Đến nội dung

Hình ảnh

Hiện tượng giao hội và chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo

- - - - - thiên văn học chu kỳ chuyển động sao kim

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Khi tìm hiểu thiên văn học, chúng ta thường nghe nói đến hiện tượng giao hội. Vậy đó là hiện tượng gì ?

Chúng ta biết rằng trong hệ Mặt Trời, các hành tinh đều chuyển động xung quanh Mặt Trời theo các quỹ đạo gần tròn (tâm là Mặt Trời). Các quỹ đạo này có thể xem như cùng nằm trong một mặt phẳng. Nếu quan sát từ Trái Đất, trong quá trình chuyển động, có những lúc một hành tinh nào đó có cùng vị trí với Mặt Trời trên bầu trời (chúng che khuất lẫn nhau). Đó là hiện tượng giao hội của hành tinh đang xét.

Đối với các hành tinh trong (sao Thủy và sao Kim), có $2$ loại giao hội : nếu Mặt Trời ở giữa (Mặt Trời che khuất hành tinh) thì gọi là giao hội trên, nếu hành tinh ở giữa thì gọi là giao hội dưới.

Đối với các hành tinh ngoài (từ sao Hỏa trở ra) chỉ có giao hội trên nên gọi đơn giản là giao hội.

Thời gian giữa $2$ lần giao hội liên tiếp (đối với hành tinh ngoài) hoặc giữa $2$ lần giao hội cùng loại liên tiếp (đối với hành tinh trong) gọi là chu kỳ giao hội.

Quan sát từ Trái Đất, người ta biết được chu kỳ giao hội của sao Kim là $583,92$ ngày. Biết rằng chu kỳ chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo là $365,2564$ ngày. Bài toán dành cho các bạn kỳ này là hãy tính chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của sao Kim ? (Xem quỹ đạo của Trái Đất và sao Kim là tròn)

 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: thiên văn học, chu kỳ chuyển động, sao kim

2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh