Đến nội dung

Hình ảnh

Vì sao trong âm lịch năm nay (Quý Mão 2023) lại nhuận tháng Hai ?

- - - - - lịch pháp

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Để trả lời câu hỏi này, cần nhắc lại đôi điều về Âm lịch.

Âm lịch là lịch xây dựng dựa trên sự chuyển động tương đối của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời.

Để ngắn gọn và dễ hiểu, ta lần lượt gọi tâm Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng là $S,E$ và $M$.

Điểm $E$ chuyển động trên mặt phẳng $P$ theo quỹ đạo hình ellipse nhận $S$ là một trong hai tiêu điểm. Ellipse đó có bán trục lớn khoảng $149,6$ triệu km và tâm sai $0,01671$. Mặt phẳng $P$ chứa ellipse gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Quỹ đạo ellipse gọi là đường hoàng đạo. Chu kỳ của điểm $E$ trên đường hoàng đạo là $365,2564$ ngày.

Điểm $M$ chuyển động quanh $E$ theo quỹ đạo ellipse nhận $E$ là một trong hai tiêu điểm. Quỹ đạo này có bán trục lớn khoảng $384,4$ ngàn km và tâm sai $0,0549$. Mặt phẳng $Q$ chứa quỹ đạo này không trùng với mặt phẳng hoàng đạo. Chu kỳ của điểm $M$ trên quỹ đạo khoảng $27,32$ ngày.

Trong quá trình chuyển động, có những thời điểm mặt phẳng $(SME)$ vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo và $\widehat{SME}$ là góc tù. Những thời điểm như vậy, ở Trái Đất có đêm không Trăng, gọi là điểm sóc. Trong âm lịch quy định ngày có điểm sóc (gọi là ngày sóc) phải là ngày mồng Một (đầu tháng). Như vậy mỗi tháng âm lịch bắt đầu từ một ngày sóc cho đến ngày trước ngày sóc tiếp theo (gồm $29$ hoặc $30$ ngày).

Một năm dương lịch dài hơn $12$ tháng âm lịch, do đó cứ $19$ năm âm lịch cần phải có $7$ năm nhuận (có $13$ tháng). Những năm nhuận là năm khi chia cho $19$ có số dư là $0,3,6,8,11,14,17$. Nhưng trong năm nhuận thì tháng nào là tháng nhuận ?

Trên đường hoàng đạo, có một điểm mà khi Trái Đất đến đó thì Mặt Trời chiếu vuông góc xuống chí tuyến Nam vào lúc giữa trưa. Điểm đó gọi là điểm Đông chí. Lấy điểm này làm gốc ($0^o$) rồi đánh dấu các điểm $30^o,60^o,...,330^o$ theo chiều chuyển động của Trái Đất. Đặt tên các điểm đó là Đại hàn, Vũ thủy, Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết. Tất cả $12$ điểm đó gọi là $12$ trung khí. Chúng chia đường hoàng đạo thành $12$ cung hoàng đạo. Ngày mà Trái Đất đi qua một trung khí gọi là ngày trung khí (cũng gọi tắt là trung khí).

Người ta quy định rằng tháng âm lịch nào KHÔNG có ngày trung khí thì là tháng nhuận, và tên tháng đó cũng trùng với tên tháng trước đó, kèm thêm chữ "nhuận".

Chẳng hạn năm Quý Mão ($2023$), điểm sóc đầu tiên là $3h53$ ngày $22/1$ dương lịch (DL), điểm sóc thứ hai là $14h06$ ngày $20/2$ DL, điểm sóc thứ ba là $0h23$ ngày $22/3$ DL, điểm sóc thứ tư là $11h12$ ngày $20/4$ DL. Các trung khí là Vũ thủy ($5h34$ ngày $19/2$ DL), Xuân phân ($4h24$ ngày $21/3$ DL), Cốc vũ ($15h13$ ngày $20/4$ DL).

Như vậy, tháng AL đầu tiên từ $22/1$ đến $19/2$ DL có trung khí Vũ thủy nên là tháng Giêng.

Tháng AL tiếp theo từ $20/2$ đến $21/3$ DL có trung khí Xuân phân nên là tháng Hai.

Tháng AL kế tiếp từ $22/3$ đến $19/4$ DL không có trung khí nên là tháng Hai nhuận.

Đó là lý do vì sao trong âm lịch năm nay có tháng Hai nhuận.

Lưu ý rằng tháng Hai nhuận này nằm trong mùa Xuân (từ $4/2$ đến $5/5$ DL)

Câu hỏi dành cho các bạn là vì sao tháng nhuận không nằm trong mùa Đông ?


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

Nghe phức tạp và công phu thật :D Tuy nhiên em không hiểu chỗ : có những thời điểm mặt phẳng $(SME)$ vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo

Nếu thế thì mặt trăng nằm trên đỉnh đầu cực bắc/nam ạ?


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 935 Bài viết
Câu hỏi dành cho các bạn là vì sao tháng nhuận không nằm trong mùa Đông ?
Một cách trực quan, em nghĩ là người xưa không muốn kéo dài mùa đông âm u, lạnh giá...thêm 1 tháng nữa mà để tháng nhuận rơi vào mùa xuân cây cối đâm chồi, nảy lộc, chim hót véo von, vạn vật bừng dậy...
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#4
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Nghe phức tạp và công phu thật :D Tuy nhiên em không hiểu chỗ : có những thời điểm mặt phẳng $(SME)$ vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo

Nếu thế thì mặt trăng nằm trên đỉnh đầu cực bắc/nam ạ?

Bạn tưởng tượng thế này : $S$ và $E$ thuộc mặt phẳng $P$ (mặt phẳng hoàng đạo) ; $SE\approx 149,6.10^6$ km.

$M$ thuộc mặt phẳng $Q$ (mặt phẳng chứa quỹ đạo mặt trăng, còn gọi là mặt phẳng bạch đạo)

Góc giữa 2 mặt phẳng $P$ và $Q$ khoảng $5,15^o$

$EM\approx 384,4.10^3$ km ;

Như vậy sẽ có những lúc hình chiếu của $M$ trên mặt phẳng $P$ nằm trên đoạn $SE$. Lúc đó mặt phẳng $(SME)\perp (P)$ và $\Delta SME$ có $\widehat{SEM}\leqslant 5,15^o$ ; $\widehat{SME}\geqslant 174,8^o$ ; $EM\approx 384,4.10^3$ km.
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

Bạn tưởng tượng thế này : $S$ và $E$ thuộc mặt phẳng $P$ (mặt phẳng hoàng đạo) ; $SE\approx 149,6.10^6$ km.

$M$ thuộc mặt phẳng $Q$ (mặt phẳng chứa quỹ đạo mặt trăng, còn gọi là mặt phẳng bạch đạo)

Góc giữa 2 mặt phẳng $P$ và $Q$ khoảng $5,15^o$

$EM\approx 384,4.10^3$ km ;

Như vậy sẽ có những lúc hình chiếu của $M$ trên mặt phẳng $P$ nằm trên đoạn $SE$. Lúc đó mặt phẳng $(SME)\perp (P)$ và $\Delta SME$ có $\widehat{SEM}\leqslant 5,15^o$ ; $\widehat{SME}\geqslant 174,8^o$ ; $EM\approx 384,4.10^3$ km.
 

Đúng thật, em quên mất :(


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Câu hỏi dành cho các bạn là vì sao tháng nhuận không nằm trong mùa Đông ?
Một cách trực quan, em nghĩ là người xưa không muốn kéo dài mùa đông âm u, lạnh giá...thêm 1 tháng nữa mà để tháng nhuận rơi vào mùa xuân cây cối đâm chồi, nảy lộc, chim hót véo von, vạn vật bừng dậy...

Đúng là người xưa không muốn tháng nhuận rơi vào mùa Đông. Nhưng ý mình muốn hỏi là vì sao chỉ cần đặt ra một quy định "tháng không có ngày trung khí là tháng nhuận" thì khi đó các tháng nhuận đều "né" mùa Đông ?
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#7
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Mình đọc nhanh ở ngay đầu trang này thấy có một dòng quy ước về việc định tháng âm lịch là "Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch", nên có thể đó là lý do để tháng nhuận không bao giờ rơi vào mùa đông.







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: lịch pháp

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh