Đến nội dung

Hình ảnh

Thuyết vị lợi: Kẻ phản diện trong vai Chiến lược gia đại tài

- - - - - utility málaga cf didier drogba bobby fischer moreyball phan đăng nhật minh alternative valuation point value diego simeone envy-free

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chưa có bài trả lời

#1
DOTOANNANG

DOTOANNANG

    Đại úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 1609 Bài viết

"Hôm trước là Siêu trí tuệ. Hôm nay là Chinh phục."

Chắc hẳn ai cũng đã từng xem show này. Có những cái tên bước ra từ mùa đầu tiên*, họ tiếp tục khuynh đảo cuộc thi tài kiến thức khác còn lớn hơn của VTV và ẵm ngôi vị cao nhất hai năm liên tiếp. Tuy nhiên, diễn biến các mùa sau khá thất vọng, rồi giống nhiều chương trình trước đây, nó đã bị khai tử cách đây khá lâu. Hãy lấy ví dụ tập 1, mùa 1 (11 Th12 '13) ở phần thi cuối. Ta có luật chơi:

 

a. Có 36 ô tương ứng các câu hỏi, trong đó 15 ô có màu (mỗi màu tương ứng với sở trường của từng thí sinh). Các thí sinh thay phiên nhau mở các ô trong 5 lượt. Nếu chưa phân định được vị trí thứ Nhất, các thí sinh ngang điểm nhau đó sẽ tiếp tục giải quyết các ô còn lại để kết thúc (mình từng xem và nhớ có tập chứng kiến hai người cùng ẵm giải Nhất sau khi trải qua tất cả 36 câu hỏi). 

b. Trả lời đúng câu hỏi sở trường ở ô màu của mình, thí sinh nhận được 2 điểm. Trả lời đúng câu hỏi sở trường ở ô màu của đối phương, thí sinh nhận được 3 điểm.

c. Trả lời đúng câu hỏi bình thường (không màu), thí sinh nhận được 1 điểm. Mọi trường hợp không trả lời đúng thì số điểm sẽ không thay đổi.

 

Thể thức này đã không còn xuất hiện ở các mùa sau. Phản ứng của mình khi đón nhận nó hơi tiếc một chút, vì nó rất hấp dẫn. Ở vòng chơi mới, số lượng đối thủ đã giảm đi, việc cuộc chơi diễn ra ảm đạm theo kiểu chọn hết ô màu của mình nó không đến nỗi quá tệ, những câu hỏi dù là sở trường nhưng gây khó khăn và thậm chí thí sinh có thể không hiểu hết về sở trường của mình. Còn mỗi lần thấy ai đó trả lời đúng câu sở trường của bạn cùng chơi, mình đặt vào vai trò khán giả thì vô cùng thích thú vì sợ mạo hiểm, kịch tính. Một kịch bản hấp dẫn hơn như này theo Thuyết vị lợi cũng đáng đưa vào, góp phần làm mới cuộc chơi hơn sẽ thế nào ?

 

(Scenario). Thứ tự lần lượt: A, B, C.

1. A mở màn (A1), 2 điểm. Tiếp theo đây, B chọn sở trường của C (coi như là nhầm đi, C1), 0 điểm. C (C2), 2 điểm. Đến lượt Th2.

2. A tiếp tục ghi điểm bằng câu sở trưởng (A2), 4 điểm. Tai họa, B chọn ngay chủ đề của A (đáng ngờ nhưng vẫn đang diễn, A3), 0 điểm. C (C3), 4 điểm.

Lúc này, A với C cũng còn 2 câu sở trường, còn B đưa khán giả đi từ cảm xúc bất ngờ, ngơ ngác, đến ngán ngẩm. Nhưng có phải B đã thực sự hết hy vọng không, hãy xem tiếp lượt Th3.

3. A (A4), 6 điểm. Và nếu B chọn câu của A lần nữa, đó không khác gì một thảm họa, trừ C ra. Nếu C bị chọn trúng câu hỏi, cuộc chơi coi như ngã ngũ, A gần như sẽ thắng. Có vẻ như C yếu hơn A. Và thế là B đã chọn câu hỏi của A (A5), 3 điểm. B chiến thắng câu hỏi sở trưởng của A. A5, nghĩa là A không còn câu sở trường nào nữa. A có thể tìm kiếm từ B1-5, C4, D1-21 để mong kết thúc trận đấu. C chọn C5, vì nghĩ B trong mong muốn phá bĩnh mình một lần nữa, lấy đi câu hỏi cuối cùng, thế là lá cờ chiến thắng đang về tay C, nhưng hụt, C (C5), vẫn 4 điểm. A nắm nhiều lợi thế rõ ràng nhất trước lượt Th4. Nhưng những gì đang chờ đón chính là

$$\begin{matrix} {\it prix} & 1 & 2 & 3 & 4 & 5\\ A & \checkmark & \checkmark & \times & \checkmark & \checkmark\\ B & \downarrow & & \uparrow & & \updownarrow\\ C & \times & \checkmark & \checkmark & & \times \end{matrix}$$

B có thế tấn công vô cùng đặc sắc. Trong các cuộc chơi xác lập vị thế như cờ Vây chẳng hạn, chuyện nắm giữ lợi thế nhờ đi trước rồi chiến thắng ắt không còn quá xa lạ. Nước đi hào nhoáng của B vào giữa lượt ở câu Th1, Th3, Th5 của đối phương chẳng khác nào đánh trước mặt rồi thủ chặt, Drogba của trận Chung kết đẹp nhất lịch sử Champions League năm 2012 gửi gắm các đồng đội của mình tại Chelsea hãy để những người bản lĩnh nhất ở các lượt sút Th1, Th3, Th5 để nếu thất bại ở lượt Th2 thì còn có lượt Th3, thất bại ở lượt Th4 thì còn có lượt Th5. Chính Drogba chính là nguồn cảm hứng cho pha dàn xếp công phu đó.

4. A (D1), 7 điểm. B lạnh lùng (C4), 6 điểm. C còn có thể làm gì hơn (B1), mọi chuyện sẽ kết thúc và đã hết rồi, 4 điểm.

5. A (D2), 8 điểm. B (B2), B đã trả lời đúng 1/2 câu của A, 1/2 câu của C, lần này 1/2 câu của B đã được trả lời đúng, 8 điểm. Kịch bản đẹp nhất cho B cũng là tệ nhất cho C.

6. A và B đồng điểm. Mọi thứ còn lại phải xem A có né 3 quả bom do B đặt xuống không ? Thế là cuộc đi săn của B tiếp tục qua các lượt Th6, Th7.. cho tới khi chỉ còn 3 câu hỏi. Dừng tưởng tượng ở đây là đẹp rồi.

 

>> Tình huống lợi hại nhất chính là ở lượt Th3, B hạ thành công ở A5, đồng thời gây áp lực để C phải thất bại ở A5. Chẳng khác nào loạt luân lưu điên rồ của trận Chung kết Champions League Chelsea v Bayern Muenchen mùa giải 2011/12. Có những điều lãng mạn khác của mùa giải sau đó ở đây (các bạn có thể tìm hiểu Málaga CF).

 

Quay trở lại cuộc đua Tam Mã, ta nói thậm chí B còn negative splits tất cả. Còn coi nó như một trận đấu Bóng rổ, thì B thống trị bằng trò Moreyball (ném 3 điểm đến chết), đây không hoàn toàn là may rủi hay ám ảnh cưỡng chế gì cả, xem cái cách B đã làm gì trong khu vực của A với C..

 

Trở lại với Chinh phục, kẻ về cuối trong lượt lựa chọn là Phan Đăng Nhật Minh trở thành người chiến thắng cuối cùng. Một phong thái không thể lay chuyển, giống như Vua cờ Bobby Fischer. Những ngày hôm nay đang diễn ra Olympiad Chess, mình chợt nảy sinh hứng thú với những tuyệt phẩm của ông, ngoài ý tưởng Fischer Random Chess còn rất nhiều thứ đang bỏ ngỏ. Ông hay so sánh môn thao của mình với golf và Bóng rổ. Nếu tạo ra thứ gì đó hấp dẫn, chắc mình sẽ đặt tên cho nó là 3.05, 3.05 là Piece relative value của quân Mã, vừa lại là chiều cao bảng rổ (m) luôn. Tới đây mình đã bị khuất phục và không biết viết gì tiếp.

 

(Problem). Điểm của các vị trí A1-5, B1-5, C1-5 theo Thuyết vị lợi là bao nhiêu ? (Câu hỏi này hơi kỳ lạ, nên mình cắt nghĩa một chút, ví dụ nếu xem việc có một trong hai vị trí dẫn đầu bảng đấu 4 đội tại Champions League là chiến thắng, thì chỉ cần dành 4 điểm trước mỗi đối thủ còn lại (+3=3, 12 điểm), đội sẽ chiến thắng, hơn nữa có cả ngôi Nhất bảng khi đội đi tiếp còn lại không thắng 3 trận trở lên. Vậy ra 12 điểm có giá trị còn vững chắc hơn thành tích +4=1-1, 13 điểm. Còn trong vấn đề A, B, C, việc B tấn công ở C1, A3, A5 cũng có giá trị dù thất bại, rất nhiều là đằng khác, không thể xem là 0 điểm cho câu hỏi.)  







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: utility, málaga cf, didier drogba, bobby fischer, moreyball, phan đăng nhật minh, alternative valuation, point value, diego simeone, envy-free

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh