Đến nội dung

Hình ảnh

BẤT ĐẲNG THỨC HƯỚNG TỚI KÌ THI CHUYÊN TOÁN 2021-2022


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 90 trả lời

#81
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

ĐỀ LUYỆN CHUYÊN TOÁN - ĐỀ SỐ 11

Câu 1:

a) Cho phương trình $|(x^2-1)^2+2m^2-2m+2|+m^2-2m-2=0$ với $m$ là một tham số thực. Tìm tất cả các giá trị của $m$ sao cho phương trình trên có một số lẻ các nghiệm thuộc đoạn $[-2;2]$

b) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix}xy=x+2y+3 & \\ 4x^3-y^3=24x^2-45x+15y+41 \end{matrix}\right.$

Câu 2:

a) Chứng minh rằng nếu $2n$ là tổng của hai số chính phương lớn hơn $1$ phân biệt thì $n^2+2n$ viết được dưới dạng tổng của bốn số chính phương lớn hơn $1$ phân biệt

b) Tìm các số thực $x$ sao cho $\frac{\sqrt{x}}{x\sqrt{x}-3\sqrt{x}+3}$ là số nguyên

c) Tồn tại hay không các số nguyên $x,y$ thỏa mãn $7^x+24^x=y^2$

Câu 3: Cho nửa đường tròn $(O)$ đường kính $AB$ cố định, $C$ là điểm di động trên nửa đường tròn sao cho $CA<CB$. $BC$ cắt tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ ở $T$. $N$ là điểm trên cung nhỏ $AC$. Đường tròn tâm $T$ bán kính $TA$ cắt tiếp tuyến tại $N$ của $(O)$ ở $X,Y$. Chứng minh rằng $(TXY)$ luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định khi $C$ và $N$ di động.

Câu 4: Cho $\Delta ABC$ nhọn ($AB>AC$) nội tiếp đường tròn $(O)$, ngoại tiếp đường tròn $(I)$. $I_a$ là tâm đường tròn bàng tiếp đối diện đỉnh $A$ của $\Delta ABC$. $P$ là điểm chính giữa cung lớn $BC$ chứa $A$, $PI_a$ cắt $(O)$ tại $K$. $D,E,F$ là tiếp điểm của $(I)$ lên $BC,AC,AB$

a) Chứng minh rằng: $\angle KAI=\angle DAI$

b) Gọi $X$ là hình chiếu của $D$ lên $EF$, trung trực của $BC$ cắt $EF$ tại $Y$. Chứng minh rằng tứ giác $BYXC$ nội tiếp

c) Gọi $L$ là giao điểm của $OI$ với $DP$. Chứng minh rằng $A,L,K$ thẳng hàng

Câu 5:

a) Với mọi số thực $x$ thỏa mãn $0\leqslant x\leqslant 1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: $P=\sqrt{x+x^3}+\sqrt{x-x^3}$

b) Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $ \frac{1}{a+2}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+2}=1 $. Chứng minh rằng: $$ \sqrt{a^2+2a}+\sqrt{b^2+2b}+\sqrt{c^2+2c} \ge \sqrt{a^2+b^2+c^2+24} $$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 24-04-2022 - 09:54

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#82
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Bài 80: Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn $x^2+y^2+z^2+2xyz=1$. Chứng minh rằng: $10(x^3+y^3+z^3)+11(x+y+z)(1+4xyz)-12xyz\geqslant 8(x+y+z)^3$

~~~~~~~~~~~~~~~

Lời giải.

Ta sẽ chứng minh một bổ đề cũng chính là chìa khóa của bài toán này: $\boxed{1+4xyz\geqslant 2(xy+yz+zx)}$

Thật vậy trong ba số $x-\frac{1}{2},y-\frac{1}{2},z-\frac{1}{2}$ luôn tồn tại hai số có tích không âm nên không mất tính tổng quát, ta giả sử: $(x-\frac{1}{2})(y-\frac{1}{2})\geqslant 0\Leftrightarrow 4xyz+1\geqslant 2(xy+yz+zx)+1-z-2xy$

Như thế ta cần chứng minh: $1-z-2xy\geqslant 0$

Sử dụng giả thiết: $(xy+z)^2=1-x^2-y^2+x^2y^2=(1-x^2)(1-y^2)\leqslant (1-xy)^2\Leftrightarrow 1-xy\geqslant xy+z\Leftrightarrow 1-2xy-z\geqslant 0$ (Vì $x,y<1$

Vậy ta cần chứng minh: $10(x^3+y^3+z^3)+22(x+y+z)(xy+yz+zx)-12xyz\geqslant 8(x+y+z)^3$

Sau khi đồng bậc thì đây chính là bất đẳng thức Schur

Đẳng thức xảy ra khi $x=y=z=\frac{1}{2}$


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#83
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Kết thúc hành trình ôn luyện toán trong 4 năm, thực chất là 3 năm vì năm lớp 6 mình chả biết gì về toán, sau kì thi HSG Tỉnh Quảng Nam 2021-2022 thì bao nhiêu giấc mơ, hoài bão của mình đã mở ra, mình rất xúc động khi cầm trên tay bảng điểm và mình là người có số điểm cao nhất, ước mơ nhất tỉnh của mình đã ấp ủ từ rất lâu và hiện tại nó đã thành sự thật, mình tin rằng đây chỉ là một khởi đầu nho nhỏ trong cuộc đời mình, mình sẽ lấy nó làm động lực để phát triển hơn nữa trong tương lai, điều khiến mình tâm đắc nhất không phải là hơn nhiều người vì thực chất mình đạt 16,5 điểm và bạn giải Nhì đạt 16 điểm, không hơn là bao nhưng việc mình vui nhất chính là mình đã giải ra câu bất đẳng thức trong đề, và không ai trong tỉnh mình làm được câu này. (Cũng hơi tiếc vì mình thiếu nghiệm câu hệ và câu số chứ không là điểm tối đa). Mình xin chia sẻ câu bất đó và cách làm của mình như sau (Đây cũng là bài cuối cùng của Topic, khép lại quãng đường bất đẳng thức thời thơ ấu)

ĐỀ BÀI: Cho ba số thực dương $x,y,z$ thỏa mãn $xyz\geqslant 1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: $\frac{x^3-1}{x^2+y+z}+\frac{y^3-1}{y^2+z+x}+\frac{z^3-1}{z^2+x+y}$

Bài này chính là chìa khóa mở ra con đường thành công cho mình cũng là câu mình dành thời gian nhiều nhất và sót nghiệm các câu dễ. Thực sự thì câu này mình chưa từng gặp qua nên cũng hơi khó khăn để nhận dạng và khi mình quan sát thì mình nghĩ ngay đến việc tách nó ra và chứng minh bất đẳng thức sau $\frac{x^3}{x^2+y+z}+\frac{y^3}{y^2+z+x}+\frac{z^3}{z^2+x+y}\geqslant \frac{1}{x^2+y+z}+\frac{1}{y^2+z+x}+\frac{1}{z^2+x+y}$

Quan sát một chút nữa, đại lượng $x^2+y+z$ rất quen, chúng ta có thể Cauchy-Schwarz kiểu: $(x^2+y+z)(1+y+z)\geqslant (x+y+z)^2\Rightarrow \frac{1}{x^2+y+z}\leqslant \frac{1+y+z}{(x+y+z)^2}$

Như vậy ta sẽ có được: $\frac{1}{x^2+y+z}+\frac{1}{y^2+z+x}+\frac{1}{z^2+x+y}\leqslant \frac{3+2(x+y+z)}{(x+y+z)^2}$

Còn biểu thức vế trái thì thực sự mình rất rối và mình quyết tâm phải biến nó về một biến $t=x+y+z$ và nhìn bậc $3$ trên mẫu, mình nghĩ ngay đến Holder và làm như sau: $\frac{x^3}{x^2+y+z}+\frac{y^3}{y^2+z+x}+\frac{z^3}{z^2+x+y}\geqslant \frac{(x+y+z)^3}{3(x^2+y^2+z^2)+6(x+y+z)}=\frac{(x+y+z)^3}{3(x+y+z)^2-6(xy+yz+zx)+6(x+y+z)}\geqslant \frac{(x+y+z)^3}{3(x+y+z)^2+6(x+y+z)-18}$

Đến đây ta cần chứng minh: $\frac{(x+y+z)^3}{3(x+y+z)^2+6(x+y+z)-18}\geqslant \frac{3+2(x+y+z)}{(x+y+z)^2}$

Và đương nhiên bất đẳng thức này luôn đúng với $x+y+z\geqslant 3$ bằng cách biến đổi tương đương (Việc tách ghép biểu thức bậc 5 có nhân tử $x+y+z-3$ là điều đơn giản)

 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Đó là toàn bộ cách làm của mình khi ngồi trong phòng thi và mình tin chắc là giám khảo chấm thi đã cho mình tròn điểm câu này dù mình không chứng minh lại bất đẳng thức Holder và Cauchy-Schwarz và bất đẳng thức cuối mình đã khẳng định nó đúng mà chưa giải thích (chỉ bấm máy tính).

Khi về nhà thì mình có nghĩ lại và thấy một hướng nhanh hơn là chứng minh hai bất đẳng thức sau:

$\frac{(x+y+z)^3}{3(x+y+z)^2+6(x+y+z)-18}\geqslant 1$

$\frac{3+2(x+y+z)}{(x+y+z)^2}\leqslant 1$

Cũng bằng biến đổi tương đương

 

 

 


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#84
DOTOANNANG

DOTOANNANG

    Đại úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 1609 Bài viết
Chúc em tiếp tục thành công trên con đường Toán học.

#85
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

t


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 29-04-2022 - 21:52

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#86
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

d


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 05-05-2022 - 10:42

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#87
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Kết thúc hành trình ôn luyện toán trong 4 năm, thực chất là 3 năm vì năm lớp 6 mình chả biết gì về toán, sau kì thi HSG Tỉnh Quảng Nam 2021-2022 thì bao nhiêu giấc mơ, hoài bão của mình đã mở ra, mình rất xúc động khi cầm trên tay bảng điểm và mình là người có số điểm cao nhất, ước mơ nhất tỉnh của mình đã ấp ủ từ rất lâu và hiện tại nó đã thành sự thật, mình tin rằng đây chỉ là một khởi đầu nho nhỏ trong cuộc đời mình, mình sẽ lấy nó làm động lực để phát triển hơn nữa trong tương lai, điều khiến mình tâm đắc nhất không phải là hơn nhiều người vì thực chất mình đạt 16,5 điểm và bạn giải Nhì đạt 16 điểm, không hơn là bao nhưng việc mình vui nhất chính là mình đã giải ra câu bất đẳng thức trong đề, và không ai trong tỉnh mình làm được câu này. (Cũng hơi tiếc vì mình thiếu nghiệm câu hệ và câu số chứ không là điểm tối đa). Mình xin chia sẻ câu bất đó và cách làm của mình như sau (Đây cũng là bài cuối cùng của Topic, khép lại quãng đường bất đẳng thức thời thơ ấu)

 

Chúc mừng KietLW9! Cố gắng lên cấp 3 phát huy nhé em.


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#88
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

Chủ đề bất đẳng thức


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi KietLW9: 08-05-2022 - 10:43

Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#89
KietLW9

KietLW9

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1737 Bài viết

ĐỀ LUYỆN CHUYÊN TOÁN - ĐỀ SỐ 17

Câu 1:

a) Giải phương trình: $x^4-6x-1=2(x+4)\sqrt{2x^3+8x^2+6x+1}$

b) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix}y(\sqrt{x^2+1}+1)=1 & \\ 9y^2(x+3y)=1-x^3y^3 & \end{matrix}\right.$

Câu 2:

a) Cho $a,b,c,d$ là các số nguyên tố lớn hơn $5$ thỏa mãn $a<b<c<d<a+10$. Chứng minh rằng $a+b+c+d$ chia hết cho 60.

b) Tìm tất cả các cặp số nguyên tố $(p,q)$ thỏa mãn $\frac{3^{p-1}-1}{q}$ là số chính phương

c) Cho $a,b,c$ là các số nguyên dương. Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương $k$ sao cho ba số $a^k+bc,b^k+ca,c^k+ab$ có ít nhất một ước nguyên tố chung

d) Giải phương trình nghiệm nguyên: $$x^2-2xy+2\sqrt{2xy-y^2}=1$$

cÂU 3:

Câu 4: Cho $AB$ là dây cung cố định khác đường kính của đường tròn $(O)$. $C$ là điểm di động trên cung lớn $AB$ sao cho $CA<CB$. Ba đường cao $AD,BE,CF$ của $\Delta ABC$ cắt nhau tại $H$. $G$ là giao điểm của $(ABH)$ với $BC$. $AH$ cắt $(APG)$ tại $M$. $(APG)$ cắt $(O)$ tại $N$

a) Chứng minh rằng $C,M,N$ thẳng hàng

b) Gọi $K$ là trung điểm của $AB$. $CK$ cắt $DE$ tại $L$. $T$ là chân đường cao hạ từ $A$ xuống $BC$. Chứng minh rằng $BC$ là tiếp tuyến của $(ETC)$

c) Gọi $Q$ là điểm đối xứng với $K$ qua $AH$. $MQ$ cắt $OH$ tại $P$. Chứng minh rằng $4$ điểm $H,Q,E,P$ cùng thuộc một đường tròn

Câu 5:

a) Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $a+b+c+1=4abc$. Chứng minh các bất đẳng thức sau:

$(1)$ $$\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\leqslant \sqrt{8abc+1}$$

$(2)$ $$\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca}\geqslant \sqrt{8abc+1}$$

b) Giả sử tồn tại $x,y,z$ là độ dài ba cạnh của một tam giác thỏa mãn $x+y+z=2$ và $xy+yz+zx>xyz+1$. Chứng minh rằng: $$\dfrac{2x+y}{\sqrt{z+x}}+\dfrac{2y+z}{\sqrt{x+y}}+\dfrac{2z+x}{\sqrt{y+z}}\ge 9\sqrt[6]{zx+yz+xy-xyz-1}$$


Trong cuộc sống không có gì là đẳng thức , tất cả đều là bất đẳng thức  :ukliam2:   :ukliam2: 

 

 

$\text{LOVE}(\text{KT}) S_a (b - c)^2 + S_b (c - a)^2 + S_c (a - b)^2 \geqslant 0\forall S_a,S_b,S_c\geqslant 0$

 

 

 


#90
aria123

aria123

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 5 Bài viết

Với các số thực không âm $a,b$ thỏa mãn $\sqrt{1+2a^2}$ + $\sqrt{1+2b^2} = 6$tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=a+b$.



#91
letoanthangjk

letoanthangjk

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

Bạn thi chuyên LTT à =))) Nếu vậy thì hẹn gặp bạn ở T1K11 nhá  ( nếu tớ đậu  :D )
P/S: Cho tớ xin bảng điểm thi hsg vì tớ trượt từ vòng huyện rồi.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi letoanthangjk: 26-05-2022 - 12:29





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh