Đến nội dung

Hình ảnh

Đồ thị hàm số Hình Chữ Thập tâm O

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
BachJohn

BachJohn

    Binh nhì

  • Banned
  • 11 Bài viết

$f\left ( x \right )=\frac{x}{x}-1,x\in R$

 

Hàm số f(x) = 0 với mọi x ≠ 0 tức là chiếm mọi điểm trên Ox

Khi x = 0 thì hàm số nhận giá trị bất kỳ tức là chiếm mọi điểm trên Oy

Tức là Hàm số này Hình Chữ Thập tâm O

 

37342481011788810-1643094928.png

 



#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

 

$f\left ( x \right )=\frac{x}{x}-1,x\in R$

 

Hàm số f(x) = 0 với mọi x ≠ 0 tức là chiếm mọi điểm trên Ox

Khi x = 0 thì hàm số nhận giá trị bất kỳ tức là chiếm mọi điểm trên Oy

Tức là Hàm số này Hình Chữ Thập tâm O

 

37342481011788810-1643094928.png

 

Tương ứng với mỗi giá trị của $x$, có không quá $1$ giá trị của $y$, do đó đồ thị của hàm này không thể là "hình chữ thập" được !


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
BachJohn

BachJohn

    Binh nhì

  • Banned
  • 11 Bài viết

Tương ứng với mỗi giá trị của $x$, có không quá $1$ giá trị của $y$, do đó đồ thị của hàm này không thể là "hình chữ thập" được !

$x=0\Rightarrow f\left ( x \right )=\frac{0}{0}=y,0.y=0,y\in R$



#4
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

$x=0\Rightarrow f\left ( x \right )=\frac{0}{0}=y,0.y=0,y\in R$

Bạn chưa hiểu đúng về hàm số.

Hàm số được xem là một ánh xạ từ tập xác định đến tập giá trị.

Với mỗi phần tử $x$ thuộc tập xác định, có đúng $1$ phần tử $y$ thuộc tập giá trị tương ứng với nó.

Do đó, giá trị $x=0$ không thuộc tập xác định của hàm số mà bạn nêu ra.

Cũng vì thế, mỗi đường thẳng thuộc mặt phẳng $Oxy$ cùng phương với trục $Oy$ có chung với đồ thị KHÔNG QUÁ $1$ điểm chung.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

Nếu sử dụng implicit function thì tập hợp các nghiệm của hàm $f(x,y)=xy$ sẽ là thứ bạn muốn.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
BachJohn

BachJohn

    Binh nhì

  • Banned
  • 11 Bài viết

Bạn chưa hiểu đúng về hàm số.

Hàm số được xem là một ánh xạ từ tập xác định đến tập giá trị.

Với mỗi phần tử $x$ thuộc tập xác định, có đúng $1$ phần tử $y$ thuộc tập giá trị tương ứng với nó.

Do đó, giá trị $x=0$ không thuộc tập xác định của hàm số mà bạn nêu ra.

Cũng vì thế, mỗi đường thẳng thuộc mặt phẳng $Oxy$ cùng phương với trục $Oy$ có chung với đồ thị KHÔNG QUÁ $1$ điểm chung.

Ví dụ hàm 

 

$y=\sqrt{x},x\geqslant 0$

 

$x=3\Rightarrow y=\sqrt{\left ( \pm 1 \right )^{2}.3}=\pm\sqrt{3}$

 

Một giá trị x cho 2 giá trị y nè bạn. Phát biểu của bạn chưa chính xác


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BachJohn: 26-01-2022 - 07:35


#7
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Ví dụ hàm 

 

$y=\sqrt{x},x\geqslant 0$

 

$x=3\Rightarrow y=\sqrt{\left ( \pm 1 \right )^{2}.3}=\pm\sqrt{3}$

 

Một giá trị x cho 2 giá trị y nè bạn. Phát biểu của bạn chưa chính xác

Bạn chưa hiểu đúng về ý nghĩa của ký hiệu căn bậc hai.

$x=3\Rightarrow y=\sqrt{(\pm 1)^2.3}=\left | \pm 1 \right |\sqrt{3}=\sqrt{3}$.
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#8
BachJohn

BachJohn

    Binh nhì

  • Banned
  • 11 Bài viết

Bạn chưa hiểu đúng về ý nghĩa của ký hiệu căn bậc hai.

$x=3\Rightarrow y=\sqrt{(\pm 1)^2.3}=\left | \pm 1 \right |\sqrt{3}=\sqrt{3}$.
 

$f(x)=arcsin (sin x ) = x+k2\pi$

 

$y=f\left ( 3 \right )=arcsin(sin(3))=3+k2\pi$

 

khi $k\in Z$, Z nguyên


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BachJohn: 26-01-2022 - 11:31


#9
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

$f(x)=arcsin (sin x ) = x+k2\pi$

 

$y=f\left ( 3 \right )=arcsin(sin(3))=3+k2\pi$

 

khi $k\in Z$, Z nguyên

Bạn hiểu sai hoàn toàn khái niệm hàm số nói riêng và ánh xạ nói chung. Hàm số/Ánh xạ $y=f(x)$ có nghĩa là một quy tắc gán ghép một giá trị $x$ tới một và chỉ một giá trị $y$, chứ không hề có chiều ngược lại: một giá trị $x$ tới nhiều giá trị $y$. Cách viết của bạn có thể là do hiểu nhầm khi giải phương trình: có thể gán ghép một giá trị $x$, nhiều giá trị $x$ hoặc không giá trị $x$ nào tới một giá trị $y$ cho trước (xem định nghĩa đơn ánh, toàn ánh và song ánh).

Lấy ví dụ $y=\sqrt x$ của bạn. Thế giá trị $(x;y)=(-1;-\sqrt{3})$ vào xem có thỏa mãn phương trình không? Trừ khi bạn chưa qua hết lớp 7.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#10
BachJohn

BachJohn

    Binh nhì

  • Banned
  • 11 Bài viết

Vậy các bác học sâu cho em hỏi chút xíu là Đồ Thị biểu diễn dạng $x=0$ được mô tả bởi Hàm Số nào được không ạh

 

https://www.desmos.c...ator/g6hqdowybb



#11
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

$f(x)=arcsin (sin x ) = x+k2\pi$

 

$y=f\left ( 3 \right )=arcsin(sin(3))=3+k2\pi$

 

khi $k\in Z$, Z nguyên

 

 

Vậy các bác học sâu cho em hỏi chút xíu là Đồ Thị biểu diễn dạng $x=0$ được mô tả bởi Hàm Số nào được không ạh

 

https://www.desmos.c...ator/g6hqdowybb

Bạn chưa hiểu đúng về hàm $\arcsin$.

Hàm $y=\arcsin(\sin x)$ có tập xác định là $\mathbb{R}$ và tập giá trị là $\left [ -\frac{\pi}{2};\frac{\pi}{2} \right ]$

$x=3\Rightarrow y=\arcsin(\sin 3)=\pi-3$.

 

Không có hàm số nào có đồ thị là trục tung (trục $Oy$) cả, vì đồ thị của tất cả mọi hàm số đều phải tuân theo nguyên tắc bất di bất dịch là không được có quá $1$ điểm chung với bất kỳ đường thẳng nào vuông góc với trục hoành.
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#12
BachJohn

BachJohn

    Binh nhì

  • Banned
  • 11 Bài viết

Rồi. Ok  :icon6:



#13
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

Đính chính một tí cho rõ ý anh Nxb: "hàm số" ở đây là "y=f(x)".


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh