Đến nội dung

Hình ảnh

$EH$ là tia phân giác $\angle BEM$

hình học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Leonguyen

Leonguyen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Gửi mọi người một bài toán hình nhỏ  ~O) 

Cho $\bigtriangleup ABC$ vuông tại $A,$ đường cao $AH.$ Gọi $E$ là chân đường cao hạ từ $H$ xuống $AC$. $I$ là trung điểm của $EH$. Tia $AI$ cắt $BC$ tại $M.$ Chứng minh $EH$ là tia phân giác $\angle BEM.$ 

 


"Chỉ có cách nhìn thiển cận mới không thấy được vai trò của Toán học"

(Giáo sư Tạ Quang Bửu)


#2
hovutenha

hovutenha

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

Gửi mọi người một bài toán hình nhỏ  ~O) 

Cho $\bigtriangleup ABC$ vuông tại $A,$ đường cao $AH.$ Gọi $E$ là chân đường cao hạ từ $H$ xuống $AC$. $I$ là trung điểm của $EH$. Tia $AI$ cắt $BC$ tại $M.$ Chứng minh $EH$ là tia phân giác $\angle BEM.$ 

$AB//EH, AM$ đi qua trung điểm $EH$=>$A(BM,HE)=-1=(BM,HC)$ mà $EH$ vuông góc với $EC$$\rightarrow$ $EH$ là phân giác $\widehat{BEM}$



#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4995 Bài viết

Dùng hàng điểm điều hòa thì là dùng dao mổ trâu giết gà rồi :D


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4995 Bài viết

Một lời giải THCS "hơn":

2023-05-20_11h57_00.png

Vẽ $ME$ cắt $AB$ tại $D$. Theo Thales cho $HE \parallel BD$:

\[\frac{{HE}}{{BD}} = \frac{{MH}}{{MB}} = \frac{{HI}}{{BA}} \Rightarrow \frac{{BA}}{{BD}} = \frac{{HI}}{{HE}} = \frac{1}{2}\]

Do đó $A$ là trung điểm $BD$. Mà $EA$ cũng là đường cao của $\Delta EDB$ nên $\Delta EDB$ cân tại $E$.

Vậy nên

\[\angle HEM = \angle BDM = \angle DBE = \angle BEH\]

Do đó $EH$ là phân giác $\angle BEM$.


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
Leonguyen

Leonguyen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Em xin đóng góp thêm một cách nữa  :icon6:

Xét hình thang $AEHB$ $(AB\parallel EH)$ có $D$ là giao điểm của $AH$ và $EB,$ $I$ là trung điểm của $EH,$ $C$ là giao điểm của $AE$ và $BH$ suy ra được $D, I, C$ thẳng hàng (Bổ đề hình thang)

Xét $\bigtriangleup AHC$ có $HE$ là đường cao, $HE, AM, CD$ đồng quy (tại $I$), áp dụng định lý $\textbf{Blanchet}$ (chứng minh sử dụng kiến thức THCS ở đây) ta thu được $EH$ là tia phân giác $\angle BEM.$

Hình gửi kèm

  • Screenshot 2023-05-20 200704.png

"Chỉ có cách nhìn thiển cận mới không thấy được vai trò của Toán học"

(Giáo sư Tạ Quang Bửu)






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh