Đến nội dung

Hình ảnh

$P=13\sqrt{\frac{1}{x}-\frac{1}{x^2}}+9\sqrt{\frac{1}{x}+\frac{1}{x^2}}$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
DBS

DBS

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Tìm GTLN của: $P=13\sqrt{\frac{1}{x}-\frac{1}{x^2}}+9\sqrt{\frac{1}{x}+\frac{1}{x^2}}$.



#2
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Đặt $\frac{1}{\sqrt{x}}=a$ thì $a\in(0,1]$ và $P=13\sqrt{a^2-a^4}+9\sqrt{a^2+a^4}$

Đây là bài sử dụng phương pháp cân bằng hệ số quen thuộc! :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 09-05-2021 - 13:20

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#3
DBS

DBS

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Đặt $\frac{1}{\sqrt{x}}=a$ thì $a\in(0,1]$ và $P=13\sqrt{a^2-a^4}+9\sqrt{a^2+a^4}$

Đây là bài sử dụng phương pháp cân bằng hệ số quen thuộc! :icon6:

Anh có thể giải kỹ hơn được không ạ?



#4
PDF

PDF

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 197 Bài viết

Tìm GTLN của: $P=13\sqrt{\frac{1}{x}-\frac{1}{x^2}}+9\sqrt{\frac{1}{x}+\frac{1}{x^2}}$.

Gợi ý: $P_{max}=16$ khi $x=\frac{5}{4}$.



#5
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Anh có thể giải kỹ hơn được không ạ?

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM:

$13\sqrt{a^2-a^4}=26.\sqrt{\frac{1}{4}a^2(1-a^2)}\leqslant 26.\frac{{\frac{1}{4}a^2}+(1-a^2)}{2}=13-\frac{39}{4}a^2$

$9\sqrt{a^2+a^4}=6.\sqrt{\frac{9}{4}a^2(1+a^2)}\leqslant 6.\frac{\frac{9}{4}a^2+(1+a^2)}{2}=3+\frac{39}{4}a^2$

Cộng hai bất đẳng thức trên theo vế, ta được: $P=13\sqrt{a^2-a^4}+9\sqrt{a^2+a^4}\leqslant 16$

Đẳng thức xảy ra khi $a=\frac{2\sqrt{5}}5{}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 09-05-2021 - 19:48

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#6
DBS

DBS

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Ủa, sao một người thì điểm rơi $x=\frac{2\sqrt{5}}{5}$, còn một người thì điểm rơi $x=\frac{5}{4}$, cái nào đúng vậy nhỉ?



#7
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Ủa, sao một người thì điểm rơi $x=\frac{2\sqrt{5}}{5}$, còn một người thì điểm rơi $x=\frac{5}{4}$, cái nào đúng vậy nhỉ?

Bạn để ý bài trên thì mình đã đặt $\frac{1}{\sqrt{x}}=a\Rightarrow x=\frac{5}{4}$


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#8
DBS

DBS

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết

Bạn để ý bài trên thì mình đã đặt $\frac{1}{\sqrt{x}}=a\Rightarrow x=\frac{5}{4}$

Oh, vậy mình nhìn nhầm $a$ với $x$ rồi, dạo này mắt kém quá :)






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh