Đến nội dung

Hình ảnh

Năm thiên văn, ngày sao, giờ địa phương, giờ sao

- - - - - thiên văn học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Trước hết, xin nhắc lại vài điều mà chắc ai cũng đã biết.

Ngày Mặt Trời trung bình (ngày MTTB) là khoảng thời gian trung bình giữa 2 lần liên tiếp Mặt Trời lên đến vị trí cao nhất trên bầu trời tại nơi quan sát. (Nơi quan sát được hiểu là địa điểm cố định trên mặt đất nằm giữa vòng cực bắc và vòng cực nam)

Ngày Mặt Trời trung bình được chia thành $24$ giờ, mỗi giờ chia thành $60$ phút, mỗi phút chia thành $60$ giây.

Từ kinh tuyến Greenwich ($0^o$) đi về phía Đông, cứ mỗi độ kinh thì thời gian tăng thêm $4$ phút. Giờ của từng địa phương tính theo cách đó gọi là giờ địa phương.

Bề mặt Trái Đất chia thành $24$ múi, mỗi múi chiếm $15$ độ kinh. Thông thường, để cho tiện lợi, người ta quy định giờ của mọi địa điểm trong cùng một múi trùng với giờ địa phương của kinh tuyến trung tâm của múi đó. Giờ quy định theo cách này gọi là giờ múi. Như vậy giờ múi sớm hay trễ hơn giờ địa phương không quá $30$ phút. Giờ múi còn gọi là giờ thông thường vì ta dùng nó hàng ngày.

Gọi tâm Trái Đất là $O$. Giả sử vào thời điểm ban đầu, tia $OM$ hướng đến một ngôi sao nào đó (sao này gọi là sao chuẩn, còn $M$ là điểm cố định trên mặt đất). Trong quá trình Trái Đất chuyển động và tự quay, tia $OM$ liên tục đổi phương. Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp tia $OM$ trở lại phương và chiều như thời điểm ban đầu (tức là lại hướng về sao chuẩn) gọi là ngày sao.

Vậy ngày sao là khoảng thời gian Trái Đất tự quay trong không gian đúng 1 vòng ($360^o$).

Mỗi ngày sao cũng chia thành $24$ giờ sao, mỗi giờ sao chia thành $60$ phút sao, mỗi phút sao chia thành $60$ giây sao.

Nếu quan sát từ Trái Đất trong một năm, ta thấy Mặt Trời chuyển động biểu kiến trên nền $12$ chòm sao, gọi là $12$ chòm sao hoàng đạo. Vào ngày xuân phân (khoảng 21/3), vị trí biểu kiến của Mặt Trời lúc giữa trưa nằm giữa chòm Song Ngư và chòm Bạch Dương. Lúc này, người ta xem như vị trí Mặt Trời trùng và che khuất "sao Xuân phân" ở rất xa.

"Sao Xuân phân" chỉ là một ngôi sao tưởng tượng, nhưng vì xuân phân là một thời điểm đặc biệt nên các nhà thiên văn chọn nó làm sao chuẩn để xác định thời điểm bắt đầu của ngày sao.

Vào ngày thu phân (khoảng 23/9) vào lúc $0$ giờ địa phương, "sao Xuân phân" lên đến vị trí cao nhất trên bầu trời. Nói cách khác là vào ngày thu phân, $0$ giờ địa phương trùng với $0$ giờ sao (đây là thời điểm duy nhất trong năm, giờ sao trùng với giờ địa phương và điều này đúng với mọi nơi trên Trái Đất - hôm nay 23/9/2021 là ngày thu phân của năm 2021 đấy nhé)

Thời gian Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời đúng 1 vòng gọi là năm thiên văn.

Biết rằng một năm thiên văn xấp xỉ $365,2564$ ngày thông thường (tức ngày MTTB), các bạn hãy thử giải quyết vài bài toán sau :

1) Hãy tính xem một ngày sao dài hay ngắn hơn một ngày thông thường bao nhiêu phút, giây thông thường ?

2) Một giây sao chính xác bằng bao nhiêu giây thông thường ?

3) Giả sử bạn đang ở kinh tuyến $103^o$ Đông (thành phố Điện Biên Phủ chẳng hạn). Hãy tính chính xác xem vào thời điểm duy nhất nào trong năm $2021$, giờ thông thường trùng với giờ sao nơi đó ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 23-09-2021 - 11:06

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Trước hết, xin nhắc lại vài điều mà chắc ai cũng đã biết.

Ngày Mặt Trời trung bình (ngày MTTB) là khoảng thời gian trung bình giữa 2 lần liên tiếp Mặt Trời lên đến vị trí cao nhất trên bầu trời tại nơi quan sát. (Nơi quan sát được hiểu là địa điểm cố định trên mặt đất nằm giữa vòng cực bắc và vòng cực nam)

Ngày Mặt Trời trung bình được chia thành $24$ giờ, mỗi giờ chia thành $60$ phút, mỗi phút chia thành $60$ giây.

Từ kinh tuyến Greenwich ($0^o$) đi về phía Đông, cứ mỗi độ kinh thì thời gian tăng thêm $4$ phút. Giờ của từng địa phương tính theo cách đó gọi là giờ địa phương.

Bề mặt Trái Đất chia thành $24$ múi, mỗi múi chiếm $15$ độ kinh. Thông thường, để cho tiện lợi, người ta quy định giờ của mọi địa điểm trong cùng một múi trùng với giờ địa phương của kinh tuyến trung tâm của múi đó. Giờ quy định theo cách này gọi là giờ múi. Như vậy giờ múi sớm hay trễ hơn giờ địa phương không quá $30$ phút. Giờ múi còn gọi là giờ thông thường vì ta dùng nó hàng ngày.

Gọi tâm Trái Đất là $O$. Giả sử vào thời điểm ban đầu, tia $OM$ hướng đến một ngôi sao nào đó (sao này gọi là sao chuẩn, còn $M$ là điểm cố định trên mặt đất). Trong quá trình Trái Đất chuyển động và tự quay, tia $OM$ liên tục đổi phương. Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp tia $OM$ trở lại phương và chiều như thời điểm ban đầu (tức là lại hướng về sao chuẩn) gọi là ngày sao.

Vậy ngày sao là khoảng thời gian Trái Đất tự quay trong không gian đúng 1 vòng ($360^o$).

Mỗi ngày sao cũng chia thành $24$ giờ sao, mỗi giờ sao chia thành $60$ phút sao, mỗi phút sao chia thành $60$ giây sao.

Nếu quan sát từ Trái Đất trong một năm, ta thấy Mặt Trời chuyển động biểu kiến trên nền $12$ chòm sao, gọi là $12$ chòm sao hoàng đạo. Vào ngày xuân phân (khoảng 21/3), vị trí biểu kiến của Mặt Trời lúc giữa trưa nằm giữa chòm Song Ngư và chòm Bạch Dương. Lúc này, người ta xem như vị trí Mặt Trời trùng và che khuất "sao Xuân phân" ở rất xa.

"Sao Xuân phân" chỉ là một ngôi sao tưởng tượng, nhưng vì xuân phân là một thời điểm đặc biệt nên các nhà thiên văn chọn nó làm sao chuẩn để xác định thời điểm bắt đầu của ngày sao.

Vào ngày thu phân (khoảng 23/9) vào lúc $0$ giờ địa phương, "sao Xuân phân" lên đến vị trí cao nhất trên bầu trời. Nói cách khác là vào ngày thu phân, $0$ giờ địa phương trùng với $0$ giờ sao (đây là thời điểm duy nhất trong năm, giờ sao trùng với giờ địa phương và điều này đúng với mọi nơi trên Trái Đất - hôm nay 23/9/2021 là ngày thu phân của năm 2021 đấy nhé)

Thời gian Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời đúng 1 vòng gọi là năm thiên văn.

Biết rằng một năm thiên văn xấp xỉ $365,2564$ ngày thông thường (tức ngày MTTB), các bạn hãy thử giải quyết vài bài toán sau :

1) Hãy tính xem một ngày sao dài hay ngắn hơn một ngày thông thường bao nhiêu phút, giây thông thường ?

2) Một giây sao chính xác bằng bao nhiêu giây thông thường ?

3) Giả sử bạn đang ở kinh tuyến $103^o$ Đông (thành phố Điện Biên Phủ chẳng hạn). Hãy tính chính xác xem vào thời điểm duy nhất nào trong năm $2021$, giờ thông thường trùng với giờ sao nơi đó ?

1) Vì Trái Đất vừa chuyển động quanh Mặt Trời, vừa tự quay nên trong một năm thiên văn ($365,2564$ ngày thông thường) nó đã tự quay được $366,2564$ vòng đối với một sao chuẩn ở xa.

Từ đó suy ra $366,2564$ ngày sao = $365,2564$ ngày thông thường

$\Rightarrow 1$ ngày sao $\approx 0,997270$ ngày thông thường

hay $1$ ngày sao ngắn hơn $1$ ngày thông thường $86400.(1-0,997270)\approx 235,87$ giây = $3$ phút $55,87$ giây thông thường

 

2) Từ câu 1 suy ra $1$ giây sao $\approx 0,997270$ giây thông thường.

 

3) Vào ngày Thu phân, $0$ giờ địa phương trùng với $0$ giờ sao tại nơi đó

    $\Rightarrow$ vào ngày 23/9/2021, $0$ giờ địa phương (tại kinh tuyến $103^o$ Đông) trùng với $0$ giờ sao tại nơi đó

    $\Rightarrow 0$ giờ $8$ phút (giờ thông thường) ngày 23/9/2021 tại kinh tuyến $103^o$ Đông trùng với $0$ giờ sao tại nơi đó

    Thời gian để giờ sao đuổi kịp giờ thông thường : $\frac{8}{1440}\div (1-0,997270)\approx 2,035002$ ngày

    $\Rightarrow$ lúc $0$ giờ $50$ phút $24$ giây ngày 25/9/2021, giờ sao trùng với giờ thông thường tại kinh tuyến $103^o$ Đông.
 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 11-01-2023 - 19:13

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: thiên văn học

2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh