Đến nội dung

Hình ảnh

[TOPIC] HÌNH HỌC 8 CHUẨN BỊ CHO CÁC KÌ THI HỌC SINH GIỎI 2020-2021

hình học

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 101 trả lời

#61
Hoang72

Hoang72

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 539 Bài viết

$\boxed{28}$ Cho tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$. $M$ là trung điểm của $AC$, trên $BM$ lấy $N$ sao cho $AM=MN$. $CN$ cắt $AB$ tại $E$ Chứng minh rằng: $BN=AE$

attachicon.gifScreenshot (22).png

Đặt AB = AC = a. Tính được $BM=\frac{\sqrt{5}}{2}a$, $BN=\frac{\sqrt{5}-1}{2}a$.

Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác BAM ta có:

$\frac{EB}{EA}.\frac{CA}{CM}.\frac{NM}{NB}=1\Rightarrow \frac{EA}{EB}=\frac{2}{\sqrt{5}-1}\Rightarrow \frac{EA}{AB}=\frac{2}{\sqrt{5}+1}=\frac{\sqrt{5}-1}{2}=\frac{BN}{AB}\Rightarrow EA=BN$



#62
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Đặt AB = AC = a. Tính được $BM=\frac{\sqrt{5}}{2}a$, $BN=\frac{\sqrt{5}-1}{2}a$.

Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác BAM ta có:

$\frac{EB}{EA}.\frac{CA}{CM}.\frac{NM}{NB}=1\Rightarrow \frac{EA}{EB}=\frac{2}{\sqrt{5}-1}\Rightarrow \frac{EA}{AB}=\frac{2}{\sqrt{5}+1}=\frac{\sqrt{5}-1}{2}=\frac{BN}{AB}\Rightarrow EA=BN$

Bài làm rất hay khi sử dụng đến Menelaus! Ngoài ra còn một cách sử dụng tam giác đồng dạng rất đơn giản!

Lời giải:

$\Delta ANC$ có $AM=MN=MC$ nên vuông tại $N$ $\Rightarrow \left\{\begin{matrix}\Delta BEN\sim\Delta BNA & \\ \Delta ANC\sim\Delta ENA & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \frac{AE}{AC}=\frac{EN}{NA}=\frac{BN}{AB}\Rightarrow AE=BN(Q.E.D)$


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#63
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{29}$

Screenshot (26).png


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#64
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{30}$

Screenshot (27).png


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#65
dangcongsanvietnam

dangcongsanvietnam

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 11 Bài viết

25 
vẽ về phía ngoài tam gaics ABC các tam giác OAB IAC vuông cân tại O,I. vẽ OM, IN vuông góc với d tại M,N

Có O,I cố định .

 
Gọi S là điểm dx của A qua M,K là điểm đx của A qua N
tcó OS=OA=OB => ASB = 45

tgiác DSB vuông cân tại D =>DB=DS
tt thì EC=EK

=> 2pDBEC=BD+DE+EC+CB 
=SD+DE+EK+BC

 

=SK+BC
=2MN+BC

<=2OI+BC không đổi 
đẳng thức xảy ra <=> d//OI

 

ps: anh ko bt đánh latex và gửi hình nên dùng google drive :(  :(  :( https://drive.google...iew?usp=sharing


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dangcongsanvietnam: 03-05-2021 - 20:25


#66
dangcongsanvietnam

dangcongsanvietnam

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 11 Bài viết

$\boxed{30}$

attachicon.gifScreenshot (27).png

https://drive.google...af_?usp=sharing


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dangcongsanvietnam: 03-05-2021 - 21:45


#67
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{31}$Cho tam giác $ABC$ có $\widehat{B}=\widehat{C}=50^{\circ}$. $N$ là điểm thuộc miền trong tam giác thỏa mãn $\widehat{NBC}=10^{\circ},\widehat{NCB}=20^{\circ}$. Tính số đo góc $ANB$  


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#68
LongNT

LongNT

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 37 Bài viết

32. Cho tam giác ABC có$\angle A=2\angle B= 4\angle C.$ Gọi D,E,F là giao điểm của các đường phân giác trong góc A, B, C với các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh tam giác DEF cân


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LongNT: 04-05-2021 - 14:59


#69
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{29}$

attachicon.gifScreenshot (26).png

Lời giải bài $\boxed{29}$:

Trên tia đối của $CA$ lấy điểm $L$ sao cho $AL=3a$

Ta dễ có: $BL^2=BA^2+AL^2=a^2+(3a)^2=10a^2=5a.2a=IL.FL\Rightarrow \frac{FL}{LB}=\frac{LB}{LI}\Rightarrow \Delta FLB\sim\Delta BLI\Rightarrow \widehat{LBI}=\widehat{LFB}$

                $BC^2=AB^2+AC^2=a^2+a^2=2a^2=2a.a=CL.CE\Rightarrow \frac{CE}{CB}=\frac{CB}{CL}\Rightarrow \Delta ECB\sim\Delta BCL\Rightarrow \widehat{BEC}=\widehat{LBC}$

Như vậy, ta có: $45^{\circ}=\widehat{BCA}=\widehat{LBC}+\widehat{CLB}=\widehat{BEC}+\widehat{IBL}+\widehat{BIA}=\widehat{BEA}+\widehat{BFA}+\widehat{BIA}$

Vậy $\widehat{BEA}+\widehat{BFA}+\widehat{BIA}=45^{\circ}$


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#70
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{33}$  Từ đỉnh A của tam giác ABC ta hạ các đường vuông góc AM, AN với phân giác trong và ngoài tương ứng của góc B, hạ các đường vuông góc AP, AQ với phân giác trong và ngoài tương ứng của góc C. Chứng minh 4 điểm M, N, P, Q thẳng hàng.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 04-05-2021 - 18:44

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#71
dangcongsanvietnam

dangcongsanvietnam

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 11 Bài viết

$\boxed{33}$  Từ đỉnh A của tam giác ABC ta hạ các đường vuông góc AM, AN với phân giác trong và ngoài tương ứng của góc B, hạ các đường vuông góc AP, AQ với phân giác trong và ngoài tương ứng của góc C. Chứng minh 4 điểm M, N, P, Q thẳng hàng.

dễ nhận thấy AMBN là hcn 

tcó NMB=ABM=MBC nên NM//BC 

mà MANB là hcn nên đi qua trung điểm E

=>MN trùng với đường trùng bình 

tương tự PQ đi qua đường trung bình nên MNPQ thẳng hàng

https://drive.google...vVD?usp=sharing



#72
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{27}$Trong các tứ giác với hai đường chéo có độ dài đã cho và góc giữa hai đường chéo có độ lớn đã cho, xác định tứ giác có chu vi nhỏ nhất.

Lời giải bài $\boxed{27}$:

Xét tứ giác $ABCD$ có $AC=m,BD=n,\widehat{BIC}=\alpha $ không đổi

Dựng hình bình hành $AEFC$ có $AE//BD,AE=BD$ ($E$ và $D$ nằm khác phía đối với đường thẳng $AC$)

Như vậy hình bình hành $AEFC$ cố định

Ta có: $(AB+CD)+(BC+AD)=(AB+BF)+(BC+BE)\geqslant AF+CE$ (không đổi)

Vậy chu vi tứ giác nhỏ nhất khi tứ giác đó là hình bình hành.


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#73
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Bài tiếp theo trong ngày hôm nay:

$\boxed{34}$Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{A}=60^{\circ}$. Xác định vị trí của điểm $M$ trong tam giác sao cho $MA\sqrt{3}+MB+MC$ đạt giá trị nhỏ nhất.


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#74
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{35}$ Về phía ngoài của $\Delta ABC$ dựng các tam giác cân $ABM,BCN,CAP$ có góc ở đỉnh cân lần lượt là $\widehat{AMB}=\alpha ,\widehat{BNC}=\beta ,\widehat{APC}=\gamma $ thỏa mãn $\alpha +\beta +\gamma =360^{\circ}$. Chứng minh rằng tam giác $MNP$ có số đo ba góc là $\frac{\alpha }{2},\frac{\beta }{2},\frac{\gamma }{2}$


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#75
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{36}$Tam giác $ABC$ có $E$ là trung điểm của cạnh $BC$ sao cho $\widehat{EAB}=15^{\circ},\widehat{EAC}=30^{\circ}$. Tính góc $\widehat{C}$


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#76
LongNT

LongNT

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 37 Bài viết

32. Cho tam giác ABC có$\angle A=2\angle B= 4\angle C.$ Gọi D,E,F là giao điểm của các đường phân giác trong góc A, B, C với các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh tam giác DEF cân

+Theo tính chất đường phân giác ta có AE=\frac{bc}{c+a} và BE=\frac{ac}{a+b}
Cần chứng minh b^{2}+ab=a^{2}+ac mà ab=ac+bc (do \frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{c})
Nên b^{2}+bc=a^{2} (đúng) suy ra AE=BE
+ Xét△AED và △BFD có
AE=BF (cmt)
AD=BD (△BDA cân)
∠DAE=∠DBF (=(1/2)∠A)
Suy ra △AED=△BFD (c.g.c)
Nên ED=FD suy ra △DFE cân


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LongNT: 05-05-2021 - 11:07


#77
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{31}$Cho tam giác $ABC$ có $\widehat{B}=\widehat{C}=50^{\circ}$. $N$ là điểm thuộc miền trong tam giác thỏa mãn $\widehat{NBC}=10^{\circ},\widehat{NCB}=20^{\circ}$. Tính số đo góc $ANB$  

Lời giải bài $\boxed{31}$:

Gọi $O$ là giao điểm của đường cao $AH$ của tam giác $ABC$ và $BN$. Vẽ $AK$ vuông góc với $BN$ và $AK$ cắt $CN$ tại $J$. $\widehat{OBH}=\widehat{HAK}=10^{\circ}$

$\widehat{HAC}=40^{\circ}\Rightarrow \widehat{KAC}=30^{\circ}$ mà $\widehat{NCA}=30^{\circ}$ nên $\Delta JAC$ cân tại $J\Rightarrow JA=JC$ (1)

$\Delta OBC$ cân ở $O$ vì $OH$ là đường trung trực, do đó $\widehat{OCB}=\widehat{OBC}=10^{\circ}$ suy ra $\widehat{OCA}=\widehat{OAC}=40^{\circ}$

Vậy $\Delta OAC$ cân tại $O$ nên $OA=OC$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra $OJ$ là đường trung trực của $AC$ và cũng là tia phân giác của $\widehat{AOC}$ nên $\widehat{AOJ}=\widehat{JOC}=50^{\circ}$

$\widehat{NOC}$ là góc ngoài của $\Delta OBC$ nên $\widehat{NOC}=20^{\circ}$. Từ đó có $\widehat{NOJ}=30^{\circ}$. Do đó $\widehat{AON}=80^{\circ}$

Mà $\widehat{BNJ}$ là góc ngoài của tam giác $NBC$ nên $\widehat{BNJ}=30^{\circ}$

Vậy tam giác $NOJ$ cân tại $J$. MÀ $JK$ là đường cao nên $JK$ là đường trung trực của $ON$, hay $AK$ là trung trực của $ON$, do đó tam giác $AON$ cân tại $A$ do đó $\widehat{ANB}=\widehat{AON}=80^{\circ}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 05-05-2021 - 20:10

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#78
dangcongsanvietnam

dangcongsanvietnam

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 11 Bài viết

bài 36 Kẻ CH vuông góc với AE và K đx với C qua H

 dễ CM tgiác ACK đều => góc KAB = 15độ

HE là đường trung bình tgiác BKC nên HE // BK => BKC là tgiác vuông

=> góc KBA = 15 độ

=> tgiác KBA cân tại K 

=> KB=KA 

có KA=KC =>KB=KC => tgiác KBC cân tại K

=> tgiác KBC vuông cân tại K => KCB = 45độ

=> BCA = 105 độ


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dangcongsanvietnam: 05-05-2021 - 21:55


#79
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Bài tiếp theo trong ngày hôm nay:

$\boxed{34}$Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{A}=60^{\circ}$. Xác định vị trí của điểm $M$ trong tam giác sao cho $MA\sqrt{3}+MB+MC$ đạt giá trị nhỏ nhất.

Lời giải bài $\boxed{34}$:

Trên tia đối của tia $AB$ lấy điểm $C'$ sao cho $AC'=AC$

Dựng $\Delta AMM'$ cân tại $A$ có $\widehat{MAM'}$ ($M'$ nằm khác phía đối với $B$ qua $AC$)$\Rightarrow MM'=\sqrt{3}MA$

Ta dễ chứng minh: $\Delta AMC=\Delta AM'C'(c.g.c)$

Suy ra $MC=M'C'$

Do đó: $MA\sqrt{3}+MB+MC=MM'+MB+M'C'\geqslant BC'=AB+AC$ (không đổi)

Vậy $MA\sqrt{3}+MB+MC$ nhỏ nhất khi và chỉ khi $M$ trùng $A$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 07-05-2021 - 06:38

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#80
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

$\boxed{35}$ Về phía ngoài của $\Delta ABC$ dựng các tam giác cân $ABM,BCN,CAP$ có góc ở đỉnh cân lần lượt là $\widehat{AMB}=\alpha ,\widehat{BNC}=\beta ,\widehat{APC}=\gamma $ thỏa mãn $\alpha +\beta +\gamma =360^{\circ}$. Chứng minh rằng tam giác $MNP$ có số đo ba góc là $\frac{\alpha }{2},\frac{\beta }{2},\frac{\gamma }{2}$

Lời giải bài $\boxed{35}$:

Trên nửa mặt phẳng bờ $NC$ không chứa $B$ lấy điểm $S$ sao cho $\widehat{CNS}=\gamma $ và $NC=NS$

Lúc đó ta có thể suy ra $\widehat{BNS}=\alpha$ và $BN=NC=SN$

Dễ thấy $\Delta AMB\sim\Delta SNB(g.g)\Rightarrow \frac{BM}{NB}=\frac{AB}{BS}$

Suy ra $\Delta MBN\sim\Delta ABS(c.g.c)\Rightarrow \widehat{BNM}=\widehat{BSA}$

Tương tự: $\widehat{CNP}=\widehat{CSA}$

Mà $\widehat{BSA}+\widehat{CSA}=\widehat{BNM}+\widehat{CNP}$ và $\widehat{BSC}=\frac{1}{2}\widehat{BNC}\Rightarrow \widehat{MNP}=\frac{\widehat{BNC}}{2}=\frac{\beta }{2}$

Tương tự ta có: $\widehat{PMN}=\frac{\alpha }{2},\widehat{MPN}=\frac{\gamma }{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 07-05-2021 - 07:37

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học

2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh