm linh trong đời sau và nhanh chóng đạt được sự giải thoát khỏi sinh tử. Ta nên thực hiện những cúng dường này với tâm thức tràn đầy ước muốn đưa tất cả các sinh loài đến hạnh phúc tức thờiđạt được hỉ lạc tối hậu của Phật quả, và với thị kiến thanh tịnh có thể nhìn toàn thể thế giới hiện tượng như một cõi Phật thuần tịnh.

Xá lợi được thu thập sau khi hoàn tất tang lễ. Các hành giả Phật giáo Tây Tạng cho rằng xá lợi-thân guru của họ như những viên ngọc như ý, có thể đáp ứng những ước nguyện của chúng sinh. Những gì được nối kết với xá lợi-thân (chẳng hạn như xương, vải được dùng đắp lên thi hài, muối được dùng để bảo quản nó, tro từ lễ hỏa táng v.v..) được cho là có một năng lực gia hộ to lớn. Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng tâm của vị Thầy còn quẩn quanh gần xá lợi vật lý của ngài. Tâm ngài không bị vướng kẹt trong không gian giới hạn của thân thể như thể một toàn thể riêng lẻ; tâm trí tuệ của ngài thì rộng khắp, siêu vượt ý niệm “một” và “nhiều,” “đây” và “đó.”

Cũng có nói rằng vào lúc từ bỏ xác thân và tan hòa tâm thức trong Pháp Thân, bản tánh tuyệt đối, một vị Thầy chứng ngộ cao cấp có thể giải thoát vô số chúng sinh, đưa họ đến một cõi Phật hay dẫn dắt họ tới một tái sinh đầy ý nghĩa, trong đó họ có thể tiếp tục phát triển hướng đến sự giác ngộ. Nhân dịp này Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Tất cả chúng ta, các đệ tử của ngài, nên đền đáp thiện tâm của ngài bằng sự thực hành, khiến chúng ta trở thành những đệ tử tốt lành của một Đạo sư tuyệt diệu.” Giống như những Đạo sư khác, cái chết của Dilgo Khyentse Rinpoche là giáo lý cuối cùng của ngài, giáo lý về lẽ vô thường. Khi ngài mất, về phần tôi, tôi cảm thấy như thể mặt trời đã biến mất khỏi thế giới này. Đồng thời, tôi biết rằng cái chết này là bản tánh của các sự việc, đó là lời dạy cuối cùng của ngài về sự vô thường, và trong phần còn lại của cuộc đời tôi, sự hiện diện của ngài sẽ chẳng bao giờ lìa bỏ trái tim tôi trong chốc lát. Mặc dù giờ đây, chẳng thể tìm thấy ngài ở nơi đâu trong thế giới này, ngài ở khắp nơi, trong mọi sự việc, trong tư tưởng của mỗi người chúng ta.

dilgo-khyentse-rinpoche-4.png

Những chuẩn bị cho tang lễ của Khyentse Rinpoche tại Bhutan, 1992

Như thế chúng ta có thể tiếp tục được lợi lạc từ gia hộ của ngài để tiến triển trên con đường tâm linh của ta. Quả thực, tôi cảm thấy buồn cho những người không bao giờ gặp bậc vĩ đại này và trong thực tế sẽ chẳng bao giờ gặp ngài. Về phần tôi, sau khi trải qua mười hai năm cả ngày lẫn đêm gần gũi vị Thầy của mình cùng các bằng hữu tâm linh, tôi đã nhận từ ngài nhiều giáo lý hơn bản thân mình từng ao ước. Vì thế giờ đây, việc nỗ lực thực hành những lời dạy này trong cuộc đời và hợp nhất chúng trong con người mình thì hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người. Như ngài đã nói: “Đừng bao giờ quên là cuộc đời này trôi qua nhanh chóng biết bao, như một ánh chớp mùa hè hay một cái vẫy tay. Giờ đây bạn có cơ hội để thực hành Pháp, đừng lãng phí một chốc lát duy nhất về bất kỳ điều gì khác.”

Nguyên tác: “Dilgo Khyentse Rinpoche’s Last Teaching”

by Matthieu Ricard

https://tricycle.org...-last-teaching/

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ



#12
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

PHẬT GIÁO, Y HỌC & SỨC KHỎE
Nguyên tác: Hòa Thượng Tinh Vân 
Dịch Việt: Tâm Quang Nguyễn Cảnh Lâm


 

duc-phat-tham-benh-nhan.jpg
Đức Phật thăm viếng một bệnh nhân

Theo Đạo Phật, Giáo Pháp tinh khiếtkỳ diệu là loại y dược toàn hảo nhất cho một tâm trí suy nhược, cũng như một cơ thể đau yếu.

I. Mở Đầu

Từ buổi sơ khaicõi trần gian, sinh, lão, bệnh, và tử đã không thể nào tránh khỏi. Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) biết được chân lý này khi Ngài mạo hiểm vượt ra khỏi cung điện và đến viếng thăm một khu vực nghèo nàn trong thị trấn. Ở nơi đây, giữa những kẻ ăn xin, người bệnh tật, và lớp tuổi già yếu, Ngài đã trực tiếp thấy được những thực tế của cuộc đời. Ngay lập tức, một niệm mong muốn khởi sinh trong tâm để giúp đỡ họ giảm bớt nỗi đau đớn và niềm khốn khổ. Vì thế, Ngài đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa và trở thành một vị đạo sư, với hy vọng rằng bằng chính thiền địnhtu dưỡng, Ngài có thể tìm ra giải pháp cho những kẻ nghèo nàn và đau yếu.

Ngay từ lúc ban đầu, Đức Phật nhận định ra rằng cũng giống như một người bị dằn vặt bởi thân bệnh, họ cũng có thể bị khổ đau do tâm bệnh. Nhằm trị liệu cho cả hai căn bệnh thân và tâm, Đức Phật đã dành trọn cả cuộc đời mình để truyền đạt các kiến thức trong Tam Tạng Kinh[1]. Trong khi Đức Phật tìm cách chữa trị cả đôi phần thể chấttâm thần, điều hệ trọng được đặt cao vào phần tâm lý. Ngài sử dụng Giáo Pháp để chữa lành những căn bệnh phát sinh từ tam độc: tham lam, sân hận, và si mê. Y dược của Đức Phật trị những căn bệnh bắt đầu từ tâm thức, và rồi chữa lành tam độc cho họ. Các nhà tâm lý học cũng chữa bệnh bằng cách điều trị tâm trạng của bệnh nhân, nhưng phương pháp này lại hoàn toàn khác biệt với cách thức thực hành của Phật giáo về việc trị liệu tâm thần.

Theo Đạo Phật, Giáo Pháp tinh khiếtkỳ diệu là loại y dược toàn hảo nhất cho một tâm trí suy nhược, cũng như một cơ thể đau yếu.

Để giữ gìn cả hai phần tâm và thân cho khỏe mạnh là việc rất quan trọng, vì thân thể là công cụ mà chúng ta dùng để thực hành Giáo Pháp. Cũng giống như tất cả mọi điều, tâm và thân phụ thuộc lẫn nhau; sức khỏe của tâm ảnh hưởng đến sức khỏe của thân, và ngược lại - sức khỏe của thân tác dụng đến sức khỏe của tâm. Với một thân thể khỏe mạnh như một công cụ, chúng ta có thể tu dưỡng một tâm thức từ bi và một tinh thần trong sáng. Với một tâm thần du dưỡng, chúng ta có thể tự kiểm soát chính mình, thấy rõ bản chất của các vấn đề, và rồi hành động để giải quyết chúng. Lúc đó chúng ta sẽ tiếp cận tới con đường dẫn đến một sức khỏe trung thực.

II. Phật Giáo Và Khoa Học Y Tế

Trong các kinh điển, chúng ta có thể tìm thấy sự so sánh mô tả Đức Phật là vị bác sĩ, kiến thức về Giáo Pháp là thuốc giải, những tu sĩ là ban y tá, và tất cả mọi người là bệnh nhân. Theo lối so sánh y học này, Phật giáo được coi là một loại y dược với một ý nghĩa bao trùm - một loại thuốc có thể chữa trị các thứ bệnh tật ở tất cả mọi khía cạnh cuộc sống. Thông thường, nhưng với trường hợp ngoại lệ, y học Tây phương điều trị trong phạm vi nhỏ hẹp hơn. Tây y thường thường được dùng cho bệnh tật do các triệu chứng về thể chất. Phương pháp này có khuynh hướng tạm thời làm giảm sự đau đớnloại bỏ các triệu chứng trong khoảng một thời gian, nhưng khi các triệu chứng đó chẳng hiện hữu, không có nghĩa là những nguyên nhân gốc rễ đã được xác định và triệt tiêu. Vì vậy, sự tiêu trừ hoàn toàn căn bệnh đã không được thể hiện. Phật giáo mang lại cho bệnh nhân không chỉ là sự giảm thiểu về triệu chứng, mà còn hướng dẫn tinh thần để bảo đảm một sức khỏe tổng quát và lâu dài.

Trong khi các nhà nghiên cứu Tây y tiến hành những cuộc thí nghiệm vĩ đại về bệnh học, dược học, miễn dịch học, và cơ thể học, để họ phát triển các kỹ thuật y tế tinh vi hơn, các nhà khoa học vẫn nghi ngờ rằng tôn giáo không thể nào giải thích nổi nguyên nhân của bệnh tật. Nếu không có sự xác định vai trò của tôn giáo về bệnh tật, những khoa học gia vẫn giữ khoảng cách khá xa đối với định nghĩa của bệnh tật, nguyên nhân, và phương pháp điều trị như sự quán thông từ góc độ tôn giáo. Theo Phật giáo, không đủ để lý giải y học một cách đơn giản như chỉ tiêu trừ các triệu chứng; khía cạnh tinh thần về bệnh tật và nguyên nhân gốc rễ với biện pháp khắc phục tâm thức bắt buộc phải là sự nhận định chủ yếu.

Chỉ gần đây khoa học và tôn giáo mới bắt đầu giao tiếp và hòa hợp ở mức độ khai mở để thu hẹp khoảng cách giữa giải đáp khoa học đối với bệnh tật và phương pháp bắt nguồn sâu xa từ tôn giáo. Ví dụ như, chính phủ Hoa Kỳ phối hợp các hội nghị quốc tế về "Mối Liên Hệ Giữa Tôn Giáo Và Y Tế." Ngoài ra, Trường Đại Học Y Khoa Harvard có mở một lớp học mang tên "Thực Chất Của Y Học." Tôn giáo dần dần ảnh hưởng đến y khoa về sinh vật học, tâm lý học, và xã hội học với thế giới Tây phương. Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất tâm linh học và y học ở Tây phương.

Đông phương, tôn giáo đã ảnh hưởng đến lĩnh vực sức khỏe và y học từ xa xưa. Những người thực nghiệm y học Đông phương không bao giờ nghi ngờ vai trò của tôn giáo đối với bệnh tật; hai phần này đã được phối hợp cả hàng ngàn năm. Qua hàng ngàn tài liệu trong Tam Tạng Kinh, có một số lượng đáng kể chứa đựng văn thư về y học Phật giáo. Khi giáo điều thuyết giảngkinh điển đưa đến Trung Hoa, những khía cạnh nổi bật nhất của Phật giáo Ấn Độ được pha trộn với mọi mặt đáng giá của y học Trung Quốc. Qua bao sửa đổicải tiến được đóng góp bởi nhiều bậc Đại Sư trong quá khứhiện tại, hệ thống y học Phật giáo Trung Quốc đã phát triển để thành hình như ngày hôm nay. Trong những trang tiếp theo sau, tôi sẽ khuếch trương sâu xa hơn về sự hiểu biết của Phật giáo về bệnh tật, và phương pháp Phật giáo đối với y học và điều trị.

III. Đức Phật Như Một Đại Y Sĩ 

Khi Đức Phật còn trẻ, Ngài học tập môn khoa học y tế[2]. Ngài vì thế rất am tường về bản chất và cách trị liệu bệnh tật. Theo kinh điển, một vị lương y nổi tiếng tên là Kỳ Bà (Jivaka) liên tục thăng tiến trong việc thực hành nghành y học, và tinh thông thêm các kỹ năng bằng cách học hỏiđi theo sự hướng dẫn của Đức Phật. Kỳ Bà thực hiện một số phẫu thuật phi thường, gây một thanh danh đáng kính trọng trong lĩnh vực y khoa. Một trong những cuộc mỗ xẻ nổi tiếng liên quan đến việc chữa bệnh ruột kết. Kỳ Bà thực hiện cuộc phẫu thuật này, sử dụng liên tục các kỹ thuật tương tự như lối thực hành hiện đại: gây mê, mổ vùng bụng, chữa trị ruột kết, và cuối cùng khép vết mổ lại bằng chỉ may. Mặc dù đã là một lương y được huấn luyện, Kỳ Bà trở nên thông thạo hơn trong nhiệm vụ làm tinh xảo y học dưới sự hướng dẫn tinh thần và y học của Đức Phật.

Ngoài những ghi chép về Đức PhậtKỳ Bà, nhiều kinh điển như Kinh Phật Chuân Đoán, Kinh Đại Y Vương Phật, Kinh Liệu Trĩ Bệnh, Kinh Tâm Bệnh Phiến Loạn Bởi Phi Thiền Định, Kinh Trị Bệnh Nha, Kinh Đà La Ni Chữa Bá Bệnh, Kinh Đà La Ni Chữa Bệnh Từng Mùa, Kinh Kim Quang Minh, Luật Ngũ Mục, Luật Tứ Mục, Luật Thập Tụng, và Đại Tập, chứa đựng nhiều tài liệu tham khảo khác với kiến thức của Đức Phật về y học. Đức Phật thực sự xứng đáng được xem là đấng thế tôn lỗi lạc của y học Phật giáo. Ngài có khả năng chữa trị không những chỉ là thân bệnh mà còn là tâm bệnh, đó là nét đặc thù. Ngày hôm nay, khi bệnh nhân tìm sự chăm sóc của một y sĩ cho căn bệnh thể chất, vị y sĩ thường chỉ chú ý đến các triệu chứng đau đớn trong cơ thể, bỏ qua những nguyên nhân và những khổ đau trong tâm thức. Khi không điều tra và phát hiện ra nguồn gốc thực sự của căn bệnh, họ chỉ thành công một phần trong sự điều trị tối hậu. Họ thực hiện rất ít ỏi trong việc chữa lành nỗi khốn khổ của bệnh nhân, vì không nhận định ra và hiểu biết được nguyên nhân chính của chu kỳ đời sống con người qua sinh, lão, bệnh, và tử. Họ không nghĩ rằng những gì nghiệp và tâm tạo tác có liên hệ tới nguồn gốc của bệnh tình.

Sự thấu đáo của Đức Phật về những gì gây ra vòng luân hồi vô tận và các giai đoạn của quá trình lão hóa, bệnh tật, và tử vong, đã cho quyền Ngài hướng dẫn mọi người để sống với sức khỏe tối thượng về thể chất lẫn tinh thần. Đức Phật triệt tiêu căn bệnh bằng cách trực tiến vào tâm điểm của nguyên nhân và rút tỉa từ kiến thức của Ngài để làm biện pháp khắc phục đích đáng. Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật giải thích rằng sự mất quân bằng của sinh lực[3], sự dư thừa của đờm, và sự tăng hoặc giảm nhiệt độ của cơ thể có thể được điều trị bằng bơ, mật ong, và thực phẩm chứa dầu, theo thứ tự.

Liên quan đến sức khỏe tâm thần, tham lam, sân hận, và si mê, được hiểu như là ba căn bệnh tâm lý trầm trọng. Đức Phật dạy rằng tham lam có thể chữa trị được bằng cách quán xét lấy cấu uế, sân hận bằng cách quán xét và thực hành nhân ái, và si mê bằng cách quán xét chân tánh của vạn vậttu dưỡng lấy trí tuệ. Đây là những y dược mà Đức Phật khuyến khích tất cả mọi người sử dụng để chữa lành căn bệnh của cả thân và tâm.

Trong Kinh Phật Chuẩn Đoán, Đức Phật giải thích rằng vị lương y nên tiến hành bằng bốn biện pháp khi giúp đỡ một bệnh nhân. Vị lương y phải: 1) phát hiện ra nguồn gốc của căn bệnh, 2) đạt được sự hiểu biết thấu đáo về căn bệnh, 3) quy định loại thuốc thích hợp để chữa trị căn bệnh, và 4) hoàn toàn chữa khỏi căn bệnh không cho tái phát. Ngoài bốn tiêu chuẩn thông thạo này, một vị lương y giỏi luôn luôn thực hành với một tâm hồn rộng lượng khi điều trị bệnh nhân, coi họ như những người bạn thân yêu nhất của mình.

Đức Phật cũng xác định năm thực hành quan trọng đối với người chăm sóc - y tá, người trong gia đình, bạn bè, và mọi người khác - phải lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân. Ngài khuyến khích người chăm sóc phải: 1) bảo đảm rằng bệnh nhân được trông nom bởi lương y tốt và giỏi, 2) thức dậy sớm và đi ngủ muộn hơn bệnh nhân và luôn luôn cảnh giác với nhu cầu của bệnh nhân, 3) nói chuyện với bệnh nhân bằng giọng nói êm áitừ bi khi họ cảm thấy chán nản hoặc khó chịu, 4) nuôi dưỡng bệnh nhân bằng thực phẩm thích hợp với số lượng và khoảng thời gian chính xác, tùy theo bản chất của căn bệnh và theo sự hướng dẫn của lương y, và 5) nói chuyện trong sự khéo léo và nhẹ nhàng về Phật Pháp với bệnh nhân; hướng dẫn họ chăm sóc sức khỏe cho thích hợp với thân và tâm.

Sau hết, Đức Phật đưa ra lời khuyên nhủ cho bệnh nhân để giúp họ chữa trị nhanh chóng và triệt để. Ngài dặn các bệnh nhân rằng: 1) phải thận trọng và chọn lọc các thực phẩm, 2) tiêu thụ thực phẩm vào những khoảng thời gian thích nghi, 3) giữ liên lạc với các lương y và y tá, luôn luôn hành động thân thiệnân cần đối với họ, 4) giữ lấy niềm triển vọng lạc quan hoặc hứa hẹn, và 5) tử tế và quan tâm đến những người đang chăm sóc cho mình. Đức Phật tin tưởng rằng nỗ lực hòa hợp giữa lương y, người chăm sóc, và bệnh nhân sẽ tạo ra kết quả tốt đẹp nhất trong việc điều trị. Đức Phật không phải là một vị y sĩ trung bình; Ngài là một đại lương y hiếm có với sự sắc bén và sáng suốt.

IV. Lý Thuyết Y Học Trong Phật Giáo

Theo y học Trung Hoa, các căn bệnh được gây ra bởi bảy nội tố và sáu ngoại tố. Các yếu tố bên trong là những mức độ cùng cực của hỷ lạc, giận dữ, lo lắng, đắn đo, buồn bã, sợ hãi, và khủng hoảng. Các yếu tố bên ngoài là lạnh, hè nóng, khô, nóng, ẩm ướt, và gió. Bảy yếu tố nội bộ, còn gọi là những cảm xúc, được xem là điều gây ra bệnh tật vì chúng trực tiếp ảnh hưởng đến sự hoạt động lành mạnh trong năm cơ quan chính của con người. Mức độ cùng cực của niềm hân hoan hay sợ hãi làm thiệt hại tim, giận dữ hại gan, lo âu hại phổi, tâm đắn đo hại lá lách, và khủng hoảng hại thận. Theo y học Trung Hoa, một đời sống tình cảm lành mạnh và quân bằng là điểm thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe thể chất cá nhân.

Nhiều kinh điển Phật giáo khác nhau mô tả nguyên nhân của bệnh cũng tương tự như nhau. Ví dụ, Kinh Phật Chuẩn Đoán nói rằng có mười nguyên nhântình trạng của bệnh tật. Những lý do này là: 1) ngồi quá lâu trong một thời gian dài mà không di chuyển, 2) ăn quá nhiều, 3) buồn bã, 4) mệt mỏi, 5) ham muốn tình dục quá mức, 6) giận dữ, 7) trì hoãn đại tiện, 8) trì hoãn tiểu tiện, 9) giữ hơi thở, và 10) giữ hơi ga. Tiếp cận các nguyên nhân gây bệnh từ một góc độ hơi khác biệt, Đại Luận Xả Và Thiền Minh Sát vạch ra sáu nguồn gốc về bệnh tật. Chúng được mô tả là: 1) mất quân bằng trong bốn tứ đại (đất, nước, lửa, và gió), 2) thói quen ăn uống không đều đặn, 3) phương pháp thiền định sai lạc, 4) rối loạn bởi thần linh, 5) quỷ ám, và 6) nghiệp lực xấu. Căn bệnh bắt nguồn từ hầu hết các căn gốc này có thể được chữa khỏi nếu mọi người cải tiến cách ăn uống, ý thức hơn về quá trình tự nhiên của cơ thể, và cố nghỉ ngơi thật nhiều. Tuy nhiên, ba nguyên nhân sau cùng 4) - 6) có liên quan đến nghiệp quả, và ta phải thi hành để cải thiện cá tánh và thanh tịnh hóa tâm để hầu mong được chữa khỏi. Một người bị ảnh hưởng trong ba lý do sau cùng cần phải dành nhiều thời gian tu tâm, sám hối, và làm điều chân thiện. Chỉ có khi đó căn bệnh mới bắt đầu biến mất. Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita Sastra) nói rằng căn bệnh được gây ra bởi các nguyên nhânđiều kiện từ nội bộ hoặc ngoại bộ. Tuy nhiên, Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) đề cập đến các nguyên nhân khác của bệnh tật, nhưng quá nhiều để liệt kê ở đây. Tất cả các lý thuyết về những nguyên nhân khác biệt của bệnh tật có thể được chia thành hai loại chính: A) sự mất quân bằng trong tứ đại và B) sự hiện hữu của tam độc tham, sân, và si. Sau đây là chi tiết bàn luận về hai phân loại này.

A. Mất Quân Bằng Của Tứ Đại

Theo Phật giáo, cơ thể được bao gồm bốn yếu tố (tứ đại) vô thường - đất, nước, lửa, và gió. Chỉ có thần thức được tái sinh một trong sáu cõi. Lý thuyết này là nền tảng của khoa học y tế Phật giáo Ấn Độ. Y học Trung Hoa tin rằng cơ thể được bao gồm một hệ thống đặc biệt của những mạch phụ để thuyên chuyển sinh lực (chi), máu, dinh dưỡng, và các chất hệ trọng thông qua năm giác quan và sáu vùng nội bộ trong cơ thể con người. Khi hệ thống lưu thông phức tạp này được di chuyển hợp thức, tứ đại nằm trong sự quân bằng, các bộ phận chính có thể thực hiện các hành động thiết yếu, và cơ thể giữ vững khỏe mạnh.

Súc Tích Luận Xả Và Thiền Minh Sát ghi rằng mỗi một trong tứ đại có thể gây ra 101 bệnh, với tổng số 404 bệnh có thể xảy ra. Mỗi phần tứ đại được kết nối với một số loại bệnh. Ví dụ, yếu tố đất có liên quan đến các bệnh làm cho cơ thể trở nên nặng nề, cứng, và đau đớn, chẳng hạn như viêm khớp xương; yếu tố nước công kích cơ thể gây ra tiêu chảy, đau dạ dày, khó tiêu hóa; yếu tố lửa gây ra sốt, táo bón, và các vấn đề đi tiểu; cuối cùng, yếu tố gió liên quan đến khó thở và nôn mửa.

Tập thứ ba của Nanhai Ji Gui Neifa Zhuan ghi rằng, "Nếu các căn bệnh liên quan đến tứ đại, chúng thường được gây ra do ăn quá độ hoặc cố gắng quá sức.” Sự mất quân bằng trong tứ đại và kết quả của các bệnh tật cũng có thể xảy ra do lối ăn uống không phù hợp với bốn mùa. Khi bốn mùa thay đổi và nhiệt độ biến chuyển từ mát tới lạnh tới ấm tới nóng, điều quan trọng là phải cải cách lối ăn uống trong một phương thức mới để cho phép cơ thể hoạt động tốt nhất. Trong Kim Quang Minh Kinh (Suvarnaprabhasottama Sutra), một thanh niên hỏi cha là vị y sĩ, "Làm thế nào để chúng ta chữa khỏi nỗi khổ đau của nhân loại và trị lành các căn bệnh phát sinh từ sự mất quân bằng trong tứ đại?” Vị y sĩ trả lời đứa con trai rằng, "Chúng ta sống qua bốn mùa mỗi ba tháng, hoặc sáu mùa mỗi hai tháng trong một số địa hạt trên thế giới. Dẫu rằng bốn hay sáu, chúng ta phải sống theo từng mùa, ăn thực phẩm tương ứng với nóng và lạnh, ấm áp và mát mẻ. Bằng phương pháp này, cơ thể chúng ta sẽ được lợi ích. Một vị y sĩ giỏi có đủ khả năng quy định các thực phẩm và thuốc men chính đáng để thích hợp với tứ đạinuôi dưỡng cơ thể bệnh nhân trong từng mùa riêng biệt. Khi mỗi mùa và thực phẩm cân đối, cơ thể do đó cũng được quân bằng."

Ăn uống với số lượng vừa phảicải chính những gì chúng ta ăn tùy theo những thay đổi của từng mùa là hai yếu tố quan trọng để duy trì sự quân bằng giữa tứ đạicho phép sinh lực lưu hành không chút cản trở qua toàn cơ thể. Chúng ta tự động mặc quần áo khác biệt khi những mùa thay đổi để thoải mái và được che chở vì sự biến chuyển của nhiệt độ hay tình trạng thời tiết. Nếu chấp nhận lấy thực hành này và điều chỉnh lại cách ăn uống đối với thời tiết và mỗi mùa, chúng ta tự giúp cơ thể giữ vững quân bằng và chống lại bệnh tật.

B. Tham Lam, Sân Hận, và Si Mê

Tham, sân, và si, đôi khi được gọi là "tam độc", cũng là lý do tại sao mọi người cùng bị tai họa với bệnh tật. Khi một ai bị mắc kẹt vào bất kỳ một trong những trạng thái tinh thần suy nhược này, chúng ta tự mở cửa và mời mọc bệnh tật vào. Kinh Duy Ma Cật (Vimaỉakirti Sutra) ghi rằng, "Tất cả các bệnh tật tôi đang mang bây giờ được chuyển hóa từ những ý nghĩ hão huyền mà tôi đã có trong quá khứ ... bởi vì con người chấp thủ vào một "bản ngã", phiền não và bệnh tật liền có cơ hội được nảy nở trong cơ thể họ.” Khi một người tự cho phép bản thân bị điều khiển bởi tam độc, các mối hiểm nguy về sức khỏe tâm lývật lý trở thành vô hạn và gây suy nhược. Những diễn giải sau đây đưa ra tầm nhìn sâu sắc về cách thức nào tham, sân, và si, gây nên bệnh tật:

1. Tham Lam

Tham lam được định nghĩa là niềm mong mỏi không phù hợpquá lố cho một điều gì đó. Ví dụ, một người thường hay ăn quá độ khi có một bữa ăn hợp khẩu vị. Tham lam như thế có thể dẫn đến bội thựcthức ăn sẽ không được tiêu hóa bình thường. Hoặc, một người có thể rất thích thức ăn nọ khiến họ ăn quá mức hơn thường xuyên. Đây là loại tham muốn mà khi không thể nào được thỏa mãn có thể gây ra bệnh béo phì, mỏi mệt, và trở ngại về tim. Tham lam không bao giờ chẳng có hậu quả.

Con người cũng có những khát vọng quá lố qua kinh nghiệm giác quan. Trong Đại Xả Luận GiảiThiền Minh Sát, có nhận định rằng quá nhiều chấp thủ với những gì chúng ta cảm nhận bằng âm thanh, mùi vị, thị giác, vị giác, và xúc giác có thể gây ra cả hai thứ bệnh tâm lýthể chất. Một người bám víu vào kinh nghiệm của ngũ căn, có thể gây ra sự mất quân bằng trong tư tưởng hữu lý và khuấy động khả năng chọn lựa đạo đức. Những vấn đề về sức khỏe thể chất cũng có thể phát sinh. Trong lý thuyết sức khỏe Phật giáo, những người quá lệ thuộc vào ngoại hình sẽ bị bệnh gan. Những người quá lệ thuộc vào âm thanh sẽ bị bệnh thận. Những người quá lệ thuộc vào hương vị sẽ bị bệnh phổi. Những người quá lệ thuộc vào mùi vị sẽ bị bệnh tim mạch; và những người quá lệ thuộc vào sờ mó sẽ bị bệnh lá lách. Vì vậy, khi chúng ta chạm trán với vô số những cảm giác đó, mà chúng tự nhiên là một phần của đời sống thường nhật, tốt nhất là duy trì một thái độ cân xứng và thực hành Trung Đạo[4]. Để duy trì sức khỏe thể chấttinh thần cho được thuận lợi, Trung Đạo cũng là cách tốt nhất để tiếp cận ngủ nghỉ, ăn uống, và tập thể dục. Khi một người ngủ quá mức, họ sẽ không có một tâm trí sáng suốt. Khi một người ăn quá nhiều thực phẩm có chất lượng mỡ màng và đường cao, họ dần dần gia tăng nguy cơ đến sức khỏecuối cùng có thể phải đối mặt với căn bệnh kinh niên, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim. Trong xã hội vùn vụt hiện đại nhằm thúc đẩy mức lao động quá đáng và ngồi xem cả hàng giờ truyền hình, mọi người không tập thể dục đầy đủ, và rồi thế nào sự việc này cũng có ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể. Hơn nữa, hiện nay mọi người luôn luôn tiếp xúc với môi trường ồn àocăng thẳng, có thể làm cho họ bệnh hoạn dễ dàng hơn. Nếu một ai giảm thiểu lòng tham lam và khát vọng, và tiếp cận cuộc sống với thái độ Trung Đạo, họ sẽ tiến đến một cuộc sống lành mạnh hơn.

2. Sân Hận

Quyển thứ mười bốn của Đại Trí Độ Luận (Mahaprajnaparamita Sastra) ghi rằng, " Sân hậncảm xúc độc hại nhất so với hai loại độc kia; tác hại của nó vượt xa tất cả các phiền não khác. Trong chín mươi tám sự giày vò[5], sân hận là điều khó khăn nhất để khuất phục; trong tất cả các vấn đề tâm lý, sân hận là điều khó khăn nhất để chữa trị." Mặc dù sân hận là một vấn đề tâm lý, nó cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về thể chất. Ví dụ, khi lo âugiận dữ nảy sinh ra ở một người, các mạch máu siết lại, gây ra độ tăng áp huyết, và do đó vượt thêm phần nguy cơ cho cơn đau tim.

Khi viết về sự sân hận, Hòa thượng Punengsong từ triều đại nhà Thanh nói với chúng ta rằng,

Một y sĩ giỏi luôn luôn phát hiện Nguyên nhân gây ra căn bệnh ban đầu.

Sân hận rất là tai hại Cho những ai mắc bệnh.

Mối liên hệ giữa nhịp tim bệnh nhân Và căn bệnh thật là tinh tế.

Với đơn thuốc chính xác,

Chúng ta có thể chữa lành bệnh tật.

Khi bác sĩ khám bệnh nhân để xác định nguyên nhân gây ra căn bệnh và kê toa thuốc đúng quy định, một trong những điều quan trọng nhất của sự điều trị là làm dịu cảm xúc của bệnh nhân. Giận dữ gây cho máu lưu thông không đều hòa, có thể tạo ảnh hưởng hiểm hại trên toàn bộ cơ thể. Nó hoạt động như một sự tắc nghẽn, khiến cho thân thểtâm trí khó tiếp thu trong lúc chữa trị. Khi những cảm xúc kích động được giảm dần và bệnh nhân có thể trải nghiệm một cảm giác an lạc, sự hồi phục sẽ dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Giận dữ và thù hận đặc biệt là điều bất lợi cho quá trình điều trị, và trong thực tế, thường làm vấn nạn thêm phần trầm trọng.

3. Si Mê

Khi một kẻ ngu muội, họ không thể hiểu được hoặc nhìn thấy những điều như chính sự chân thật. Đa số trong chúng ta đều như vậy khi nói đến bệnh tật. Chúng ta không thể nào hoặc không sẵn sàng xem xét tận gốc rễ của căn bệnh. Thay vì xác định rõ ràng các nguyên nhân và kết quả chân thực để giúp chúng ta triệt tiêu bệnh tật, và thay vì sử dụng trí tuệ để hướng dẫn chúng ta đến sự chăm sóc đích đáng, chúng ta lại đi đường tắttrở thành phân tâm bởi những biện pháp vô hiệu quả. Đôi khi chúng ta tìm kiếm một "cách chữa lẹ làng,” sử dụng những phương pháp vô căn cứ, những lối điều trị phản khoa học, và các bác sĩ hư giả. Trong khi đó, chứng bệnh thường gây cho chúng ta khổ não về cả hai mặt thể chấttâm thần. Sử dụng lấy trí tuệ để điều tra ra nguyên nhân thực sự của căn bệnh sẽ giúp chúng ta đặt chân lên con đường đi đến mức phục hồi toàn hảo và lâu dài.

 

Trong khi thường thường các triệu chứng của căn bệnh cơ thể dễ dàng phát hiện, chúng ta vẫn không biết gì về chứng bệnh tâm lý. Chúng đi theo ta như bóng với hình. Chúng ta không quán sát những cấu trúc của tâm với trí tuệnhận thức, và thế nên sức khỏe tâm lý kém cỏi liền bám theo sau. Nếu chúng ta vẫn còn mù quáng về các căn bệnh tâm lý, những trở ngại đó có thể gia tăng và gây ra chứng bệnh nghiêm trọng hơn trong cơ thể. Các nhà khoa học hiện đại đồng ý rằng mức cùng cực của cơn giận dữ, vui mừng, lo âu, sợ hãi, buồn bã, và những cảm xúc khác có thể ảnh hưởng đến một thân thể lành mạnh. Theo nghiên cứu y học gần đây, "Khi một người không vui vẻ, tức giận, hay bị áp lực, não bộ của họ phát tác ra các kích thích tố được gọi là adrenaline và nor- adrenaline, có thể hoạt động như loại độc tố." Hơn nữa, nếu cơ thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc cực đoan qua một thời gian dài, căn bệnh gây ra bởi sự mất quân bằng vì mặt tâm lý hoặc sự căng thẳng sẽ khó khăn hơn để chữa trị. Ví dụ, sự hỗn loạn tiêu hóa bắt nguồn từ trạng thái tâm lý lâu dài sẽ thật khó khăn điều trị hơn căn bệnh khó tiêu hóa do một yếu tố bên ngoài. Với bằng chứng khoa học, và không chỉ là lý thuyết tôn giáo, những cảm xúc thật sự có ảnh hưởng đến hoạt động lành mạnh của cơ thể. Vì vậy, là điều lợi ích tột cùng nhất cho chúng ta trau dồi nhận thức về tình trạng cảm giác, xử lý cảm giác cho thích đáng, và không nên quá gắn bó hay bị điều khiển bởi cảm giác.

Trong Phật giáo, có tám vạn bốn ngàn phương pháp được sử dụng để chữa trị tám vạn bốn ngàn căn bệnh. Ví dụ, Đức Phật dạy rằng để loại trừ tham lam, một người có thể quán chiếu sự ô nhiễm. Khi một người thiền định về ô nhiễm, họ sẽ trải nghiệm được sự giảm thiểu cho cơn khát vọng. Đức Phật dạy mọi người bị thống trị bởi cơn giận dữ hay sự thù hận phải thực hành lòng từ bi bao quát và rồi bớt dần thái độ thù nghịch. Khi họ cảm thấy mình trở nên giận dữ, phải lưu tâm đến ý nghĩa của lòng nhân ái. Bằng cách đó, họ sẽ hiểu rằng khi cơn giận nổi lên không phải là một phản ứng chính đáng hoặc hữu ích. Dần dần, lời nóisuy nghĩ dữ dằn sẽ tiêu tan.

Nếu con người còn si mê, họ nên quán sát nhân quả và luật vô thường, để giúp họ nuôi dưỡng những tư tưởng không chấp thủ. Không có gì khởi sinh bên ngoài sự phụ thuộc căn bản và không có gì khởi sinh sẽ kéo dài vĩnh cửu; tất cả các hiện tượng sẽ có một ngày chấm dứt sự hiện hữu. Khi tất cả mọi thứ hành xử như hạt bụi, chỉ đến và đi, thì có mục đích gì để gắn bó với nó? Nhận thức rằng không có gì ngoại lệ đối với vô thường sẽ giúp định hướng lại tâm thức chúng ta từ si mê sang trí tuệcho phép chúng ta sống với sức khỏe tổng quát khả quan hơn.

Đạo sư Hàn Sơn Đức Thanh từ triều đại nhà Minh nói: "Không một ai có thể bệnh, già, chết, hoặc sinh ra thay thế cho ai. Đau khổ này, chỉ có người đó gánh chịu. Tất cả cay đắng và ngọt bùi một người phải tự chính mình trải qua." Nếu chúng ta có thể chấp nhận khổ đau là điều không thể nào tránh khỏi và thấy vô thường trong sự thanh thản, việc đó cũng giống như uống một thang thuốc tuyệt hảo nhất. Vì vậy, khi chúng ta điều chỉnh lại những cảm xúc, khuất phục được tính khí giận dữ, và hành động rộng lượng đối với người khác, chúng ta sẽ nhận diện được lối đi qua các vấn nạn của cuộc đời một cách dễ dàng hơn và giảm thiểu cơ hội sanh xôi bệnh tật. Nếu chúng ta áp dụng những nguyên tắc của y học Phật giáo để nuôi dưỡng tâm linhphục hồi cơ thể, lòng quảng đại sẽ nẩy sinh từ tánh tham lam, lòng từ bi sẽ nẩy sinh từ cơn giận dữ, một trí tuệ sẽ nẩy sinh ra từ thức vô minh, và sức khỏe sẽ nẩy sinh từ cơn bệnh tật. Khi chúng ta xử lý với các độc hại của tâm linh và hành động bằng sự thanh thản trong mọi tình huống, đó là sự hài hòa của thân và tâm vì thế bệnh tật sẽ bị trấn áp.

V. Y Dược Của Phật giáo

Sự xuất hiện của một căn bệnh liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tâm thần, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm linh, tư cách, thói quen, môi trường sống, và thậm chí luôn cả xã hộivăn hóa, mà một người đang sống. Hòa đồng tất cả những yếu tố này và xúc tiến vào những thực hành cụ thể có thể giúp đem lại một sức khỏe tối ưu và ngăn ngừa bệnh tật. Thu nhập thêm nhận thức về nguyên nhân gây ra bệnh tật và cư xử cuộc đời bằng phương cách nuôi dưỡngduy trì sức khỏe tốt đẹp cho lâu dài, và rồi chúng ta tự thăng tiến sự lành mạnh tổng quát. Đức Phật cho chúng ta vài điều khuyên nhủ và thực hành mà được coi như là loại y dược sử dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc đời:

Thưc Hành Thói Quen Ăn Uống Lành Manh: Thành ngữ Trung Quốc có câu, "Vấn nạn được gây nên bằng lời nói thoát ra từ cửa miệng; bệnh tật gây ra bằng thực phẩm cho vào cửa miệng." Bằng sự thận trọngchừng mực với những gì chúng ta tiêu thụ là một thực hành quan trọng cho sức khỏe an khang. Trước khi dùng bất cứ thức ăn nào, chúng ta nên xác định xem thực phẩm có được tươi tốt, có được rửa sạch sẽ, và số lượng nào hợp lý để ăn. Kinh Phật Đại Thừa Kế ghi rằng, "Khi chúng ta ăn, chúng ta nên coi thực phẩm như y dược, vì tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít đều không lành mạnh. Một hạn lượng đều đặnthích đáng có thể hỗ trợ cơ thể, trị cơn đói, dịu cơn khát, và ngăn ngừa bệnh tật. Như ong hút nhụy, chúng chỉ tiêu thụ những gì cần thiết, nhưng không phạm đến toàn bộ cánh hoa." Như ngài Xingshi Chao nói, chúng ta nên cải cách các loại thực phẩm chúng ta dùng tùy theo mùa, tiêu thụ tổng hợp các loại thức ăn khác nhau để duy trì trạng thái cân bằng cho cơ thể. Cơ thể của chúng ta dễ bị nhuốm nhiều loại bệnh tùy theo từng mùa, và lối ăn uống ý thức theo thực tế này cho ta cơ hội khả quan hơn để giữ gìn sức khỏe.

Quy chế của Tu viện Chan nêu lên năm quán chiếu để lưu tâm khi chúng ta dùng bữa:

Tôi chấp nhận nỗ lực cần thiết Để trồng trọt và nấu nướng thức ăn;
Tôi tri ơn cội nguồn thực phẩm.
Trong việc quán chiếu đạo đức này;
Nếu toàn hảo trong tâm và tim,
Tôi xứng đáng hưởng cúng dường này.
Tôi sẽ tự chính mình bảo vệ tâm Từ những bẫy rập của lỗi lầm;
Tôi sẽ tự bảo vệ bản thân mình Đặc biệt chống lại tham lam.
Đê trị một thân thê suy nhược,
Tôi tiêu thụ thực phâm này nhưy dược.
Đặt bước chân lên con đường Của sự tu dưỡng tâm linh;
Tôi chấp nhận lấy thực phâm này Như một sự cúng dường.

Một người phải duy trì lối ăn uống quân bằng và xem thực phẩm bằng thái độ thanh thản. Khi cơ thể chúng ta tiêu thụ số lượng thực phẩm chánh đáng, những cơ quan tiêu hóa sẽ hoạt động đúng mức, và sự trao đổi thể chất sẽ" trong tình trạng ưu tú, do đó ngăn ngừa các chứng bệnh tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác. Khi lưu tâm và biết tri ân với các thực phẩmchúng ta tiêu thụ sẽ góp phần cho sức khỏe tâm thần cũng như cơ thể.

Thiền Định: Tâm chúng ta luôn luôn khám phá thế giới xung quanh và kết quả là những ý tưởng hão huyền luôn luôn sinh và diệt. Tâm quá mức hoạt động hiếm khi nào có cơ hội để nghỉ ngơi. Những dòng tư tưởng liên tụcchúng ta trải nghiệm có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung mà chẳng khi nào gián đoạn và có tác động tiêu cực đến đời sống thường nhật. Ngoài các nguy cơ cho sức khỏe tâm lý, sinh lý của một người cũng có thể bị ảnh hưởng bất lợi bởi số lượng hoạt động tinh thần quá cực độ. Bộ não có thể ngừng hoạt động đích đáng do những ý tưởng lộn xộn không ngớt hay trường hợp kích thích tâm thần trầm trọng. Ví dụ, khi ta trải nghiệm một sự ngạc nhiên to lớn, khuôn mặt có thể chợt đổi màu, bàn tay và bàn chân trở nên lành lạnh, và khả năng tập trung thông thường sẽ bị sút kém. Tuy nhiên, nếu họ hít một hơi thở thật dài để hạ xuống nhịp tim đập và trầm tĩnh những cảm xúc, sự hiện hữu của sự thanh thản sẽ trở lại với cơ thể trong trạng thái bình thường và cơ hội làm nguy hại bất kỳ các bộ phận thiết yếu nào sẽ được giảm thiểu.

Qua việc thực hành thiền định bằng cách hít thở chậm chạp và tập trung vào hơi thở, tâm lýsinh lý lành mạnh của một người có thể thăng tiến rất đáng kể. Trong Y Học Chan, được viết bởi một y sĩ Nhật Bản, ba lợi ích đặc trưng cho thân thể xuất phát từ thiền định đề cập tới: 1) tăng trưởng sinh lực và kéo dài thời gian của tuổi thanh xuân, 2) cải tiến mức tuần hoàn của máu, và 3) hồi phục hệ thống nội tiết[6]. Bằng thiền định, cơ thể của chúng ta đạt được một trạng thái cân bằng tốt đẹp hơn và sự hô hấp trở thành quy định. Tâm trí trở nên tập trung, rõ ràng, và thứ tự. Những khát vọng từ từ phân hủy và những tư tưởng bất chánh được loại trừ. Khi tâm chúng ta trong sáng và tập trung ở bất kỳ lúc nào, ngay cả khi đi, ngồi, và ngủ, chúng ta sẽ được an lạc và yên bình, đặt kết quả cuối cùng của sức khỏe tổng quát nằm ở một cao độ khả quan hơn - cả về tinh thần lẫn thể chất. Đạo sư Tianti Zhizhe thừa nhận rằng thiền định tác động thật đáng kể đối với sức khỏe tổng quát. Ông nói rằng nếu thiền định được luyện tập thường xuyênáp dụng cho mọi sự việc hằng ngày cùng với trí tuệ, tất cả 404 bệnh có thể được chữa khỏi.

Với tâm thần được tự tại từ sự kiệt quệhỗn loạn bởi những suy nghĩ miên man, chúng ta có thể thực hiện những điều quan trọng trong cuộc sống, thay vì chỉ đơn thuần nghĩ ngợi đến dự định làm. Bằng hành động, thay vì chỉ nghĩ suy, một người có thể trải nghiệm đích thực hơn qua từng thời điểm và sau rốt trực diện với sự thật của cuộc sống.

Tôn Kính Đức Phât: Những lợi ích khi tôn kính Đức Phật thì vô hạn và trong nhiều hình thức, nuôi dưỡng cả hai phần sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Cúi lạy Phật làm tăng cường sức mạnh và dẻo dai cơ thể. Khi một người cúi lạy, phần cổ, bàn tay, cánh tay, thắt lưng, và bắp chân duỗi ra, khiến toàn bộ cơ thể có cơ hội được luyện tập. Bằng cách duỗi dài cơ thể, độ cứng đờ của toàn thân được giảm thiểu và máu huyết lưu thông tăng trưởng, do đó làm bớt nguy cơ sanh bệnh.

Mặc dù cúi lạy dẫn đến những lợi ích cho cơ thể, hành động cúi lạy và phúc lợi thu hoạch thì liên quan nhiều với trạng thái tâm thần hơn là hoạt động thân thể. Tâm hiện hữu khi cúi lạy thật vô cùng quan trọng. Khi chúng ta cúi lạy, phải nên tôn kínhchân thành, tập trung thật lắng sâu trong lúc cúi xuống lạy chầm chậm. Bằng cách tỏ lòng tôn kính theo phương pháp này, chúng ta quán tưởng Đức Phật và rồi mở rộng trọng điểm để bao gồm vô lượng chư Phật trong tất cả muôn hướng. Khi chúng ta tỏ lòng tôn kính với vô lượng chư Phật, vô lượng chúng sinh cũng được lợi lạc. Chúng ta, Đức Phật - trong thực tế tất cả chân tâm bổn tánh đều là không. Tuy nhiên, mặc dù là tánh không, nếu cúi lạy trước Đức Phật với tâm chân thành và tôn kính, một kinh nghiệm tâm linh tuyệt diệu có thể xảy ra. Quán xét sự thật của tánh không dạy cho chúng ta phải định hướng lại bản ngã của con ngườinhận thức ra rằng khái niệm về cái tôi chỉ là ảo tưởng. Cúi lạy, do đó được thi hành không chỉ để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đức Phật và tất cả chư Phật, mà còn là một phương cách hữu hiệu để loại bỏ vô minh, giảm bớt sự chấp thủ vào cái tôi, lần diệt gánh nặng của nghiệp, và tu dưỡng sự thực tập tâm linh. Như chúng ta thấy, cúi lạy là một cử chỉ lành mạnh để nuôi dưỡng cả thân và tâm.

Sám Hối, xưng tội là một thực hành để giúp khôi phục và duy trì sức khỏe. Nó cũng giống như nước trong rửa sạch bùn bẩn từ trong tim và bụi bặm từ trong tâm. Câu chuyện về Quốc sư tên là Ngộ Đạt cho chúng ta một ví dụ về cách sám hối có thể là nhân tố trị bệnh. Quốc sư Ngộ Đạt đã giết một người trong kiếp sống trước đó. Để tìm cách trả thù trong những kiếp sống vị lai, người đàn ông kia tái sinh thành một mụt nhọt ở chân Quốc sư Ngộ Đạt. Không có vị lương y nào có thể chữa khỏi mụt nhọt nọ vì nó là biểu hiện của Quốc sư Ngộ Đạt ác nghiệp. Sau khi tìm thấy sự hướng dẫn của một vị A La Hán đã giúp ông nhận định việc làm bất chánh của mình, Quốc sư Ngộ Đạt ăn năn trong thành tâm, rửa sạch vết thương bằng nước tinh khiết, và mụt nhọc kia tự biến mất. Chỉ có tâm sám hối mới có thể chữa trị được sự đau đớn của Quốc sư Ngộ Đạt. Như vậy, tất cả chúng ta phải sám hối những lỗi lầm và điều sai lạc với Đức Phật và nguyện không lặp lại những hành vi tương tự mà tạo tác thêm ác nghiệp. Ngoài ra, với trái tim và tâm trí của một vị Bồ Tát, chúng ta có thể từ bi sám hối cho tất cả các chúng sinh, do đó sẽ bớt dần sự khổ đau cho họ cũng như chính mình. Theo tâm lý, sám hối được xem là sự buông xả của những tư tưởng không tinh khiếtcảm giác tội lỗi, mà chúng hành động như độc tố trong cơ thể. Nó làm thuyên giảm bao gánh nặng tinh thần và khử trừ cơ hội mắc bệnh.

Tung Mât Chú1: Mật Chú có nhiều quyền lực trong việc chữa trị bệnh tật khi tụng bằng tâm chân thành, tập trung sâu sắc, và ý định chính đáng. Chú Đại Bi và Chú Phật Dược là hai ví dụ như vậy. Khi tụng, mỗi Mật Chú tạo ra số lượng công đức to tát và có tác dụng chữa bệnh và biến đổi tuyệt vời.

Niêm Phât: Nhiều người khốn khổ bởi vì lo âu, kích động, mong cầu không thiết thực, và suy nghĩ hão huyền. Những hành hạ này không chỉ làm phiền toái đến sức khỏe tâm lýkết cuộc lại hại mất đi một phần sức khỏe bản thân, chúng cũng cản trở khả năng để cảm nhận sự chân thật của cuộc sống và đạt đến giác ngộ. Khi chúng ta niệm Phật, sự hành hạ của những suy nghĩ bất chính và viễn vông sẽ chấm dứt và tâm giận dữ sẽ tan biến. Tim hạ nhịp xuống, tâm được tỉnh thứctinh khiết, và không có tham, sân, si, hoặc những độc tố khác sẽ phát sinh, do đó cho chúng ta được bảo vệ mỹ mãn hơn để khỏi mắc bệnh và đưa chúng ta ra khỏi vòng mê muội. Niệm Phật cũng giúp giảm bớt ác nghiệp, triệt tiêu bao nhiêu lầm lỗi nhiều như cát sông Hằng. Một câu nói Phật giáo dạy cho ta rằng, "Niệm Phật một câu làm giảm đi một ác nghiệp, và cúi lạy Đức Phật là tăng thêm thiện nghiệp." Như vậy, niệm Phật là một thực hành hữu hiệu để chữa lành các phiền não của tâm và thân, cũng như gây lợi lạc trong việc tu dưỡng, và đánh thức chúng ta thấy được sự thật của cuộc sống.

Sử Dung Chánh Phây Như Y Dươc: Thế giới chúng ta đau yếu ở phạm vi rộng lớn của các bệnh tật hiện đại, trong khi không thực sự phân loại là các bệnh y tế tiêu chuẩn, vẫn gây ra quá nhiều khổ đau và cần phải được điều trị. Một số này là các thứ bệnh môi trường, trong đó bao gồm ô nhiễm, hủy hoại tài nguyên, và tiếng ồn ào, và các bệnh xã hội, bao gồm bạo động, quấy rối, duy vật, bắt cóc, và tội phạm. Ngoài ra còn có, bệnh giáo dục, chẳng hạn như hành hạ thể chấttinh thần của học sinh và càng ngày càng thiếu tôn trọng với nhà trường, và các bệnh kinh tế, chẳng hạn như lạm dụng, tham lam, và tham nhũng. Còn có các bệnh tôn giáo, mà có thể được giải thích như mê tín dị đoan, các tôn giáo khuyến khích thực hành bạo động, và những giải thích sai lạc về khái niệm tôn giáo. Những bệnh giao tiếp ám chỉ đến bội tình, đa thê, và hãm hiếp, và các bệnh tâm thần bao gồm ghen ghét, nghi ngờ, và oán giận. Chúng ta có thể tìm sự giúp đỡ của một vị bác sĩ cho bệnh sinh lý, nhưng những căn bệnh được liệt kê trên chỉ có thể được chữa khỏi bằng nỗ lực phát triển cá tính, tu dưỡng trí tuệ, và thực hành Giáo Pháp. Phật giáo có thể được sử dụng như một y dược để trị những tư tưởng hiểm họa và suy đồi, mà chính chúng tạo ra điều kiện cho tất cả các căn bệnh nói trên. Một tâm thanh tịnh tạo ra một thế gian tinh khiết, và Giáo Pháp kỳ diệu là y dược toàn hảo để hướng dẫn chúng ta đến những suy nghĩ lành mạnh, hành vi chân thiện, với cuộc sống yên vui.

Đặc biệt, lục độ Ba La Mật[7] có thể được sử dụng để chữa sáu loại bệnh trong Phật giáo: 1) Rộng lượng chữa trị tham lam, 2) Trì giới chữa trị phạm giới, 3) Nhẫn nhục chữa trị hận thù, 4) Tinh tấn chữa trị giải đãi, 5) Thiền định chữa trị tâm nhiễu loạn, và 6) Bát Nhã (trí tuệ) chữa trị vô minh. Y dược của lục độ Ba La Mật cho phép chúng ta điều phục tâm và kiến tạo ra mối an bìnhhòa hợp với tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi chấp nhận lấy Phật Pháp, chúng ta có thể giải quyết những xung đột trong cuộc sống thường ngày một cách dễ dàng hơn, và phát triển một tâm trí lành mạnh và một cá tính độ lượng.

Đạo sư Wuchih sáng tạo ra một công thức với những phần tử được sử dụng để biến đổi một tâm trí bạc nhược thành khỏe mạnh. Theo tinh thần của Đạo sư Wuchih, tôi tự tạo một công thức riêng cho sức khỏe:

Một nhánh tâm từ ái,

Một lát đạo đức hạnh

Với chân tâm bổn tánh,

Một chút thương yêu quý,

Cộng với ba phần của

Đội ơntri ân,

Một gói đong đầy cả

Thân và khẩu chân thành,

Một phần quán sát của

Giới luật và giữ Pháp,

Một phần trong kham nhẫn,

Mười tinh tấnthanh đạm,

Hợp tất cả nhân quả,

vô lượng phương tiện,

Thiết lập mối quan hệ,

Càng nhiều lại càng tốt!

Đứng đầu với niềm tin,

Nguyện lựcthực hành.

 

Dùng nồi gọi độ lượng,

Sử dụng tâm cởi mở,

Đừng làm cho cháy rụi!

Đừng đê quá khô khan!

Giảm tâm lửa ba độ,

(Điềm tĩnh chút dịu dàng.)

Bỏ vào bát nghiền nát.

(Như trái tim hòa hợp.)

Nghĩ suy trên ba lần,

Khuyến khích như viên thuốc,

Mỗi ngày dùng ba bận,

Uống món súp này với

Tình yêu và từ bi,

Hãy nhớ khi bạn uống,

Không thê có ác khâu

Thành một kẻ lân quân.

Lợi dụng đê thăng tiến.

Hại thiên hạ sau lưng,

Chứa chấp ác ý sâu,

Giả tạo đạt khát vọng

Rồi công kích đâm thọc,

Nói lưỡng ngữ chia rẽ,

Tạo bất hòa đê chơi,

Kiềm chế bảy điều trên,

Cũng đừng ghen hoặc nghi,

Dụng kỷ luật tự giác,

Chân Lý dịu phiền não,

Nếu thực hành như vậy,

Bệnh tật sẽ biến mất.

 

VI. Sự Đóng Góp Của Các Tu Sĩ Vào Y Học

Tại Ấn Độ, hầu hết các tu sĩ được đào tạo đại tài trong năm ngành khoa học, đặc biệt là y học, mà họ cần phải học hỏi. Bởi vì kiến thức y học là điều bắt buộc đối với những tu sĩ, trong suốt lịch sử Phật giáo có rất nhiều vị y sĩ, các học giả y tế, và nhiều từ ngữ y học nổi tiếng. Ví dụ, trong các kinh điển Phật giáo, chúng ta tìm thấy vô số tài liệu tham khảo và nhiều thảo luận về y học. Bằng chứng cũng cho thấy rằng Phật giáo đã có những đóng góp thật đáng kể vào thế giới y học, không chỉ bằng sự phát triển về những lý thuyết và phép tắc đáng phục về sức khỏe, mà còn thông qua lối thực hành trung thực. Trong khi không phải là một danh sách toàn hảo, sau đây là những tường thuật ngắn gọn về các Đại sư đã nổi bật trong lịch sử y học Phật giáo.

Trung Quốc, Đại sư Phật Đà Tăng Ha đã được xem là Quốc Sư danh dự của nhà Đông Chu với các hoàng đế Shile và Shihu. Ngài đặc biệt tài ba về cách tụng điều trịthực hành y học. Ngài chăm sóc nhiều bệnh nhân bị tê liệt, lúc họ đau đớntuyệt vọng trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị. Đại sư Phật Đà Tăng Ha không bao giờ từ bỏ họ, trung thành dành cả con tim của ngài để chăm sóc cho họ, quy định y dược thích hợp, và tìm cách chữa dứt khỏi căn bệnh.

Đại Sư Zhu Fatiao đến Trung Quốc từ Ấn Độ, và hầu hết ở lại trong Chùa Changshan trong suốt khoảng thời gian. Ngài nổi tiếng với khả năng chữa bệnh cho mọi người và những bệnh nhân khởi đầu cuộc hành trình hàng trăm dặm đến tìm ngài giúp đỡ. Sau khi phân tích bệnh tình tỉ mỉ và quy định cách điều trị thích hợp, hầu như tất cả các bệnh nhân của ngài đều được khôi phục lại sức khỏe an lành.

Đại sư Faxi sống vào thời đại nhà Đường. Khi cư ngụ ở điện phủ, ngài tự đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm cho tất cả các nhu cầu và chăm nom cho bệnh nhân, luôn cả dọn dẹp tiểu tiện của họ. Ngài không bao giờ phàn nàn về nhiệm vụ này hoặc xem đó là việc dơ bẩn hay khó khăn. Ngược lại, ngài luôn luôn nhiệt tình và vui vẻ khi gặp bệnh nhân. Cả bệnh nhân và tu sĩ đồng ca ngợi hành vi từ bi này của ngài. Đại sư Faxi không những trị bệnh thân thể, ngài cũng kiên nhẫn mang lại cho họ những kiến thức về Phật pháp để an ủi khi họ cảm thấy tuyệt vọng hay đau đớn.

Phật giáo được ghi nhận đã đóng góp trong việc chữa bệnh cùi, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà mọi người thường xa lánh. Tuy nhiên, nhiều Phật tử đã chọn lựa không né tránh những nạn nhân của bệnh cùi, thay vì vậy họ hành động để giúp đở giảm bớt nỗi khổ đau và chữa trị căn bệnh hiểm nghèo. Nhiều vị tu sĩ cố nỗ lực thật tuyệt vời để giúp bệnh nhân phong cùi, chăm sóc, khuyến khích, thay đổi băng bó, rửa phần nhiễm dơ lở loét, và cả giặt dủ. Những vị này đã hy sinh cuộc đời mình bằng cách thực hiện các công tác mà hầu hết mọi người tránh xa. Sự dịu dàng của họ gây xúc động cho muôn người.

VII. Kết Luận

Như chúng ta đã thảo luận, thật nhiều những căn bệnh về thân và tâm gây vấn nạn cho chúng ta và tạo tác ra bao đau khổ. Trong khi lý thuyết y học Phật giáo thừa nhậnđiều trị các ảnh hưởng hiểm nguy của thân bệnh, tâm bệnh được xem là hiểm họa nhất cho sức khỏehạnh phúc. Theo Phật giáo, con người khổ đau từ căn bệnh khi họ:

Không thể
Ổn định tâm an lạc
Kiểm soát cơn giận dữ
Giải tỏa mối hận thù
Điềm tĩnh tim sợ hãi
Xóa tan buồn lo lắng
Không thể
Chấm dứt lời tranh cãi
Ngưng đọng cuộc đấu tranh
Khiêm nhường và khoan dung
Yên lặng khi thích đáng
Quân bằng sinh lực khỏe
Không thê
Chịu đựng đời gian nan
Theo cuộc sống đơn giản
Thực hành nghi thức đúng
Dứt sợ hãi tử vong
Chỉnh ý thức sai lầm

Tất cả các loại bệnh này gây ra do tập tính quá chấp thủ của chúng ta - tới ý tưởng, niềm tin, con người, ngoại hình, sở hữu, cảm xúc, địa vị, hoặc kinh nghiệm - với bất cứ một điều gì. Nếu chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của sự buông xảbản chất chân thực của tánh không, và điều trị lấy tất cả các căn bệnh bằng tri thức này, lúc đó chúng ta sẽ có y dược toàn hảo và nhiệm mầu để loại bỏ bao gốc rễ của bệnh tật. Cả hai phần thân và tâm cần được chăm sóc, và y dược của Phật giáobiện pháp khắc phục lý tưởng. Sử dụng chánh Pháp để trị lành tâm thức, và con đường tiến tới sức khỏe thực sự sẽ mở rộng ra cho bạn. Chúc các bạn nhiều sức khỏe và hạnh phúc!


[1] Tam Tạng Kinh là kinh sách về giáo huấn của Phật Giáo, bao gồm Kinh (thuyết pháp của Đức Phật), Luật (giới và luật của Đạo Phật), và Luận (lý luận về giáo huấn của Đức Phật)

[2] Y học là một trong năm môn học bắt buộc cho các tu sĩ. Bốn môn kia là ngôn ngữ, hội họa và toán học, lô-gic, và triết lý Phật Giáo.

[3] Theo y học Trung Hoa, sinh lựcnăng lượng hay lực sinh sống được vận chuyển qua toàn thân thể; sức lực hệ trọng này lưu hành trong toàn thể vũ trụ.

[4] Khi thực hành Trung Đạo, một người tránh cả hai cực đoan giải đãikhổ hạnh.

[5] Đôi khi còn được ám chỉ là "quyến rũ" hay "nỗi khốn khổ", những thứ tâm giày vò này như tham lam, giận dữ, hôn trầm, ganh ghét, và nhiều loại khác, ngăn chặn một cá nhân đồng trụ vào tâm chính đáng, cơ bản, và thanh tịnh

[6] Hệ thống của những tiếp tuyến tiết ra nội tiết tố (hocmon) trực tiếp vào bạch huyết cầu hay mạch máu.

[7] Thật xác nghĩa là "vượt qua bờ bên kia," ba la mật là những đức tính cơ bản của con đường Bồ tát.



#13
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Mặc dù sự quan tâm của chính chúng tôi đối với khoa học đã bắt đầu như sự tò mò của một người trai trẻ hiếu động lớn lên ở Tây Tạng, dần dần sự quan trọng to lớn của khoa học và kỷ thuật vì sự hiểu biết thế giới hiện đại trở nên rõ ràng trong trí óc chúng tôiChúng tôi không chỉ tìm tòi để hiểu thấu những ý tưởng khoa học đặc thù, nhưng cũng cố gắng khám phá những quan hệ mật thiết rộng lớn hơn của những tiến bộ mới trong kiến thức nhân loạinăng lực kỷ thuật đem đến qua khoa học. Những phạm vi đặc thù của khoa học mà chúng tôi đã tìm hiểu nhiều năm qua hầu hết là vật lý hạ nguyên tử, vũ trụ học, sinh vật học, và tâm lý học. Vì sự hiểu biết giới hạn của mình trong những phạm vi này chúng tôi tri ân đến những giờ khắc của những thời gian cởi mở bộc trực chia xẻ với chúng tôi bởi giáo sư Carl von Weizsacker và cố giáo sư David Bohm 

 

 

blank.gifDAVID BOHM: University of London frofessor of Theoretical Physics theories that demonstrate an amazing similarity to the great mystìcal traditions of East and West. (David Pratt / Theosophical University Press)
những người mà chúng tôi xem như những vị thầy của mình về cơ học lượng tử, và trong lĩnh vực sinh vật học, đặc biệt thần kinh học, bởi cố giáo sư Robert Livingstone và Francisco Varela. Chúng tôi cũng biết ơn nhiều nhà khoa học nổi tiếng với họ chúng tôi đã có đặc ân tham gia những cuộc đối thoại qua sự bảo trợ của Viện Tâm HọcĐời Sống, đơn vị đã khởi xướng những Hội Nghị Tâm Thức và Cuộc Sống bắt đầu vào năm 1987 tại nơi cư trú của chúng tôi ở Dharamsala, Ấn Độ. Những cuộc đối thoại này đã tiếp tục trải qua hàng năm và trên thực tế cuộc đối thoại sau cùng về Tâm Thức và Cuộc Sống đã kết thúc tại đây, thủ đô Hoa Sinh Tân, Hoa kỳ, vào đúng tuần này.

 

Ai đấy có thể tự hỏi rằng “Một tu sĩ Phật giáo làm gì mà hứng thú sâu xa trong khoa học như thế? Có sự liên hệ nào ở đấy giữa Phật giáo, một truyền thống triết họctâm linh của Ấn Độ và khoa học hiện đại? Lợi ích nào có thể có đối với một môn khoa học kỷ cương như thần kinh học hấp dẫn trong sự đối thoại với truyền thống thiền định hay tĩnh lự của Phật giáo?”

Mặc dù truyền thống thiền định Phật giáo và khoa học hiện đại tiến triển từ những gốc rể lịch sử, tri thứcvăn hóa khác nhau, chúng tôi tin rằng từ tâm điểm chúng chia xẻ phần lớn những ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong căn bản quan điểm triết lý và phương pháp học. Ở trình độ triết lý, cả Phật học và khoa học hiện đại cùng chia xẻ một sự hoài nghi sâu xa về bất cứ những khái niệm tuyệt đối nào, cho dù khái niệm như một sự hiện hữu siêu việt, như một nguyên lý hay nguyên tố vĩnh cữu, không thay đổi như tâm linh, hay như một hạ tầng cơ sở căn bản của thực tại. Cả Phật học và khoa học cùng liên hệ để giải thích cho sự hiện diện và sự tiến triển của vũ trụđời sống trong những quan hệ hổ tương phức tạp của định luật tự nhiên về nguyên nhân và kết quả hay luật nhân quả. Từ viễn tượng phương pháp học cả hai truyền thống nhấn mạnh đến vai trò kinh nghiệm của những phương pháp thực hànhThí dụ, trong truyền thống khảo sát của Phật học giữa ba nhân tố xác chứng tri thức: – kinh nghiệm, lý tríthực chứng - nó là chứng cớ của kinh nghiệm diễn ra trước, với lý trí đến thứ hai và cuối cùngthực chứng. Điều này có nghĩa rằng, trong Phật học khảo sát thực tại, tối thiểu trong căn bản, thực chứng kinh nghiệm nên vượt lên trên uy quyền của lý thuyết kinh luận chẳng kể là một kinh điển có thể được tôn kính sâu xa như thế nào. Ngay cả trong trường hợp tri thức được tìm thấy ra qua lý trí hay suy luận, giá trị của nó phải bắt nguồn một cách căn bản từ một số quán sát những sự kiện của kinh nghiệmDo bởi lập trường cùng quan điểm này, chúng tôi thường khuyến cáo đến những những đồng sự Phật giáo của chúng tôi rằng những sự hiểu biết sâu sắc thẩm tra kinh nghiệm của vũ trụ học và thiên văn học hiện đại phải thúc đẩy chúng ta sửa đổi bây giờ, hay trong một số trường hợp bác bỏ nhiều khía cạnh của truyền thống vũ trụ học như đã được tìm thấy trong những kinh luận cổ xưa.

căn bản vận động chính, sự khảo sát của Phật giáo về thực tại, là yêu cầu thiết yếu để vượt thắng khổ đau và làm hoàn hảo những tình trạng của con người, định hướng chính yếu của truyền thống khảo sát Phật giáo đã từng nhằm thông hiểu tâm thức con người và nhiều chức năng khác nhau của nó. Trách nhiệm ở đây là bằng vào việc đạt đến sự thông suốt sâu xa hơn tâm linh con người, chúng ta có thể tìm ra những phương pháp để chuyển hóa tư tưởng của chúng ta, những cảm xúc, những xu hướng cơ bản của chúng và vì thế một phương pháp lành mạng, tráng kiệntoàn diện đáp ứng cho con người có thể được tìm ra. Điều thể hiện trong luận văn này là truyền thống Phật giáo đã sáng tạo ra một sự phân loại những trạng thái tinh thần, cũng như những kỷ năng thiền định tư duy để tinh luyện những phẩm chất tinh thần đặc thù. Vì thế một sự trao đổi chân thành xác thực giữa tri thứckinh nghiệm tích tập của Phật học và khoa học hiện đại trên một phạm vi rộng rải là lợi íchliên quan đến tâm thức con người, từ nhận thứccảm xúc để thấu hiểu khả năng về sự chuyển hóa vốn có trong não bộ con người có thể được quan tâm một cách sâu xa và cũng như lợi ích tiềm tàng của nó. Trong kinh nghiệm của chính mình, chúng tôi cảm thấy được bồi bổ sâu sắc do những buổi tham dự đối thoại với những nhà thần kinh học và tâm lý học trên những câu hỏi về tự nhiênvai trò của những xúc tình tích cựctiêu cực, chú ý, tưởng tượng, cũng như tính tạo hình của não bộ. Bằng chứng thuyết phục từ thần kinh học và y học về vai trò cốt yếu của sự tiếp xúc vật lý đơn giản cho ngay cả sự khuyếch trương của một bộ não nhi đồng trong những tuần lễ đầu tiên mang đến một cách mạnh mẻ sự liên hệ bản chất giữa từ bi yêu thươnghạnh phúc con người.

Phật giáo từ lâu đã tranh luận về khả năng đặc biệt rộng lớn về sự chuyển hóa tồn tại một cách tự nhiên trong bộ não con ngườiCuối cùng, truyền thống đã phát triển một hệ thống rộng lớn những kỷ năng tư duy tĩnh lự, hay những phương pháp thiền định, hướng đặc trưng đến hai mục tiêu chính: 

1- Tăng trưởng một tâm yêu thương, và

2- Phát triển sự hiểu biết sâu sắc vào trong tự nhiên của thực tại, điều ám chỉ như sự liên hiệp thống nhất của từ bituệ trí

Từ tâm điểm của những phương pháp thiền định này dựa trên hai kỷ năng căn bản

1- Sự rèn luyện tinh tế chú tâm hay định lực và sự áp dụng vững vàng kiên định trên một khía cạnh, và khía cạnh kia là

2- Điều chỉnhchuyển hóa những cảm xúc

Trong cả hai trường hợp này, chúng tôi cảm thấy, có thể có khả năng to lớn rộng rải cho sự cộng tác nghiên cứu giữa truyền thống thiền định tư duy của đạo Phậtthần kinh học. Thí dụ, thần kinh học hiện đại đã phát triển một sự hiểu biết phong phú về cơ chế của bộ não liên kết với cả chú ý và cảm xúcTruyền thống thiền định tư duy của đạo Phật, một mặt cống hiến một lịch sử lâu đời của nó về sự quan tâm trong sự thực tập rèn luyện tinh thầncống hiến về mặt khác là những kỷ năng thực hành thực dụng cho một định lực tinh tế, cùng sự điều chỉnhchuyển hóa cảm xúc. Sự gặp gở của thần kinh học hiện đại và kỷ năng thiền định tư duy của Phật học, vì thế, có thể đưa đến khả năng của sự học hỏi về tác động hành hoạt có chủ tâm của tinh thần trên hệ thống thần kinh của não bộ được nhận diện như thiết yếu cho những tiến trình tinh thần đặc thù. Tối thiểu trong sự gặp gở của nhiều ngành học thuật có thể hổ trợ để đặt lên những câu hỏi quan trọng trong nhiều lãnh vực thiết yếu. Thí dụ, có phải những cá nhân có một khả năng thích ứng để điều chỉnh những cảm xúc và sự chú tâm của họ hay, như truyền thống Phật học luận bàn, khả năng của họ để điều chỉnh những tiến trình này chịu trách nhiệm lớn lao để thay đổi những ý kiến nảy sinh ở cấp độ tương tự của thái độ tuân thủhệ thống của bộ não liên hệ với những chức năng này hay không? Trên một lãnh vựctruyền thống thiền định tư duy của đạo Phật có thể có một sự cống hiến quan trọng để làm là những kỷ năng thiết thực nó phát triển cho việc rèn luyện trong từ bi yêu thương. Với sự quan tâm đến sự rèn luyện tinh thần cả trong chú tâmđiều phục cảm xúc nó cũng trở nên quan trọng để đặt những câu hỏi hoặc là có bất cứ kỷ năng đặc thù nào có thời gian cảm ứng trong định hạn có hiệu lực của chúng, vì thế những phương pháp mới có thể được thiết lập để thích ứng những yêu cầu về tuổi tác, sức khỏe, và những nhân tố biến thiên khác.

 

Tuy vậy, một điểm cần thận trọng được kêu gọi quan tâmChắc chắn không thể tránh được khi hai truyền thống khảo sát hoàn toàn khác nhau như Phật họcthần kinh học được gặp gở với nhau trong một cuộc đối thoại đa diện, điều này sẽ liên hệ đến những vấn đề mà thông thường đi kèm theo để trao đổi xuyên qua ranh giới của văn hóa và thể nghiệm. Thí dụ, khi chúng ta nói về “khoa học thiền định”, chúng ta cần một cảm giác bén nhạy chính xác ý nghĩa nào đấy trong lời tuyên bố như thế. Trên lãnh vực của những nhà khoa học, chúng tôi cảm thấy, thật quan trọng để cảm giác bén nhạy đến những ý nghĩa khác nhau của một thuật ngữ quan trọng như thiền định trong phạm vi truyền thốngThí dụ, trong phạm vi truyền thống thuật ngữ cho thiền định là “bhavana” trong Sanskrit hay Tạng ngữ là “gom”. Thuật ngữ Sanskrit “bhavana” nghĩa là khái niệm tu tập, như là tu tập rèn luyện một thói quen đặc thù hay một phương pháp sống, trong khi Tạng ngữ “gom” có nghĩa là thói quen tu tập. Vì thế, phát biểu một cách ngắn gọn là, thiền định trong phạm vi truyền thống Phật học đề cập đến một sự hoạt động tinh thầnsuy nghĩ thận trọng liên hệ sự tu dưỡng quen thuộcthông hiểu, với nó là một đối tượng được lựa chọn, một sự kiện, một chủ đề, một thói quen, một quan điểm, hay một phương thức sống. Nói một cách rộng rải hơn, có hai chủ đề của thực tập thiền định:

1- Tập trung trên sự tĩnh lặng của tâm.
2- Tập trung trên những tiến trình nhận thức của hiểu biết.

Cả hai được đề cập đến như: a- Thiền tập định tâm và b- Thiền tập biện giải hay phân tích. Trong cả hai trường hợp, thiền tập có thể mang nhiều hình thức khác nhau. Thí dụ, nó có thể mang hình thức như lấy một thứ gì đấy làm đối tượng nhận thức của một người, như thiền định trên sự vô thường, tạm bợ, hay nhất thời của một đời người. Hay nó có thể mang hình thức của việc trau dồi một trạng thái tinh thần đặc thù, chẳng hạn như từ bi yêu thương bằng sự phát triển một sự thành tâm, vị tha, thương cảm để làm nhẹ bớt khổ đau của những người khác. Hay, nó có thể mang hình thức của quán tưởng, khám phá khả năng của con người để phát sinh tâm thức quán chiếu, điều này có thể được sử dụng trong nhiều phương pháp khác nhau để trau dồi sự cát tường của tâm thức. Vì thế thật thiết yếu để nhận thấy hình thức nào của thiền tập mà một người có thể khảo sát khi liên hệ trong sự cộng tác nghiên cứu và do vậy sự phức tạp của những sự thực hành thiền tập được học hỏiphù hợp với sự thích thú phức tạp tế nhị của nghiên cứu khoa học.

Một lĩnh vực khác nơi mà một viễn cảnh quan yếu được đòi hỏi trong phần của những khoa học gia là khả năng phân biệt giữa những khía cạnh KINH NGHIỆM của tư tưởng Phật họcquán chiếu tư duy trên một phương diện, và phương diện kia là TRIẾT LÝ và tính chất siêu hình liên hệ với những phương pháp thực tập thiền định. Nói cách khác, đúng như chúng ta phải phân biệt trong sự tiếp cận của khoa học giữa giả thuyết, những kinh nghiệm quán sát dựa trên những thử nghiệm, và sự giải thích kết quả trong cùng một cách nó thật thiết yếu để phân biệt giả thuyết, những điểm đặc trưng có thể thẩm tra lại dựa theo kinh nghiệm của những trạng thái tinh thần, và những diễn giải triết lý kết quả trong Phật học. Cách này cả hai phía trong cuộc đối thoại có thể tìm ra một cơ sở phổ biến của những thực tế có thể quán sát theo kinh nghiệm về tâm thức con người, trong khi không rơi vào sự chủ quan làm giảm bớt cơ cấu giá trị nghiên cứu, tập luyện hay tu dưỡng của phía kia. Mặc dù những tiền giả thuyết triết lý và những diễn giải nhận thức kết quả có thể khác nhau giữa hai truyền thống khảo nghiệm này, bao lâu khi những kinh nghiệm thực tế được quan tâm, những thực tế phải được duy trì như những thực tế, không kể là chúng ta chọn cách nào để diễn tả chúng. Bất cứ những sự thật nào về tự nhiên chung cuộc của nhận thức – cho dù cuối cùng nó có thể giảm bớt hay không giảm bớt những tiến trình vật lýchúng tôi tin tưởng ở đấy chúng ta có thể chia xẻ được những kinh nghiệm hiểu biết thực tế về nhiều khía cạnh khác nhau của những nhận thức, tư tưởngcảm xúc của chúng ta.

Với những sự quan tâm thận trọng này, chúng tôi tin tưởng, một sự cộng tác gần gũi giữa hai truyền thống khảo nghiệm này có thể cống hiến thật sự đến việc mở rộng sự hiểu biết của con người về thế giới phức tạp của kinh nghiệm chủ quan nội tại mà chúng ta gọi là tâm. Lợi ích của những sự cộng tác đang bắt đầu được chứng minh, giải thích và làm thấy rỏ. Theo những báo cáo sơ bộ, những tác động ảnh hưởng của tập luyện tinh thần, như thực hành tỉnh thức đơn giản trên một căn bản thông thường hay trau dồi tâm nguyện từ bi yêu thương như được thuyết minh trong Phật học, đem đến sự thay đổi đáng kể trong não bộ con người có tương quan đến những trạng thái tinh thần tích cực có thể được đo lường. Những khám phá gần đây trong thần kinh học đã chứng minh sự tạo hình bẩm sinh của não bộ, cả hai hình thức về những mối quan hệ của việc phân chia tế bào thần kinh và sản sinh tế bào thần kinh, như một kết quả của sự hướng đến những kích thích ngoại tại, như sự luyện tập vật lý tự giác và sự làm phong phú thêm cho môi trường. Truyền thống thiền định tư duy Phật học có thể giúp để mở rộng lãnh vực thẩm tra này của khoa học bằng việc đề xuất những phương pháp luyện tập tinh thần mà nó cũng liên quan thích hợp đến việc tạo hình của não bộ. Nếu nó hóa ra, như truyền thống Phật học hàm ý, sự thực tập tinh thần có thể ảnh hưởng đáng kể trong việc phân chia tế bào thần kinh và những thay đổi thần kinh trong bộ não, điều này có thể có sự quan hệ mật thiết sâu xa. Âm vang của những nghiên cứu như thế không đơn giản chỉ để mở rộng kiến thức chúng ta về tâm thức con người; nhưng, có thể một cách quan trọng hơn, chúng có thể có tầm quan trọng to lớn hơn cho sự hiểu biết của chúng ta về giáo dụcsức khỏe tinh thầnTương tự thế, bất kỳ lúc nào, như những xác nhận của truyền thống Phật học, sự tự nguyện tu dưỡng trau dồi từ bi yêu thương có thể dẫn đến sự thay đổi căn bản trên quan điểm của cá nhân, hướng đến sự thấu cảm rộng lớn hơn đối với những người khác, điều này có thể có quan hệ mật thiếtảnh hưởng sâu xa rộng rải cho xã hội.

Cuối cùng, chúng tôi tin tưởng rằng sự cộng tác giữa thần kinh học và truyền thống thiền tập của Phật học có thể tỏa ra ánh sáng mới mẻ trên vấn đề quan trọng sinh động cho bộ mặt chung của đạo đức học và thần kinh học. Bất chấp nhận thức nào mà người ta có thể có về quan hệ giữa đạo đức học và khoa học, trong thực hành thật sự, khoa học đã tiến triển chính yếu như một sự khám phá, một sự tập luyện, một môn học của kinh nghiệm với một thái độ trung lập về đạo đứcquý trọng tự do. Nó đã được nhận thức một cách thiết yếu như một phương thức để thẩm tra mà trong ấy cho chúng ta những kiến thức chi tiết của thế giới kinh nghiệm và những định luật căn bản của tự nhiên. Chỉ từ quan điểm khoa học, việc tạo nên vũ khí nguyên tử thật sự là một thành quả đáng kinh ngạcTuy thế, vì sự sáng tạo này có khả năng bắt loài người phải chịu quá nhiều khổ đau với những cái chết và sự tàn phá không thể tưởng tượng, chúng ta phải lưu ý nó như tiêu cực, hay hủy diệt, hay không xây dựng. Sự đánh giá đạo đức điều đó phải được quyết định trên những gì tiêu cực và những gì tích cựcCho đến gần đây, điều tiếp cận này tách biệt đạo đức và khoa học, với sự thấu hiểu rằng khả năng con người để suy nghĩ phù hợp đạo lý tiến triển song song cùng với kiến thức con người, dường như đã thành công.

Hiện nay, chúng tôi tin tưởng rằng loài người đang ở một bước ngoặc quan trọng. Những tiến bộ cơ bản đã xảy ra trong thần kinh học và đặc biệt trong di truyền học vào cuối thế kỷ hai mươi đã hướng chúng ta đến một kỷ nguyên mới của lịch sử loài ngườiKiến thức của chúng ta về não bộ và thân thể con người ở cấp độ tế bào và di truyền học, với kết quả của những tiềm năng quan trọng của kỷ thuật đã cống hiến cho di truyền học, đã tiến đến một trình độđạo đức thử thách với những tiến bộ khoa học này là rất lớn lao. Nó cũng quá hiển nhiên rằng sự tư duy đạo đức đơn giản đã không thể bắt kịp nhịp bước với tiến trình nhanh chóng như thế trong sự thu hoạch về kiến thứcnăng lực của chúng taTuy thế, những ngành của những khám phá mới này và những áp dụng của chúng đến nay đạt được chứng tỏ chúng liên hệ đến ngay chính nhận thức tự nhiên của con người và sự bảo tồn duy trì loài người. Vì thế chúng ta không còn phải chấp nhận quan điểm rằng trách nhiệm của chúng ta như một xã hội chỉ đơn giản là những kiến thức khoa học và những năng lực nổi bật của kỷ thuật vượt trội hơn nữa và rằng sự lựa chọn những gì để hành động với kiến thứcnăng lực này nên được giao phó trong những bàn tay của cá nhân

Chúng ta phải tìm ra phương thức có liên quan tới chiều hướng của sự phát triển khoa học đặc biệt trong khoa học đời sống. Bằng sự viện dẫn những nguyên tắc đạo đức căn bản, chúng tôi không bênh vực một sự hiệp nhất đạo đức tôn giáo và sự thẩm tra của khoa học. Tốt hơn, chúng tôi nói về những gì chúng tôi gọi là “đạo lý muôn thuở” nó bao trọn những nguyên tắc đạo đức chính yếu, như là từ bi yêu thương, bao dung, một ý nghĩa ân cần, quan tâm đến kẻ khác, cùng trách nhiệm trong việc sử dụng kiến thứcnăng lực – những nguyên tắc vượt lên trên những ngăn cách giữa những người tín ngưỡng cùng những người không tín ngưỡng, và những tín đồ của tôn giáo này với tôn giáo khác. Một cách cá nhân chúng tôi muốn tưởng tượng những hành động của tất cả loài người, kể cả khoa học, như những ngón tay trên một bàn tay. Vì thế cho đến khi nào một ngón tay của những ngón tay vẫn được nối với bàn tay của sự thông cảmvị tha căn bản của con người, chúng sẽ tiếp tục phục vụ cho sự cát tường của loài ngườiChúng ta đang thực sự sống trên một thế giới. Kinh tế hiện đại, truyền thông điện tử, du lịch quốc tế cũng như những vấn đề của môi trường, tất cả nhắc nhở chúng ta căn bản hằng ngày sự liên đới thế giới ngày nay đã trở nên sâu xa như thế nào. Những cộng đồng khoa học đóng một vai trò sinh động quan trọng đầy sức sống trong thế giới liên đới tương thuộc này. Vì bất cứ lý do lịch sử nào, hiện nay những khoa học gia thụ hưởng một sự tôn trọngtín nhiệm lớn lao trong xã hội, nhiều hơn hẳn những môn học tu luyện, kỷ luật, triết lý, và tôn giáo của chính chúng tôiChúng tôi kêu gọi đến những khoa học gia là hãy mang vào trong việc làm chuyên môn của họ tiếng gọi của những nguyên tắc đạo đức căn bản mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ như những con người.

Science at the Crossroads
By Tenzin Gyatso, the Dalai Lama

This article is based on a talk given by the Dalai Lama at the annual meeting of the Society for Neuroscience on November 12, 2005 in Washington DC.

http://dalailama.com/page.163.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
15-11-2008

11-18-2008 09:12:33

BƯỚC NGOẶT CỦA KHOA HỌC
His Holiness the Dalai Lama
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Những thập niên cuối cùng vừa qua đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học về toàn bộ cơ thể và bộ não con ngườiXa hơn nữa, với sự phát triển những kiến thức mới về di truyền học, thần kinh học của những hoạt động của những cơ cấu của vi sinh vật bây giờ đang đến trình độ vững vàng ổn định nhất của những tế bào cá nhân. Điều này đưa đến những kỷ thuật với khả năng bất ngờ trong sự vận động đúng đắn của chính nguyên tắc cuộc sống, theo cách ấy cho phép tăng gia việc tạo nên thực tế hoàn toàn mới của loài người như một tổng thể. Ngày nay vấn đề những cái chung nhất của khoa học với loài người trong phạm vi rộng lớn hơn không còn là một sự kiện hứng thú lý thuyết đơn thuần; vấn đề này phải đảm trách một ý nghĩa cấp bách cho tất cả những ai quan tâm đến số phận tồn tại của con người. Vì thế chúng tôi cảm thấy rằng một sự đối thoại giữa thần kinh học và xã hội có thể có những lợi ích thâm sâu trong ấy, rằng nó có thể giúp đào sâu thêm sự hiểu biết căn bản của điều muốn nói là, loài ngườitrách nhiệm của chúng ta đối với thế giới tự nhiênchúng ta chia sẻ với những chủng loại chúng sinh khác. Chúng tôi vui mừng để lưu ý rằng như phần chung nhất rộng lớn hơn này, có một sự quan tâm lớn mạnh của những nhà thần kinh học trong những đối thoại sâu hơn với những sự tu tập thiền định của đạo Phật.
 
 

#14
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

GẶP GỞ VỚI KHOA HỌC

Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom)
Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

dalailama-8172017.jpgTôi được sinh ra trong một gia đình nông dân giản dị, những người dùng trâu bò kéo cày, và khi lúa mạch được thu hoạch, họ lại dùng trâu bò đạp và xay lúa. Có lẻ những đối tượng duy nhất có thể được diễn tả như kỷ thuật trên thế giới trong thời thơ ấu của tôi là các cây súng trường của những người lính du mục địa phương, chắc chắn là đã mua từ Ấn Độ, Nga, hay Trung Hoa. Vào lúc sáu tuổi, tôi được đăng quang với tư cách là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 ở thủ đô của Tây Tạng, Lhasa, và dấn thân vào sự học vấn trong tất cả những khía cạnh của Phật giáo. Tôi có những vị giáo thọ riêng, những người cho tôi các bài học hàng ngày trong đọc, viết, giáo lý căn bản của Đạo Phật, và học thuộc lòng những kinh điểnnghi lễ. Tôi cũng được cho vài tsenshap, có nghĩa đen là “những triết lý hổ trợ”. Công việc chính của các vị là tham gia với tôi trong việc tranh luận về những vấn đề của tư tưởng Phật giáo. Thêm nữa, tôi sẽ tham dự những buổi cầu nguyện dài hàng giờ và hành thiền quán chiếu. Tôi đã dành những thời gian trong tu học với các vị giáo thọ của tôi và ngồi thường thường hai giờ mỗi lần, bốn lần trong một ngày trong một thời khóa hành thiền. Đây là một sự rèn luyện điển hình hoàn toàn cho một lạt ma cao cấp trong truyền thống Tây Tạng. Nhưng tôi không được dạy toán, địa chất, hóa học, sinh học hay vật lý. Tôi đã ngay cả không biết đến sự tồn tại của chúng.

 

Điện Potala là nơi ở chính thức vào mùa đông của tôi. Đó là một công trình xây dựng khổng lồ, chiếm toàn bộ một ngọn núi, và được cho là có một nghìn phòng – tôi không bao giờ tự đếm chúng. Trong thời gian rảnh rổi như một cậu bé, tôi đã tự tiêu khiển bằng việc khám phá một số phòng ấy. Việc đó giống như một cuộc săn tìm kho báu bất tận. Có đủ mọi thứ, chính yếu là thuộc về những Đức Đạt Lai Lạt Ma quá cốđặc biệt là vị tiền nhiệm trước tôi, được bảo tồn ở đấy. Trong những thứ được chứa đựng ở cung điện mà tôi ấn tượng nhất là những tháp mộ chôn cất nhục thân của những Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, đi ngược lại đến vị Thứ Năm, người sống vào thế kỷ 17 và mở rộng Điện Potala như hình thể hiện tại. Giữa những thứ kỳ lạ được sắp xếp lung tung, tôi đã thấy ở đó là một số đồ vật cơ khí của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Đáng chú ý nhất là kính viễn vọng xếp lại được, làm bằng đồng, có thể đặt trên một giá ba chân, một chiếc đồng hồ lên giây thiều với quả địa cầu xoay trên giá khiến tôi có thể biết giờ trong những vùng thời gian khác nhau. Cũng có kho lưu trử lớn những sách minh họa Anh ngữ kể lại câu chuyện về Thế Chiến Thứ Nhất.

 

Một số những tặng phẩm này do Huân tước Charles Bell tặng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Huân tước Bell là đại diện chính trị Anh quốc nói tiếng Tây Tạng ở Sikkim. Ông đã từng là chủ nhà của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 trong chuyến lưu trú ngắn ngủi ở Ấn Độ thuộc Anh khi ngài đào thoát năm 1930 dưới hiểm họa xâm lăng bởi quân đội của chế độ quân chủ cuối cùng ở Trung Hoa. Thật kỳ lạ khi lưu vongẤn Độ và việc khám phá văn hóa khoa học là những thứ được truyền lại cho tôi bởi vị tiền nhiệm trực tiếp trước tôi. Vì Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, như tôi sau này được biết, lần ở lại Ấn Độ này là một kinh nghiệm tuyệt vời, vốn đưa đến một sự nhìn nhận về nhu cầu cho một sự cải cách xã hội và chính trị quan trọng ở Tây Tạng. Khi trở lại Lhasa, ngài đã giới thiệu điện tín, thiết lập một cơ quan bưu điện, xây dựng một nhà máy phát điện nhỏ đầu tiên ở Tây Tạng, thành lập một sở đúc tiền xu và in tiền giấy của quốc gia. Ngài cũng đã đi đến hiểu đươc tầm quan trọng của nền giáo dục thế tục hiện đại và đã gửi một nhóm thiếu niên Tây Tạng chọn lọc đến học tập tại Trường Rugby ở Anh Quốc. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, đã để lại một di chúc hiếm có vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời, vốn tiên đoán nhiều về thảm họa chính trị sắp đến và là điều mà chính quyền kế tục ngài không hiểu hoàn toàn hay không lưu ý.

 

Trong những món cơ khí khác mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 thích thú và có được là một chiếc đồng hồ bỏ túi, hai máy chiếu phim, và ba chiếc xe hơi – hai chiếc Baby Austin từ năm 1927 và một chiếc xe Mỹ Dodge 1931. Vì không có đường xe chạy xuyên Himalaya hay ở chính Tây Tạng, cho nên những chiếc xe này phải được tháo rời ra ở Ấn Độ và đem qua núi bởi những người khuân vác, la, và lừa trước khi được lắp ráp lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Trong một thời gian dài, đây là ba chiếc xe hơi duy nhất ở toàn Tây Tạng – và rõ ràng chúng là vô dụng, vì không có đường xá nào ngoài Lhasa có thể lái xe được. Những vật phẩm đa dạng này, những dấu hiệu nổi bật của văn hóa kỷ thuật, gây nên sự quyến rũ vô cùng đối với một cậu bé mà bản chất là tò mò và hiếu động thế nào ấy. Có một lúc, tôi nhớ rất rõ ràng, khi tôi thích vớ vẫn với những thứ này hơn là học tập giáo lý hay học thuộc lòng bài vở. Ngày nay tôi có thể thấy rằng những thứ này tự chính chúng không hơn gì những đồ chơi, nhưng chúng gợi ra toàn thể thế giới của kinh nghiệmtri thức mà tôi vốn không có cơ hội đến gần và sự hiện hữu của chúng là một niềm mê hoặc không bao giờ dứt. Trong một chừng mực, quyển sách này nói về con đường để khám phá thế giới ấy và những thứ kỳ diệu mà nó dâng hiến.

 

Tôi không thấy kính viễn vọng có vấn đề gì. Thế nào đấy, đối với tôi rất rõ ràng nó để làm gì, và tôi sẽ nhanh chóng sử dụng nó để quán sát đời sống nhộn nhịp của thành phố Lhasa, đặc biệt là những khu chợ. Với cảm giác bị ruồng bỏ, tôi đã ghen tị với những đứa trẻ cùng lứa tuổi có thể chạy rông trên đường trong khi tôi phải học tập. Sau này, tôi đã sử dụng kính viễn vọng để nhìn chăm chú vào bầu trời xuất hiện ở bên trên cung điện Potala, trên đỉnh cao của Tây Tạng, một trong những khung cảnh đẹp mắt nhất của những vì sao. Tôi đã hỏi những thị giả của tôi về tên của những vì sao và những chòm sao.

 

Tôi biết đồng hồ bỏ túi để làm gì nhưng nó hoạt động như thế nào thì khêu gợi tính tò mò của tôi hơn. Thỉnh thoảng tôi suy nghĩ cặn kẻ về điều này, cho đến khi sự hiếu kỳ thắng tôi và tôi đã mở nó ra để xem bên trong. Chẳng bao lâu tôi đã tháo dở hết món đồ ra, và thử thách là làm sao lắp ráp lại như thế nào mà nó vẫn hoạt động chính xác. Như thế đã bắt đầu điều đã trở thành sở thích suốt đời của việc tháo ra và lắp ráp lại những món đồ cơ khí. Tôi thông thạo tiến trình này khéo léo đủ để trở thành người sửa chửa chính cho một số người mà tôi biết có đồng hồ đeo tay hay treo tường ở Lhasa. Sau này ở Ấn Độ, tôi không có may mắn nhiều với đồng hồ điểm giờ cuckoo của tôi, khi con cuckoo tội nghiệp của nó bị con mèo của tôi tấn công và không bao giờ khôi phục lại được. Khi đồng hồ tự động chạy pin đã trở thành thông dụng, sở thích của tôi ít hấp dẫn hơn nhiều – nếu tháo một đồng hồ loại này ra, ta khó có thể tìm thấy bất cứ kết cấu cơ khí nào.

 

Tìm ra cách sử dụng hai máy chiếu phim quay tay của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 thì phức tạp hơn nhiều. Một trong những thị giả của tôi, một người Hoa, suy tính làm sao để cho một chiếc máy hoạt động, tôi đã yêu cầu ông ta tìm cách để tôi có thể xem một trong những bộ phim hiếm hoi mà chúng tôi có. Sau đó chúng tôi đã có thể điều khiển một máy chiếu điện 16 mili mét, nhưng nó cứ hư mãi, phần vì máy phát điện không đúng. Khoảng thời gian ấy, tôi nghĩ là năm 1945, Heinrich Harrer và Peter Aufschnaiter, người Áo, đã đào thoát khỏi trại giam tù nhân chiến tranh ở Bắc Ấn và đến Lhasa. Harrer đã trở thành một người bạn của tôi, và thỉnh thoảng tôi nhờ ông giúp sửa chửa máy chiếu phim. Chúng tôi không thể có nhiều phim, nhưng nhiều phim thời sự về những sự kiện lớn của Thế Chiến Thứ Hai được mang đến từ Ấn Độ, truyền đạt những câu chuyện từ quan điểm của phe Đồng Minh. Cũng có những phim về Ngày VE[1], lễ đăng quang của Vua George VI của Anh quốc và phim của Laurence Oliver về Vua Henry V của Shakespeare, cũng  như một số phim câm của Charlie Chaplin.

 

Sự hấp dẫn của tôi cho khoa học bắt đầu với kỷ thuật và thật sự tôi không thấy gì khác biệt giữa hai thứ này. Khi tôi gặp Harrer, người thành thạo với những thứ cơ khí hơn bất cứ người nào mà tôi biết ở Lhasa, tôi cho là sự lão luyện của ông trong khoa học cũng sâu xa như lời bình luận của ông đối với một số ít máy móc mà chúng tôi có ở điện Potala. Tức cười là những năm sau này, tôi khám phá ra rằng ông ta vốn không có kinh nghiệm chuyên môn về khoa học – nhưng vào lúc ấy, tôi đã nghĩ rằng tất cả những người da trắng đều có những kiến thức khoa học sâu xa.

 

Hứng thú với thành công trong việc lắp ráp thành công đồng hồ đeo tay và sửa máy chiếu phim, tôi có nhiều tham vọng hơn. Chương trình tiếp theo của tôi là việc thấu hiểu những cơ cấu của xe hơi. Người chịu trách niệm lái xe và chăm sóc xe cộ tên là Lhakpa Tsering; ông thuộc nhóm người hói đầu và chứng bệnh nóng giận của ông là một huyền thoại. Nếu ông bị va đầu trong khi đang sửa chửa bên dưới xe, thì ông sẽ rất nóng giận đến nổi có thể đập đầu và va đầu một lần nữa. Tôi kết bạn với ông để ông có thể cho phép tôi xem xét máy móc trong khi ông sửa chửa nó và cuối cùng chỉ cho tôi lái xe như thế nào.

 

Một ngày nọ tôi lẻn đưa một chiếc xe Austin ra ngoài để tự lái một mình nhưng có một tai nạn nhỏ và làm bể đèn trước bên trái. Tôi khiếp sợ về những gì Babu Tashi, là một người khác chịu trách nhiệm về những chiếc xe hơi, có thể nói. Tôi xoay sở tìm cách thay chiếc đèn bị hư, nhưng kính nó trong suốt, trái lại chiếc đèn trước kính mờ sương. Sau một suy nghĩ nào đó, tôi tìm ra một giải pháp. Tôi đã tái sản xuất chiếc đèn kính mờ sương hiện hữu bằng cách phủ lên nó với đường nấu chảy. Tôi không biết Babu Tashi có khám phá ra không. Nếu mà như vậy đi nữa, thì tối thiểu ông cũng không bao giờ trừng phạt tôi.

 

Trong một lãnh vực cốt yếu của khoa học hiện đại, Harrer hữu ích nhất đối với tôi; đó là địa lý thế giới. Trong thư viện cá nhân của tôi là một bộ sưu tập những sách vở tiếng Anh về Thế Chiến Thứ Hai, vốn cho tôi những giải thích chi tiết về sự tham gia trong chiến tranh bởi nhiều quốc gia lớn, kể cả Nhật Bản. Những phiêu lưu của tôi với máy chiếu phim; sửa chửa đồng hồ, và cố gắng để lái xe đã cho tôi một ý niệm mơ hồ về một thế giới của khoa học và kỷ thuật có thể như thế nào. Ở một trình độ nghiêm trọng hơn, sau khi tôi đã nhậm chức lãnh tụ của Tây Tạng vào tuổi mười sáu, tôi tham dự vào việc viếng thăm cấp nhà  nước đến Trung Hoa vào năm 1954 và Ấn Độ năm 1956, vốn để lại một ấn tượng mạnh mẽ. Quân đội Trung Cộng đã xâm lăng xứ sở tôi, và tôi đã dấn thân trong một cuộc đàm phán lâu dàimong manh để tìm ra một sự thích nghi với chính quyền Trung Cộng.

 

Chuyến du hành ngoại quốc đầu tiên, khi tôi ở vào cuối tuổi thanh thiếu niên, đã đưa tôi đến Bắc Kinh, nơi tôi đã gặp chủ tịch Mao, Chu Ân Lai, và những lãnh tụ khác của chế độ. Việc viếng thăm cấp nhà nước này bao gồm một loạt những cuộc tham quan đến những hợp tác xã nông nghiệp và những tiện ích quan trọng chẳng hạn như những đập thủy điện. Đây không chỉ là lần đầu tiên tôi ở trong một thành phố hiện đại với những con đường tráng nhựa và xe cộ nhưng cũng là lần đầu tiên tôi đã gặp gở với những nhà khoa học thật sự.

 

Năm 1956 tôi đã đến Ấn Độ để tham dự lễ kỷ niệm 2,500 năm Đức Phật nhập niết bàn, mà lễ chính đã diễn ra ở Delhi. Sau này, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru trở thành điều gì đó đối với tôi như cố vấn và một người bạn, cũng như người chủ nhà khi tôi lưu vong. Nehru là một người có đầu óc khoa học; ông đã thấy tương lai của Ấn Độ rõ ràng với sự phát triển của kỷ thuật và công kỷ nghệ và đã có một viễn kiến sâu xa về sự tiến bộ. Sau buổi lễ chính thức Đức Phật nhập niết bàn, tôi đã thăm phiều nơi của Ấn Độ - không chỉ những Phật tích như Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật đạt đến toàn giác, mà cùng với những thành phố quan trọng, những tổ hợp công nghiệp, và những trường đại học.

 

Sau đó tôi đã có những cuộc gặp gở đầu tiên với các vị thầy tâm linh, những người đang tìm kiếm một sự hợp nhất giữa khoa học và tâm linh, chẳng hạn như những thành viên của Hội Thông Thiên Học ở Madras. Thông Thiên Học là một phong trào tâm linh quan trọng của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã tầm cầu để triển khai một sự tổng hợp tri thức loài người, phương Đông và Tây, tôn giáo và khoa học. Những vị sáng lập, Nữ sĩ Blavatsky và Annie Besant là những người phương Tây nhưng đã dành nhiều thời gianẤn Độ.

 

Thậm chí trước những cuộc du hành chính thức này tôi đã đi đến nhận ra rằng kỷ thuật trong thực tế là hệ quả, hay sự diễn đạt, về một cung cách đặc thù để thông hiểu thế giới. Khoa học là căn bản của những sự diễn đạt này. Tuy nhiên, khoa học là hình thức đặc trưng của sự thẩm tra và là thân thể của tri thức xuất phát từ nó và làm phát sinh sự thông hiểu này về thế giới. Thế nên mặc dù sự quyến rủ ban đầu của tôi là với những sản phẩm kỷ thuật, nhưng nó là điều này – hình thức đặc trưng của sự thẩm tra khoa học thay vì bất cứ công nghiệp đặc thù nào hay món đồ cơ khí nào – đã khêu gợi tôi một cách sâu xa nhất.

 

Như một kết quả của việc nói chuyện với mọi người, đặc biệt là những nhà khoa học chuyên môn, tôi đã chú ý đến những tương tự nào đó trong tâm linh của sự thẩm tra giữa khoa học và tư tưởng Phật giáo – những sự tương tự mà tôi vẫn thấy hấp dẫn. Phương pháp khoa học, như tôi hiểu nó, tiếp tục từ việc quán chiếu một khía cạnh nào đó trong thế giới vật chất, đưa đến một sự khái quát hóa lý thuyết, vốn tiên đoán những sự kiện và kết quả phát sinh nếu ta xử lý hiện tượng trong một cách đặc thù, và sau đó kiểm tra sự tiên đoán với một cuộc thí nghiệm. Kết quả được chấp nhận như một phần thân thể của tri thức khoa học rộng lớn hơn nếu cuộc thí nghiệm được tiến hành một cách đúng đắn và có thể lập lại. Tuy nhiên, nếu cuộc thí nghiệm mâu thuẩn với lý thuyết, thế thì nó là học thuyết cần điều chỉnh – vì sự quán sát hiện tượng dựa theo kinh nghiệmquyền ưu tiên. Thực tế là, khoa khọc di chuyển từ kinh nghiệm thực nghiệm tiến tới một tiến trình nhận thức tư tưởng vốn bao gồm nổ lực hợp lý và đưa đến kết quả trong kinh nghiệm thực nghiệm xa hơn để thẩm tra sự hiểu biết được cung ứng bởi lý trí. Tôi đã bị thu hút chú ý với một sự quyến rũ vì sự song hành giữa hình thức của sự khảo sát thực nghiệm này và những thứ mà tôi đã học hỏi trong sự tu học triết lý Phật giáo và sự thực tập quán chiếu.

 

Mặc dù Phật giáo đã tiến triển như một tôn giáo với một cơ thể đặc trưng của những kinh điểnnghi lễ, nhưng nói một cách nghiêm túc, trong Đạo Phật thẩm quyền của kinh điển không thể có trọng lượng hơn sự thông hiểu căn cứ trên lý tríkinh nghiệm. Thực tế, chính Đức Phật trong một tuyên bố nổi tiếng, phá vở thẩm quyền của kinh điển bằng chính lời của Ngài khi Ngài cổ vũ đệ tử của Ngài không chấp nhận giá trị lời dạy của Ngài chỉ đơn giản trên căn bản của sự tôn trọng Ngài. Giống như một thợ kim hoàn dày dặn sẽ thử sự nguyên chất của vàng qua một tiến trình thẩm tra tỉ  mỉ, Đức Phật khuyên mọi người nên kiểm tra sự thật của  những gì Ngài đã nói qua sự thẩm tra hợp lýkinh nghiệm của cá nhân. Do thế, khi đi đến đánh giá sự thật của một luận điểm, Phật giáo nhất trí với thẩm quyền lớn nhất của kinh nghiệm, với lý trí thứ hai, và kinh điển cuối cùng. Những đại sư ở trường Nalanda của Phật giáo Ấn Độ, nơi Phật giáo Tây Tạng xuất thân, tiếp tục  áp dụng tinh thần của lời Phật dạy trong sự thẩm tra nghiêm ngặt và sinh động những lời dạy của chính Đức Phật.

 

Trong một chiều hướng thì những phương pháp của khoa học và Đạo Phật là khác nhau: sự khảo sát của khoa học tiến hành bằng thí nghiệm, sử dụng những khí cụ phân tích hiện tượng bên ngoài, trái lại sự khảo sát bằng quán chiếu tiến hành bởi việc phát triển sự chú tâm tinh tế hay thiền quán, là cách sau đó được sử dụng trong sự thẩm tra nội quán kinh nghiệm nội tại. Nhưng cả hai cùng chia sẻ một căn bản thực nghiệm mạnh mẽ: nếu khoa học cho thấy điều gì đó tồn tại hay là không tồn tại (vốn không giống như không tìm ra nó), thế thì chúng ta phải công nhận nó. Giống như thế, Phật giáo phải chấp nhận những sự thật – cho dù được tìm thấy bởi khoa học hay được tìm thấy bởi tuệ giác quán chiếu. Nếu khi chúng ta điều tra nghiên cứu điều gì đó, chúng ta thấy có lý lẽ và chứng cứ cho nó, thì chúng ta phải thừa nhận điều đó như thật sự - ngay cả nếu nó mâu thuẩn với sự giải thích từ chương của kinh điển đã giữ sự thống trị trong nhiều thế kỷ hay với một ý kiến, một quan điểm sâu sắc. Cho nên một thái độ căn bản được chia sẻ bởi Đạo Phật và khoa học là chí nguyện để gìn giữ sự tìm kiếm cho một thực tại bằng những phương tiện thực nghiệm và sẳn sàng loại bỏ những vị thế được chấp nhận hay đã có từ lâu nếu sự tìm kiếm của chúng ta thấy rằng sự thật là khác.

 

Bằng sự tương phản với tôn giáo, một đặc trưng nổi bật của khoa học là sự vắng mặt của một lời thỉnh cầu tới thẩm quyền của kinh điển như nguồn gốc của những lời tuyên bố chân thật giá trị. Tất cả những sự thật trong khoa học phải được chứng minh hoặc là qua thực nghiệm hay qua chứng cứ toán học. Ý kiến rằng điều gì đó phải là như vậy vì Newton hay Einstein đã nói như vậy đơn giản không phải là khoa học. Do vậy, một sự thẩm tra phải được tiến hành từ một tình trạng cởi mở với sự tôn trọng đến câu hỏi của vấn đề và đến những gì mà câu trả lời có thể là, một tình trạng của tâm thức mà vốn tôi nghĩ như một thái độ nghi ngờ lành mạnh. Loại cởi mở này có thể làm cho mọi cá nhân dễ tiếp thu những tuệ giác mới và những khám phá mới; và khi được phối hợp với yêu cầu tự nhiên của con người cho việc thấu hiểu, thì thái độ này có thể đưa đến một sự mở rộng tầm nhận thức uyên thâm của chúng ta. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả mọi hành giả khoa học đều sống theo lý tưởng này. Một số có thể bị mắc kẹt vào những mô hình trước đó.

 

Với việc quan tâm đến những truyền thống khảo sát của Phật giáo, những người Tây Tạng chúng tôi hàm ơn Ấn Độ cổ đại một món nợ to lớn, nơi phát sinh tư tưởng triết lýgiáo lý tâm linh Phật giáo. Những người Tây Tạng luôn luôn xem Ấn Độ như “Miền Đất của những Bậc Tôn Quý”. Đây là xứ sở đã sinh ra Đức Phật, và một loạt những đại sư Ấn Độ mà những tác phẩm của các ngài một cách căn bản đã hình thành tư tưởng triết lýtruyền thống tâm linh của dân tộc Tây Tạng – thế kỷ thứ hai là Long Thọ đại sĩ triết gia, thế kỷ thứ tư là những ngôi sao sáng Vô Trước và em của ngài là Thế Thân, đại sư đạo đức Tịch Thiên, và thế kỷ thứ bảy là đại luận sư Pháp Xứng.

 

Từ lúc đào thoát khỏi Tây Tạng tháng Ba năm 1959, số lớn những người tị nạn Tây Tạng và tôi đã vô cùng may mắn tìm được ngôi nhà thứ hai ở Ấn Độ. Tổng thống Ấn Độ trong những năm đầu tôi tị nạn là Tiến sĩ Rajendra Prasad, một nhà tâm linh sâu thẩm và một học giả được tôn kính. Phó tổng thống, người sau này trở thành tổng thống, là Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrisnan, người mà những quan tâm chuyên môn và cá nhân trong triết học đã được biết đến một cách rộng rãi. Tôi nhớ một cách sống động một trường hợp, khi giữa một buổi thảo luận về một vấn đề nào đó của triết học, Radhakrisnan đã đọc thuộc lòng một cách tự nhiên một bài kệ từ Căn Bản Tuệ Giác Trung Quán Luận của Long Thọ. Đáng chú ý nhất là từ khi độc lập năm 1947, Ấn Độ đã duy trì truyền thống cao quý trong việc ủy thác đến những tư tưởng gia và khoa học gia danh tiếng chức vụ tổng thống của đất nước.

 

Sau một thập niên khó khăn của việc điều chỉnh, giúp đở sự cư trú của cộng đồng khoảng tám chục nghìn người Tây Tạng tị nạn trong nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, thành lập những trường học cho giới trẻ, và cố gắng để bảo tồn những tổ chức văn hóa bị đe dọa, thì tôi bắt đầu du hành khắp thế giới cuối những năm 1960. Ngoài ra để chia sẻ sự thấu hiểu của tôi về tầm quan trọng của những giá trị nhân loại căn bản, ủng hộ sự thông hiểu và hòa hiệp liên tôn giáo, thúc đẩy nhân quyềntự do cho dân tộc Tây Tạng. Tôi lợi dụng cơ hội trong những lúc du hành để gặp gở những nhà khoa học xuất sắc để thảo luận những sự quan tâm của tôi, phát triển kiến thức của tôi, đào sâu hơn vào sự thấu hiểu của tôi về khoa học và những phương pháp của nó. Thậm chí vào đầu những năm 1960, tôi đã thảo luận những khía cạnh chung giữa tôn giáo và khoa học với một số khách quý viếng thăm nơi thường trú của tôi ở Dharamsala, miền bắc Ấn. Hai cuộc gặp gở đáng ghi nhớ nhất trong thời gian này là với tu sĩ dòng khổ tu Thiên Chúa giáo Thomas Merton, là người có một sự thích thú sâu xa với Đạo Phậtmở mắt tôi với Ki tô giáo, và học giả về tôn giáo Huston Smith

 

***

Một trong những vị thầy đầu tiên của tôi về khoa học – và một trong những người bạn khoa học thân cận nhất của tôi – là nhà vật lýtriết học Carl von Weizsacker, anh em của tổng thống Tây Đức. Mặc dù ông tự diễn tả mình như một giáo sư chính trị triết học hoạt động vốn đã được huấn luyện như một nhà vật lý, trong những năm 1930 von Weizsacker làm việc như một trợ lý cho nhà vật lý lượng tử Werner Heisenberg. Tôi sẽ không bao giờ quên tấm gương tình người và truyền cảm của von Weizsacker như một người luôn luôn lo lắng đến những tác độngđặc biệt là những hậu quả đạo đức và chính trị - của khoa học. Ông đã tìm tòi không ngừng để áp dụng những yêu cầu triết học sâu sắc vào hoạt động của khoa học, nhằm để thử thách nó một cách liên tục.

 

Ngoài ra để kéo dài những buổi thảo luận bình thường trong những dịp khác nhau, tôi đã may mắn có các buổi hướng dẫn chính thức về những đề tài khoa học với von Weizsacker. Những việc này được tiến hành trong một khuôn mẫu không khác gì lắm với những buổi truyền dạy kiến thức một thầy một trò vốn là một hình thức giảng dạy quen thuộc của truyền thống Phật giáo Tây Tạng của tôi. Hơn một lần, chúng tôi có thể ngồi bên nhau trọn hai ngày cho một khóa học khi von Weizsacker cho tôi một buổi hướng dẫn chuyên sâu về vật lý lượng tửẩn ý triết học của nó. Tôi cảm kích một cách sâu xa sự ân cần vô hạn của ông trong việc ban cho tôi quá nhiều thời gian quý báo của ông và cũng như sự nhẫn nại thâm trầm của ông, đặc biệt khi tôi thấy vật vả với một khái niệm khó mà tôi phải thừa nhận là hiếm khi xảy ra.

 

Von Weizsacker thường nhấn mạnh về tầm quan trọng của chủ nghĩa thực nghiệm trong khoa học. Vấn đề , ông nói, có thể được biết trong hai cách – nó có thể được nhận thức bằng giác quan hay nó có thể được nhận ra bằng suy luận. Thí dụ, một điểm nâu trên một trái táo có thể được thấy với mắt; nó được nhận thức bằng giác quan. Nhưng có một con sâu trong trái táo là điều gì đó chúng ta có thể suy ra từ vết nâu ấy và từ kiến thức phổ quát về trái táo và con sâu.

 

Trong triết lỳ Phật giáo, có nguyên tắc là phương tiện mà qua đó một đề xuất đặc thù được kiểm nghiệm nên phù hợp với bản chất của chủ đề dưới sự phân tích. Thí dụ, nếu đề xuấtliên quan đến những sự kiện về thế giới có thể quán sát được, kể cả sự hiện hữu của một người, thế thì bằng kinh nghiệm thực nghiệm mà đề xuất ấy có thể được được xác quyết hay phủ nhận. Do vậy, Phật giáo đặt phương pháp thực nghiệm của sự quán sát trực tiếp lên hàng đầu. Nếu, trái lại, sự đề xuất liên hệ đến sự tổng quát hóa được kết luận từ kinh nghiệm của chúng ta về thế giới (thí dụ, bản chất nhất thời của sự sống hay mối quan hệ tương liên, bất tận của thực tại), thế thì, bằng lý trí, một cách chính yếu qua hình thức của suy luận, mà sự đề xuất có thể được chấp nhận hay phủ nhận. Vì vậy, Phật giáo chấp nhận phương pháp suy luận hợp lýliên hệ rất nhiều với mô hình được trình bày bởi von Weizsacker.

 

 

Cuối cùng, theo quan điểm của Phật giáo, có một trình độ xa hơn của thực tại, là thứ vốn có thể duy trì sự che khuất đối với tâm chưa Giác Ngộ. Theo truyền thống, một loại vọng tưởng điển hình về điều này sẽ là sự hoạt động vi tế nhất của luật nghiệp báo nhân quả, và câu hỏi tại sao có quá nhiều chủng loại chúng sanh trên thế giới. Chỉ trong thể loại này của sự đề xuất mới được trích dẫn kinh điển như một nguồn gốc có thẩm quyền có khả năng đúng đắn, trên căn bản đặc thù cho các Phật tử, sự chứng thật của Đức Phật được chứng tỏđáng tin cậy trong sự thẩm tra về bản chất của sự tồn tạicon đường giải thoát. Mặc dù nguyên tắc này của ba phương pháp xác minh – kinh nghiệm, suy luận, và một thẩm  quyền đáng tin cậy – là bao hàm trong những sự phát triển sớm nhất của tư tưởng Phật giáo, nhưng chính đại luận sư Ấn Độ Trần Na (Dignaga – thế kỷ thứ 5) và Pháp Xứng (Dharmakirti – thế kỷ thứ 7) là những người đầu tiên đã xây dựng nó như một hệ thống phương pháp luận triết học.

 

Trong thí dụ sau cùng này, Phật giáo và khoa học rõ ràng là những bộ phận của một tập thể, vì khoa học, tối thiểu trong nguyên tắc, không thừa nhận bất cứ hình thức nào của thẩm quyền tâm linh. Nhưng trong hai lãnh vực đầu tiên – việc áp dụng kinh nghiệm thực nghiệm và lý trí – có một sự hội tụ phương pháp luận lớn giữa hai truyền thống khảo sát. Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng tathói quen và thường sử dụng phương pháp thứ ba cho việc thử nghiệm những luận điểm về thực tại. Thí dụ, chúng ta thường chấp nhận ngày tháng năm sinh của chúng ta trên sự chứng thật bằng lời nói của thân nhân chúng ta và trong mối liên hệ với những chứng cứ được viết trong giấy khai sinh. Ngay cả trong khoa học, chúng ta chấp nhận những kết quả được xuất bản bởi những người thử nghiệm trong các tạp chí chuyên nghiệp mà chính chúng ta không lập lại những thí nghiệm của họ.

 

Sự dấn thân của tôi với khoa học không nghi ngờ gì nữa được làm cho sâu sắc hơn qua việc gặp gở của tôi với nhà vật lý học nổi tiếng David Bohm, người có tri thức rộng sâu nhất và tâm trí cởi mở nhất mà tôi đã từng biết đến. Tôi gặp gở với ông lần đầu tiên ở Anh quốc năm 1979, trong chuyến viếng thăm châu Âu lần thứ hai của tôi, và chúng tôi đã cảm thấy thân thiết tức thời với nhauthực tế, sau này tôi biết rằng Bohm cũng là một người lưu vong, đã bị buộc phải rời Mỹ trong thời kỳ bức hại McCarthy. Chúng tôi đã bắt đầu một tình bạn suốt đời và một sự khám phá tuệ trí hổ tương. David Bohm đã hướng dẫn sự thông hiểu của tôi về những khía cạnh vi tế nhất của tư tưởng khoa học, đặc biệt trong vật lý học, và bộc lộ cho tôi thế giới quan khoa học một cách hoàn hảo nhất. Trong khi lắng nghe một cách thật cẩn thận một cuộc nói chuyện chi tiết với một nhà vật lý học như David Bohm hay von Weizsacker, tôi cảm thấy rằng tôi có thể nắm bắt những phức tạp của toàn bộ chủ đề; đáng tiếc thay, khi xong buổi bàn thảo, thường thì không còn lại gì nhiều! Cuộc thảo luận dài của tôi với Bohm hơn hai thập niên nạp năng lượng cho tư duy của tôi về những phương diện của các phương pháp Phật giáo thẩm tra có thể liên hệ đến những người quen thuộc với khoa học hiện đại.

 

Tôi đặc biệt ngưỡng mộ sự cởi mở phi thường của Bohm đối với mọi lãnh vực kinh nghiệm của con người, không chỉ ở thế giới vật chất thuộc chủ đề chuyên môn của ông nhưng trong tất cả mọi phương diệntính chất chủ quan, kể cả vấn đề ý  thức. Trong những cuộc đàm luận của chúng tôi, tôi cảm thấy sự hiện diện của một tâm thức khoa học vĩ đại, vốn sẳn sàng cho việc chấp nhận những giá trị quán sáttuệ giác từ những mô hình tri thức khác hơn là khoa học khách quan.

 

Một trong những phẩm chất đặc thù mà Bohm đã minh họa là phương pháp triết học hấp dẫncần thiết của việc tiến hành một sự thẩm tra khoa học bằng phương tiện của những thí nghiệm tư tưởng. Đơn giản là đặt sự thực tập liên hệ với sự viện dẫn một kịch bản tưởng tượng bên trong mà vốn một giả thuyết đặc thù được thử nghiệm bằng việc thẩm tra những hậu quả của nó là gì mà nó có thể giữ cho những sự thừa nhận tư duy thông thường là không thể chối cải. Một thí dụ nổi tiếngcông trình về tính tương đối của không gianthời gian của Einstein được tiến hành bằng phương tiện của những thí nghiệm tư tưởng như vậy, là điều được kiểm tra sự thông hiểu về vật lý vốn thịnh hành trong thời đại của ông. Một thí dụ nổi tiếng là cặp song sinh nghịch lý, trong ấy một người vẫn ở trên trái đất trong khi người kia du hành trên một phi thuyền với tốc độ tiến tới của ánh sáng. Đối với người trên phi thuyền, thời gian chậm lại. Nếu người ấy trở lại sau mười năm; sẽ thấy rằng người ở trên trái đất sẽ già đi đáng kể hơn là người đi trên phi thuyền nhiều. Việc đánh giá toàn bộ nghịch lý này đòi hỏi một sự thông hiểu phương trình toán học phức tạp, là thứ đáng tiếc là vốn ngoài sự hiểu biết của tôi.

 

Trong việc dấn thân của tôi với khoa học, tôi luôn luôn bị kích thích vô cùng với phương pháp phân tích này do bởi nó gần như song hành với tư duy triết lý Phật giáo. Trước khi chúng tôi gặp nhau, Bohm đã có nhiều thời gian với nhà tư tưởng tâm linh Ấn Độ Jiddu Krishnamurti, và thậm chí tham dự trong một số buổi thảo luận với ông. Trong nhiều dịp Bohm và tôi đã nghiên cứu những cung cách của phương pháp khoa học khách quan có thể liên hệ đến sự hành thiền, là thứ, mà theo quan điểm của Phật giáo, là như nhau về kinh nghiệm.

 

Mặc dù những nhấn mạnh cơ bản về chủ nghĩa thực nghiệm và lý trítương tự trong Phật học và khoa học, nhưng có những khác biệt sâu sắc liên hệ đến những gì cấu thành kinh nghiệm thực nghiệm và các hình thức lý luận được sử dụng bởi hai hệ thống. Khi Phật giáo nói về kinh nghiệm thực nghiệm, thì có một sự thông hiểu rộng rãi hơn về chủ nghĩa thực nghiệm, vốn bao gồm những thể trạng thiền tập cũng như chứng cứ của những tri giác. Do bởi việc phát triển kỷ thuật trong hai trăm năm qua, khoa học đã có thể mở rộng năng lực của những giác quan đến những mức độ không thể tưởng tượng nổi so với thời gian trước. Vì lý do đó, các nhà khoa học có thể sử dụng mắt thường, phải thừa nhận là với sự hổ trợ của những khí cụ đầy năng lực như kính hiển vi và kính viễn vọng, để quán sát cả hiện tượng vi tế đáng chú ý, như tế bào và những cấu trúc phức tạp của nguyên tử, và những cấu trúc mênh mang của vũ trụ. Trên căn bản của việc mở rộng những tầm nhìn của giác quan, khoa học đã có thể đẩy những giới hạn của sự suy luận xa hơn chưa từng có về kiến thứccon người có được trước đây. Bây giờ, trong sự đáp ứng với những vết tích còn sót lại trong những phòng bong bóng, các nhà vật lý học có thể suy ra về sự tồn tại của những hạt cấu trúc nguyên tử, thậm chí kể cả những yếu tố trong neutron (hạt hạ nguyên tử hay trung hòa tử), chẳng hạn như những hạt quack (hạt cơ bản sơ cấp) và hạt gluon (boson vectơ).

 

Khi tôi là một thiếu niên thí nghiệm với kính viễn vọng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, tôi đã có một kinh nghiệm sống động về năng lực của sự suy luận căn cứ trên sự quán sát thực nghiệm. Trong văn học dân gian Tây Tạng, chúng tôi nói về con thỏ trên mặt trăng – tôi tin là người châu Âu thấy một con người thay vì một con thỏ. Thế nào đi nữa, một đêm trăng tròn vào mùa thu, khi mặt trăng trong sáng một cách đặc biệt, tôi đã quyết định xem xét con thỏ với kính viễn vọng của tôi. Với sự ngạc nhiên của tôi, tôi đã thấy bóng tối trông giống gì. Tôi thật là hào hứng đến nổi nài nỉ hai vị giáo thọ của tôi đến và nhìn chăm chú qua kính viễn vọng. Tôi cải rằng sự hiện diện của bóng tối trên mặt trăng chứng tỏ rằng mặt trăng được chiếu sáng bởi ánh sáng của mặt trời cũng giống như trái đất. Các vị trông bối rối nhưng đồng ý với nhận thức về bóng tối trên mặt trăng. Sau này, khi xem các  hình ảnh của những miệng núi lửa trên mặt trăng trên một tạp chí, tôi chú ý ảnh hưởng tương tự - rằng trong miệng núi lửa có một bóng tối ở một phía mà không có ở phía kia. Từ điều này tôi suy luận rằng phải có một nguồn ánh sáng để tạo ra bóng tối, giống như trên trái đất. Tôi kết luận rằng mặt trời phải là nguồn ánh sáng đã tạo ra bóng tối trên những miệng núi lửa ở mặt trăng. Tôi rất kích động khi sau này tôi khám phá ra rằng thực tế nó là như vậy.

 

Nói một cách nghiêm túc, tiến trình này của lý luận không phải đặc biệt của Phật giáo cũng không phải đặc trưng của khoa học; đúng hơn nó phản chiếu một hoạt động căn bản của tâm thức vốn tự động áp dụng một cách tự nhiên trong cơ sở hàng ngày. Sự giới thiệu chính thức đến suy luận như một nguyên tắc logic cho những tăng sĩ trẻ tuổi liên hệ sự biện giải vấn đề người ta có thể liên hệ đến sự hiện diện của lửa từ một khoảng cách như thế nào bằng việc thấy một cột khói bay lên từ đèo núi, và từ lửa thông thường đối với người Tây Tạngliên hệ đến nơi cư trú của con người. Người ta có thể dễ dàng tưởng tượng đến một người lữ khách, khát nước sau một ngày dài đi bộ, cảm thấy cần một cốc trà. Người ấy thấy khói và vì vậy suy ra lửa và một nơi cư trú, nơi mà người ấy có thể có được chỗ nghỉ ngơi qua đêm. Trên căn bản của sự suy luận này, người lữ khách có thể thỏa mãn sự khao khát uống trà của người ấy. Từ hiện tượng được quán sát, hiển nhiên một cách trực tiếp đến các giác quan, người ta có thể suy ra điều gì còn bị che dấu. Hình thức lý luận này là thông thường với Phật giáo và khoa học.

 

***

Trong chuyến viếng thăm châu Âu lần thứ nhất của tôi năm 1973, tôi có danh dự được gặp gở một tâm hồn lớn của thế kỷ 20, triết gia Sir Karl Popper. Giống như tôi, Popper đã một lần là người tị nạn – từ quê hương Vienna (thủ đô Áo quốc) trong thời kỳ Quốc xã – và trở thành một trong những người chỉ trích khúc chiết nhất chủ nghĩa độc tài toàn trị. Vì vậy chúng tôi tìm thấy nhiều điểm chung. Popper đã là một ông già khi tôi gặp ông, hơn bảy mươi tuổi, với đôi mắt sáng và tuệ trí sắc bén tuyệt vời. Tôi có thể đoán ông mạnh mẽ thế nào trong thời trai trẻ từ niềm đam mê mà ông ta cho tôi thấy khi chúng tôi thảo luận vấn đề về những chế độ độc đoán. Trong cuộc gặp gở này, Popper đã lo lắng hơn về mối đe dọa lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản, hiểm họa của những hệ thống chính trị độc tài, những thử thách trong việc bảo vệ tự do cá nhân, và biện pháp duy trì một xã hội cởi mở hơn mà ông quan tâm trong việc khám phá những vấn đề gắn liền với những mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo. Nhưng chúng tôi đã thật sự thảo luận về những vấn đề liên quan đến tính logic của khoa học.

 

Tiếng Anh của tôi lúc ấy không khá như bây giờ, và thông  dịch viên của tôi thì cũng không thiện nghệ lắm. Không giống như khoa học thực nghiệm, triết học và tính logic đòi hỏi thảo luận nhiều hơn nhiều. Như một kết quả, có lẽ tôi lợi lạc ít hơn từ cơ hội gặp gở với Popper hơn là tôi đã có được như những cuộc gặp gở với những nhân vật nổi tiếng như David Bohm và Carl von Weizsacker. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu một tình bạn, và tôi đã lại gặp ông bất cứ khi nào tôi đến Anh quốc, kể cả một cuộc thăm viếng đáng nhớ vào năm 1987 để uống trà ở nhà ông tại Kenley thuộc Surrey. Tôi có một sự yêu mến đặc biệt với bông hoa và vườn tược, đặc biệt là hoa lan, và Huân tước Karl rất tự hào trong việc dẫn tôi đi thăm một vòng trong khu vườn và ngôi nhà xanh đáng yêu của ông. Qua lần này, tôi đã khám phá sự ảnh hưởng của ông trong triết học khoa học lớn như thế nào, và đặc biệt về vấn đề tính logic của khoa học.

 

Một trong những đóng góp chính của Popper là việc làm sáng tỏ vai trò tương đối của lý luận về quy nạp và suy luận trong giả thiếtchứng minh những giả thuyết khoa học. Bằng phương pháp quy nạp, chúng ta muốn xây dựng một sự khái quát  hóa từ một loạt những thí dụ quan sát thực nghiệm. Nhiều kiến thức hàng ngày của chúng ta về những mối quan hệ nhân và quả là quy nạp; thí dụ, trên căn bản của việc quán sát lập đi lập lại về sự tương giao giữa khói và lửa, chúng ta thực hiện một sự khái quát hóa rằng nơi nào có khói thì nơi ấy lửa. Suy luận là một tiến trình ngược lại, thực hiện từ tri thức của những sự thật tổng quát đến những quán sát đặc thù. Thí dụ, nếu biết rằng tất cả những xe hơi sản xuất ở châu Âu sau 1995 chỉ sử dụng xăng không chì, khi nghe rằng một chiếc xe nào đó được làm năm 2000, thì có thể suy ra rằng  nó phải sử dụng xăng không chì. Dĩ nhiên, trong khoa học những hình thức này phức tạp hơn nhiều, đặc biệtsuy luận, vì nó liên hệ đến việc sử dụng những phép toán học hiện đại.

 

Một trong những lãnh vực lý luận nơi mà Phật giáo và khoa học khác nhau là ở vai trò của suy luận. Những gì phân biệt khoa học với Phật học hầu hết ở trong sự áp dụng lý trí là việc sử dụng những lý luận toán học phức tạp thâm sâu phát triển cao độ. Phật giáo, giống như tất cả những triết lý cổ truyền khác của Ấn Độ, một cách lịch sử vẫn rất cụ thể trong việc sử dụng logic của nó, bởi đó mà luận lý không bao giờ được tách khỏi một phạm vi đặc thù. Trái lại, lý luận toán học của khoa học cho phép một trình độ trừu tượng rộng lớn, vì rằng tính hiệu lực hoặc vô hiệu của một tranh luận có thể được quyết định hoàn toàn trên căn bản sự chính xác của một phương trình. Vì vậy, trong một ý nghĩa thì sự khái quát hóa có thể đạt được qua toán học ở một trình độ khả dĩ cao hơn nhiều so với những hình thức logic truyền thống. Đưa ra sự thành công đáng kinh ngạc của toán học như vậy nên không cần hỏi tại sao một số người tin rằng những quy luật của toán học là tuyệt đối và rằng toán học là ngôn ngữ thật sự của thực tại, thuộc bản chất của chính tự nhiên.

 

Một khác biệt nữa giữa khoa học và Phật giáo như tôi thấy chúng nằm trong những gì cấu thành một giả thuyếtgiá trị. Ở đây cũng vậy sự phác họa của Popper về phạm vi của một vấn đề khoa học nghiêm túc tiêu biểu cho một tuệ giác lớn. Đây là luận thuyết khả chứng ngụy tính của Popper[2] vốn tuyên bố rằng bất cứ luận thuyết khoa học nào phải chứa đựng trong nó những điều kiện trong điều mà nó có thể được thấy là sai. Thí dụ, luận thuyết cho rằng Thượng Đế tạo ra thế giớithể không bao giờ là một vấn đề khoa học bởi vì nó không chứa đựng một sự giải thích về những điều kiện mà trong nó luận thuyết có thể được chứng minh là sai. Nếu chúng ta lấy tiêu chuẩn này một cách nghiêm túc, thế thì nhiều vấn đề gắn liền với sự tồn tại của con người chúng ta, chẳng hạn như đạo đức, thẩm mỹ, và tâm linh, vốn ở bên ngoài phạm vi của khoa học. Ngược lại, lãnh vực của thẩm tra trong Phật giáokhông giới hạn mục tiêu. Nó cũng bao gồm thế giới kinh nghiệm chủ quan cũng như vấn đề của những giá trị. Nói cách khác, khoa học đối diện với những sự kiện thực nghiệm nhưng không với siêu hình họcđạo đức, trái lại với Phật giáo, việc thẩm tra bình phẩm cả ba thứ này là thiết yếu.

 

Luận thuyết khả chứng ngụy tính của Popper âm hưởng với một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng trong truyền thống triết học Phật giáo Tây Tạng của tôi. Chúng ta có thể gọi đây là “nguyên tắc phạm vi phủ định.” Nguyên tắc này tuyên bố rằng có một sự khác biệt căn bản giữa điều “không tìm ra” và điều “thấy là không tồn tại”. Nếu tôi tìm kiếm điều gì đó và thất bại trong việc tìm ra nó, điều này không có nghĩa là thứ tôi đang tìm không tồn tại. Không thấy một thứ gì đó không giống như việc thấy sự không tồn tại của nó. Nhằm để có sự trùng  khớp nhau giữa việc không thấy một thứ gì đó và việc thấy sự không tồn tại của nó, thì phương pháp của việc tìm kiếmhiện tượng được tìm kiếm phải tương xứng. Thí dụ, không thấy một con bò cạp trên trang sách ta đang đọc là chứng cứ đầy đủ rằng không có con bò cạp trên trang giấy. Vì nếu đã có con bò cạp trên trang giấy, thì nó phải thấy được với mắt thường. Tuy nhiên, không thấy a xít trên trang giấy được in thì không giống như việc thấy rằng trang giấy là không có a xít, bởi vì để thấy a xít trong trang giấy ta đòi hỏi phải có những khí cụ khác hơn là cặp mắt thường mà thôi. Thêm nữa, triết gia thế kỷ 14 Tsongkhapa tranh luận rằng có một sự phân biệt tương tự giữa thứ bị phủ định bởi lý luận và thứ không được khẳng định bởi lý luận, cũng như giữa thứ không thể đứng vững với sự phân tích phê bình và thứ bị đánh đổ bởi một sự phân tích như vậy.

 

Những sự phân biệt phương pháp luận này có thể dường như khó hiểu, nhưng chúng có thể có những sự gia tăng đáng kể cho sự thông hiểu của ta về phạm vi phân tích của khoa học. Thí dụ, sự kiện khoa học không từng chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế không có nghĩa là Thượng Đế không tồn tại đối với những người thực hành trong một truyền thống hữu thần. Giống như thế, chỉ vì khoa học không từng chứng minh bên kia bóng tối của sự nghi ngờ về sự tái sanh không có nghĩa luân hồi là không thể có. Trong khoa học, sự kiện rằng cho đến nay chúng ta không tìm thấy sự sống ở bất cứ hành tinh nào nhưng chính chúng ta không chứng minh rằng sự sống không tồn tại ở nơi nào khác.

                          

Thế nên đến giữa những năm 1980, trong vô số cuộc du hành của tôi từ Ấn Độ, tôi đã gặp gở nhiều nhà khoa học và triết gia về khoa học và đã tham dự trong nhiều cuộc thảo luận khác nhau với họ, cả công cộng và riêng tư. Một số này, đặc biệt vào lúc đầu, không có kết quả lắm. Ở Moscow một lần, vào lúc cao trào của Chiến Tranh Lạnh, tôi đã có một cuộc gặp gở với một số nhà khoa học nơi mà sự thảo luận của tôi về thức đã gặp sự tấn công tức thời về khái niệm của tôn giáo về linh hồn, thứ mà họ nghĩ là tôi ủng hộ. Ở Úc Đại Lợi, một nhà khoa học đã mở màn sự trình bày của ông với một tuyên bố không thân thiện thế nào ấy về vấn đề ông đã hiện diện ở đấy để bảo vệ cho khoa học như thế nào nếu có bất cứ sự tấn công về nó từ tôn giáo. Tuy nhiên, năm 1987 được đánh dấu một thời kỳ quan trọng trong sự dấn thân của tôi với khoa học. Đây là năm mà hội nghị về Tâm ThứcĐời Sống lần thứ nhất xảy ra tại nơi thường trú của tôi ở Dharamsala.

 

Cuộc gặp gở được nhà thần kinh học người Chi Lê, Francisco Varela, một giáo sư ở Paris, và thương gia Hoa Kỳ Adam Engle tổ chức. Varela và Engle đến với tôi và đề nghị rằng họ sẽ tập họp một nhóm những nhà khoa học từ những môn khoa học khác nhau, những người đồng cảm với tinh thần của đối thoại và chúng tôi dấn thân trong một cuộc thảo luận mở và riêng tư không chính thức, sẽ kéo dài một tuần. Tôi đã nắm ngay lấy ý tưởng ấy. Đó là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi rất nhiều về khoa học và để tìm ra những khám phá và tiến trình mới nhất trong tư duy khoa học.Tất cả những người tham dự từ cuộc gặp gở lần đầu tiên vô cùng hào hứng vì tiến trình đã được tiếp tục cho đến ngày nay, với một cuộc gặp gở một tuần mỗi năm.

 

Tôi đã gặp Varela ở tại một hội nghị ở Áo quốc. Trong cùng năm, tôi đã có cơ hội để gặp riêng ông với tôi, và chúng tôi đã bắt đầu một tình bạn tức thời. Varela là một người mảnh khảnh với đôi kính và nói năng rất dịu dàng. Ông phối hợp một tâm tư tế nhị và logic với biểu lộ cực kỳ trong sáng, vốn làm cho ông là một vị thầy xuất chúng. Ông đã tiếp nhận triết lý Phật giáo và truyền thống quán chiếu Phật giáo rất nghiêm túc, nhưng trong những trình bày của ông thì ông phát biểu tư duy hiện hành trong xu thế chủ đạo của khoa học, không cầu kỳ và trong một cung cách không thành kiến. Tôi không thể nói thế nào cho hết lòng tri ân của tôi đối với Varela và Engle và cũng như với Barry Hershey, người vô cùng hào phóng đã cung cấp phương tiện để đưa các nhà khoa học đến Dharamsala. Tôi đã được giúp đở trong những cuộc thảo luận này bởi hai thông dịch viên năng lực, học giả Phật giáo Hoa Kỳ Alan Wallace và người phiên dịch của tôi là Thupten Jinpa.

 

Trong hội nghị Tâm ThứcĐời Sống lần mở màn này, tôi đã được phơi bày lần đầu tiên một giá trị lịch sử trọn vẹn của việc phát triển tính logic khoa học ở phương Tây.Với phần quan tâm đặc thù của tôi là ý tưởng chuyển đổi mô hình – đó là, những thay đổi nền tảng trong thế giới quan của một nền văn hóa và những tác động của nó trên tất cả những khía cạnh của sự thấu hiểu khoa học. Một thí dụ cổ điển đã xảy ra vào đầu thế kỷ 20 từ vật lý cổ điển của Newton đến tính tương đối và cơ học lượng tử. Khởi đầu, ý tưởng chuyển đổi mô hình xảy ra như một cú sốc với tôi. Tôi từng thấy khoa học như một cuộc tìm kiếm nhẫn tâm cho sự thật tối hậu của thực tại, mà trong ấy những khám phá mới thể hiện những bước tiến trong kiến thức lớn mạnh của tập thể con người trên thế giới. Mục tiêu lý tưởng của tiến trình này sẽ là chúng tathể đạt đến giai đoạn cuối cùng của kiến thức toàn diệnhoàn thiện. Bây giờ tôi đã nghe rằng có những yếu tố chủ quan liên hệ trong sự xuất hiện của bất cứ mô hình đặc thù nào và rằng vì thế có những cơ sở cho sự thận trọng trong việc nói về một thực tại khách quan trọn vẹn mà nhờ nó khoa học cho chúng ta lối vào.

 

Khi tôi nói chuyện với những nhà khoa học và triết học cởi mở của khoa học, rõ ràng rằng họ có một sự thấu hiểu sâu sắc về khoa học và một sự công nhận về những giới hạn của tri thức khoa học. Cùng lúc, có nhiều người, cả những nhà khoa học và không khoa học, những người dường như tin rằng tất cả những khía cạnh của thực tại phải và sẽ nằm trong phạm vi của khoa học. Sự thừa nhận đôi khi làm như thế này, như những sự tiến triển của xã hội, khoa học sẽ tiếp tục tiết lộ những sai lầm trong những tin tưởng của chúng ta – một cách đặc biệt là những niềm tin tôn giáo – vì thế một xã hội thế tục được giải thoát khỏi sự mê tín cuối cùngthể hiện ra. Đây là một quan điểm được chia sẻ bởi những người thuộc chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít, như tôi đã khám phá trong những lần giao thiệp của tôi với những lãnh tụ Trung Cộng trong những năm 1950 và trong những khóa học tập tư tưởng Mác xít ở Tây Tạng. Trong quan điểm này, khoa học được nhận thức như bác bỏ nhiều tuyên bố của tôn giáo, chẳng hạn như sự tồn tại của Thượng Đế, ân huệ của trời, và linh hồn vĩnh cửu. Và trong phạm vi của nhận thức này bất cứ thứ gì không được khoa học chứng minh hay khẳng định là sai lầm hay vô nghĩa thế nào ấy. Những quan điểm như vậy là những sự giả thiết triết học phản chiếu những kẻ chấp thủ thành kiến siêu hình của họ một cách có hiệu quả. Giống như chúng ta phải tránh chủ nghĩa giáo điều trong khoa học, thì chúng ta phải bảo đảm rằng tâm linhtự do với những giới hạn như vậy.

 

Khoa học đối diện với khía cạnh ấy của thực tạikinh nghiệm con người mà nó tự góp phần với một phương pháp đặc thù của thẩm tra chấp nhận được với sự quán sát thực nghiệm, định lượng và đo lường, có thể lập lại, và xác minh liên đới – hơn là một người có thể phải nói, “Vâng, tôi cũng thấy như vậy. Tôi cũng có cùng những kết quả.” Vậy nên những nghiên cứu khoa học chính thốnggiới hạn với thế giới vật chất, kể cả thân thể con người, những thiên thể, năng lượng có thể do lường, và những cấu trúc hoạt động như thế nào. Những khám phá thực nghiệm đã phát sinh trong cung cách này hình thành căn bản cho những thử nghiệm xa hơn và cho những khái quát hóa vốn có thể kết hợp vào trong cấu trúc rộng lớn hơn của kiến thức khoa học. Điều này có hiệu quả với mô hình hiện tại của những gì cấu thành khoa học. Rõ ràng, mô hình này không và không thể bàn hết tất cả những khía cạnh của thực tại, đặc biệt trong bản chất tồn tại của con người. Thêm nữa trong thế giới khách quan của vật chất, mà khoa học là bậc thầy của sự khám phá, ở đó tồn tại thế giới chủ quan của những cảm giác, cảm xúc, tư tưởng và những giá trị và những nguyện vọng tâm linh căn cứ trên chúng. Nếu chúng ta xử sự lãnh vực này như nó không có vai trò cấu thành trong sự thấu hiểu của chúng ta về thực tại, thì chúng ta sẽ đánh mất sự phong phú trong sự tồn tại của chính chúng ta và sự thấu hiểu của chúng ta không thể toàn diện. Thực tại, kể cả sự tồn tại của chính chúng ta, là vô cùng phức tạp hơn nhiều so với chủ nghĩa duy vật khoa học khách quan cho phép.

 

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, August 8, 2017


[1] VE Day, đánh dấu ngày chiến thắng của phe Đồng Minh ở Âu châu, 8 tháng 5 năm 1945.

[2] Luận điểm khả phản bác – theo Làng Đậu (the Popperian falsifiability thesis)



#15
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết
Thông điệp của Einstein dành cho các thế hệ tương lai

“Hãy nghĩ rằng những điều tuyệt diệu mà các em được làm quen ở trường là thành quả của nhiều thế hệ, được tạo dựng nhờ khát vọng hăng say với nhiều nỗ lực từ mọi nơi trên thế giới”.

einstein-picture-chalkboard.jpg

“Hy vọng một ngày kia thế hệ các em sẽ khiến thế hệ chúng tôi phải hổ thẹn” – Albert Einstein.

Hầu như tất cả mọi người đều nghĩ giáo dục là một trong những điều quan trọng nhất đối với con người. Tuy thế, còn có điều quan trọng hơn. Đó là học tập.

Học tập là một thái độ chủ động tiếp nhận thông tin và kiến thức – để phục vụ cho nhu cầu hiểu biết của bản thân; còn giáo dục là một trong những biện pháp truyền đạt và đối tượng thụ hưởng sẽ tiếp thu một cách thụ động thông tin đó. Như vậy, thực ra với người học, việc học tập cần được chú trọng hơn giáo dục.

Trong khi tìm hiểu về Einstein, chuyên mục Đọc chậm cuối tuần tìm thấy một trích dẫn, trong đó ông nói: “Tôi không bao giờ dạy học sinh của mình; tôi chỉ thử cung cấp cho các em những điều kiện mà ở đó các em có thể học được” (“I never teach my pupils; I only attempt to provide the conditions in which they can learn”.)

Tinh thần tôn trọng con người của Einstein – đặc biệt với những người đang tích cực học tập, lao động và ứng xử với thế giới xung quanh bằng tình thân ái – sẽ tiếp tục được tìm hiểu trong trích đoạn dưới đây.

Dưới đây là trích đoạn “Thế giới như tôi thấy” với sự đồng ý của NXB Tri Thức – đơn vị giữ bản quyền tiếng Việt. Dịch giả Đinh Bá Anh dịch từ bản gốc tiếng Đức.

***

 

GỬI CÁC EM HỌC SINH NHẬT BẢN (Năm 1923)

Khi tôi gửi tới các em – những học sinh Nhật Bản – lời chào này, là tôi có quyền đặc biệt để làm thế đấy nhé. Bởi đích thân tôi đã tới thăm đất nước Nhật Bản xinh đẹp của các em; tôi đã nhìn thấy những thành phố, những ngôi nhà, những ngọn núi và những cánh rừng; đã thấy ở đó những cô bé, cậu bé Nhật Bản nuôi dưỡng tình yêu quê hương mình. Trên bàn làm việc của tôi luôn đặt một cuốn sách lớn đầy những họa phẩm màu của trẻ em Nhật Bản.

Khi các em ở nơi xa xôi ấy đón nhận lời chào của tôi, các em hãy nghĩ rằng, phải ở thời đại chúng ta, con người từ nhiều quốc gia khác nhau mới có thể tiếp xúc với nhau một cách vui vẻ và hiểu biết,trong khi trước đây các dân tộc ở đâu sống đó, không hiểu biết, thậm chí sợ hãi hoặc thù ghét lẫn nhau. Mong rằng tình huynh đệ hiểu biết giữa các dân tộc ngày càng được bám rễ bền chặt! Trong tinh thần ấy, ông già này xin gửi lời chào tới các em – những học sinh Nhật Bản ở nơi xa xôi, và hy vọng một ngày kia thế hệ các em sẽ khiến thế hệ chúng tôi phải hổ thẹn.

***

Bài phát biểu trước các em học sinh dưới đây được Einstein công bố chính thức trong lần xuất bản đầu tiên của cuốn “Mein Weltbild”, Amsterdam, 1934.

THẦY VÀ TRÒ

Các em học sinh thân mến!

Tôi vui mừng được thấy các em tụ hội về đây ngày hôm nay, tuổi trẻ vui tươi của một đất nước đầy nắng ấm và an lành.

Hãy nghĩ rằng những điều tuyệt diệu mà các em được làm quen ở trường là thành quả của nhiều thế hệ, được tạo dựng nhờ khát vọng hăng say với nhiều nỗ lực từ mọi nơi trên thế giới. Tất cả được trao vào tay các em như phần gia tài thừa kế, để các em đón nhận, trân trọng, tiếp tục trau dồi và một ngày kia, trung thành trao lại vào tay con cháu các em. Bằng cách đó, những con người trần thế chúng ta sẽ trở thành bất tử trong những thành quả để lại, những thành quả mà chúng ta cùng nhau tạo dựng.

Nếu các em luôn nghĩ tới điều đó, các em sẽ tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và trong nỗ lực của mình. Các em cũng sẽtìm được thái độ ứng xử đúng đắn với các dân tộc và các thời đại khác.



#16
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết
Tầm nhìn đa tầng về lịch sử Đại Việt thời Lý-Trần

11/04/2019 08:51 - Momoki Shiro - tiasang.com.vn

Suốt hơn ba mươi năm nay, tôi say mê nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nhất là giai đoạn Lý-Trần. Nhưng tài liệu nghiên cứu về thời Lý-Trần không thể nói là phong phú. Cho nên, một mặt tôi đã cố gắng đọc lại thật kỹ nguyên văn của các tài liệu quen thuộc (Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, An Nam chí lược…) song song với việc khai thác tài liệu mới (tài liệu khảo cổ và văn khắc cũng như tài liệu nước ngoài, nhất là của Trung Quốc), mặt khác, tôi đã tìm mọi cách học tập và áp dụng những lý luận và tầm nhìn mới như khu vực học và sử học toàn cầu. Dưới đây tôi xin nêu lên một số vấn đề đáng chú ý về lịch sử thời Lý-Trần khi phân tích dưới quan điểm Sử học toàn cầu (như đã giới thiệu trong kỳ trước [Tia Sáng, số 6 năm 2019]).

 

Anh-1_1.jpg
Trần Nhân Tông và con trưởng Trần Anh Tông trong bức tranh Trúc Lâm Đại sĩ Xuất sơn Đồ. Năm 1293, Anh Tông được truyền ngôi Hoàng đế để Nhân Tông lên làm Thái Thượng hoàng. Chế độ hai vua (thượng hoàng và hoàng đế) ở nhà Trần và nhà Đinh, cũng như việc mẹ con cùng thi hành chủ quyền tối cao của nhà Lý đều có ý nghĩa ‘phân tán sự rủi ro’ của cơ chế mandala vốn thiếu tính ổn định. Nguồn: wikipedia.


Kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn

 

Lịch sử khai phá các vùng đồng bằng và quá trình phát triển của xã hội nông thôn trong giai đoạn Lý-Trần rõ ràng là một đề tài rất cần phân tích theo tầm nhìn khu vực và địa phương với lý thuyết về xã hội tiểu nông kiểu Đông Á. Trên đồng bằng sông Hồng, dân số đã tăng lên ngay từ thời Lý, chủ yếu ở các trung tâm nông nghiệp cổ ở vùng trung du và châu thổ cổ (old delta) và sự khai phá các vùng đầm lầy (back swamp) - châu thổ mới (young delta) - cồn cát duyên hải được triều đình và hoàng tộc nhà Trần đẩy mạnh từ thế kỷ XIII (Sakurai Yumio 1987b). Bất chấp sự can thiệp của nhà nước chuyên chế thời Lê Sơ và sự phát triển của thế lực địa chủ-cường hào sau thế kỷ XVI, cộng đồng làng xã tiểu nông phát triển rất mạnh trong giai đoạn sơ kỳ cận đại. Đó là hiện tượng giống Nhật Bản, mặc dù ở miền Bắc Việt Nam hiện tượng ‘chia đều cái nghèo’ (shared poverty) có vẻ xuất hiện phổ biến hơn.

Vấn đề chế độ ruộng đất cũng là đề tài đáng xem xét lại với tầm nhìn khu vực và địa phương. Khi tìm hiểu chế độ ruộng công, chúng ta cần xem lại tài liệu một cách chính xác. Không tài liệu nào chứng minh rằng có ruộng đất thuộc quyền sở hữu làng xã trước khi nhà Lê cấp ruộng đất cho các làng trong phạm vi toàn quốc nhằm mục đích khôi phục nền kinh tế-xã hội đã bị phá hủy nặng nề sau cuộc xâm lược của nhà Minh và chiến tranh giải phóng đất nước kéo dài trong hai thập kỷ (Sakurai Yumio 1987a). Trong hơn 40 bản văn khắc thời Lý-Trần ghi về ruộng đất, không thấy từ công điền, trong khi quan điền có xuất hiện nhưng nhiều khả năng biểu thị ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý. Mà thêm vào đó, chúng ta cần chú ý nhiều hơn đến thuật ngữ dân điền.

Ở Trung Quốc sau thời Đường, công điềnquan điền đều chỉ ruộng đất do nhà nước trực tiếp sở hữu – còn phàm ruộng đất do tư nhân làm chủ thì gọi là dân điền1. Dù Cao Ly (Triều Tiên) và Nhật Bản (thời Heian-Kamakura) tiếp thu các thuật ngữ thời Đường, dân điền lại được coi là ruộng công vì quyền lợi của nông dân còn yếu ớt trước nhà nước. Tại đó, sự phân biệt giữa ‘công’ và ‘tư’ không phản ánh quyền sở hữu mà phản ánh quyền hưởng hoa lợi (tô) của ruộng đất.

Công điền thời Lý-Trần rất có thể cũng bao gồm cả dân điền (nhà nước thu tô) vì quyền lợi yếu ớt của nông dân cày cấy (không khác mấy so với địa vị nô tỳ: như quy định số lượng thóc nộp vào năm 1242 – mỗi 1 mẫu thu 100 thăng – bằng số thóc nộp của hoành nô). Trong khi đó ruộng đất tư nhân có quyền hưởng tô được gọi là tư điền: Vì thế mà An Nam chí lược chép rằng “nông thương [của tư nhân] không thu lương thuế.”

 

Quá trình hình thành vương triều phụ hệ

 

Sự hình thành của vương triều phụ hệ ở Đại Việt trước thời Trần cũng là đề tài tôi từng phân tích với tầm nhìn toàn cầu và khu vực. Chính quyền Đại Việt thế kỷ X mang tính chất mandala2 được xây dựng trên cấu trúc gia đình song hệ, ở đó sự kế thừa ngôi báu theo phụ hệ không được bảo đảm. Nhưng nguy cơ can thiệp của Trung Quốc mỗi khi xảy ra kế ngôi một cách không hòa bình (như trường hợp vụ ám sát cha con Đinh Bộ Lĩnh) đã khiến truyền thống kế ngôi theo phụ hệ dần hình thành một cách nhân tạo. Quá trình này bắt đầu từ đời Lý trước khi diễn ra biến đổi xã hội theo chiều hướng phụ hệ-gia trưởng (tương tự Nhật Bản trong thế kỷ VII-XI). Nói chung, xu hướng biến đổi toàn xã hội như thế này chỉ phổ biến ở các xã hội Đông Á trong thiên niên kỷ thứ hai, và muộn hơn ở các xã hội Đông Nam Á không tiếp thu văn minh Trung Hoa.

Trong thời Lý, ba vị vua đầu tiên là người đàn ông lớn tuổi có đủ năng lực và uy tín, nhưng từ đời Nhân Tông trở về sau, liên tục xuất hiện hiện tượng vua còn nhỏ được hoàng thái hậu nhiếp chính (không nhất thiết phải là vợ chính của vua trước, nhưng nắm được chính quyền với tư cách là mẹ đẻ của vua trẻ). Cùng thời kỳ đó, các hoàng thái hậu Bắc Tống cũng có sức mạnh chính trị lớn. Đáng chú ý là trường hợp hoàng thái hậu vẫn có sức mạnh chính trị lớn sau khi vua đã lớn như Linh Nhân Thái hậu (Ỷ Lan Phu nhân) thời Nhân Tông, Cảm Thánh Thái hậu thời Anh Tông, và Đàm Thái hậu thời Huệ Tông. Có lẽ nhằm mục đích bảo vệ mình và con, các bà hoàng thái hậu hay liên kết với người đứng đầu cấm quân, như Linh Nhân Thái hậu với Lý Thường Kiệt và Cảm Thánh Thái hậu với Đỗ Anh Vũ. Hành động đó có vẻ giống sự liên kết của Dương Thái hậu (vợ của Đinh Bộ Lĩnh) với Lê Hoàn, nhưng các hoàng thái hậu thời Lý quyết không lấy chồng mới (khác trường hợp Dương Thái hậu đã lấy Lê Hoàn) nên không gây ra sự thay đổi vương triều. Kết quả là hình thức kế thừa trực hệ của ngôi báu được duy trì lâu dài và tránh được can thiệp Trung Quốc.

Nhà Trần lại nổi tiếng về chế độ hôn nhân đồng tộc trong dòng họ phụ hệ để tránh sự khống chế ngôi báu của ngoại tộc, bất chấp sự tranh giành quyền lực trong dòng họ dễ xảy ra. Nhật Bản vào thế kỷ VII và thế kỷ XI, và Cao Ly vào thế kỷ XI cũng thực hiện hôn nhân đồng tộc để củng cố vương quyền. Chế độ thượng hoàng cũng góp phần vào việc củng cố phương thức kế thừa trực hệ và dòng họ phụ hệ - tương tự như Nhật Bản vào thế kỷ XI-XIV và Nam Tống vào thế kỷ XII. Cũng như trường hợp các nước đó, vai trò phụ nữ họ Trần (nhất là của hoàng thái hậu, quốc mẫu là mẹ hoàng hậu, trưởng công chúa là chị của hoàng đế) trong chính trị, kinh tế, tôn giáo v.v. cũng không thể coi thường. Chế độ hai vua (thượng hoàng và hoàng đế) ở nhà Trần và nhà Đinh, cũng như sự mẹ con cùng thi hành chủ quyền tối cao của nhà Lý đều có ý nghĩa ‘phân tán sự rủi ro’ của cơ chế mandala vốn thiếu tính ổn định. Hiện tượng này là tương tự trường hợp các vương triều Đông Nam Á khác (Majapahit trong thế kỷ XIV-XV, Siam và Campuchia trong giai đoạn sơ kỳ cận đại…).

 

Nguy cơ toàn diện trong thế kỷ XIV

 

Như điểm lại trên, nước Đại Việt từ thế kỷ X đến thời Lý-Trần từng bước phát triển và ổn định trong mọi mặt. Nói theo thuật ngữ của học giả Mỹ Lieberman mà tôi đã giới thiệu số trước thì nước Đại Việt giai đoạn đó đã thành công trong xây dựng ‘chính quyền hiến chương’. Nhưng đến thế kỷ XIV, đã xuất hiện thay đổi cơ bản trong xã hội Đại Việt và bối cảnh quốc tế của nó. Chính quyền hiến chương của Đại Việt bị giải thể trong bế tắc và nguy cơ toàn diện. Tính chất của biến đổi và nguy cơ này, cũng như chiều hướng cải cách sau đó cũng đáng xem xét với tầm nhìn đa tầng.

Thiên tai liên tục như hạn hán năm 1315, 1324, 1326, 1343, 1348, 1355, 1358…; lũ lụt năm 1310, 1319, 1320, 1333, 1336, 1338, 1348, 1351, 1352, 1355, 1359, 1360…; nạn đói năm 1310, 1333, 1354… rõ ràng phản ánh sự thay đổi khí hậu trong phạm vi toàn cầu, tức là sự bắt đầu của thời kỳ Tiểu Băng hà3, sau mấy thế kỷ có khí hậu ấm áp (khí hậu ấm áp Trung Đại).

Trong hoàn cảnh đó, xã hội nông thôn đã thay đổi như thế nào? Chúng ta có thể suy đoán điều đó (với cả tầm nhìn địa phương) qua tài liệu văn khắc. Về thời Lý trở về trước, phần lớn văn khắc được quý tộc và chùa Phật cho khắc ít nói về ruộng đất. Nhưng thời Trần có 37 văn khắc (trong đó 34 chiếc được khắc vào thế kỷ XIV) ghi về ruộng đất và các thứ tài sản khác, phần lớn như tài sản được cúng tiến cho nhà chùa. Bên cạnh sự cúng tiến quy mô lớn được ghi chép trong Thanh Mai viên thông tháp bi (khắc năm 1362) của sư Pháp Loa, nhiều văn khắc ghi chép sự cúng tiến quy mô nhỏ (hay gồm mảnh ruộng dưới 1 diện tức mẫu). Chủ cúng tiến gồm không ít đàn bà (không nhất thiết là đàn bà góa chồng).

Chủ cúng tiến hay có danh hiệu thư gia hoặc thư nhi (công việc như thư ký) và thị vệ nhân (lính bảo vệ cung điện), hoặc đội trưởng của những người đó là hỏa đầu. Có đàn bà có danh hiệu dưỡng mẫu (công việc chăm sóc con cháu quý tộc?). Phải chăng đó là những người thuộc tầng lớp trên trong làng xã? Những người rõ ràng có địa vị thấp như sở dịch nhân cũng xuất hiện như là người cúng tiến – nhiều khả năng họ lợi dụng sự phục vụ của mình với nhà nước để lấy cả tư điền lẫn dân điền mình cày cấy làm tài sản riêng để có thể cúng tiến cho nhà chùa. Quyền lợi cầu phúc qua cúng tiến không còn được lớp quý tộc độc chiếm nữa. Đó là bằng chứng trong tôn giáo về sự nâng cao địa vị xã hội của dân làng. Biểu hiện khác của địa vị xã hội nâng cao này chính là phong trào chống lại vương hầu của lớp nô tì-đầy tớ sau những năm 1330, sự kiện được ghi chép trong chính sử. Trước sự tiến lên của dân làng, nhà nước cuối thế kỷ XIV phải công nhận dân điền là tư điền, và trên đó nhà nước chỉ thu tô rất nhẹ (mỗi mẫu 3 thăng). Sau sự thay đổi phạm trù này, nguồn tài chính nhà nước phải dựa vào công điền (một phần nhà nước trực tiếp quản lý)  và tiền sưu dịch khá nặng (thuế đinh đời sau), trong khi bản thân tư điền chỉ bị đánh thuế sau thế kỷ XVIII.

Địa vị được nâng cao của toàn thể dân làng xã chắc phản ánh sự phát triển của sức sản xuất nhờ có khí hậu thuận lợi và sự nghiệp khai phá các vùng đồng bằng trong các thế kỷ trước, nhưng phát triển đó kèm theo sự tăng trưởng dân số nhanh chóng. Quy mô nhỏ hẹp của ruộng đất được cúng tiến nhiều khả năng phản ánh chiều hướng thu hẹp của quy mô canh tác-sở hữu. Vì một khi khí hậu trở nên bất lợi, thiên tai liên tục thì rối loạn xã hội (gồm cả tranh chấp ruộng đất) là điều tất yếu. Sự cúng tiến có thể là biện pháp cuối cùng của người dân để hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền cày cấy của mình bằng cách đặt dưới sự bảo hộ của nhà chùa.


Anh-3.jpg
Hai đại biểu của tư tưởng Nho giáo tại Đại Việt và Triều Tiên trong thế kỷ XIV: Chu Văn An và An Hyang (An Hướng). Cuối thời Trần, cũng như Triều Tiên cuối Cao Ly – đầu Choson là thời kỳ diễn ra quá trình suy thoái của Phật Giáo, cùng với các cải cách của lớp nho sĩ trên cơ sở tầng lớp tiểu nông đang lên – với cải cách Hồ Quý Ly hay cải cách của phái Sinjinsadaebu (Tân tiến sĩ đại phu) là ví dụ. Nguồn: wikipedia.


Môi trường chính trị khu vực trong thế kỷ XIV cũng gây khó khăn cho nước Đại Việt. Ở phía Bắc, nhà Minh gia tăng sức ép hòng xây dựng lại bá quyền toàn cầu do đế chế Mông Cổ thiết lập trước đó (dù dựa trên các hình thức Trung Hoa). Biên giới phía Nam chịu sự tấn công liên tục của Chiêm Thành (Champa) trong những năm 1370-80. Tính chất ‘tranh giành thiên hạ’ của cuộc chiến Đại Việt – Champa cũng được phản ánh trong chính sử: Khi vua Champa Chế Bồng Nga đánh vào năm 1390, người Nghệ An (Nghệ Tĩnh ngày nay) có thái độ thần phục với hai phía, trong khi người Tân Bình và Thuận Hóa (Bình-Trị-Thiên ngày nay) phần lớn theo Chiêm4. Vị trí địa-chính trị của từng địa phương một cũng cần được tìm hiểu cụ thể bằng tầm nhìn địa phương. Chẳng hạn, vị trí giao điểm giao thông Nam-Bắc (Đại Việt-Champa) và giao thông Đông-Tây (biển Đông-vùng Trường Sơn giáp Lào) của Nghệ An đã ảnh hưởng đến thái độ chính trị-quân sự của nó như thế nào?

Những chuyển biến cơ bản của lịch sử Đại Việt trong giai đoạn Lý-Trần rõ ràng là một bộ phận không thể thiếu được của lịch sử toàn cầu – và vẫn còn nhiều vấn đề đáng nghiên cứu kỹ.

Mặt khác, tầm nhìn mạng lưới tộc người cũng cần thiết khi phân tích hoạt động của các cộng đồng người phân bố trong phạm vi nhiều nước như người Chăm, Thái-Lào, Hoa v.v. trong thời kỳ biến đổi ấy.

Khủng hoảng chính trị và đường lối cải cách thời cuối Trần cũng cần phân tích với tầm nhìn khu vực. Hoàng tộc nhà Trần vốn dựa vào sức lao động lệ thuộc và uy tín Phật giáo từ những năm 1330 đã mất dần sức mạnh chính trị và quân sự. Chế độ hôn nhân đồng tộc và thượng hoàng-hoàng thái hậu đã mất hiệu quả sau khi Trần Minh Tông (năm 1357) và vợ là hoàng thái hậu Hiền Từ (1369) mất. Những rối loạn sau đó đã đưa Hồ Quý Ly là đại diện ngoại tộc lên cầm quyền sau đời Nghệ Tông (lên ngôi năm 1370). Cũng thời kỳ đó là sự xuất hiện của lớp nho sĩ trên cơ sở lớp tiểu nông đang lên. Các nho sĩ và Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách mọi mặt, và ý thức đất nước-thần thoại-lịch sử phù hợp với xã hội mới cũng được các nho sĩ (như Phạm Sư Mạnh và Hồ Tông Thốc) tạo ra. Những cải cách đó bị thất bại dưới cuộc xâm lược của nhà Minh, nhưng đã tạo ra tiền đề cho các cải cách thời Lê Sơ. Quá trình suy thoái của Phật Giáo và cải cách của nho sĩ cũng xảy ra ở Triều Tiên từ cuối thời Cao Ly (Koreo) đến đầu triều Lý (Yi/ Choson).

 

Kết luận và đề xuất

 

Những chuyển biến cơ bản của lịch sử Đại Việt trong giai đoạn Lý-Trần rõ ràng là một bộ phận không thể thiếu được của lịch sử toàn cầu – và vẫn còn nhiều vấn đề đáng nghiên cứu kỹ. Rõ ràng nét đặc sắc của Việt Nam không được hình thành từ chân không, tính sáng tạo của dân tộc Việt Nam không được phát huy trên giấy trắng. Với tầm nhìn đa tầng của phương pháp lịch sử toàn cầu, chúng ta có thể làm sáng tỏ hơn cái độc đáo của lịch sử Đại Việt thời Lý-Trần.

Để tiếp tục nâng cao sự hiểu biết về lịch sử thời Lý-Trần và góp phần xứng đáng vào nghiên cứu lịch sử toàn cầu, tác giả có hai đề xuất. Thứ nhất, các nhà nghiên cứu hãy tăng cường sự trao đổi và cung cấp thông tin cho giới khoa học thế giới. Thứ hai, cần xây dựng nền ‘Hán học Mới’ không mang tính chất ‘Đại Hán’ nhằm phục vụ cho sự phát triển hơn nữa của bản thân sử học Việt Nam và cả sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Đông Á. Với đóng góp toàn cầu và khu vực như thế, tác giả chắc rằng giới sử học Việt Nam sẽ có thể phát huy tiểm năng của mình một cách toàn diện.

-----

Tài liệu tham khảo

Momoki Shiro (2011). Chusei Daietsu kokka no seiritsu to henyo (Sự thành lập và biến đổi của quốc gai Đại Việt trong giai đoạn Trung Đại), NXB ĐH Osaka.

Momoki Shiro (2019). “Cách tiếp cận mới của phương pháp sử học toàn cầu và một số vấn đề lý luận sử học”, Tia Sáng, số 06, 20/3/2019. Tr. 39-42.

Sakurai Yumio (1987) a. Betonamu sonraku no keisei (Sự hình thành của làng xã Việt Nam), Tokyo: Sobunsha.

Sakurai Yumio (1987) b. “Betonamu Koga deruta no kaitakushi”, Watabe Tadayo (chủ biên), Ine no Ajia-shi 2 (Lịch sử khai phá đồng bằng sông Hồng), trong cuốn Lịch sử châu Á lúa nước tập 2, Tokyo: Heibonsha. Tr. 235-276.

--------

Chú thích:

1Sau này dân điền được đổi thành tư điền để tránh tên húy Đường Thái Tông (Lý Thế Dân).

2 Mandala là mô hình quyền lực chính trị phân tán tồn tại trong lịch sử Đông Nam Á (O. W. Wolters 1999). Vì các cơ chế hành chính và luật pháp chưa phát triển, sự hưng thịnh và suy vong của nhà nước phụ thuộc vào uy tín cá nhân cao thấp của vua trong các lĩnh vực quân sự, tôn giáo, kinh tế...

3 Sakurai Yumio (1989) còn chỉ ra ảnh hưởng của kỹ thuật đắp đê thô sơ có lẽ khiến nạn lụt dễ xảy ra hơ.?

4 Toàn thư cũng chép rằng vào năm 1390, khi được dâng đầu Chế Bồng Nga, Trần Nghệ Tông nói rằng: “Ta với Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ, như vậy là thiên hạ đã định rồi.”



#17
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết
Đinh Bộ Lĩnh: Huyền thoại và lịch sử

22/08/2013 10:21 - tiasang.com.vn

Những chi tiết về cuộc đời ấu thơ của Đinh Bộ Lĩnh là một ví dụ tiêu biểu cho việc đan xen giữa huyền thoại và lịch sử.

Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư) trước nay vẫn được coi là bộ chính sử quan trọng nhất đối với các nhà sử học, văn hóa học,… Tính chính sử của nó được coi như cái mác bảo hành cho những gì ghi chép bên trong. Song do tình trạng thiếu khuyết tư liệu trầm trọng, mà văn bản này đã sưu tập không ít những huyền thoại, thần tích trong dân gian. Điều đó có thể hiểu được trong bối cảnh “văn - sử - triết bất phân”, là nơi chủ thể văn hóa không quan tâm, hoặc không thể phân biệt được ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học. Điều nguy hiểm là ở chỗ, trong suốt thế kỷ XX và cho đến tận ngày nay, tư duy huyền thoại ngày càng lấn át tư duy sử học trong đời sống người Việt. Chúng ta đánh đồng huyền thoại và lịch sử. Ở một số trường hợp cụ thể, chúng ta “làm sử” chỉ là kéo dài cách nghĩ của từ vài trăm năm trước. Nói cách khác đó là lối làm sử “hậu phong kiến”.

Một ví dụ tiêu biểu cho việc đan xen giữa huyền thoại và lịch sử là chi tiết về cuộc đời ấu thơ của Đinh Bộ Lĩnh. Toàn thư ghi như sau: Xưa, cha của vua là Đinh Công Trứ làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, được Đình Nghệ giao giữ chức quyền Thứ sử châu Hoan, sau theo về với Ngô Vương, vẫn được giữ chức cũ, rồi mất. Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hằng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: “Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn”. Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan, cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương1.

Đoạn trích trên lâu nay vẫn được coi như một sử liệu nguyên khối và khả tín. Chưa thấy nhà nghiên cứu nào tiến hành giám định sử liệu, hay cao hơn phê phán sử liệu cho trường hợp này. Trong thế kỷ XX, hình tượng chú bé mồ côi, chăn trâu không chỉ dừng lại ở sách sử mà nó đã được chuyển hóa vào đời sống của người Việt hiện đại. Người ta tiếp tục bồi đắp để xây dựng thành một huyền thoại “cờ lau dựng nước”. Những tác phẩm nghệ thuật xuất hiện trong nhiều năm qua khai thác chủ để này là những minh chứng cụ thể. Phải kể đến hai bức tranh dân gian Đông Hồ: một bức là hoạt cảnh Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu có hai trẻ cầm cờ lau hộ giá, một bức là cảnh Đinh Bộ Lĩnh được rồng che chở khi bị ông chú Đinh Dự truy sát. Chúng ta còn biết đến cuốn tiểu thuyết lịch sử “Cờ lau dựng nước” (2001) của nhà văn Ngô Văn Phú2, “Hoàng Đế cờ lau” (2010) của Nguyễn Khắc Triệu3, truyện tranh cho thiếu nhi “Đinh Bộ Lĩnh” (2000) trong bộ tranh truyện lịch sử Việt Nam4, truyện lịch sử “Vạn Thắng Vương (Đinh Bộ Lĩnh)” (2000) của Lữ Giang5, truyện tranh “Cờ lau tập trận” (1999) trong bộ “Truyện xưa đất Việt” (24 tập) của Tạ Chí Đông Hải6...

Để giám định tính khả tín của đoạn sử liệu trên, chúng ta ít nhất phải có những sử liệu độc lập soi chiếu. Chúng tôi muốn nhắc đến đoạn sau đây trong sách Tục tư trị thông giám trường biên của Lý Đảo (1115- 1184) ghi: “Trước, Dương Đình Nghệ làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, sai Nha tướng Đinh Công Trứ nhiếp Hoan châu Thứ sử. Công Trứ chết, con Bộ Lĩnh nối chức ấy. Khi đó, Bộ Lĩnh cùng con là Liễn cùng thống soái ba vạn người đánh phá bọn Xử Bình, đất ấy mới yên, bèn tự lập làm Vạn Thắng Vương, lấy Liễn làm Tĩnh Hải tiết độ sứ.”7

Sách Văn hiến Thông khảo của sử gia Mã Đoan Lâm (1254 - 1324) đời Tống ghi: “Trước, Dương Đình Nghệ lấy Nha tướng Đinh Công Trứ giữ chức Hoan châu Thứ sử, và Ngự phiên Đô đốc. Bộ Lĩnh con của Công Trứ vậy. Khi Công Trứ chết, Bộ Lĩnh nối các chức ấy. Đến đây, Bộ Lĩnh cùng con là Liễn đem binh đánh bại bọn Xử Bình, tặc đảng tan vỡ, cảnh nội đều yên, dân ơn đức ấy bèn suy Bộ Lĩnh làm Giao Châu soái, hiệu là Đại Thắng Vương).”8

Sách An Nam chí lược của Lê Trắc ghi: “Cuối đời Ngũ Đại, Đình Nghệ đi trấn Giao Châu, lấy Công Trứ quyền Thứ sử Hoan Châu. Trước đây, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Bộ Lĩnh về với Ngô Quyền, Quyền nhân khiến Công Trứ về nhiệm chức cũ. Khi Công Trứ mất, Bộ Lĩnh kế tập chức cha.”9

Điều đáng chú ý là thời gian định bản của các sử liệu trên xuất hiện trước Toàn thư từ hai đến năm thế kỷ10. Nguyễn Danh Phiệt trong “Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước” đã chứng minh rằng không hề có chuyện Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ bé. Theo cách tính của Nguyễn Danh Phiệt, Đinh Công Trứ mất khi Đinh Bộ Lĩnh quãng từ 15 đến 20 tuổi11. Vậy, việc “nối cha giữ chức Thứ sử Hoan Châu và Ngự phiên Đô đốc” có thể sẽ xảy ra vào quãng năm 940 đến 944, khi Đinh Bộ Lĩnh từ 15 đến 20 tuổi. Keith Weller Taylor cũng dựa vào sử liệu nhà Tống mà đoán định rằng Đinh Bộ Lĩnh giữ chức Thứ sử Hoan - Ái vào thời Bình Vương Dương Tam Kha ở ngôi12. Trong khi Nguyễn Danh Phiệt phủ nhận việc Đinh Bộ Lĩnh nối chức cha bằng các truyền thuyết và sử liệu dân gian, thì chúng tôi cho rằng, quãng tuổi từ 15 - 20 là quãng tuổi hoàn toàn có thể nhậm chức trong thời xưa theo phép tập ấm.

Những thông tin này rất quan trọng. Từ đây, có thể nhận định rằng: (1) Đinh Bộ Lĩnh không phải trẻ mồ côi, mà chỉ mất cha quãng thời thanh niên. (2) Đinh Bộ Lĩnh là con của danh gia vọng tộc, con của quan chức cao cấp nhà Ngô. (3) Khi cha mất, ông có khả năng được tập ấm các chức Thứ sử Hoan Châu, Ngự phiên Đô đốc. Như nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã lý giải rằng, Đinh Bộ Lĩnh đã bị mất chức mà phải trở về nguyên quán là động Hoa Lư có lẽ vì liên quan đến thế lực Dương Tam Kha. Trở về Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh hẳn đã vấp phải những mâu thuẫn quyền lực trong nội bộ gia tộc mà câu chuyện hai chú cháu Đinh Dự - Đinh Bộ Lĩnh đánh lẫn nhau là một kiểu trầm tích lịch sử được hóa thạch trong truyền thuyết như Toàn thư đã ghi. Từ cái lõi lịch sử này, dân gian nhiều đời đã xây dựng nhiều huyền thoại khác nhau. Đại Việt sử ký tiền biên còn sưu tầm một huyền thoại ngộ nghĩnh hơn, rằng Đinh Dự muốn giết cháu bởi vì Đinh Bộ Lĩnh đã dám giết lợn nhà để khao đám trẻ chăn trâu14. Đến đây, nhìn lại những ghi chép trong Toàn thư, ta sẽ thấy các chuyện “mồ côi cha từ bé”, “cùng bọn trẻ chăn trâu ngoài đồng”, “cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử”, “hai con rồng vàng hộ vệ vua”… đều là những chuyện sáng tác của đời sau, ít nhất là vào thế kỷ XV- thời Lê sơ - sau thời của Đinh Bộ Lĩnh quãng 500 năm.

Huyền thoại là những câu chuyện kể huyền hoặc hoang đường, là một thể loại của văn học dân gian, tức nó là một sản phẩm “hư cấu”. Trái lại, lịch sử là một sản phẩm “thực cấu” của quá trình thu thập thông tin, nhận thức, xử lý thông tin và tư duy sử học. Cái LỊCH SỬ TUYỆT ĐỐI là toàn bộ tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, là cái đích mà nhà sử học muốn hướng đến. Nó là cái đích không tưởng, vì sẽ không bao giờ có thể tri nhận nó một cách tuyệt đối - toàn diện, mà chỉ có thể tiệm cận đến nó một phần nào đó. Tuyệt vọng trước cái bất khả toàn tri ấy, dân gian đã sáng tác ra các huyền thoại để lấp đầy những nhu cầu về sự hiểu biết. Tham vọng trước cái bất khả toàn tri ấy, nhà sử học buộc phải tiến hành các thao tác tư duy trên những mảnh vụn chắp vá của sử liệu. Nhưng trớ trêu thay, có những lịch sử đã trở thành huyền thoại, và cũng có những huyền thoại chưa bao giờ là lịch sử!

------------------

1 Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 1. Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.209, tr.211.

2 Ngô Văn Phú. 2001. Cờ lau dựng nước. NXB Kim Đồng. Hà Nội.

3 Nguyễn Khắc Triệu. 2010. Hoàng đế cờ lau. NXB Văn học. Hà Nội.

4 2000. Đinh Bộ Lĩnh. Tranh: Tạ Huy Long. Lời: Kim Đồng soạn theo “Đại Việt sử ký toàn thư”. NXB Kim Đồng. Hà Nội.

5 Lữ Giang. 2000. Vạn Thắng Vương (Đinh Bộ Lĩnh). Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh. Tp. HCM.

6 Tạ Chí Đông Hải. 1999. Cờ lau tập trận. NXB Giáo dục. Hà Nội.

7 Nguyên văn: : “始楊庭藝為静海節度使遣牙將丁公著攝驩州刺史公著死子部領繼之於是部領與其子璉同帥兵三萬人擊破處玶等境内以安遂自立為萬勝王以璉為静海節度使” [(Tống) Lý Đảo. Tục tư trị thông giám trường biên. Đài Loan thương vụ. Đài Bắc Thị. Dân quốc 72. q.314-322]

8 Nguyên văn: “先是楊廷藝以牙將丁公著攝驩州刺史兼禦蕃都督部領即其子也公著死部領繼之至是部領與其子璉率兵擊敗處玶等賊黨潰散境内安堵部民德之乃推部領為交州帥號曰大勝王” [(Nguyên) Mã Đoan Lâm. Văn hiến thông khảo. Đài Loan thương vụ. Đài Bắc thị. Dân quốc 72. q.610-616.] Xem thêm (Nguyên) Thoát Thoát (soạn), Dương Gia Lạc (chủ biên). Tống sử. “Trung Quốc học thuật loại biên”. Đỉnh Văn thư cục. Đỉnh Văn Thư cục. Đài Bắc thị. Dân Quốc 69 (1980). Phần Liệt truyện. Q.488. p.14058.]

9 Lê Trắc.( 1335). An Nam chí lược. Mạnh Nghị Trần Kinh Hòa dịch (1960, tb 2002). NXB Thuận Hóa- Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây. Huế. Tr.227.

10 Sử liệu này được biên soạn trong nhiều thế kỷ, vết tích sớm và chắc chắn nhất là từ thế kỷ XV tới văn bản cuối là vào năm 1697.

11 Nguyễn Danh Phiệt. 1990. Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước. NXB KHXH. H. tr.55.

12 K. Taylor. 1983. The Birth of Vietnam. University of California Press. P.277.

13 Ngô Thì Sĩ (soạn), Ngô Thì Nhậm (tu đính). 1800 (khắc in). Đại Việt sử ký tiền biên. Bắc Thành học đường tàng bản. Ký hiệu A2/2-7. Lê Văn Bảy, Dương Thị The, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa (dịch), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). NXB KHXH.H.1997. tr.152.


#18
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Một kiến giải lịch sử về truyền thuyết Lạc Long Quân giúp người Việt

Nguon: Redsvn.net

Trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, khi chia tay Đức Âu Cơ và các con, Đức Long Quân đã căn dặn rằng: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”.

tien1-1510308901767.jpg

Trong các câu chuyện dân gian, mỗi khi dân tộc Việt Nam gặp nguy khốn, Đức Long Quân lại ra tay giúp đỡ. Và thế là dân tộc Việt Nam chuyển nguy thành an, sống cuộc đời an cư lạc nghiệp. Nhưng đâu là sự thực của sự giúp đỡ đó?

Xin bàn luận về vấn đề này để chúng ta có dịp hiểu sâu sắc hơn về suy nghĩ của cha ông ta trong quá khứ.

Diệt quái, dạy dân, lấy vợ, chống giặc

Trước khi kết duyên với Đức Âu Cơ và sinh ra trăm con Bách Việt, theo nhiều tài liệu, Long Quân là vị vua của vùng đất Lĩnh Nam với tên tục là Sùng Lãm.

Khi lên làm vua, Long Quân đã có nhiều chiến công hiển hách như diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và đẩy lùi sự xâm lược của Đế Lai đến từ phương Bắc.

Ngoài các chiến công đó, Long Quân còn có công dạy cho người dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ và đề ra quy tắc ứng xử cha con, vợ chồng…

Công đầu của Đức Long Quân là đã để lại cho con cháu Bách Việt của mình những tiền đề để thành lập một quốc gia độc lập và tự chủ như sau:

Thứ nhất, việc đẩy lùi cuộc xâm lược của Đế Lai đã bảo vệ được vị thế của những cư dân bản địa ở vùng đất Lĩnh Nam và tạo ra sức mạnh vượt trội về quân sự của cư dân vùng đất này đối với các cư dân ở những vùng đất xung quanh.

Thứ hai, việc Đức Long Quân đi tuần du khắp nơi, tiêu diệt các “loài quái vật” thực chất là việc khai hoang, san rừng lấp bể để mở rộng cương vực của những cư dân bản địa vùng Lĩnh Nam. Đây là một tiền đề quan trọng để thiết lập đúng nghĩa về cương vực một quốc gia.

Thứ ba, việc Long Quân lấy Âu Cơ, người phương Bắc và sinh con đẻ cái đã tạo ra sự giao thoa, học hỏi văn hóa giữa các vùng miền, phá vỡ tính cục bộ địa phương của từng bộ lạc. Rồi việc “phân chia” con cái thực chất là phân chia các cư dân theo địa vực cư trú, một “dấu hiệu” của Nhà nước. Dù chỉ là hình thức sơ khai nhất: phân chia giữa miền núi và miền biển.

Chính vì vậy nên đến khi người con cả Long Quân trưởng thành, Nhà nước Văn Lang đã có đủ điều kiện để ra đời và theo truyền thuyết thì truyền được 18 đời Hùng Vương.

Khuyên vua Hùng

Theo nhiều tài liệu văn học dân gian, khi giặc Ân xâm lược nước Văn Lang, Lạc Long Quân đã “khuyên” vua Hùng thứ sáu nên cho sứ giả đi khắp nước để tìm người kỳ tài ra cứu nước.

Và người đó chính là Tháng Gióng, người anh hùng nhổ tre đánh giặc, đánh lùi giặc Ân, đem lại thái bình và lạc nghiệp cho cư dân Văn Lang.

Sự việc này tất nhiên là một huyền thoại. Tuy nhiên, chúng ta nên đặt ra một câu hỏi: Tại sao dân gian lại “cho phép” Đức Long Quân hiện thân và thực hiện điều đó?

Đầu tiên, việc Đức Long Quân hiển linh, báo mộng cho vua Hùng nghĩa là người Văn Lang lúc này đã thịnh hành về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Và việc tin vào quỷ thần báo mộng hoặc gieo quẻ đoán việc khi đó đã trở nên phổ biến trong lòng xã hội Văn Lang. Điều này là một sự hiển nhiên khi Nhà nước Văn Lang vẫn rất sơ khai và vị thế lẫn quyền lực của các vua Hùng vẫn chưa được chuyên chế hóa.

Câu chuyện Mai An Tiêm dám nói “của biếu là của lo, của cho là của nợ” khi vua Hùng đãi ngộ là một ví dụ điển hình. Khi vua chưa chuyên chế thì tội “khi quân phạm thượng” đã không được áp dụng tối đa để áp chế lòng người.

Đổi lại, vai trò của thấy cúng, thầy pháp là rất to lớn trong tín ngưỡng và lòng tin của người dân. Và việc sử dụng thần linh để tạo ra quyền lực cho Nhà nước sơ khai là một “dấu hiệu” quan trọng trong thời kỳ này.

Giúp Thục Phán

Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt: An Dương Vương định đô, xây thành; chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; mối tình bi thương của Mỵ Châu – Trọng Thuỷ… Nhưng vì quá chú ý đến những tình tiết này nên ít ai lưu tâm đến “vai trò” của hình tượng Đức Long Quân trong đó.

Theo truyền thuyết thì thần chính là người sai Kim Quy giúp vua xây thành Cổ Loa để định đô và chế “nỏ thần” để chống giặc.

Việc Long Quân giúp An Dương Vương xây thành, chế “nỏ thần” nên nhìn nhận như thế nào cho hợp lý?

Chắc hẳn Thục Phán là một người rất toan tính khi đã vay mượn hình tượng Long Quân để trấn áp sự phản kháng của cư dân Văn Lang trong việc xây Loa thành và cai trị đất nước.

Việc thành Cổ Loa “xây rồi lại sập” nhiều lần, không phải là do nhà Thục không đủ kĩ thuật mà có thể là do người dân Văn Lang cũ bất phục tùng nên phá hoại khi phải phục dịch xây dựng cung điện cho một bộ tộc khác. Và dù Thục Phán là anh hùng đánh bại quân Tần thì vẫn không thể xua tan tâm lý “bài ngoại” của cư dân Văn Lang vốn còn lưu giữ chế độ thị tộc rất sâu sắc. Thục Phán là thủ lĩnh ngoại tộc bị nhà Tần dồn đuổi mới chạy xuống vùng đất Văn Lang và đã cướp ngôi vua của Hùng Vương thứ mười tám. Những cuộc chiến đã diễn ra giữa hai bên Hùng – Thục được miêu tả rất nóng bỏng và sinh mạng của người Văn Lang đã bị tàn hại rất nhiều.

Việc Loa thành không thể xây dựng thành công cũng vậy. Thực tế là kĩ thuật xây thành của nhà Thục rất điêu luyện và công phu. Kiến trúc kiên cố của Loa Thành sau này với hàng vạn mũi tên đồng tìm được là những ví dụ điển hình. Chính vì vậy nên mới có chuyện Thục Phán phải đăng đàn với trời đất để cầu thánh thần phù trợ. Việc nhà Thục tung tin rằng Long Quân sai Kim Quy đến giúp sức xây thành, cho lẫy làm “nỏ thần” chính là một thủ thuật gây “nhiễu” tâm lý của lao dịch người Văn Lang trước khi sử dụng bạo lực áp chế họ xây thành và cai trị họ. Chúng ta có từng suy nghĩ là chiếc “nỏ thần” vào thuở ban đầu do tướng Cao Lỗ làm ra chính là thứ vũ khí để áp chế dân chúng trước khi chống Triệu Đà không? Chính vì nền tảng quyền lực như vậy nên Thục Phán mới đa nghi với nhân dân nhưng lại hòa hiếu với Triệu Đà để đến nỗi mất nước. Thậm chí đến con gái mình cũng xem là “giặc”. Một sự bao biện đến kinh hoàng.

Tuy nhiên, xé lớp màn sương huyền hoặc đi thì ta sẽ có một kết luận thú vị rằng: Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, một vị vua ngoại tộc đã cai trị quốc gia dựa vào niềm tin thánh thần của dân tộc khác và đã tỏ ra thành công trong buổi ban đầu.

Sau này, người Mông Cổ là một thí dụ điển hình của thủ đoạn chính trị này. Áp chế được các dân tộc khác bằng quân sự, chính trị nhưng lại phải sử dụng văn hóa của các dân tộc đó để dễ bề cai trị.

Trao kiếm Thuận Thiên

Việc Đức Long Quân “trao” kiếm Thuận Thiên cho Lê Lợi cũng có nhiều điều khiến chúng ta băn khoăn suy nghĩ không kém.

Vào thời gian nhà Minh chiếm đóng Đại Việt, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn, Thanh Hóa để chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Buổi đầu thế lực còn non yếu nên trước thế mạnh và khả năng tổ chức tốt của quân đội nhà Minh, nghĩa quân của Lê Lợi nhiều lần thất bại.

Do vậy, để tập hợp lực lượng và thu phục lòng dân, Lê Lợi buộc phải sử dụng đến sức mạnh thánh thần. Và sự thông minh của Lê Lợi là đã chọn Đức Long Quân làm “giá đỡ” cho tinh thần nghĩa quân đang rệu rã.

Cùng với sự “tự trị” của làng xã, sự chiến đấu bền bỉ và sự xuất hiện của các anh hùng cái thế thì dòng máu Lạc Hồng cũng là một yếu tố tạo nên sức mạnh phản kháng như bão táp của dân tộc Việt Nam trước mọi sự xâm lược đến từ bên ngoài.

Đọc truyền thuyết Hồ Gươm ta càng thấy rõ về điều này. Việc thanh kiếm Thuận Thiên không đến thẳng với Lê Lợi mà được chia làm hai phần: một lưỡi kiếm và một chuôi kiếm, rồi việc khi có thanh gươm thần, Lê Lợi đánh thắng liên tiếp quân Minh và việc “hoàn kiếm” cũng chứng tỏ sự tính toán đầy khôn ngoan của Lê Lợi trong việc tung các tin đồn để khích động sự quan tâm của xã hội vào vấn đề chung của đất nước.

Thứ nhất, việc bộ hạ Lê Thận kéo lưới “vô tình” được lưỡi gươm, Lê Lợi chạy giặc “vô tình” được chuôi kiếm đã khiến người dân và nghĩa quân tin chắc chắn rằng quân Lam Sơn đang được thần linh phù trợ.

Lịch sử có nhiều ví dụ tương tự để chứng minh. Như cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng ở Trung Quốc thời Đông Hán đã phát triển đến cả trăm vạn binh sĩ khi anh em họ Trương tung tin đồn “Trời xanh đã chết, trời vàng lên thay”. Hay như “bài thơ thần” Nam Quốc Sơn Hà tương truyền của Lý Thường Kiệt đã giúp nhà Lý đánh bại được quân xâm lược nhà Tống trong trận quyết chiến chiến lược.

Thứ hai, từ việc tung tinh đồn có Long Quân phù trợ, Lê Lợi và bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đã cố gắng đánh ăn chắc một số trận. Từ đó sẽ tạo ra tâm lý “bách chiến bách thắng” của nghĩa quân Lam Sơn khi sở hữu Thuận Thiên Kiếm. Điều này rất có lợi cho việc chiến đấu và quy tụ lực lượng của nghĩa quân.

Nói chung, đối với Lê Lợi thì việc sử dụng biểu tượng Đức Long Quân để nâng cao vị thế của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính là đã áp dụng thủ thuật “binh bất yếm trá”. Nghĩa là dùng mọi thủ đoạn để khôi phục quốc gia dân tộc.

Thứ ba, việc “hoàn kiếm” cũng là một thủ thuật chính trị mẫu mực của Lê Lợi. Là người đứng đầu một quốc gia dân tộc nên Lê Lợi phải tính toán để kết thúc hợp lý truyền thuyết do mình tạo ra. Nghĩa là, việc Long Quân cho thần Kim Quy nổi lên ở hồ Tả Vọng để đòi lại kiếm trước thuyền Rồng của vua thực chất chỉ là sự “hợp lý hóa” truyền thuyết Thuận Thiên Kiếm do Lê Lợi tạo ra.

Sự có trước có sau, đầu đuôi đều khớp như thế không những không làm lộ “sự thật” về Thuận Thiên Kiếm mà còn tăng thêm tính thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và uy tín của vương triều họ Lê.

Trong buổi đầu xây dựng chế độ, việc làm đó của Lê Thái Tổ đã tạo ra sự vững tin tuyệt đối của nhân dân vào vương triều. Điều này rất có lợi cho công cuộc ổn định và dựng xây lại đất nước.

Cuối cùng, qua tìm hiểu của chúng tôi, thanh kiếm Thuận Thiên của Lê Lợi và thanh Excalibur của vua Arthur nước Anh có nhiều điểm tương đồng đáng kinh ngạc. Nó cùng tượng trưng cho quyền và tính hợp pháp của nhà vua tương lai, cùng được một sinh vật sống dưới nước trao tặng, cùng quay trở về nơi nó xuất phát sau khi đã giúp người được trao tặng hoàn thành mục đích của mình.

Như vậy, không chỉ Lê Lợi mà nhiều vị vua cũng rất “thích” một truyền thuyết có lợi cho mình như thế. Đó chính là mẫu số chung của các nhà lãnh đạo mong muốn có sự chuyên chế và phục tùng để ổn định dân tâm, dân tình cho một đất nước còn đang có nhiều sự nhiễu nhương, bất ổn.

Theo NGUYỄN VĂN TOÀN / TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 15-04-2019 - 05:46


#19
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết
Trần Khát Chân và chiến công đánh tan quân Chiêm Thành

Đánh tan quân Chiêm Thành, cứu nhà Trần khỏi nguy cơ ngoại bang xâm chiếm, là chiến công hiển hách của danh tướng Trần Khát Chân.

Den-Lu-Giang.jpg

Đền Lừ ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, một nơi thờ danh tướng Trần Khát Chân.

Theo” Đại Việt sử ký toàn thư”, năm Kỷ Tỵ (1389), vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga lại dẫn quân tiến đánh kinh thành Thăng Long. Hồ Quý Ly chống cự nhưng trúng kế của giặc, nhanh chóng thất bại, thiệt hại nặng nề, phải bỏ chạy thục mạng.

Vua Chiêm Thành tử trận, giặc ngoại xâm tan vỡ

Lúc đó, Trần Khát Chân (1370-1399, người làng Hà Lãng, phủ Vĩnh Ninh, nay là xã Hà Lương, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), chỉ là quan võ cấp thấp, trẻ tuổi. Vì tình thế bí bách, thượng hoàng Trần Nghệ Tông buộc phải sai ông cầm quân Long Tiệp đánh trả.

Quân Trần xuất phát từ sông Lô, đến Hoàng Giang (Ninh Bình) gặp quân Chiêm Thành. Quan sát thấy địa hình khó tổ chức đánh trả, Trần Khát Chân bèn lui về giữ sông Hải Triều (Thái Bình).

Chế Bồng Nga cùng hàng tướng Trần Nguyên Diệu dẫn hơn trăm chiến thuyền đến dò xét cách bài binh bố trận của quân Trần.

Khi chiến thuyền Chiêm Thành chưa kịp ổn định hàng ngũ, tên thuộc hạ Ba Lậu Kê bị Chế Bồng Nga trách phạt, sợ bị giết, đã chạy sang trại quân Trần. Hắn chỉ vào chiến thuyền sơn màu xanh, nói với Trần Khát Chân đó là nơi Chế Bồng Nga ở.

Trần Khát Chân liền hạ lệnh cho quân sĩ nhả đạn thẳng vào thuyền vua Chiêm. Chế Bồng Nga trúng đạn chết ngay tại trận, quân địch tan vỡ. Trần Khát Chân sai giám quân Lê Khắc Khiêm về Thăng Long báo tin thắng trận.

Theo một số tài liệu lịch sử, lúc đó canh ba, thượng hoàng đang ngủ say, giật mình tỉnh giấc, ngỡ là quân giặc đã đánh vào tận ngự doanh. Sau biết tin thắng trận, vua vui mừng, cho gọi các quan đến. Trần Khát Chân được phong làm Long Tiệp Phụng Thần Nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu.

Thượng đẳng phúc thần

Trần Khát Chân thuộc dòng dõi của Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng – người có công đánh đuổi quân Nguyên xâm lược, nổi tiếng với câu nói: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Từ nhỏ, ông nổi tiếng ham học, có tiếng văn võ song toàn. Năm 1388, Trần Khát Chân thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ), được triều đình phong là tướng chỉ huy đội quân Long Tiệp.

Bấy giờ, triều Trần bắt đầu suy vi. Chiến tranh liên miên, khốc liệt với các lân bang, đặc biệt là Chiêm Thành, làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt. Các vua cuối triều Trần thời này không giỏi, thường bị quần thần lấn át. Chiến thắng của tướng Trần Khát Chân khiến cho quân Chiêm Thành phải lui binh nhưng cũng khó cứu vãn được sự sụp đổ của nhà Trần sau đó.

Quốc gia suy yếu, vua bất tài, Hồ Quý Ly ngày một chuyên quyền, mưu cướp ngôi của họ Trần ngày càng lộ rõ.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, mùa hè năm 1399, Hồ Quý Ly tổ chức hội thề trên đỉnh núi Đốn Sơn (Thanh Hóa), Trần Khát Chân và một số thân đảng tính chuyện ám sát, trừ hậu họa. Việc không thành, Trần Khát Chân, cùng phe cánh bị Hồ Quý Ly tiêu diệt, gia đình ông gặp họa lớn.

Dù không thể bảo vệ được cơ đồ nhà Trần, bản thân và gia đình bị sát hại, với những chiến công cùng tấm lòng trung nghĩa, ông được sử sách ca ngợi, xem là một trong những danh tướng tiêu biểu của triều Trần và nước Việt.

Các triều đại phong kiến về sau đều có sắc phong cho Trần Khát Chân và Trần Nguyên Hạng làm Thượng đẳng phúc thần.

Có tới 29 làng xã khác ở Thanh Hóa, kinh thành Thăng Long từng lập đền thờ ông. Tên Trần Khát Trân được dùng để đặt cho những con đường ở một số địa phương của nước ta.

.

Theo NGUYỄN THANH ĐIỆP / TRI THỨC TRỰC TUYẾN



#20
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết
Một số vấn đề về tư tưởng Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo.Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

074-6476.jpg

Nguồn: Lê Mạnh Thát. 1999. Trần Nhân Tông – Con người và tác phẩm. Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Bản điện tử: http://www.thuvienhoasen.org

Ngày nay, toàn bộ những tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữ lục ghi lại như “Thiền lâm thiết chủy ngữ lục”, “Thiền lâm thiết chủy hậu lục”, “Đại hương hải ấn thi tập”,” Tăng già toái sự” và “Thạch thất mị ngữ” hoàn toàn đã tán thất. Những gì còn lại chỉ gồm một số bài thơ, văn và ngữ lục được chép rải rác đó đây trong các tác phẩm Việt Nam về sau như Thánh đăng ngữ lục, Việt âm thi tập, Thiền tông bản hạnh, Tam tổ thực lục v.v. và một số các tác phẩm Trung Quốc như Thiên nam hành ký, Trần Cương Trung thi tậpv.v. Cho nên, việc nghiên cứu tư tưởng vua Trần Nhân Tông không phải dễ dàng gì.

Tuy nhiên, căn cứ vào những gì hiện còn được lưu lại, ta có thể phác họa sơ qua một số vấn đề mà vua Trần Nhân Tông đã từng quan tâm suy nghĩ.Thứ nhất, từ nhỏ vua Trần Nhân Tông đã quan tâm đến Phật giáo, nhưng khi lên nắm chính quyền, vấn đề đầu tiên là phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của tổ quốc. Vì thế, có thể dễ dàng thấy rằng vua Trần Nhân Tông phải tập trung suy nghĩ những vấn đề chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự của đất nước. Phải đưa ra được một sách lược tổng quát để có thể chiến thắng trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Việc chiến đấu với kẻ thù trong hai cuộc chiến tranh giữ nước năm 1285 và 1288 đã hoàn toàn thắng lợi, như đã trình bày ở trên. Thế thì, phương lược tổng quát chỉ đạo cho hai cuộc chiến tranh đó là gì? Câu trả lời tất nhiên là phải huy động mọi tiềm lực dân tộc cho cuộc chiến đấu. Nhưng tiềm lực dân tộc là gì và huy động làm sao?

Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lòng yêu nước của mọi người dân không phân biệt thành phần xã hội, tuổi tác, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc. Chính xuyên qua chủ trương này, mà ta thấy trong các đội quân tiến đánh quân Nguyên của vua Trần Nhân Tông có những người thuộc dòng dõi thân vương như Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tung…; có những người xuất phát từ dân thường như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái … ; nhưng cũng có những người là nô tỳ như Yết Kiêu, Dã Tượng; có những người còn rất trẻ như Trần Quốc Toản, nhưng cũng có những người rất già như các vị bô lão tham gia hội nghị Diên Hồng với tiếng hô “quyết chiến”; có những người thuộc các dân tộc thiểu số, như Hà Đặc, Hà Chương, có những đạo sĩ ngoại quốc như Hứa Tông Đạo, thậm chí có những người là tướng tá của kẻ thù như Trương Hiển… Có được một sự tập hợp rộng rãi các thành phần dân tộc khác nhau như thế phải xuất phát từ một chính sách đoàn kết rộng lớn.

Nhưng chính sách đoàn kết này chỉ có thể thực hiện được, khi người dân và người lãnh đạo đất nước có cùng chung một quyền lợi để bảo vệ và một đối tượng để chiến đấu. Trong lời Hịch gửi tướng lĩnh, sĩ quan và binh sĩ, Trần Hưng Đạo đã thay lời Trần Nhân Tông nói rõ điểm này: “Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có áo mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng tước, lộc ít thì ta cấp lương, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc ra quân thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi đám tỳ tướng, Ngột Lang đãi kẻ phụ tá, nào có kém gì? Nay các ngươi ngồi nhìn chúa nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn, làm tướng triều đình đứng hầu quân mọi mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết giận.

Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui. Có kẻ lấy việc đánh bạc làm thú. Có kẻ chăm lo vườn ruộng cung phụng gia đình. Có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước việc quân. Có kẻ ham trò săn bắn mà nhác tập công tập thủ. Có kẻ thích rượu ngon. Có kẻ mê hát nhảm. Nếu bất chợt giặc Mông thát tràn sang, thì cựa gà trống không đủ đâm thủng giáp giặc, mẹo cờ bạc không đủ làm mưu nhà binh, vườn ruộng giàu không đủ chuộc tấm thân ngàn vàng, vợ con lắm không đủ sung dụng việc nước, của cải nhiều không đủ mua được đầu giặc, chó săn khỏe không đủ đuổi được bọn thù. Rượu ngon không đủ để làm giặc say chết, hát hay không đủ để giặc điếc tai.

Lúc bấy giờ, chúa tôi nhà ta đều cùng bị bắt, đau xót biết chừng nào. Không chỉ thái ấp của ta bị mất, mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về kẻ khác; không chỉ gia quyến ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; không chỉ xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác dày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi bị kẻ khác bới đào; không chỉ thân ta kiếp này bị nhục dù đến trăm năm sau tiếng nhơ không rửa tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng”.

Trần Hưng Đạo đã vạch ra sự thống nhất quyền lợi giữa những người lãnh đạo đất nước và những người dân bình thường. Đây chính là cơ sở của sự đoàn kết toàn dân. Mọi người đều thấy mình có cùng chung một quyền lợi để chia sẻ và do thế phải được cùng nhau bảo vệ. Sự tồn tại của quyền lợi người này là điều kiện và tiền đề để cho quyền lợi người khác tồn tại. Quan hệ biện chứng với quyền lợi này đã xây dựng nên ý thức về sự cùng chung một đất nước, một cộng đồng để mến yêu. Và thực tế, yêu nước chính là yêu gia đình, cha mẹ, vợ con mình, là yêu phần mộ tổ tiên mình, là yêu không gian sông núi đất trời nơi mình đang sống. Có thể nói, Trần Hưng Đạo, lần đầu tiên bằng minh văn, đã chỉ ra rõ ràng những yếu tố tạo nên lòng yêu nước một cách khách quan và có thể hiểu được.

Chính xuất phát từ một nhận thức như thế, trong việc chuẩn bị cho hai cuộc chiến tranh cũng như sau khi hòa bình lập lại, vua Trần Nhân Tông, thông qua chính sách hành chíữnh cũng như qua bản thân cuộc sống của mình, đã thực hiện hàng loạt các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm xây dựng khối đoàn kết toàn dân ấy. Ta đã thấy vua có biện pháp phát triển đồng bộ nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp nhằm tạo cái ăn, cái mặc cho người dân. Vua Trần Nhân Tông giải quyết những vấn đề xã hội về tội phạm, về những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, để tạo nên một cuộc sống quan hệ xã hội thoải mái. Dưới thời vua Trần Nhân Tông, lần đầu tiên sử sách ta ghi lại việc đọc những chiếu chỉ triều đình không chỉ bằng tiếng Hán mà cả bằng tiếng Việt, tiếng nói hàng ngày của người Đại Việt thời bấy giờ, nhằm cho mọi tầng lớp người dân thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau có thể hiểu được nội dung những chính sách liên hệ đến số phận của họ.

Thực hiện tất cả những chính sách ấy, thực tế vua Trần Nhân Tông mới chỉ thể hiện vai trò một người lãnh đạo chính trị lý tưởng, mà nền Phật giáo thời Lý đã đúc kết nên thông qua bài viết của đại sư Giác Tính Hải Chiếu về danh tướng Phật tử Lý Thường Kiệt: “Ông bên trong thì sáng suốt khoan hòa, bên ngoài thì nhân từ giản dị. Cải tiến phong tục không sợ khó nhọc. Làm việc thì tiết kiệm, sai bảo dân thì ôn hòa, cho nên dân được nhờ cậy. Ông khoan hòa giúp đỡ dân chúng, cho nên được nhân dân kính trọng. Ông dùng oai vũ để diệt quân giặc. Ông đem lòng minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên ngục không quá lạm. Ông biết miếng ăn là trời của muôn dân, nghề nông là gốc của nhà nước, cho nên không làm lỡ thời vụ. Ông tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng đến cả người già ở nơi thôn dã, cho nên người già được yên ổn. Phép tắc của ông như thế, có thể gọi là cái gốc trị dân, cái thuật yên dân, có bao nhiêu điều tốt đều ở đấy cả”.

Không chỉ bằng lòng thực hiện các chính sách, mà ngay bản thân vua Trần Nhân Tông, trong cuộc sống hàng ngày của mình, cũng đã có những hành động thể hiện cụ thể một chính sách đoàn kết như thế. Ta đã thấy ĐVSKTT 5 tờ 61a4-8 ghi lại sự kiện “vua từng ngự chơi bên ngoài, giữa đường gặp gia đồng của các vương hầu, tất gọi rõ họ tên mà hỏi: ‘Chủ mày ở đâu?’ Răn bảo các vệ sĩ không được la đuổi. Khi về cung bèn gọi tả hữu bảo:

‘Ngày thường thì có tả hữu chầu hầu, tới khi quốc gia nhiều khó khăn thì chỉ bọn ấy có mặt thôi’. Bởi vì vua cảm tình sự hộ tùng của họ trong lúc loạn ly mà nói thế”.

Sự kiện này chứng tỏ vua Trần Nhân Tông không chỉ đánh giá cao những người lãnh đạo tài ba thuộc tầng lớp trên của xã hội, ngay cả những người dân thuộc tầng lớp thấp kém nhất, tầng lớp gia đồng, vua cũng có một đánh giá như thế. Tầng lớp này vào thời điểm ấy có thể không phải thuộc thành phần được học hành nhiều, có của cải khá, nhưng đối với sự tồn vong của quốc gia, họ vẫn có những đóng góp to lớn, thậm chí bằng chính cả xương máu của chính mình.

Đánh giá này của vua Trần Nhân Tông hình như có chung một cơ sở như khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói về người gia nô Yết Kiêu tại trận Nội Bàng, mà ta có dịp đề cập ở trên: “Ơi, chim hồng hộc có thể bay cao được, tất phải nhờ vào sáu trụ xương cánh. Nếu không có thì cũng như chim thường thôi”. Thời đại vua Trần Nhân Tông có lẽ là thời đại duy nhất trong lịch sử nước ta mà sự thủy chung có trước có sau, trong hoạn nạn cũng như trong vui sướng, đã được thể hiện rõ ràng và nhất quán. Nhà vua cần những người nô tỳ trong chiến tranh, thì sau chiến tranh, vua vẫn quan tâm đến cuộc sống của họ. Có thể chính sự quan tâm này, ngoài lý do an ninh, còn có lý do kinh tế làm cho vua Trần Nhân Tông lưu ý đến vùng Ô Mã và Việt Lý của Chiêm Thành.

Tuy viết sau thời vua Trần Nhân Tông gần cả trăm năm, An Nam Chí Nguyên đã nói tới tình trạng “xứ Giao Chỉ dân cư đông đúc, đất không đủ cày”. Và trước đó, vào năm 1266, vua Trần Thánh Tông đã cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu tập dân nghèo phiêu tán các địa phương làm nô tỳ để đi khai thác những vùng đất ruộng hoang hóa dọc theo các vùng biển, để lập các điền trang như ĐVSKTT 5 tờ 30a4-6 đã ghi:

“Mùa đông tháng 10 (năm Bính Dần, 1266) xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã và cung phi chiêu tập những người vô sản trôi dạt làm nô tỳ khai khẩn các ruộng hoang, lập làm điền trang, vương hầu có điền trang thực bắt đầu từ đây”.

Sự việc khai thác ruộng hoang như thế vào những năm 1266, đã chứng tỏ áp lực gia tăng dân số của Đại Việt đang trên đà phát triển. Và quá trình gia tăng dân số này có thể nói bắt đầu từ vua Lý Thánh Tông. Khi biết sáp nhập ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính vào bản đồ Đại Việt, đồng thời với việc thành lập thiền phái Thảo Đường. Thiền phái Thảo Đường ra đời là nhằm yểm trợ và thỏa mãn yêu cầu của việc sáp nhập vừa nói. Đây là một vòng phát triển dân số lẩn quẩn. Nước Đại Việt sau 50 năm thanh bình với những chính sách khuyến nông, khuyến thương và phát triển thủ công nghiệp đúng đắn của các vua Lý Thái Tổ (1010-1028) và Lý Thái Tôn (1028 – 1054) đã phát triển dân số nước mình tới một mức mà đất đai khai thác được đã đạt đến giới hạn của nó. Thế là cuộc chinh phạt mở rộng biên cương bắt đầu, mà đỉnh cao là việc sáp nhập ba châu vừa nói.

Thế nhưng khi đã sáp nhập được ba châu ấy, thì việc gia tăng dân số phải được khuyến khích hơn nữa cho công cuộc khai thác những vùng đất mới sáp nhập này. Vậy là việc gia tăng dân số phải được khuyến khích nhằm thỏa mãn yêu cầu ấy. Việc gia tăng dân số này ngay vào những năm 1266, vua Trần Thánh Tông đã cảm thấy áp lực của nó. Cho nên ta không ngạc nhiên khi 40 năm sau vua Trần Nhân Tông đã sáp nhập 2 châu Ô Mã và Việt Lý. Một lần nữa, việc sáp nhập này đã làm áp lực dân số giảm đi ở Đại Việt. Song vì yêu cầu của công cuộc khai khẩn vùng đất mới sáp nhập và để tạo cho nó một nền an ninh tương đối vững chãi, thì việc khuyến khích gia tăng dân số lại được đặt ra. Từ đó, giống như sự ra đời của thiền phái Thảo Đường, thiền phái Trúc Lâm ra đời để làm chỗ dựa cho công tác phát triển dân số của nó.

Ta sẽ thấy thiền phái này có ảnh hưởng mạnh mẽ song song với công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử thi cử Việt Nam, nó là thiền phái duy nhất đã được đưa vào chương trình thi đình của thời Lê sơ. Cụ thể là đầu đề bài thi đình năm Cảnh Thống Nhâm Tuất (1502), đề thi này có cả thảy 47 câu hỏi, câu hỏi thứ 15 đã đặt ra thế này: “Điều Ngự và Huyền Quang truyền đạo gì mà được thành Phật làm tổ?”. Lê Ích Mộc (1459 – ?) đã trả lời thế này: “Vả đem đời gần đây mà nói, về Thượng sĩ triều Trần thì có Tiêu Diêu, Tuệ Trung, Điều Ngự, Huyền Quang được pháp vô thượng, cho nên có thể gắn mình vào cảnh giới Di Đà, viết Thiền tông chỉ nam. Đó là cái đạo họ truyền lại vậy. Về sau ai hiểu được lẽ vô sinh, chứng tới thành niết bàn thì thành Phật làm tổ. Điều ấy cố nhiên là phải thôi”. Nhờ trả lời đề thi kiểu ấy, Lê Ích Mộc đã được lấy đỗ trạng nguyên.

Tư tưởng thiền phái Trúc Lâm như vậy đã trở thành một môn học chính quy và được các nhà vua thời Lê sơ quan tâm. Điều này nhìn từ phía mở rộng biên cương về phía Nam của dân tộc, ta thấy hoàn toàn dễ hiểu. Thiền phái Trúc Lâm ra đời là nhằm yểm trợ và thỏa mãn yêu cầu của chính sách Nam tiến của vua Trần Nhân Tông. Nhưng đến thời Lê sơ với những cuộc chinh phạt liên tục về phương nam, mà đỉnh cao là cuộc viễn chinh năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông cắm cột mốc phía Nam của tổ quốc trên núi Đá Bia ở Phú Yên, thì yêu cầu gia tăng dân số ngày càng mạnh mẽ. Chính quyền Đại Việt cần đủ số dân để khai khẩn những vùng đất mới sáp nhập và tư tưởng thiền phái Trúc Lâm thỏa mãn yêu cầu này của chính quyền Đại Việt.

Vậy là sau chủ trương và đường lối đoàn kết dân tộc cho sự nghiệp giữ nước, thì tư tưởng thiền phái Trúc Lâm cho sự nghiệp Nam tiến của dân tộc là một đóng góp khác của vua Trần Nhân Tông cho lịch sử tư tưởng Việt Nam. Như ta đã thấy tư tưởng thiền phái này bắt nguồn từ thiền phái Thảo Đường do vua Lý Thánh Tông thành lập. Nó do thế có thể nói là một nối dài hay đúng hơn là một phát triển cao hơn của thiền phái Thảo Đường, nếu không nói là một hóa thân của thiền phái này. Điều đáng tiếc là toàn bộ tư liệu về thiền phái Thảo Đường ngày nay đã hoàn toàn bị tán thất. Ta chỉ còn một bản tên duy nhất ghi lại thế thứ của dòng thiền này và được chép vào cuối sách Thiền uyển tập anh. Vì vậy, mọi bàn cãi về hệ tư tưởng của dòng thiền này tốt lắm thì cũng chỉ là những suy đoán, từ đó dễ đưa đến những nhận định thiếu cơ sở, đôi khi sai lầm.

Dẫu thế, chỉ nhìn vào bản danh sách tên những thiền sư của phái thiền này từ người đầu tiên là vua Lý Thánh Tông cho đến vị thiền sư cuối cùng là phụng ngự Phạm Đẳng, ta thấy trong 5 thế hệ truyền thừa, thế hệ nào cũng có các cư sĩ thiền sư hiện diện và hầu như toàn bộ đều là viên chức nhà nước, tức là vua và quan. Có thế hệ, cư sĩ thiền sư chiếm tuyệt đại đa số. Thí dụ thế thứ 5 có 4 người thì 3 người là vua và quan, đó là hoàng đế Lý Cao Tông, xướng nhi quản giáp Nguyễn Thức và phụng ngự Phạm Đẳng. Vậy nhìn vào bảng danh sách này, điểm đầu tiên đập vào mắt ta chính là sự có mặt nổi trội của các cư sĩ thiền sư. Điều này có nghĩa dòng thiền Thảo Đường là một dòng thiền thế tục, tức dòng thiền chủ yếu phục vụ cho những người có cuộc sống trần gian phải gánh vác.

Điểm thứ hai mà bản danh sách đó đập vào mắt ta là thành phần xã hội của những vị thiền sư thuộc dòng thiền thế tục này. Họ chủ yếu là vua và quan. Ngoài vua ra thì không nói như Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, những người còn lại phần lớn được ghi rõ tên họ thế tục và chức tước trại triều đình, mà cao nhất là chức thái phó, và thấp nhất là chức xướng nhi quản giáp, một chức do Lý Thái Tổ thiết lập vào năm 1025. Và chính cũng thành phần xã hội này của dòng thiền Thảo Đường đã làm cho nó phải hóa thân thành thiền phái Trúc Lâm, bởi vì không lẽ nào một dòng thiền Phật giáo lại chỉ dành riêng cho một giai tầng xã hội. Có lẽ đây là điểm hạn chế đã làm dòng thiền thế tục Thảo Đường mất đi tính hấp dẫn của nó đối với quảng đại quần chúng. Khi tách ra khỏi bộ phận quảng đại quần chúng này, dòng thiền Thảo Đường chắc không thể nào tồn tại, mà phải hoá thân vào một dòng thiền mới.

Dòng thiền mới này là Trúc Lâm Yên Tử.

Ta đã nói dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử có cội nguồn từ dòng thiền Thảo Đường. Nhưng để hình thành, dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử phải thu nhận không chỉ tinh hoa của quá khứ, mà còn tổng hợp được những cống hiến của thời đại mình. Ở trên, tại buổi giảng vào ngày mồng 9 tháng giêng nhuận năm Bính Ngọ (1306) vua Trần Nhân Tông đã cám ơn Vô Nhị Thượng Nhân và Tuệ Trung đại sĩ, là “ơn mưa pháp đã thấm tới cho cháu con được tắm gội”. Vô Nhị Thượng Nhân không ai khác hơn là vua Trần Thánh Tông như Thánh đăng ngữ lục cho ta biết. Còn Tuệ Trung đại sĩ thì chính là Tuệ Trung Trần Quốc Tung, người đã ấn chứng cho vua Trần Nhân Tông trong sự giác ngộ thiền, như chính vua đã ghi lại trong Thượng sĩ hành trạng.

Vua Trần Thánh Tông là người đã sinh thành vua Trần Nhân Tông, như vậy chắc chắn có một ảnh hưởng quyết định đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng Trần Nhân Tông. Thế thì, tư tưởng vua Trần Thánh Tông là gì. Một lần nữa, các tác phẩm của vua Trần Thánh Tông như Văn tập, Thiền tông liễu ngộ ca, Chí giá minh, Phóng ngư và Cừu tập ngày nay đã tán thất hết. Tuy nhiên, căn cứ một số bài thơ và đoạn văn còn lại tới ngày nay trong các tác phẩm như Thánh đăng ngữ lục, Việt âm thi tập, Toàn Việt thi lục…, ta có thể rút ra một số nhận định về tư tưởng Trần Thánh Tông như sau.

Thứ nhất, trong thơ văn Trần Thánh Tông thường xuất hiện tư tưởng thiền của Lý Cao. Chẳng hạn bài thơ đầu tiên do Thánh đăng ngữ lục tờ 12a8 – b3 chép lại của vua Trần Thánh Tông đọc thế này:

Bốn chục năm hơn một tấm lòng
Muôn trùng cửa ngục vượt ra xong
Động như hang trống gào vang gió
Tĩnh tựa hồ yên trăng sáng trong

Câu nọ năm huyền mình hiểu hết
Đường kia mười chữ mặc xáo xông
Có người hỏi tớ tin gì mới
Mây tại trời xanh nước ở thùng.

Câu cuối nguyên văn chữ Hán là:

Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.

Câu này nguyên nằm trong bài tứ tuyệt do Lý Cao (772 – 841) viết để tặng cho thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm (751 – 834):

Luyện đắc thân hình tợ hạc hình,
Thiên chu tùng hạ lưỡng hàm kinh.
Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết,
Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.

Điều này chứng tỏ Trần Thánh Tông rất tâm đắc với những gì Lý Cao thể hiện trong thơ văn mình. Với nhân vật Lý Cao này, tuy là một Phật tử, đã có những bài điều trần lên án việc độ tăng và làm chùa to đúc Phật lớn, cho rằng những việc làm đó chẳng có công đức gì mà chỉ là những việc làm hút máu mỡ của dân. Đối với việc độ tăng, Lý Cao cho rằng: “Những môn đồ đạo Phật không chăn tằm mà quần áo đầy đủ, không cày bừa mà ăn uống sung túc, ngồi rỗi mà kẻ phục dịch có đến mấy nghìn trăm vạn người. Suy ra đủ biết tất có bao nhiêu người đói rét”. Đối với việc làm chùa, đúc tượng, ông lý luận những việc làm ấy tốn kém hơn xây dựng cung A phòng và đặt vấn đề: “Đó há chẳng phải đều lấy từ nhân tài vật lực của trăm họ mà ra đó sao?”. Ta sẽ thấy những từ vừa nêu đã xuất hiện trong nhận xét của Lê Văn Hưu (1230 – ?) về việc làm chùa và độ tăng của Lý Thái Tổ do Ngô Sĩ Liên ghi lại trong ĐVSKTT 2 tờ 3b5 -4a5.

Lê Văn Hưu đã nói thế này: “Lý Thái Tổ lên ngôi vua mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, xã tắc chưa xây, mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ, độ cho hơn 1000 người ở kinh đô làm sư, thì việc tiêu phí sức lực của cải không thể kể xiết. Của không phải do trời mưa xuống, sức chẳng phải của thần làm cho, há chẳng phải là khơi vét máu mỡ của dân ư ? Khơi vét máu mỡ của dân mà có thể gọi là làm phước được ư? Vị chúa sáng nghiệp tự mình cần kiệm, còn sợ con cháu ngày sau xa xỉ lười nhác. Thế mà Thái Tổ để phép lại như vậy, trách gì con cháu đời sau chẳng xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa bằng đá chạm, chùa Phật lộng lẫy hơn cả cung vua.

Đám dưới học theo, đến nỗi có kẻ hủy hoại thân thể, thay đổi y phục, bỏ cả sản nghiệp, trốn cả bà con, trăm họ quá nửa là sư, trong nước đến đâu cũng có chùa, nguồn gốc há chẳng phải từ đó mà ra sao?”.

Đọc lời vừa bình luận của Lê Văn Hưu, người ta thường có ấn tượng đây là một lời phê phán Phật giáo và đặc biệt là Phật giáo nhà Lý, đứng trên quan điểm Nho giáo. Và trên thực tế hầu hết sách vở viết về Lê Văn Hưu đều có một nhận định chung như thế. Nhưng đó là một nhận định hoàn toàn sai lầm do không nghiên cứu đầy đủ hệ tư tưởng Phật giáo đời Trần. Nếu ai đã đọc tác phẩm của Lý Cao thì sẽ thấy ngay không chỉ tư tưởng mà ngay cả văn cú Lê Văn Hưu dùng trong lời bình luận vừa nêu, đã rút ra từ tác phẩm của Lý Cao. Vậy trong thời Trần, ít lắm là có hai tác giả ở nước ta đã chịu ảnh hưởng sâu đậm hệ tư tưởng Phật giáo của Lý Cao, đó là vua Trần Thánh Tông và Lê Văn Hưu. Đấy là chưa kể ảnh hưởng của Lý Cao đối với thơ của thiền sư Không Lộ (? – 1119) thường biết dưới bài Ngôn hoài.

Ta phải thấy Lê Văn Hưu viết bộ Đại Việt sử ký theo lệnh và dưới sự chỉ đạo của vua Trần Thánh Tông, như ĐVSKTT 5 tờ 33a8-b1 đã ghi: “Mùa xuân tháng giêng năm Nhâm Thân (1272) Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu vâng lệnh viết xong Đại Việt sử ký từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng gồm 30 quyển, dâng lên, vua xuống chiếu khen thưởng”.Đại Việt sử ký như thế là một bộ sử chính thức của nhà nước Đại Việt, cụ thể là nhà nước do vua Trần Thánh Tông lãnh đạo, tất nhiên phải phản ảnh quan điểm và lập trường viết sử của nhà nước này. Vì vậy ta không có gì ngạc nhiên khi tư tưởng và văn cú của Lý Cao đã xuất hiện trong thơ văn của Trần Thánh Tông và Lê Văn Hưu.

Dĩ nhiên vấn đề làm chùa và độ người cho đi tu không phải đến thời Trần Thánh Tông mới trở thành một vấn đề nổi cộm cần xử lý. Ngay từ cuối thời Lý, vào những năm đầu của thế kỷ thứ 13, Đàm Dĩ Mống đã đề nghị sa thải tăng đồ với lời lẽ hết sức thô bạo, mà Đại Việt sử lược 3 tờ 13a10-b2 đã ghi lại: “Nay Tăng đồ cùng với dịch phu quá nửa, bọn chúng tự kết bè đảng, dựng bậy thầy trò, tụ nhóm, ở bầy, làm nhiều việc dơ, hoặc ở giới trường tinh xá, ngang nhiên rượu thịt, hoặc tại thiền phòng tịnh viện, riêng tự gian dâm, ngày ẩn tối ra, như đàn cáo chuột. Chúng làm nát tục hư đạo, dần dần thành thói. Việc đó nếu không cấm, để lâu càng tệ thêm”.

Trong các tác phẩm của mình, Trần Thái Tông cũng đã nói đến tình trạng: “Khi tới chùa chiền, gần Phật gần kinh, mắt không thèm ngó, phòng tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai, cuối mắt đầu mày, ham mê sắc dục, không kiêng Hộ Pháp, chẳng sợ Long Thần, trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi”, và “chẳng riêng người tục, cả đến thầy Tăng, kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích, chê các sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha, cỏ nhẫn lụi vàng, lửa độc rực cháy, buông lời đau vật, cất tiếng hại người, không nghĩ từ bi, không theo luật cấm, bàn thiền tựa thánh, trước cảnh như ngu, dẫu ở cửa không, chưa thành vô ngã”.

Tình trạng chùa chiền và tăng lữ Phật giáo thời vua Trần Thái Tông như thế. Cho nên, trong Phổ khuyến phát bồ đề tâm, Trần Thái Tông đã đưa ra chủ trương: “Chẳng hỏi đại ẩn tiểu ẩn, đâu phân tại gia xuất gia, chẳng nề tăng tục, chỉ cốt rõ lòng, vốn không nữ nam, cớ sao trước tướng. Người chưa hiểu chia bừa thành tam giáo, giác ngộ rồi cùng thấu một chữ tâm”. Chính xuất phát từ một chủ trương như vậy, Trần Thánh Tông và Lê Văn Hưu mới cho việc làm chùa xây tháp là “khơi vét máu mỡ của dân” và những kẻ xuất gia chỉ là những người “hủy hoại thân thể, thay đổi y phục, bỏ bê sản nghiệp, trốn tránh bà con”.

Lớn lên và được giáo dục trong một môi trường văn hóa như thế của gia đình, tất nhiên vua Trần Nhân Tông cảm thấy tính bức xúc của việc đề ra một giải pháp vừa có lợi cho nước cho dân, vừa có ích cho đạo. Và chính ở đây vai trò của Tuệ Trung Trần Quốc Tung trở nên quan trọng. Trong đoạn văn ghi lại kinh nghiệm ngộ đạo của mình qua cuộc đối thoại vào năm 1287 đã trích ở trên, vấn đề đặt ra hết sức cụ thể và thường gặp, đó là:

“Chúng sinh quen với việc uống rượu ăn thịt thì làm sao tránh được tội báo?”. Đây là một thực tế ta có thể gặp ở bất cứ thời nào và ở bất cứ địa phương nào, chứ không phải chỉ là một thực tế của thời đại Trần Nhân Tông và tại quốc gia Đại Việt. Cách giải quyết thực tế này hết sức giản dị theo quan điểm của Tuệ Trung. Đó là đừng đặt nó thành vấn đề. Bản thân của việc uống rượu ăn thịt chẳng có gì là tội phúc trong đó cả. Đúng như Tuệ Trung đã trả lời:

Ăn cỏ với ăn thịt
Chúng sinh mỗi có thức
Xuân về trăm cỏ sinh
Chỗ nào thấy tội phúc.

Đến sau này, khi viết bản Cư trần lạc đạo phú, Trần Nhân Tông đã diễn tả lại quan điểm ấy một cách dễ hiểu hơn:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn đi mệt ngũ liền
Có báu trong nhà thôi khỏi kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền
.

Thế đã rõ, đối với Trần Nhân Tông, Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách ly phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì, nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý. Mà chân lý thì không nằm trong Phật giáo, mà nằm chính ngay ở giữa lòng cuộc sống. Nói một cách hình ảnh như trong kinh Kim cương, mà Phật giáo đời Trần coi như một bộ kinh cơ bản, thì giáo lý Phật giáo như ngón tay chỉ mặt trăng, như chiếc bè đưa người sang sông. Cho nên, ngay cả giáo lý Phật cũng phải buông bỏ, mới có thể giác ngộ được. Và cũng chính kinh này đã nhấn mạnh đến tư tưởng “tất cả pháp đều là Phật pháp”. Từ đó, ta không ngạc nhiên với chủ trương Cư trần lạc đạo (ở đời mà vui đạo) của vua Trần Nhân Tông.

Bài phú viết về tư tưởng ở đời mà vui đạo này có tên chính thức là Cư trần lạc đạo phú, gồm 10 hội. Cho nên, trong bản thư mục của An Thiền viết vào đầu thế kỷ thứ 19 ở Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 5a6, nó được gọi là Trần triều thập hội lục. Ngay câu mở đầu của hội thứ nhất, Trần Nhân Tông đã xác định cho ta biết phạm trù đời và đạo ở đây có nghĩa gì:

Mình ngồi thành thị
Nết dụng sơn lâm

(Hội thứ nhất)

Đời là thành thị, đạo là sơn lâm. Nhưng một con người dù ở thành thị, gánh vác bao nhiêu việc đời, song cách xử lý vấn đề của người ấy vẫn thanh tịnh trong sạch như ở núi rừng. Đây rõ ràng phản ảnh quan điểm “chẳng hỏi đại ẩn tiểu ẩn, không chia tại gia xuất gia”, mà Trần Thái Tông đã đề ra. Xưa nay ai cũng biết đại ẩn là sống ở thị thành mà vẫn giữ lòng mình trong sáng, còn tiểu ẩn là tránh vào núi rừng để trau dồi bản thân. Người Phật tử Việt Nam vào thời Trần, như thế, tùy vào thành phần xã hội, tùy theo khả năng, mà thể hiện đạo sống của mình ở giữa đời.

Cho nên để giác ngộ, họ chỉ cần:

Dứt trừ nhân ngã,
Thì ra thực tướng kim cương
Dừng hết tham sân,
Mới làu lòng mầu viên giác.

(Hội thứ hai)

Từ đó, không có vấn đề phải tìm một nơi nào khác, ngoài chỗ mình đang sống, để tìm ra sự giác ngộ được. Nếu vào thời mình vua Trần Thái Tông đã nghe quốc sư Phù Vân nói tới việc “trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng, lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật” thì khi viết Cư trần lạc đạo phú, vua Trần Nhân Tông cũng đã đồng tình:

Áng tư tài, tính sáng chẳng tham,
Há vì ở Cánh Diều Yên Tử
Rần thanh sắc, niệm dừng chẳng chuyển,
Lọ chi ngồi am Sạn non Đông.

Đâu phải vì sống ở trên núi Cánh Diều của Yên Tử hay tại am Sạn của Đông Sơn, mà người ta có thể giác ngộ được.

Những nơi ấy có thể để cho ta ngắm nhìn vẻ đẹp của non sông, mà di dưỡng tinh thần, như Huyền Quang đã viết trong Vịnh Vân Yên tự phú:

Ta nay:
Ngồi đỉnh Vân Tiêu
Cưỡi chơi Cánh Diều
Coi Đông Sơn tựa hòn kim lục
Xem Đông Hải tựa miệng con ngao

Sự giác ngộ do thế phải tìm ở giữa cuộc đời. Đừng tìm nó trong rừng núi. Tuy nhiên ,vua Trần Nhân Tông không phải đi đến chỗ cực đoan phủ nhận lợi ích của rừng núi và cuộc sống ở rùng núi. Bản thân vua Trần Nhân Tông đã nhiều lần vào sống những nơi rừng núi hoang dã như Yên Tử, Vũ Lâm. Trong Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, vua Trần Nhân Tông đã tả lại cuộc sống rừng núi ấy:

Yên bề phận khó
Kiếm chốn dưỡng thân
Khuất tịch non cao
Náu mình sơn dã
Vượn mừng hủ hỷ
Làm bạn cùng ta
Vắng vẻ ngàn kia
Sanh lòng hỷ xả

Điểm quan trọng không phải là sống ở rừng núi hay thị thành. Vấn đề là làm sao giác ngộ được sự thật. Đấy là mấu chốt của vấn đề. Ta đã thấy sự giác ngộ có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là chính giữa cuộc đời trần tục đầy những hệ lụy thế sự. Chính trong cuộc đời trần tục ấy mà giác ngộ được thì giá trị còn nâng lên gấp bội. Bởi vì bất cứ một đất nước nào cũng đều là một cộng đồng dân tộc với nhiều nghĩa vụ xã hội và liên đới trách nhiệm. Không ai có thể tồn tại bên ngoài xã hội. Do thế, vua Trần Nhân Tông đã ca ngợi và quý trọng một sự giác ngộ được thực hiện ở giữa cuộc đời đầy phiền lụy và liên đới ấy, mà bản thân vua là một thí dụ điển hình:

Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc
Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả uổng công.

(Hội thứ ba)

Thực tế bản thân vua Trần Nhân Tông đã tìm thấy sự giác ngộ của mình chính trong những ngày rộn rịp nhất của cuộc đời mình khi đang ráo riết chuẩn bị để đối phó với cuộc chiến tranh do Hốt Tất Liệt tiến hành đối với nước ta vào mùa hè năm 1287. Thời điểm giác ngộ này lại xảy ra ngay sau khi mẹ vua Trần Nhân Tông vừa mất. Giữa bao nhiêu biến động và phiền toái của cuộc đời, con người vẫn tìm ra những giờ phút an nhàn tự tại cho bản thân mình.

Đúng như Trần Nhân Tông đã nói:

Muôn nghiệp lặng, an nhàn thể tính
Nửa ngày rồi, tự tại thân tâm

Từ đó mọi người nếu đạt được “muôn nghiệp lặng” thì thể tính mình an nhàn. Sự giác ngộ đâu cần tách rời con người, và đức Phật ở ngay bên trong mỗi một chúng ta. Vua Trần Nhân Tông nói nếu mỗi một chúng ta sống có đạo đức nhân nghĩa, sống có kỷ luật và rộng lượng thì mỗi một chúng ta đều là những vị Phật Thích Ca, vị Phật Di Lặc:

Tích nhân nghì, tu đạo đức
Ai hay này chẳng Thích Ca
Cầm giới hạnh, đoạn xan tham,
Chỉn thực ấy là Di Lặc
.
(Hội thứ tư)

Như thế đâu chỉ có một vị Phật Thích Ca lịch sử và một vị Phật Di Lặc của tương lai. Người Phật giáo thời đại Trần Nhân Tông thấy mình có thể sống như những vị Phật này, nếu cùng với nhân nghĩa và đạo đức, họ có một cuộc sống giản dị:

Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa
hoặc chằm hoặc xể
Cơm cùng cháo đói no đòi bữa
dầu bạc dầu thoa

(Hội thứ năm)

Đọc hai câu này ta nhớ đến sự kiện vua Trần Nhân Tông, sau khi cứ điểm Nội Bàng thất thủ vào cuối năm Giáp Thân, đã từ kinh thành đi ra Hải Đông gặp Trần Hưng Đạo, suốt ngày không ăn, đến chiều tối có tên tiểu tốt Trần Lai đem dâng cho vua một bát cơm gạo xấu, mà ĐVSKTT đã ghi lại ở trên. Người Phật tử Việt Nam, đến ngay như cả một vị vua, đã sống giản dị như thế, nhưng họ là những người:

Sạch giới lòng, dồi giới tướng,
nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha,
đi đỗ mới trượng phu trung hiếu. 

(Hội thứ sáu)

Mẫu người Phật tử Việt Nam thời Trần, như thế, là một mẫu người Bồ Tát trang nghiêm, là một mẫu người trượng phu trung hiếu. Bồ Tát dĩ nhiên là một phạm trù tư tưởng lớn của Phật giáo, còn trượng phu là một phạm trù của tư tưởng Nho giáo. Nhưng cứ đọc các tác phẩm Nho giáo nói về trượng phu, ta mới thấy những đóng góp mới của Trần Nhân Tông. Trong thiên Đằng Văn Công hạ của Mạnh tử ta được bảo rất rõ thế nào là một trượng phu: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu” (giàu sang không thể mê hoặc, nghèo hèn không thể lay chuyển, uy vũ không thể khuất phục, đó gọi là đại trượng phu).

Trượng phu trong tư tưởng Nho giáo là thế, nhưng so với định nghĩa của Trần Nhân Tông ta thấy nội dung đó hạn hẹp và tủn mủn, bởi vì “ngay thờ chúa, thảo thờ cha”, một con người như thế tất không thể nào bị tác động bởi giàu sang nghèo hèn hay uy vũ. Nội hàm của phạm trù trượng phu trong tư tưởng Trần Nhân Tông do vậy tỏ ra rộng lớn và phong phú hơn nhiều. Đây là một thí dụ điển hình khác của việc tổ tiên ta có thể sử dụng một số từ ngữ Trung Quốc, mà khi đọc lên, thường gây ấn tượng mang sắc thái Nho giáo. Nhưng khi đi sâu vào phân tích, ta thấy những từ ngữ này mang một nội dung khác hẳn. Trước đây, chúng tôi đã thử phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mà người ta thường cho là của Nho giáo, và đã đạt đến những kết luận hoàn toàn khác hẳn.

Từ đó mẫu người lý tưởng của Phật giáo Việt Nam lần đầu tiên được quy định một nội dung hết sức cụ thể. Họ không chỉ “sạch giới lòng, dồi giới tường”để trở nên “Bồ Tát trang nghiêm”, mà còn “ngay thờ chúa, thảo thờ cha”để thành những “trượng phu trung hiếu”. Đây có thể nói là một đúc kết về hình tượng người Việt Nam lý tưởng, chứ không phải chỉ của Phật giáo. Thực tế những người làm nên sự nghiệp oanh liệt của dân tộc ta vào thời Trần Nhân Tông có thể nói hầu hết đều là Phật tử, từ những vị lãnh đạo tối cao ở trung ương như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải cho đến những người dân ở xã ấp như Lê Công Mạnh và anh em con cháu. Vì họ là những Bố Tát trang nghiêm nên đối với bản thân họ giữ gìn kỷ luật và sống cuộc sống có lý tưởng. Nhưng đồng thời họ cũng là những trượng phu trung hiếu, nên họ trung thành với tổ quốc ,ợ sống hiếu thảo với cha mẹ ông bà:

Vâng ơn Thánh, xót mẹ cha,
thờ thầy học đạo.
Mến đức Cồ, kiêng bùi ngọt,
cầm giới ăn chay.

(Hội thứ bảy)

để có thể đóng góp cho xã hội qua những công tác cụ thể như bắc cầu, đóng đò với một tấm lòng hỷ xả, từ bi:

Dựng cầu đò, dồi chiền tháp,
Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu.
Săn hỷ xả, nhuyễn từ bi
Nội tự tại kinh Lòng hằng đọc

(Hội thứ tám)

Sau hai cuộc chiến tranh do quân thù áp đặt vào những năm 1285 và 1288, bao nhiêu cơ sở hạ tầng của đất nước ta, đặc biệt là hệ thống cầu cống và bến đò, do yêu cầu tác chiến về phía ta cũng như sự tàn phá không tiếc thương của kẻ thù, đã bị hủy hoại gần hết. Thế mà trong lần đi sứ vào năm Chí Nguyên Nhâm Thìn (1292), tên phó sứ Trần Phu đã thấy ở kinh đô Thăng Long của Đại Việt những chiếc cầu bắc qua sông hùng vĩ. Y viết: “Từ sứ quán đi 60 dặm thì qua tới cầu An Hóa, lại đi một dặm thì đến phía bắc cầu Thanh Hóa. Trên cầu này là một ngôi nhà 19 gian” như ta đã thấy ở trên. Cả nước Đại Việt là một công trường xây dựng lớn sau chiến tranh. Người dân Đại Việt hăng say lao động để kiến tạo lại đất nước mình sau những năm chiến tranh gian khổ và mất mát.

Chính hình ảnh và khí thế của những con người lao động như thế đã đập vào mắt người lãnh đạo đất nước, để lại trong tâm khảm những ấn tượng khó phai mờ. Cho nên khi viết Cư trần lạc đạo phú, vua Trần Nhân Tông đã không quên đưa việc dựng cầu đò, xây chiền tháp để làm cho đất nước đẹp đẽ, trở thành một nhiệm vụ, một nghĩa vụ mà người Phật tử Việt Nam có bổn phận phải hoàn thành đối với tổ quốc. Và tổ quốc Việt Nam sau những năm tháng chiến tranh ấy đã trở thành một cõi đất Phật, mà trạng nguyên Huyền Quang Lý Tải Đạo đã diễn tả trong bài phú Vịnh chùa Vân Yên:

Phen những ôi!
Tây Trúc dường nào
Namchâu có mấy
Non Linh Thứu ai đem về đây
Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đáy,
Vào chưng cõi Thánh thênh thênh
Thoát rẽ lòng phàm phây phấy

Đất nước Việt Nam vào thời ấy được nhìn như thế. Cho nên, người dân đã sẵn sàng hy sinh chiến đấu để bảo vệ, và cũng sẵn sàng hăng say xây dựng để kiến tạo một cõi Phật cho chính mình và con cháu. Người Phật tử Việt Nam vào thời ấy tuy có nhận định việc xây dựng chùa chiền là “khơi vét máu mỡ của dân”, nhưng không phải cực đoan đi đến chỗ phủ nhận việc xây dựng chùa chiền, hay chống lại một sự nghiệp như thế. Có lẽ trong tâm thức tầng lớp lãnh đạo Phật tử Việt Nam thời đó vẫn thấy chùa chiền là nơi để củng cố nền vững bền của đất nước.

Phạm Sư Mạnh, người học trò xuất sắc của Chu Văn An (1292 -1371), đã viết về chùa Báo Thiên với những câu

Trấn áp đông tây củng đế kỳ
Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy
Sơn hà bất động kình thiên trụ
Kim cổ nan ma lập địa chu

(Trấn áp đông tây giữ đế đô
Ngang nhiên ngọn tháp vút lên nhô
Non sông vững chãi tay trời chống
Kim cổ dựng xây đất khó mờ)

Và gần hai trăm năm sau, vua Lê Thánh Tông vẫn viết về chùa Trấn Quốc trong cùng một mạch suy nghĩ như vậy:

Trung lập càn khôn vững đế đô
Mãng danh Trấn Quốc ở Tây Hồ

Cho nên, vua Trần Nhân Tông vẫn kêu gọi mọi người, không chỉ “dựng cầu đò”, mà còn phải “dồi chiền tháp”, vẫn đánh giá cao vai trò của chùa chiền trong đời sống văn hóa xã hội của người dân, như chính vua Trần Nhân Tông đã nhận xét:

Núi hoang rừng quạnh,
ấy là nơi dật sĩ tiêu dao.
Chiền vắng am thanh,
chỉn thực cảnh đạo nhân du hí

Quả vậy, dù nói gì thì nói, ngôi chùa trong một buổi chiều thu nào đó có thể đã gợi cho họ những cảm xúc man mác, mà bản thân vua Trần Nhân Tông đã trải qua:

Chùa cổ đìu hiu khuất khói thu
Thuyền câu chiều quạnh tiếng chuông đưa
Nước quang núi lặng bay âu trắng
Gió đứng mây đùa cây đỏ thưa 

(Cổ tự thê lương thu ái ngoại
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ
Thủy minh sơn tịnh bạch âu quá
Phong định vân nhàn hồng thụ sơ)

Nhưng dựng cầu đò, xây chiền tháp, người Phật tử Việt Nam thời Trần Nhân Tông vẫn không quên nhiệm vụ chủ yếu của mình là đi tìm sự giác ngộ thông qua chính cuộc sống trần thế của mình:

Rèn lòng làm Bụt,
chỉn xá tua một sức dồi mài.
Đãi cát kén vàng,
còn lại phải nhiều phen lựa lọc
.

Song để “rèn lòng làm Bụt”, người Phật tử có nhiều cách. Có thể họ học theo lối của thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện chém mèo, hoặc theo cách Tử Hồ Lợi Tung đuổi chó v.v.

Vương lão chém mèo,
rạt thảy lòng ngừa thủ tọa
Thầy Hồ khua chó,
trỏ xem trí nhẹ con giàng
.
(Hội thứ chín)

Và còn nhiều phương pháp giác ngộ khác nhau nữa, mà vua Trần Nhân Tông đã dành cả hội thứ chín này để trình bày từ thời sơ tổ Đạt Ma gặp vua Vũ Đế nhà Lương cho đến thiền sư Linh Vân Chí Cần thấy hoa đào nở mà giác ngộ, đại sư Hương Nghiêm khi cuốc đất, hòn đá văng vào cây trúc, nghe tiếng gõ và hiểu được chuyện trước khi cha mẹ sinh ra ta là ai. Dù có nhiều phương pháp và phương thức giác ngộ khác nhau, nhưng chúng vẫn không khác nhau là mấy, vì chân lý giác ngộ là một:

Vậy cho hay:
Cơ quan tổ giáo
Tuy khác nhiều đàng
Chẳng cách mấy gang
.
(Hội thứ chín)

Sống đời mà vui đạo theo vua Trần Nhân Tông như thế là một cuộc sống thiền, có thể dùng các phương pháp thiền khác nhau để giác ngộ, chứ không gò bó vào bất cứ một lối thiền nhất định nào. Người hành giả có nhiều lựa chọn, nhưng điểm đến cuối cùng vẫn không thay đổi, đó là tìm sự giác ngộ trong đời sống thường ngày của mình, không phân biệt sơn lâm hay thành thị:

Tượng chúng ấy
Cốc một chân không
Dùng đòi căn khí
Nhân lòng ta vướng chấp khôn thông
Há cơ tổ nay còn thửa bí
Chúng tiểu thừa cốc hay chửa đến,
Bụt xá ngăn bảo sở hóa thành
Đấng thượng sĩ chứng thực mà nên
Ai ghẻ có sơn lâm thành thị 

(Hội thứ 10)

Phương pháp thiền khác nhau là vì dùng cho những căn cơ khác nhau, nhưng chân lý là một. Nếu chúng ta chưa giác ngộ được thì vì bản thân mình chưa đạt tới chứ không phải vì các phương pháp Phật tổ bày ra mà không thực hiện được. Tất nhiên vua Trần Nhân Tông cũng giống như các thiền sư trước thời mình đều biết rõ thiền không phải dễ giác ngộ gì. Cho nên trong Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca vua đã nói tới tình trạng:

Phô người học đạo
Vô số nhiều thay
Trúc hóa nên rồng
Một hai là họa

Thực tế này không phải là mới. Một thiền sư Trung Quốc là Vĩnh Minh Diên Thọ (904 -975) cũng từng nói đến việc tu thiền “muôn người tu thì một người được”. Còn bản thân vua Trần Nhân Tông cũng thấy là vô số người tu thiền, nhưng chứng được thiền thì họa may có được một hai. Và chính ngay vua Trần Thái Tông cũng nói đến tình trạng những vị sư tu thiền là “bàn thiền tợ thánh, đối cảnh như ngu”. Lý do cho tình trạng này, vua Trần Nhân Tông đã chỉ ra cũng ở Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca:

Bởi lòng vờ vịt
Trỏ bắc làm nam

Chỉ ra như thế này ta thấy đâu đây như vang bóng câu trả lời của Pháp Minh cho hoàng đế Lý Miễu cách thời vua Trần Nhân Tông đã gần ngàn năm: “Ôm lấy chuyện bậy để hy vọng điều phải, giữ chặt việc giả để chờ đợi sự chân, chần chờ hai lòng, trù trừ đôi ngả thì Phật dù có phóng quang động địa, ai mà có thể thấy cho ư?”.1 Rõ ràng, lòng vờ vịt của vua Trần Nhân Tông chính là lối “chần chờ hai lòng, trù trừ đôi ngả” của những người muốn thấy Phật vào thời Lý Miễu. Một khi lòng dạ đã vậy, thì chắc chắn chỉ “ôm chuyện bậy mà mong điều phải, giữ việc giả để chờ sự chân”, bảo đi về hướng bắc nhưng lại theo phương nam mà rảo bước. Thế thì làm sao mà hy vọng giác ngộ được.

Tuy nhiên, khi đã giác ngộ rồi, thì đâu có phân biệt gì sự khác nhau giữa sơn lâm và thành thị, giữa đạo và đời, giữa cuộc sống tĩnh lặng trong rừng núi và công việc xô bồ ở phố phường. Nội dung của tư tưởng Cư trần lạc đạo là thế. Nó được hình thành để thỏa mãn yêu cầu lý luận cho một giai đoạn Phật giáo mới, giai đoạn người Phật tử phải thực hiện nhiệm vụ dân tộc của mình, đồng thời phải tạo cho Phật giáo một sức sống mới bằng cách đưa giáo lý vào trong việc thực hiện nhiệm vụ dân tộc đó, mà bản thân vua Trần Nhân Tông là một điển hình nổi bật.

Ta đã thấy sau khi xuất gia “mặc cà sa, nằm trướng giấy” với “cà một vò, tương một hũ” ở tại núi Yên Tử, vua Trần Nhân Tông đã không bao giờ sao nhãng đối với các vấn đề đất nước, đặc biệt là vấn đề Chiêm Thành. Hai châu Ô, Lý đã trở thành đất đai Đại Việt trong thời gian vua đã xuất gia. Đây phải nói là một điểm sáng lạ kỳ trong đời sống của một người xuất gia như vua Trần Nhân Tông. Chưa bao giờ trong lịch sử Phật giáo ở nước ta hay ở bất cứ một nước nào khác, mà một người xuất gia lại có thể mở mang bờ cõi, và mở mang bờ cõi một cách hòa bình. Căn cứ vào giới luật của hàng Phật tử bình thường sống ở các chùa chiền, mà ta hay gặp, thì một người xuất gia không bao giờ được phép đi làm mai mối cho việc dựng vợ gả chồng. Thế mà Hương Vân Đại Đầu Đà đã làm việc đó và đã làm một cách thành công. Tất nhiên, Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thiền tông, có những quy định giới luật của riêng mình, mà họ gọi là “quy ước thiền đường”, như nhan đề một cuốn sách của thiền sư Minh Giác Kỳ Phương (1682-1744) đã có và thường không liên hệ nhiều với loại giới luật bình thường của nó.

Điểm đặc biệt thứ hai là sau khi đã làm mai mối thành công như thế, vua Trần Nhân Tông trở về Đại Việt gặp sự chống đối của hầu hết triều đình, đặc biệt là tầng lớp trí thức thời bấy giờ. Họ đã viết văn làm thơ để chê cười việc Hương Vân Đại Đầu Đà đem cô con gái cành vàng lá ngọc của mình gả cho vua Chiêm mà họ cho là tên mọi, một giống người hạ cấp. Quan điểm kỳ thị này hơn một trăm năm sau, những trí thức như Ngô Sĩ Liên vẫn tiếp tục bám lấy và lên tiếng bình luận:

“Xưa Hán Cao Hoàng vì Hung Nô nhiều lần làm khổ biên giới, đem con gái nhà dân làm công chúa để gả cho thiền vu. Kết hôn với người không phải giống, tiên nho đã từng chê, song có ý muốn việc binh đao được chấm dứt và dân được yên. Điều đó còn có thể nói được. Nguyên Đế nhà Hán, nhân Hô Hàn đến, chầu xin làm rể nhà Hán, nhà Hán đem Vương Tường gả cho, cũng là có cớ. Còn Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa gì? Nếu nói nhân đi chơi, trót hứa, sợ thất tín, thì sao không đổi mệnh được ư? Vua giữ ngôi trời, còn Thượng hoàng thì đã xuất gia, vua đổi mệnh có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống cho đúng lời hứa trước, rồi lại dùng mưu gian đánh cướp lại về sau, thế thì tín ở đâu?”.

Phải là một người thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Phật giáo như vua Trần Nhân Tông mới có một cái nhìn bình đẳng về con người. Từ thời Mâu Tử, người Phật giáo đã sử dụng lý luận mọi người đều có tính Phật để bác bỏ tư tưởng kỳ thị của Đại Hán cùng sự hùa theo của đám nhà Nho để coi dân tộc ta là mọi rợ và người Hán là Hoa Hạ. Nghe lời bình luận vừa nêu của Ngô Sĩ Liên, ta vẫn còn thấy phảng phất thứ tư tưởng kỳ thị a dua ấy. May mắn cho dân tộc là vào lúc đó còn có các nhà lãnh đạo đất nước có trách nhiệm đã thấm nhuần sâu sắc giáo lý Phật giáo như Văn Túc Vương Trần Đạo Tải và Trần Khắc Chung đã quyết định việc này, và đưa đến một kết thúc êm đẹp. Công chúa Huyền Trân đã đi về nhà chồng và nhân dân Đại Việt không tốn một mũi tên, một người lính mà có thêm một dãi đất trên 200 cây số.

Hệ tư tưởng của dòng thiền Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập, như thế đã giải quyết một loạt các vấn đề đặt ra cho Phật giáo Việt Nam vào thời đó nhằm cơ bản thỏa mãn được các đòi hỏi của dân tộc, mà trước đó chưa được thỏa mãn. Ta đã thấy không phải vô cớ mà tư tưởng Cư trần lạc đạo đã được đề ra và xác định nội dung. Một lần nữa, hệ tư tưởng này đã được chứng minh là xuất phát từ thực tiễn của Đại Việt và có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề do thực tiễn này phát sinh.

Trên đây chúng tôi chỉ nêu một số vấn đề cơ bản mà tư liệu hiện nay cho phép. Chúng tôi chưa bàn đến những vấn đề thuần túy chuyên môn liên hệ về thiền. Chẳng hạn vấn đề có không, mà trong buổi giảng cuối đông năm Giáp Thìn (1304) tại chùa Sùng Nghiêm, vua Trần Nhân Tông đã có một bài thơ dài thuyết giảng. Tất nhiên về vấn đề này cuối cùng Trần Nhân Tông cũng nói nó là “như thế như thế”, nghĩa là, đòi hỏi người đối thoại tham học tự mình giải quyết lấy thông qua những gợi mở của người hướng đạo mình. Thực tế này, như vua Trần Nhân Tông đã trình bày trong Cư trần lạc đạo phú, chỉ để cho những “thượng sĩ thực chứng mà nên”. Những vị thượng sĩ này trong dòng thiền Trúc Lâm có thể thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, không nhất thiết giới hạn chủ yếu trong các viên chức nhà nước.

Sau thời Trần Nhân Tông, Phật giáo đã phát triển theo hướng tư tưởng Cư trần lạc đạo này. Phật giáo không còn dành riêng cho bất cứ một bộ phận nào của xã hội, dù bộ phận đó có ưu tú tới đâu. Nó lan khắp mọi tầng lớp nhân dân, đúng như văn bia do Lê Quát viết cho chùa Thiệu Phúc ở Bái thôn thuộc lộ Bắc Giang vào năm 1270 và Ngô Sĩ Liên đã chép lại trong ĐVSKTT 7 tờ 36a3-b4 như sau: “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sau được người ta tin sâu bền như thế. Trên từ vương công cho đến dân thường, hễ bố thí vào việc Phật thì tuy đổ hết tiền của cũng không sẻn tiếc, ví như ngày nay gửi gắm vào tháp chùa thì trong lòng hớn hở như cầm được khoán ước để hưởng được sự báo ứng này về sau. Cho nên trong từ kinh thành ngoài đến châu phủ, cho đến thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà theo, không thề mà tin. Chỗ nào có nhà người ở, tất chỗ đó có chùa Phật, hỏng rồi lại xây, hư rồi lại sửa. Lâu đài chuông trống so với dân cư chiếm đến nửa phần. Đạo Phật thịnh rất dễ dàng, mà sự tôn sùng lại rất lớn. Ta tuổi trẻ đọc sách, khảo xét xưa nay cũng hiểu sơ được đạo Thánh hiền để giáo hóa dân này, mà rốt cuộc chưa thể làm cho một làng tin theo, từng dạo xem núi sông, dấu chân in đến nửa thiên hạ, mà tìm cái gọi là nhà học văn miếu, thì chưa từng có thấy một nơi. Ta do thế rất lấy làm xấu hổ với tín đồ nhà Phật, bèn viết ra đây để tỏ lòng”. Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc hay viên chức nhà nước. Phật giáo là của mọi người, khắp hang cùng ngõ hẻm, ở đâu có nhà dân thì ở đó có chùa Phật, như Lê Quát đã nói. Sự hưng thịnh này có sự đóng góp không nhỏ của vua Trần Nhân Tông và hệ tư tưởng của dòng thiền do vua sáng lập. Sự thật như thế, với minh văn như thế. Vậy mà vẫn có những người cứ bảo Phật giáo suy tàn vào cuối thời Trần. Đặc biệt sau cái chết của thiền sư Huyền Quang (1254-1334) thì Phật giáo “thời hưng thịnh chấm dứt”.

Không những không hết một thời thịnh vượng, Phật giáo thiền phái Trúc Lâm còn phát triển mạnh mẻ, để chuẩn bị gánh vác trước dân tộc và đạo pháp những nhiệm vụ mới mà lịch sử đã giao phó. Lợi dụng lúc đất nước ta có vấn đề, bọn xâm lược Minh đã tràn qua. Thế là cả một dân tộc đứng lên cầm vũ khí, từ nhà sư như Phạm Ngọc, cho đến những Phật tử như Trần Trùng Quang, Lê Lợi, Nguyễn Trãi để đánh đuổi quân thù với kết cục là những chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang vang dội đem lại nền độc lập cho tổ quốc và sự ra đời của nhà Lê. Phật giáo thiền Trúc Lâm Yên Tử do thế, đã tiếp tục sự nghiệp vì đạo vì dân của mình vào các triều đại sau với các nhân vật nổi bật như thiền sư Đạo Khiêm (? – 1445?), thiền sư Viên Thái (1400 – 1460?), trạng nguyên Lê Ích Mộc (1459 – ?), thiền sư Pháp Tính (1470 – 1550?), thiền sư Thọ Tiên Diễn Khánh (1550 -1620?), thiền sư Chân An Tuệ Tĩnh (?-1711), thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1648 – 1726) và đặc biệt thiền sư Hải Lượng Ngô Thời Nhiệm (1746 – 1803). Nhưng đây sẽ là chủ đề cho một nghiên cứu khác.

Theo THƯ VIỆN HOA SEN






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh