Đến nội dung

Hình ảnh

Phỏng vấn với Joseph Ayoub

- - - - - phỏng vấn joseph ayoub

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1667 Bài viết

Phỏng vấn với Joseph Ayoub

 

ayoub-1.jpg

 

Joseph Ayoub, Giáo sư ngành Toán học tại Đại học Zurich, là người đầu tiên giữ ghế "Alexzandria Figueroa và Robert Penner". Ông quan tâm đến đối đồng điều của các đa tạp đại số và lý thuyết motive.

 

Ông đã bắt đầu hứng thú với toán học như thế nào?

 

Tôi đã luôn hứng thú với toán. Từ lúc bắt đầu thời thiếu niên tôi đã có những điểm số tốt trong mọi môn học nhưng toán học đã luôn là hứng thú đặc biệt của tôi: trong thời gian rảnh của tôi, tôi thưởng thức việc giải quyết các vấn đề toán học. Khi đã làm hết, tôi tự kiếm thêm những vấn đề mới. Tôi đã đặc biệt thích hình học phẳng nhưng tôi cũng đã thích tính toán các thứ khác và giải các phương trình. Trong thời gian nghỉ tôi thường biến mất vào các thư viện để tra cứu các bài báo toán học thông qua Bách Khoa Toàn Thư. Đây là cách làm thế nào tôi quen thuộc với một lượng lớn khái niệm hiện đại như bài toán phân loại các nhóm đơn. Tôi đã có thể tiếp cận một lượng không nhỏ "toán cao cấp" ở tuổi còn rất trẻ khi tôi tìm thấy vài bài báo trong kho của căn hộ nhà tôi ở Beyrouth. Chúng là các bản thảo của các bài giảng tô-pô đại cương mà bố tôi - một giáo sư toán học - đã giảng dạy ở đại học. Anh trai tôi, người là thủ thư tại bộ môn khoa học, biết vài người có thể giúp tôi chạm tay vào một bản sách Hình học Vi Phân và Không gian Đối xứng của Helgason. Tôi nhớ rằng mình đã dùng hầu hết các kỳ nghỉ hè ép buộc bản thân học quyển sách đó. Cuối cùng tôi kết thúc việc đọc từ đầu tới cuối và cảm giác rằng mình đã hiểu mọi thứ!

 

Năm 1998, ngay sau khi nhận bằng tú tài, tôi đã đủ may mắn để được nhận vào Lycée Louis-le-Grand ở Paris. Đó là khi tôi hiểu rằng bạn có thể kiếm sống bằng các nghiên cứu toán học, mà đó thật sự là một sự mặc khải cho tôi. Giáo viên toán của tôi, Hervé Gianella, người khiến tôi nhận ra điều này và khuyến khích tôi tham dự kỳ thi đầu vào của Đại học Sư Phạm Paris. Trước đó tôi mường tượng rằng bản thân mình sẽ trở thành một kỹ sư với một công việc "thực sự" và có sở thích "kỳ dị": đọc sách toán.

 

Mối liên hệ của ông với IHES là gì?

 

Lần đầu tôi nghe về IHES là do Alexandre Grothendieck. Tên của ông ấy gắn bó chặt chẽ với IHES. Theo một cách, tôi lần đầu khám phá ra IHES cùng hộ Élément de Géométrie Algébrique và "Séminaire de Géométrie Algébrique" vốn phần lớn được chuẩn bị và nháp tại IHES. Rất lâu sau đó thì tôi đến IHES, và đó là một hội nghị vinh danh Luc Illusie.

 

Tôi rất biết ơn hội đồng khoa học vì đã chọn tôi làm người đầu tiên giữ ghế Alexzandria Figueroa và Robert Penner. Đó là một vinh hạnh lớn, chắc chắn rồi, và tôi đã sẵn sàng cho thời gian tôi sẽ dành tại IHES. Tôi không biết những chuyến thăm của mình sẽ ảnh hưởng tới công việc như thế nào nhưng tôi sẽ cố thu được lợi ích tối đa từ chúng. 

 

Ông sẽ tóm tắt các cống hiến chính của mình như thế nào?

 

Trong một thời gian dài, tôi làm việc với một giả thuyết đặc biệt và quan trọng trong lý thuyết motive, nó có tên là "giả thuyết bảo toàn" (conservativity conjecture). Giả thuyết này khá dễ để phát biểu và cung cấp một cầu nối, hoặc nói đúng hơn là một con đường hai chiều giữa hai loại đối tượng khác nhau. Một cái là motive, một đối tượng hình học đại số rất màu mỡ, cái còn lại là hiện thân của nó, một đối tượng tô-pô không có thêm cấu trúc bổ sung nào.

 

Giả thuyết bảo toàn tỏ ra vô cùng khó nhằn. Tuy nhiên, tôi đã nghĩ ra một chiến lược để chứng minh nó. Thậm chí ngay cả khi tôi không thể hoàn thành nó, tôi vẫn xem cái công việc dang dở này là cống hiến quan trọng nhất của mình.

 

Điều gì truyền cảm hứng cho ông theo đuổi nghiên cứu của mình và ông thấy điều gì thú vị nhất trong công việc mình làm?

 

Điều tôi thích nhất ở toán học là tính nhất quán vốn bắt nguồn từ một lý thuyết được xây dựng tốt. Một khi quan điểm đúng được định hình thì theo sau sẽ là định nghĩa đúng, bối cảnh phù hợp, những gì tiếp theo là tất yếu và kết quả rất nhất quán. Tôi nghĩ tôi thực sự rất trân quý tính nhất quán. May mắn thay, không thiếu những lý thuyết được xây dựng tốt trong hình học đại số, điều có lẽ là một trong các di sản của Grothendieck.

 

Tôi cũng thích bước viết. Thực tế, tôi nghĩ rằng làm và viết toán là các hoạt động không thể tách rời. Chỉ khi tôi viết một bài báo mà tôi mới thực sự hiểu chứng minh của một vấn đề và các bánh răng cưa chạy trong một lý thuyết. Không may mắn thay, các câu hỏi lớn tôi định làm nói chung lại tỏ ra rất khó. Điều này tự nhiên gây ra cơn thất vọng nhưng tôi là một người lạc quan. Điều truyền cảm hứng cho tôi hiếp tục chắc chắc là hy vọng một ngày nào đó được nhìn thấy lời giải cho những câu hỏi lớn này. Một nguồn hy vọng và cảm hứng khác là để chứng kiến các bước tiến hùng vĩ trong những chủ đề và các lĩnh vực toán học khác.

 

Nguồn: https://www.ihes.fr/...h-joseph-ayoub/

Dịch: Phạm Khoa Bằng, Đại học Rennes 1.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 23-03-2023 - 20:29

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh