Đến nội dung

Hình ảnh

Công trình nghiên cứu toán học

#congtrinhnghiencuu

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Caoxuanthuong

Caoxuanthuong

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

Công trình nghiên cứu toán học của mình về lý thuyết số và hình học.

Đặc biệt là về chuỗi hội tụ và phân kỳ, số nguyên tố, Phân số Ai Cập,...

Trên trang web của mình có chứng minh cho phỏng đoán Erdos-Strauss "Chứng minh với $n>2$ thì $\frac{4}{n}$ có thể viết dưới dạng tổng 3 phân số Ai Cập khác nhau" đầy đủ trường hợp bằng cách dùng quy luật, thuật toán, công thức, ...

Mình cũng khám phá ra nhiều số mới trong chủ đề về số nguyên tố trong lý thuyết số, đặc biệt là số nguyên tố ngầu, Viprime,... 

MÌnh cũng tìm ra một công thức để kiếm tra số đó có phải là số nguyên tố không và dạng nâng cấp hơn của Fermat, chứng minh phỏng đoán Sierpinski tương tự như phỏng đoán Erdos-Strauss và nhiều hơn nữa.

Mọi người có thể xem trang web của mình để xem công trình nghiên cứu của mình.

Link trang web của mình: https://sites.google...chcom/trang-chủ

Cảm ơn mọi người đã xem.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 27-03-2023 - 02:49


#2
poset

poset

    Trung sĩ

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 125 Bài viết

Công trình nghiên cứu toán học của mình về lý thuyết số và hình học.

Đặc biệt là về chuỗi hội tụ và phân kỳ, số nguyên tố, Phân số Ai Cập,...

Trên trang web của mình có chứng minh cho phỏng đoán Erdos-Strauss "Chứng minh với n>2 thì 4/n có thể viết dưới dạng tổng 3 phân số Ai Cập khác nhau" đầy đủ trường hợp bằng cách dùng quy luật, thuật toán, công thức, ...

Mình cũng khám phá ra nhiều số mới trong chủ đề về số nguyên tố trong lý thuyết số, đặc biệt là số nguyên tố ngầu, Viprime,... 

MÌnh cũng tìm ra một công thức để kiếm tra số đó có phải là số nguyên tố không và dạng nâng cấp hơn của Fermat, chứng minh phỏng đoán Sierpinski tương tự như phỏng đoán Erdos-Strauss và nhiều hơn nữa.

Mọi người có thể xem trang web của mình để xem công trình nghiên cứu của mình.

Link trang web của mình: https://sites.google...chcom/trang-chủ

Cảm ơn mọi người đã xem.

Nhận xét sơ bộ:

-Không ai lại đi trích dẫn danh ngôn dưới bài nghiên cứu làm gì cả, nó chả giúp mọi người công nhận bạn hay làm bài nghiên cứu hay hơn, thậm chí phản tác dụng. Trừ khi trích dẫn thực sự có liên quan tới nghiên cứu và tác giả phải tinh tế hay có khiếu hài hước. Chứng minh với mọi người bằng tính chính xác và hữu ích ấy, không cần bất kỳ điều gì để nói về bản thân (ngoài địa chỉ liên lạc, lại không thấy đâu) hay "dạy" ai đó biết công nhận người khác.

-Nhiều thứ mình không biết nó là định lý, bổ đề, vấn đề hay giả thiết.

-Bài tiếng Anh và có trích dẫn ảnh tiếng Việt về định lý Beal??!! Viết bằng tiếng Việt có khi hay hơn.

-Nghiên cứu Toán Học, không phải nơi của những công thức lằng nhằng J4F (khiếu hài hước tệ quá) và không phải nơi giới thiệu từ vựng tiếng Anh mới?!

-Các hình rất dễ nhìn và dễ hiểu, đặc biệt là hình chồng $16$ hình tròn lên nhau thì phải, thông cảm mình đếm hơi tệ.

-Phần chuyên môn căn bản thì nó mang lại cho người đọc rất nhiều hy vọng: hy vọng thuật toán này hoạt động, hy vọng mệnh đề này đúng, hy vọng bạn làm bài nghiên cứu đẹp hơn xíu,...

Không biết có đủ rảnh để nhận xét chi tiết không...


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi poset: 27-03-2023 - 01:10


#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4991 Bài viết

Đọc lướt thì thấy bạn trình bày khó hiểu và thậm chí có vẻ bạn còn không hiểu bạn đang muốn nói cái gì. Mình lấy 2 ví dụ:

1. https://sites.google...-phân-số-ai-cập

Bạn xét $n \vdots m$, thế còn $n \not \vdots m$ đâu? Đấy là chưa kể bạn lạm dụng ký hiệu $\Leftrightarrow$ không đúng với mục đích ban đầu của nó.

2. https://sites.google...điểm?authuser=0

Tưởng là về hình học nhưng bạn lại mở đầu bằng số học. Thôi thì mình đọc tạm chút số học cũng được.

Đến đây thì mình lại thấy bạn muốn chứng minh "tổng các số nguyên tố hội tụ".

Bạn có hiểu "hội tụ" ở đây là gì không? Đừng chỉ vì thấy dăm ba bài "chứng minh" rằng $1 + 2 + 3 + \ldots = \frac{-1}{12}$ thì bạn muốn chứng minh gì cũng được.

Rồi bạn lại chứng minh giả thuyết Goldbach ... bằng cách sử dụng chính bản thân nó!!

Mãi mới thấy chứng minh cho bài toán hình học của bạn. Tiếc thay, bạn lại khủng bố người đọc với những hình vẽ chồng chéo! Bạn lại còn chẳng chứng minh nghiêm túc, mà chỉ phát biểu bâng quơ hú họa!

 

Thiết nghĩ bạn nên học lại toán cấp 3 cho đàng hoàng bài bản, rồi học về đại cương giải tích để thật sự hiểu vấn đề bạn muốn giải quyết.

Diễn đàn không cấm đoán việc chia sẻ những nghiên cứu của bản thân. Thế nhưng muốn trình bày cái gì thì phải học cách trình bày và có kiến thức cơ bản đã.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 27-03-2023 - 19:12

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3916 Bài viết
Các comment ở trên có phần hơi “vùi dập” quá! Cảm ơn bạn đã chia sẻ những công trình nghiên cứu của bạn. Cho mình mạo muội hỏi bạn một câu thôi: Để đọc hiểu những công trình nghiên cứu của bạn, người đọc cần trang bị kiến thức nền tảng như thế nào?
Rất vui vì sự chia sẻ của bạn!
Chúc bạn thành công!

#5
Caoxuanthuong

Caoxuanthuong

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

Cảm ơn mọi người đã trình bày ý kiến của mình, mình sẽ cải thiện lại bản thân và cũng như thay đổi trang web theo ý kiến của mọi người.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh