Đến nội dung

Hình ảnh

Xác suất để gieo được giá trị 1

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Dang Hong Ngoc

Dang Hong Ngoc

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 32 Bài viết

Cho $3$ chiếc hộp, trong đó có một hộp chứa $1$ đồng xu, hai hộp còn lại mỗi hộp chứa $1$ con xúc xắc. Giả sử giá trị của mặt ngửa đồng xu là $1$, mặt úp là $2$, giá trị của các mặt xúc xắc tương ứng số chấm trên mặt đó. Chọn ngẫu nhiên một trong ba hộp và lấy món bên trong hộp đó ra để gieo. Tính xác suất để gieo được giá trị $1$.



#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

Bạn giải thích cụ thể chữ "ngẫu nhiên" nhé. Ngẫu nhiên cũng có nhiều cách phân bố (density function) không giống nhau.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Cho $3$ chiếc hộp, trong đó có một hộp chứa $1$ đồng xu, hai hộp còn lại mỗi hộp chứa $1$ con xúc xắc. Giả sử giá trị của mặt ngửa đồng xu là $1$, mặt úp là $2$, giá trị của các mặt xúc xắc tương ứng số chấm trên mặt đó. Chọn ngẫu nhiên một trong ba hộp và lấy món bên trong hộp đó ra để gieo. Tính xác suất để gieo được giá trị $1$.

 

Bạn giải thích cụ thể chữ "ngẫu nhiên" nhé. Ngẫu nhiên cũng có nhiều cách phân bố (density function) không giống nhau.

Hiểu từ "ngẫu nhiên" theo cách thông thường thôi (đừng làm khó em nó chứ :D )

 

Gọi $A_1$ là biến cố chọn được hộp có đồng xu $\Rightarrow P(A_1)=\frac{1}{3}$.

       $A_2$ là biến cố chọn được hộp có con xúc sắc $\Rightarrow P(A_2)=\frac{2}{3}$.

       $B$ là biến cố gieo đồng xu được mặt ngửa $\Rightarrow P(B)=\frac{1}{2}$.

       $C$ là biến cố gieo xúc sắc được mặt $1$ chấm $\Rightarrow P(C)=\frac{1}{6}$.

       $D$ là biến cố gieo được giá trị $1$ $\Rightarrow P(D)=P(A_1).P(B)+P(A_2).P(C)=\frac{5}{18}$.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#4
Dang Hong Ngoc

Dang Hong Ngoc

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 32 Bài viết

Bạn giải thích cụ thể chữ "ngẫu nhiên" nhé. Ngẫu nhiên cũng có nhiều cách phân bố (density function) không giống nhau.

 

 

Hiểu từ "ngẫu nhiên" theo cách thông thường thôi (đừng làm khó em nó chứ :D )

 

Gọi $A_1$ là biến cố chọn được hộp có đồng xu $\Rightarrow P(A_1)=\frac{1}{3}$.

       $A_2$ là biến cố chọn được hộp có con xúc sắc $\Rightarrow P(A_2)=\frac{2}{3}$.

       $B$ là biến cố gieo đồng xu được mặt ngửa $\Rightarrow P(B)=\frac{1}{2}$.

       $C$ là biến cố gieo xúc sắc được mặt $1$ chấm $\Rightarrow P(C)=\frac{1}{6}$.

       $D$ là biến cố gieo được giá trị $1$ $\Rightarrow P(D)=P(A_1).P(B)+P(A_2).P(C)=\frac{5}{18}$.

 

cảm ơn các anh. Ban đầu em ko để ý xác suất "gieo được giá trị $1$" còn phụ thuộc vào xác suất chọn trúng hộp chứa đồng xu hay xúc xắc nên giải ra $\frac{3}{14}$  :D



#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

Hiểu từ "ngẫu nhiên" theo cách thông thường thôi (đừng làm khó em nó chứ :D )

Bài này em thấy dễ nên nhắc em nó cẩn thận mấy cái này tí :D


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh