Đến nội dung

Hình ảnh

Lafforgue nghiên cứu topos cho Huewei, và thêm ba huy chương Fields khác.

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 20 trả lời

#1
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 679 Bài viết

https://www.youtube....h?v=EqrNLuN5Bfk

Ngoài ra sắp tới sẽ có thể thêm những nhà toán học sau nghiên cứu cho Huawei:

2018 Fields Medal Alessio Figalli, 1998 FIelds Medal Maxim Kontsevich, 1994 Fields Medal Pierre-Louis Lions.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 05-01-2022 - 17:36


#2
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Vãi thật. Mấy năm gần đây Huawei tung rất nhiều tiền để lôi kéo nhân tài đủ mọi cấp độ (như anh cũng được liên hệ vài lần :D), nhưng anh tưởng là chỉ cho những ngành khoa học ứng dụng thôi chứ không ngờ là hốt luôn cả toán lý thuyết. Có vẻ như họ có một chương trình nghiên cứu về lý thuyết cho neural networks và cần nhiều kiến thức về topos.

 

Một tin không mấy vui vẻ đối với người Pháp (và có lẽ là với cộng đồng làm Toán nói chung, trừ Trung Quốc).


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#3
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 679 Bài viết

Vãi thật. Mấy năm gần đây Huawei tung rất nhiều tiền để lôi kéo nhân tài đủ mọi cấp độ (như anh cũng được liên hệ vài lần :D), nhưng anh tưởng là chỉ cho những ngành khoa học ứng dụng thôi chứ không ngờ là hốt luôn cả toán lý thuyết. Có vẻ như họ có một chương trình nghiên cứu về lý thuyết cho neural networks và cần nhiều kiến thức về topos.

 

Một tin không mấy vui vẻ đối với người Pháp (và có lẽ là với cộng đồng làm Toán nói chung, trừ Trung Quốc).

Em cũng ngứa ngáy với Huawei và TQ, nhưng cũng thấy vui vì nếu thực sự topos ứng dụng vào được AI thì là một chuyện quá tuyệt vời. Cấp độ trừu tượng của topos khác hẳn với các loại lý thuyết toán học thường được sử dụng trong ứng dụng. Ngay cả những người làm hình học đại số sau khi rút tỉa được từ đó một số lý thuyết đối đồng điều thì cũng không còn quan tâm gì nữa. Đóng góp này của Huawei thực sự tích cực với cộng đồng toán học. Có lẽ chỉ có người Pháp là không vui, thua ngay trên sân nhà.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 06-01-2022 - 04:30


#4
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

Em cũng ngứa ngáy với Huawei và TQ, nhưng cũng thấy vui vì nếu thực sự topos ứng dụng vào được AI thì là một chuyện quá tuyệt vời. Cấp độ trừu tượng của topos khác hẳn với các loại lý thuyết toán học thường được sử dụng trong ứng dụng. Ngay cả những người làm hình học đại số sau khi rút tỉa được từ đó một số lý thuyết đối đồng điều thì cũng không còn quan tâm gì nữa. Đóng góp này của Huawei thực sự tích cực với cộng đồng toán học. Có lẽ chỉ có người Pháp là không vui, thua ngay trên sân nhà.

Anh làm $\infty-\mathrm{cat}$ thì cũng liên quan topos nhỉ? Bao giờ định xong PhD còn sang TQ đây? :ukliam2:


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#5
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 679 Bài viết

Anh làm $\infty-\mathrm{cat}$ thì cũng liên quan topos nhỉ? Bao giờ định xong PhD còn sang TQ đây? :ukliam2:

À quên không nói rõ Tầu đầu tư quả này như kiểu đầu tư xây cơ sở hạ tầng tại chỗ cho mấy nước kém phát triển vậy, mấy ông này không phải đi đâu cả, khác ở chỗ là phải trả nợ bằng chất xám. Chú mà biết về logic thì thảo luận trên diễn đàn nhé vì topos họ dùng theo hướng này chứ không phải như trong hình học đại số hay $\infty$-category.



#6
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Em cũng ngứa ngáy với Huawei và TQ, nhưng cũng thấy vui vì nếu thực sự topos ứng dụng vào được AI thì là một chuyện quá tuyệt vời. Cấp độ trừu tượng của topos khác hẳn với các loại lý thuyết toán học thường được sử dụng trong ứng dụng. Ngay cả những người làm hình học đại số sau khi rút tỉa được từ đó một số lý thuyết đối đồng điều thì cũng không còn quan tâm gì nữa. Đóng góp này của Huawei thực sự tích cực với cộng đồng toán học. Có lẽ chỉ có người Pháp là không vui, thua ngay trên sân nhà.

Thực ra thì khoa học không nên có biên giới, nhưng điều đó có vẻ chỉ đúng với khoa học cơ bản. Anh không thích gì Trung Quốc nhưng anh có một người bạn thân đang làm postdoc (Toán) ở Bắc Kinh và anh vẫn thấy đó là điều tốt. Dù làm ở đâu thì những kết quả đạt được đều đóng góp vào tri thức của nhân loại.

 

Còn về khoa học ứng dụng (đặc biệt là ứng dụng được ngay :D) thì rất khó nói, làm ở đâu và làm cho ai rất quan trọng. Ví dụ, Trung Quốc cấp rất nhiều tiền cho nhiều trường đại học nước ngoài (anh biết có Mỹ, Úc, và một số nước châu Âu) để nghiên cứu về nhận diện khuôn mặt (face recognition) và nhận diện người (person identification). Việc Trung Quốc dùng camera theo dõi người dân thì ai cũng biết vì họ cũng công khai. Không nên nhận tiền của họ để theo đuổi những công nghệ như vậy (và thực tế trong ngành computer vision rất nhiều người phản đối phát triển những công nghệ này, thậm chí đề xuất ban khỏi các hội nghị đầu ngành).

 

Trở lại với các Field Medalists của chúng ta, anh hi vọng những nghiên cứu của họ sẽ có ích cho xã hội nói chung (như họ nghĩ khi quyết định về với Huawei) chứ không phải chỉ cho Trung Quốc. (Dù sao thì anh vẫn có cảm giác là nếu họ tiếp tục làm Toán trong academia sẽ tốt hơn cho nhân loại.)


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#7
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 679 Bài viết

Thực ra thì khoa học không nên có biên giới, nhưng điều đó có vẻ chỉ đúng với khoa học cơ bản. Anh không thích gì Trung Quốc nhưng anh có một người bạn thân đang làm postdoc (Toán) ở Bắc Kinh và anh vẫn thấy đó là điều tốt. Dù làm ở đâu thì những kết quả đạt được đều đóng góp vào tri thức của nhân loại.

 

Còn về khoa học ứng dụng (đặc biệt là ứng dụng được ngay :D) thì rất khó nói, làm ở đâu và làm cho ai rất quan trọng. Ví dụ, Trung Quốc cấp rất nhiều tiền cho nhiều trường đại học nước ngoài (anh biết có Mỹ, Úc, và một số nước châu Âu) để nghiên cứu về nhận diện khuôn mặt (face recognition) và nhận diện người (person identification). Việc Trung Quốc dùng camera theo dõi người dân thì ai cũng biết vì họ cũng công khai. Không nên nhận tiền của họ để theo đuổi những công nghệ như vậy (và thực tế trong ngành computer vision rất nhiều người phản đối phát triển những công nghệ này, thậm chí đề xuất ban khỏi các hội nghị đầu ngành).

 

Trở lại với các Field Medalists của chúng ta, anh hi vọng những nghiên cứu của họ sẽ có ích cho xã hội nói chung (như họ nghĩ khi quyết định về với Huawei) chứ không phải chỉ cho Trung Quốc. (Dù sao thì anh vẫn có cảm giác là nếu họ tiếp tục làm Toán trong academia sẽ tốt hơn cho nhân loại.)

Vâng. Em chắc chắn họ cũng theo cái lý như anh nói khi quyết định làm việc cho Huawei.



#8
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Hôm nay tình cờ đọc lại câu này của Hilbert lúc đang lướt web, thấy rất hợp với chủ đề đang thảo luận:

 

 

"Mathematics knows no races or geographic boundaries; for mathematics, the cultural world is one country." - David Hilbert, in H Eves Mathematical Circles Squared (Boston 1971).


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#9
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

 

Trở lại với các Field Medalists của chúng ta, anh hi vọng những nghiên cứu của họ sẽ có ích cho xã hội nói chung (như họ nghĩ khi quyết định về với Huawei) chứ không phải chỉ cho Trung Quốc. (Dù sao thì anh vẫn có cảm giác là nếu họ tiếp tục làm Toán trong academia sẽ tốt hơn cho nhân loại.)

 

Nếu Grothendieck, người tạo ra topos, còn sống và vẫn làm toán thì em nghĩ ông sẽ không ủng hộ quyết định làm cho Huawei này, có khi còn phản đối gay gắt :D

 

 

Đóng góp này của Huawei thực sự tích cực với cộng đồng toán học. Có lẽ chỉ có người Pháp là không vui, thua ngay trên sân nhà.

 

 Em có đọc ra trên blog này thì hình như là hợp tác hai bên giữa Huawei và IHES, nên nếu mà có ai thua thì chắc là người Mỹ. Trích một đoạn trên blog:

 

 

Towards the end of his talk, Lafforgue suggests the idea of creating an institute devoted to toposes and their applications, endorsed by IHES and supported by Huawei. Surely he knows that the Topos Institute already exists.

And, if you wonder why Huawei trows money at IHES rather than your university, I leave you with Lafforgue’s parting words:

“IHES professors are able to think and evaluate for themselves, whereas most mathematicians just follow ‘group thinking'”

 

Không biết Lafforgue nói đùa hay nói thật :D

 

PS: And Nxb làm mảng gì bên $\infty$-cat thế ạ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 15-01-2022 - 19:24

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#10
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 679 Bài viết

Nếu Grothendieck, người tạo ra topos, còn sống và vẫn làm toán thì em nghĩ ông sẽ không ủng hộ quyết định làm cho Huawei này, có khi còn phản đối gay gắt :D

 

 

 

 Em có đọc ra trên blog này thì hình như là hợp tác hai bên giữa Huawei và IHES, nên nếu mà có ai thua thì chắc là người Mỹ. Trích một đoạn trên blog:

 

 

Không biết Lafforgue nói đùa hay nói thật :D

 

PS: And Nxb làm mảng gì bên $\infty$-cat thế ạ?

Anh không hiểu lắm Mỹ liên quan ở đây theo logic nào, vì chuyện đang giữa Pháp và Tầu. Theo cách lập luận này thì cả thế giới thua? Còn lý do Huawei đầu tư vào Pháp theo anh chả liên quan gì đến những điều blog này nói. Rõ ràng là Tầu muốn học công nghệ và khoa học từ các nước phát triển, nhưng không làm được với Mỹ thì tất nhiên phải đầu tư vào châu Âu. Ở châu Âu thì Pháp là điểm đến lý tưởng, vì có lực lượng lao động phát triển, nhưng lương thấp nên chắc chắn không thể cưỡng lại được. Thông tin mình thu thập được thì tự mình kết luận, đâu cần dựa vào ai đó để nói cho mình biết. 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 16-01-2022 - 02:12


#11
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Em có đọc ra trên blog này thì hình như là hợp tác hai bên giữa Huawei và IHES, nên nếu mà có ai thua thì chắc là người Mỹ.

Toàn đọc thiếu rồi em. Hợp tác với IHES thì đã có từ nhiều năm nay, không có gì mới. Tin mới ở đây là Lafforgue cùng 3 Fields medalists khác về đầu quân (làm nhân viên) cho Huawei. Mức độ khác nhau nhé em. Và anh cũng giống Nxb, không hiểu Mỹ có liên quan gì ở đây  :P

 

 

Rõ ràng là Tầu muốn học công nghệ và khoa học từ các nước phát triển, nhưng không làm được với Mỹ thì tất nhiên phải đầu tư vào châu Âu.

Điều này thì Nxb nhầm rồi nhé. Chỉ Huawei không làm được (nữa) ở Mỹ thôi, nhưng Tàu không chỉ có mỗi Huawei. Dù không có số liệu cụ thể nhưng anh cá là số người mà Trung Quốc gửi sang Mỹ nhiều hơn toàn bộ số người mà họ gửi sang châu Âu và châu Úc cộng lại, thậm chí có thể nhiều hơn vài lần. Họ đi "học hỏi" khắp nơi và Mỹ luôn là mục tiêu số 1. Riêng về ngành AI thì số lượng người Trung Quốc trong các công ty hay lab lớn ở Mỹ nhiều không đếm xuể.


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#12
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

Toàn tự nhiên nhắc tới Mỹ làm tất cả các anh em phải lắc não.


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#13
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 679 Bài viết

Toàn đọc thiếu rồi em. Hợp tác với IHES thì đã có từ nhiều năm nay, không có gì mới. Tin mới ở đây là Lafforgue cùng 3 Fields medalists khác về đầu quân (làm nhân viên) cho Huawei. Mức độ khác nhau nhé em. Và anh cũng giống Nxb, không hiểu Mỹ có liên quan gì ở đây  :P

 

 

Điều này thì Nxb nhầm rồi nhé. Chỉ Huawei không làm được (nữa) ở Mỹ thôi, nhưng Tàu không chỉ có mỗi Huawei. Dù không có số liệu cụ thể nhưng anh cá là số người mà Trung Quốc gửi sang Mỹ nhiều hơn toàn bộ số người mà họ gửi sang châu Âu và châu Úc cộng lại, thậm chí có thể nhiều hơn vài lần. Họ đi "học hỏi" khắp nơi và Mỹ luôn là mục tiêu số 1. Riêng về ngành AI thì số lượng người Trung Quốc trong các công ty hay lab lớn ở Mỹ nhiều không đếm xuể.

Anh ơi, em nói không học được không có nghĩa là không học được gì cả, và loại đầu tư cũng phải là đầu tư gì đó liên quan đến ý kiến trong bài blog mà Zaraki trích dẫn kia vì em không thích cái ý kiến đó, vì họ đang cố giải thích việc Pháp nhận được đầu tư kia theo cái câu của Lafforgue. Em thấy em chỉ nhầm nếu Tầu thuê được mấy huy chương Fields của Mỹ về làm cho họ. Em đính chính lại ý em nói ở đây.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 16-01-2022 - 02:23


#14
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Anh ơi, em nói không học được không có nghĩa là không học được gì cả, và loại đầu tư cũng phải là đầu tư gì đó liên quan đến ý kiến trong bài blog mà Zaraki trích dẫn kia vì em không thích cái ý kiến đó, vì họ đang cố giải thích việc Pháp nhận được đầu tư kia theo cái câu của Lafforgue.

 
Anh không hiểu ý của em lắm (đặc biệt về cái "loại đầu tư"), nhưng anh nghĩ là em hiểu nhầm ý tác giả blog rồi. Để anh trích lại đầy đủ hơn:

 

And, if you wonder why Huawei trows money at IHES rather than your university, I leave you with Lafforgue’s parting words:
 
“IHES professors are able to think and evaluate for themselves, whereas most mathematicians just follow ‘group thinking'”
 
Ouch! 

 
Lưu ý từ cuối cùng của bài post, đó là từ quan trọng nhất: "Ouch!", dịch ra là "Úi chà", còn dịch dân dã hơn chút nghĩa là: "Đệt!" :D Tác giả cũng không đồng ý với Lafforgue đâu em.
 
 

Em thấy em chỉ nhầm nếu Tầu thuê được mấy huy chương Fields của Mỹ về làm cho họ. Em đính chính lại ý em nói ở đây.

 

Đúng rồi, nếu em nói vậy thì nghe hợp lý hơn. Anh cũng nghĩ là rất khó để mời những nhà khoa học top-của-top của Mỹ về làm. Top-của-top ở đây theo nghĩa là không chỉ rất nổi tiếng trong giới khoa học mà còn trong công chúng. Còn nếu chỉ tầm nổi tiếng trong ngành thôi thì đã có đầy người làm cho các công ty của Trung Quốc ở Mỹ.

 

(Tuy nhiên có một ngoại lệ mà anh biết đó là Andrew Ng đã từng về đầu quân cho Baidu. Andrew Ng được xem là một trong những ông Trùm của AI, từng vào top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time, rất nổi tiếng, mọi người có thể check thêm trên Wikipedia để biết. Nhưng mà bố mẹ ông là người Hồng Kông, dù ông sinh ra ở Anh và là công dân Mỹ, nên thôi xem như cũng là gốc Tàu, ngoại lệ này không tính.)


  • Nxb yêu thích

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#15
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Toàn tự nhiên nhắc tới Mỹ làm tất cả các anh em phải lắc não.

:D Em đọc và lập luận cẩu thả quá, mong anh em thứ lỗi  :D


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#16
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 679 Bài viết

 
Anh không hiểu ý của em lắm (đặc biệt về cái "loại đầu tư"), nhưng anh nghĩ là em hiểu nhầm ý tác giả blog rồi. Để anh trích lại đầy đủ hơn:

 

 
Lưu ý từ cuối cùng của bài post, đó là từ quan trọng nhất: "Ouch!", dịch ra là "Úi chà", còn dịch dân dã hơn chút nghĩa là: "Đệt!" :D Tác giả cũng không đồng ý với Lafforgue đâu em.
 
 

 

Đúng rồi, nếu em nói vậy thì nghe hợp lý hơn. Anh cũng nghĩ là rất khó để mời những nhà khoa học top-của-top của Mỹ về làm. Top-của-top ở đây theo nghĩa là không chỉ rất nổi tiếng trong giới khoa học mà còn trong công chúng. Còn nếu chỉ tầm nổi tiếng trong ngành thôi thì đã có đầy người làm cho các công ty của Trung Quốc ở Mỹ.

 

(Tuy nhiên có một ngoại lệ mà anh biết đó là Andrew Ng đã từng về đầu quân cho Baidu. Andrew Ng được xem là một trong những ông Trùm của AI, từng vào top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time, rất nổi tiếng, mọi người có thể check thêm trên Wikipedia để biết. Nhưng mà bố mẹ ông là người Hồng Kông, dù ông sinh ra ở Anh và là công dân Mỹ, nên thôi xem như cũng là gốc Tàu, ngoại lệ này không tính.)

Ý em là chẳng hạn xây dựng một viện nghiên cứu khoa học như vừa rồi ở Pháp. Các công ty thuê người của quốc gia khác thì cũng chỉ là hệ quả bình thường của đối tác thương mại, nhưng khoa học cơ bản thì trước giờ toàn do nhà nước bao cấp.  Em thấy nó nhạy cảm như những loại tài sản công khác như điện, nước, vv… Em không khẳng định nó có xảy ra hay không, nhưng giả sử ban đầu chỉ là hợp tác cùng có lợi rồi dần dần dẫn tới học thuật của nước mình phụ thuộc vào quốc gia khác thì nó sẽ biến thành loại quyền lực mềm rất nguy hiểm. Không đâu xa chẳng hạn như ở Việt Nam hiện nay có tập đoàn như kiểu Vingroup đầu tư rất lớn vào khoa học, giả sử chính phủ thấy thế mà giảm hoặc ì ạch không tăng đầu tư công vào khoa học để giải quyết các vấn đề tồn đọng từ lâu như lương bổng; đầu tư của của nó lớn hơn đầu tư của nhà nước, nhà khoa học sinh ra tâm lý biết ơn/phụ thuộc, không thể đóng góp phản biện hoặc tệ hơn, chính nhà nước sau khi hưởng lợi thì tìm cách nuôi dưỡng, bảo vệ nó, hệ quả là dần dần vô thức hoạt động như một nhà nước theo chủ nghĩa tư bản độc quyền.

 

Còn về việc em không biết blog nói kháy thì do em không vào blog đọc mà là đọc cái trích dẫn của Zaraki.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 16-01-2022 - 13:29


#17
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Hôm nay ghé Institut Fourier mượn mấy cuốn sách, thì nhớ ra là ở đây có ông Vincent Lafforgue, là em ruột của Laurent Lafforgue và cũng là một nhà Toán học rất nổi tiếng.

Ông em tài năng không hề kém ông anh (thậm chí có thể còn hơn). Trước khi làm nghiên cứu thì thành tích của cả hai anh em hồi còn đi học đều thuộc dạng bá đạo:

 

- Laurent Lafforgue được 2 HCB IMO 1984-1985 (hai năm này chúng ta có lần lượt GS. Đàm Thanh Sơn và GS. Nguyễn Tiến Dũng được HCV), đỗ thủ khoa đầu vào École Normale Supérieure năm 1986.

 

- Vincent Lafforgue được 2 HCV IMO 1990-1991 với số điểm tuyệt đối 42/42 cả hai năm, và là người duy nhất đạt được thành tích này cho đội tuyển Pháp cho tới nay (lưu ý thêm là cả hai năm này Việt Nam đều không có HCV). Ông đỗ thủ khoa đầu vào cả hai trường École Normale Supérieure và École Polytechnique năm 1992. Cùng năm đó có Cédric Villani cũng đỗ vào ENS và xếp hạng 4.

 

Nói thêm một chút là kì thi vào các trường Grandes Écoles của Pháp được xem là kì thi khó nhất của học sinh, nó cũng gần giống như thi HSG Quốc gia ở bên mình vậy, trong đó thì Polytechnique và ENS là khó hơn cả (Polytechnique là trường kĩ sư số 1 của Pháp, còn ENS đào tạo giáo viên và nhà nghiên cứu, cũng là số 1 của Pháp). Cá nhân mình đánh giá thì thành tích đỗ thủ khoa của một trong hai trường này còn hơn cả HCV IMO. Ông Vincent Lafforgue đỗ thủ khoa cả hai trường thì phải nói là thuộc dạng siêu nhân. Tuy nhiên ông không được Fields. Giải Fields phụ thuộc rất nhiều yếu tố, tài năng không thì chưa đủ: làm đúng đề tài đúng thời điểm, chọn đúng thầy hướng dẫn  :D, và cần cả may mắn. Đọc Wikipedia thì thấy ông làm PhD về Noncommutative geometry, rồi sau đó vài năm thì chuyển qua chương trình Langlands. Nếu làm Langlands từ đầu thì chưa biết chừng :D 


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#18
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

Hôm nay ghé Institut Fourier mượn mấy cuốn sách, thì nhớ ra là ở đây có ông Vincent Lafforgue, là em ruột của Laurent Lafforgue và cũng là một nhà Toán học rất nổi tiếng.

Ông em tài năng không hề kém ông anh (thậm chí có thể còn hơn). Trước khi làm nghiên cứu thì thành tích của cả hai anh em hồi còn đi học đều thuộc dạng bá đạo:

 

- Laurent Lafforgue được 2 HCB IMO 1984-1985 (hai năm này chúng ta có lần lượt GS. Đàm Thanh Sơn và GS. Nguyễn Tiến Dũng được HCV), đỗ thủ khoa đầu vào École Normale Supérieure năm 1986.

 

- Vincent Lafforgue được 2 HCV IMO 1990-1991 với số điểm tuyệt đối 42/42 cả hai năm, và là người duy nhất đạt được thành tích này cho đội tuyển Pháp cho tới nay (lưu ý thêm là cả hai năm này Việt Nam đều không có HCV). Ông đỗ thủ khoa đầu vào cả hai trường École Normale Supérieure và École Polytechnique năm 1992. Cùng năm đó có Cédric Villani cũng đỗ vào ENS và xếp hạng 4.

 

Lúc em đọc đến đây đã định còm là đỗ thủ khoa ENS Paris thì đỉnh hơn HCV IMO ấy chứ nhưng thấy ở dưới anh cũng nói vậy. Năm 2019 em có may mắn vào vòng thi loại trực tiếp ở ENS Paris, nói chung đề thi rất căng thẳng, dù trước đó đã ôn đề tất cả các năm trước và biết nó là kỳ thi đầu vào khó nhất thế giới nhưng vào vẫn cứ tịt, cả toán lẫn vật lý, chỉ may gỡ gạc được phần trình bày paper chuẩn bị trước. Đề thi toán năm đó là chứng minh $\pi$ và $e$ là số siêu việt, đề vật lý (môn minor thì mỗi người một đề) của em thì là giải một hệ phương trình Maxwell, bảo thằng trông thi "thôi mày cho tao nghỉ thi chứ biết mẹ gì vật lý đâu". Lúc ra về buồn rầu ủ rũ gặp một bạn nữ ở trường đó, quen ở ký túc xá, nó bảo "mày yên tâm, không thằng nào không khóc khi thi ở Pháp đâu, lại còn là cái trường này." Tới lúc phát kết quả, có hai ông đỗ môn toán, cả hai là HCV IMO từ Trung Quốc.

 

Mà cái thi này chắc khác của mấy ông kia. Một cái là chọn sinh viên quốc tế còn một cái là thi trong nước nên có khi còn khó hơn.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 19-05-2022 - 00:46

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#19
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Lúc em đọc đến đây đã định còm là đỗ thủ khoa ENS Paris thì đỉnh hơn HCV IMO ấy chứ nhưng thấy ở dưới anh cũng nói vậy. Năm 2019 em có may mắn vào vòng thi loại trực tiếp ở ENS Paris, nói chung đề thi rất căng thẳng, dù trước đó đã ôn đề tất cả các năm trước và biết nó là kỳ thi đầu vào khó nhất thế giới nhưng vào vẫn cứ tịt, cả toán lẫn vật lý, chỉ may gỡ gạc được phần trình bày paper chuẩn bị trước. Đề thi toán năm đó là chứng minh $\pi$ và $e$ là số siêu việt, đề vật lý (môn minor thì mỗi người một đề) của em thì là giải một hệ phương trình Maxwell, bảo thằng trông thi "thôi mày cho tao nghỉ thi chứ biết mẹ gì vật lý đâu". Lúc ra về buồn rầu ủ rũ gặp một bạn nữ ở trường đó, quen ở ký túc xá, nó bảo "mày yên tâm, không thằng nào không khóc khi thi ở Pháp đâu, lại còn là cái trường này." Tới lúc phát kết quả, có hai ông đỗ môn toán, cả hai là HCV IMO từ Trung Quốc.

 

Mà cái thi này chắc khác của mấy ông kia. Một cái là chọn sinh viên quốc tế còn một cái là thi trong nước nên có khi còn khó hơn.

Ồ thì ra em có thi ENS. Nhưng biết là có thi Vật Lý thì cũng phải ôn chứ :D

Tiếc là chỉ có ENS Paris (Ulm) là có mở cho sinh viên quốc tế thi, nếu các ENS khác cũng có thì nhiều cơ hội hơn. Trước đây như trường hợp của em (sinh viên quốc tế) gọi là thi Voie 2, còn Voie 1 là dành cho học sinh préparatoire ở Pháp. Anh confirm là Voie 1 khó hơn nhiều so với Voie 2 nhé.

 

Lúc anh học năm 2 kỹ sư trường làng cũng có đăng ký thi Voie 1 vào Polytechnique, nhưng mà ông hiệu trưởng trường anh không chịu ký giấy :D Anh đi theo dạng học bổng liên kết giữa trường và hội Gặp gỡ Việt Nam của GS. Trần Thanh Vân, ông hiệu trưởng bảo nếu mày đi thì dẹp luôn học bổng cho các khoá sau, nên đành thôi. Mà nếu cho lựa chọn lại thì anh cũng không thi Polytechnique mà thi vào ENS, bất kỳ ENS nào cũng được không nhất thiết là Ulm, để được học Toán...


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#20
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

 

Tiếc là chỉ có ENS Paris (Ulm) là có mở cho sinh viên quốc tế thi, nếu các ENS khác cũng có thì nhiều cơ hội hơn.

Ở các nơi khác thì apply trực tiếp luôn anh ạ, ví dụ như ENS Lyon.


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh