Đến nội dung

Hình ảnh

Tính lim $x_{n+1}=\sqrt{3}+\frac{x_n}{\sqrt{x_{n}^{2}-1}}$

- - - - - dãy số

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
netcomath

netcomath

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 21 Bài viết

Cho dãy số thực: 

$ x_1=2006$ ; $x_{n+1}=\sqrt{3}+\frac{x_n}{\sqrt{x_{n}^{2}-1}}$

Tính $\lim\limits_{n \to+ \infty} x_n$



#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Cho dãy số thực: 

$ x_1=2006$ ; $x_{n+1}=\sqrt{3}+\frac{x_n}{\sqrt{x_{n}^{2}-1}}$

Tính $\lim\limits_{n \to+ \infty} x_n$

Đặt $\lim_{n \to +\infty} x_n=L$ ($L> 0$)

Ta có : $\sqrt{3}+\frac{L}{\sqrt{L^2-1}}=L\Rightarrow L=\frac{\sqrt3+\sqrt{15}}{2}$.
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
pcoVietnam02

pcoVietnam02

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Đặt $\lim_{n \to +\infty} x_n=L$ ($L> 0$)

Ta có : $\sqrt{3}+\frac{L}{\sqrt{L^2-1}}=L\Rightarrow L=\frac{\sqrt3+\sqrt{15}}{2}$.
 

 

Nhưng mà phải chứng minh dãy hội tụ đã rồi quy về phương trình giới hạn  :mellow:



#4
netcomath

netcomath

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 21 Bài viết

Nhưng mà phải chứng minh dãy hội tụ đã rồi quy về phương trình giới hạn  :mellow:

 

Bạn chứng minh được nó hội tụ không



#5
phuc_90

phuc_90

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 438 Bài viết

Bạn chứng minh được nó hội tụ không

 

Đặt $f(x)=\sqrt{3}+\frac{x}{\sqrt{x^2-1}}$  ta có $f(x)$ liên tục trên $\mathbb{R^+}\setminus \{\pm 1\}$

 

và $f'(x)=-\frac{1}{(x^2-1)\sqrt{x^2-1}}<0$ suy ra $f(x)$ là hàm nghịch biến trên $\mathbb{R^+}\setminus \{\pm 1\}$

 

Với $x_1=2006$ suy ra $x_2\approx 2.73$ và $x_3\approx 2.81$

 

Khi đó $x_1>x_3 \Rightarrow x_2=f(x_1)<f(x_3)=x_4 \Rightarrow x_3=f(x_2)>f(x_4)=x_5$

 

Bằng phương pháp qui nạp ta chứng minh được $(x_{2n+1})$ là dãy giảm và bị chặn dưới bởi $1+\sqrt{3}$

 

$(x_{2n})$ là dãy tăng và bị chặn trên bởi $\sqrt{3}+\sqrt{\frac{4+2\sqrt{3}}{3+2\sqrt{3}}}$

 

Khi đó giới hạn của dãy $(x_{2n+1})$, $(x_{2n})$ tồn tại, đặt $\lim_{n\rightarrow \infty }x_{2n+1}=a$ và $\lim_{n\rightarrow \infty }x_{2n}=b$

 

Từ đó ta tìm nghiệm của hệ $$\left\{\begin{matrix}a=\sqrt{3}+\frac{a}{\sqrt{a^2-1}}\\ b=\sqrt{3}+\frac{b}{\sqrt{b^2-1}}\end{matrix}\right.$$  với $a\geq 1+\sqrt{3}$ và $1+\sqrt{3}<b\leq \sqrt{3}+\sqrt{\frac{4+2\sqrt{3}}{3+2\sqrt{3}}}$

 

Hệ có nghiệm $a=b=\frac{1}{2}\left ( \sqrt{3}+\sqrt{15} \right )$

 

Suy ra $\lim_{n\rightarrow \infty }x_{n}=\frac{1}{2}\left ( \sqrt{3}+\sqrt{15} \right )$



#6
pcoVietnam02

pcoVietnam02

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Đặt $f(x)=\sqrt{3}+\frac{x}{\sqrt{x^2-1}}$  ta có $f(x)$ liên tục trên $\mathbb{R^+}\setminus \{\pm 1\}$

 

và $f'(x)=-\frac{1}{(x^2-1)\sqrt{x^2-1}}<0$ suy ra $f(x)$ là hàm nghịch biến trên $\mathbb{R^+}\setminus \{\pm 1\}$

 

Với $x_1=2006$ suy ra $x_2\approx 2.73$ và $x_3\approx 2.81$

 

Khi đó $x_1>x_3 \Rightarrow x_2=f(x_1)<f(x_3)=x_4 \Rightarrow x_3=f(x_2)>f(x_4)=x_5$

 

Bằng phương pháp qui nạp ta chứng minh được $(x_{2n+1})$ là dãy giảm và bị chặn dưới bởi $1+\sqrt{3}$

 

$(x_{2n})$ là dãy tăng và bị chặn trên bởi $\sqrt{3}+\sqrt{\frac{4+2\sqrt{3}}{3+2\sqrt{3}}}$

 

Khi đó giới hạn của dãy $(x_{2n+1})$, $(x_{2n})$ tồn tại, đặt $\lim_{n\rightarrow \infty }x_{2n+1}=a$ và $\lim_{n\rightarrow \infty }x_{2n}=b$

 

Từ đó ta tìm nghiệm của hệ $$\left\{\begin{matrix}a=\sqrt{3}+\frac{a}{\sqrt{a^2-1}}\\ b=\sqrt{3}+\frac{b}{\sqrt{b^2-1}}\end{matrix}\right.$$  với $a\geq 1+\sqrt{3}$ và $1+\sqrt{3}<b\leq \sqrt{3}+\sqrt{\frac{4+2\sqrt{3}}{3+2\sqrt{3}}}$

 

Hệ có nghiệm $a=b=\frac{1}{2}\left ( \sqrt{3}+\sqrt{15} \right )$

 

Suy ra $\lim_{n\rightarrow \infty }x_{n}=\frac{1}{2}\left ( \sqrt{3}+\sqrt{15} \right )$

 

Anh cho em hỏi làm sao để tìm được giá trị chặn để chứng minh, ví dụ trong bài này dãy con bị chặn trên bởi số khá là lẻ.



#7
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4995 Bài viết

Anh cho em hỏi làm sao để tìm được giá trị chặn để chứng minh, ví dụ trong bài này dãy con bị chặn trên bởi số khá là lẻ.

Đó sẽ là điểm bất động của hàm $g(x)=f(f(x))$. Điểm bất động của một hàm $F$ là điểm $x_0$ sao cho $F(x_0)=x_0$.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#8
netcomath

netcomath

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 21 Bài viết

Tìm điểm bất động của hàm như thế nào ạ  :(



#9
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Tìm điểm bất động của hàm như thế nào ạ  :(

Giá trị chặn dưới của $\left ( x_{2n+1} \right )$ là $m=1+\sqrt{3}$

$\Rightarrow$ giá trị chặn trên của $\left ( x_{2n} \right )$ là $M=\frac{m}{\sqrt{m^2-1}}+\sqrt{3}=\frac{1+\sqrt3}{\sqrt{3+2\sqrt3}}+\sqrt3=\sqrt{\frac{4+2\sqrt3}{3+2\sqrt3}}+\sqrt3$.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: dãy số

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh