Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm m để miền nghiệm là một đa giác có diện tích bằng 8

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
cool hunter

cool hunter

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 544 Bài viết

Tìm m để miền nghiệm hệ bất phương trình $\left\{\begin{matrix} x\geq 0; y\geq 0\\ 2x+3y\leq 12\\ mx+y\geq 2 \end{matrix}\right.$ là một đa giác có diện tích bằng 8.


Thà đừng yêu để giữ mình trong trắng

Lỡ yêu rôì nhất quyết phải thành công

                                                                 


#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Tìm m để miền nghiệm hệ bất phương trình $\left\{\begin{matrix} x\geq 0; y\geq 0\\ 2x+3y\leq 12\\ mx+y\geq 2 \end{matrix}\right.$ là một đa giác có diện tích bằng 8.

Gọi $A$ và $B$ lần lượt là giao điểm của đường thẳng $2x+3y=12$ với các trục $Ox$ và $Oy$ $\Rightarrow A(6;0)$ và $B(0;4)$
$C$ và $D$ lần lượt là giao điểm của đường thẳng $mx+y=2$ với các trục $Oy$ và $Ox$ $\Rightarrow C(0;2)$
Ta có $S_{AOB}=12\Rightarrow S_{COD}=4\Rightarrow D(4;0)\Rightarrow m=\frac{1}{2}$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 19-01-2023 - 07:24

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Chưa kịp đăng thì anh Nghiêm giải mất rồi :(

Tìm m để miền nghiệm hệ bất phương trình $\left\{\begin{matrix} x\geq 0; y\geq 0\\ 2x+3y\leq 12\\ mx+y\geq 2 \end{matrix}\right.$ là một đa giác có diện tích bằng 8.

Xét đường thẳng $(d): 2x+3y=12$ cắt hai trục $Oy, Ox$ lần lượt tại $A,B$. Dễ thấy tọa độ các điểm là $A(0,4), B(6,0)$ và $S_{OAB} = 12$.

2023-01-18_21h39_14.png

Đặt đường thẳng $(m): mx + y \ge 2$. Đường thẳng này luôn đi qua $C(0,2)$.

Nếu $(m) \parallel Ox$ (tức $m=0$) thì dễ thấy đa giác cần tìm $(P)$ là $\Delta ACE$ có diện tích bằng 3: không thỏa đề.

Xét TH $(m)$ cắt $Ox$ tại $D$. Dễ thấy $x_D = \frac{2}{m}$.

TH1: Nếu $x_D \ge x_B = 6$ thì $(P) = \Delta ACD'$ với $D'$ là giao điểm của $CD$ với $AB$. Mà $S_{(P)} = S_{ACD'} \le S_{ACB} = 6 < 8$: không thỏa đề.

TH2: Nếu $x_D \le 0$ thì $(P) = \Delta ACD'$ với $D'$ là giao điểm của $CD$ với $AB$. Khi đó $S_{(P)}=S_{ACD'}<S_{ACE} = 3 < 8$: không thỏa đề.

TH3: Nếu $0 \le x_D \le 6 = x_B$ thì $(P)=ACDB$ và $S_{(P)}=S_{ACDB} = S_{AOB}-S_{COD} = 12 - \frac{1}{2}OC.OD=12 - \frac{2}{m}$.

Vậy $S_{(P)} = 8 \Leftrightarrow m=\frac{1}{2}$.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Chưa kịp đăng thì anh Nghiêm giải mất rồi :(

Xét đường thẳng $(d): 2x+3y=12$ cắt hai trục $Oy, Ox$ lần lượt tại $A,B$. Dễ thấy tọa độ các điểm là $A(0,4), B(6,0)$ và $S_{OAB} = 12$.

attachicon.gif 2023-01-18_21h39_14.png

Đặt đường thẳng $(m): mx + y \ge 2$. Đường thẳng này luôn đi qua $C(0,2)$.

Nếu $(m) \parallel Ox$ (tức $m=0$) thì dễ thấy đa giác cần tìm $(P)$ là $\Delta ACE$ có diện tích bằng 3: không thỏa đề.

Xét TH $(m)$ cắt $Ox$ tại $D$. Dễ thấy $x_D = \frac{2}{m}$.

TH1: Nếu $x_D \ge x_B = 6$ thì $(P) = \Delta ACD'$ với $D'$ là giao điểm của $CD$ với $AB$. Mà $S_{(P)} = S_{ACD'} \le S_{ACB} = 6 < 8$: không thỏa đề.

TH2: Nếu $x_D \le 0$ thì $(P) = \Delta AOB$ và $S_{(P)}=S_{AOB}=12 > 8$: không thỏa đề.

TH3: Nếu $0 \le x_D \le 6 = x_B$ thì $(P)=ACDB$ và $S_{(P)}=S_{ACDB} = S_{AOB}-S_{COD} = 12 - \frac{1}{2}OC.OD=12 - \frac{2}{m}$.

Vậy $S_{(P)} = 8 \Leftrightarrow m=\frac{1}{2}$.

Mình có ý kiến thế này :

+ $x_D$ không thể bằng $0$.

+ $\textbf{TH2}$ : Nếu $x_D< 0$ thì $(P) = \Delta ACD'$ với $D'$ là giao điểm của $CD$ với $AB$ ($x_{D'}< x_E$)

   Mà $S_{ACD'}< S_{ACE}=3$ (không thỏa đề).
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Mình có ý kiến thế này :

+ $x_D$ không thể bằng $0$.

+ $\textbf{TH2}$ : Nếu $x_D< 0$ thì $(P) = \Delta ACD'$ với $D'$ là giao điểm của $CD$ với $AB$ ($x_{D'}< x_E$)

   Mà $S_{ACD'}< S_{ACE}=3$ (không thỏa đề).
 

À, em nhầm trong trường hợp 2 thật :D Để em sửa.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh