Đây là một phần bài giảng của thầy mình trên lớp. Mình có thắc mắc. Các giới hạn đặc biệt khi tiến đến 0 như $\sin x \sim x$ thì chỉ sử dụng với tích và thương thì tại sao với tổng $\sin(\frac{x}{2}) + x\cos( \frac{x}{2} )$ lại thành $\frac{x}{2}+x$ ?
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 18-09-2023 - 18:13
Tiêu đề & LaTeX
Vì khi $x\to 0$ thì $\sin x \sim x$ nên khi $x\to 0$ thì $\sin\left(\frac{x}{2}\right) \sim \frac{x}{2}$. Ngoài ra, khi $x\to 0$ thì $\cos\left(\frac{x}{2}\right)\to 1$. Vì vậy, khi $x\to 0$ thì $x\cos\left(\frac{x}{2}\right) \to x$. Do đó khi $x\to 0$ thì $\sin\left(\frac{x}{2}\right) + x\cos\left(\frac{x}{2}\right) \to \frac{x}{2} + x$.
Mình thì sẽ thích cách tính và diễn giải như sau hơn, dù dài hơn.
Đây là một phần bài giảng của thầy mình trên lớp. Mình có thắc mắc. Các giới hạn đặc biệt khi tiến đến 0 như $\sin x \sim x$ thì chỉ sử dụng với tích và thương thì tại sao với tổng $\sin(\frac{x}{2}) + x\cos( \frac{x}{2} )$ lại thành $\frac{x}{2}+x$ ?
Ở đây mình có thể dùng định lí sau để giải thích:
Định lý
Nếu $f(x) \stackrel{x \to a}{\sim} u(x), \\ g(x) \stackrel{x \to a}{\sim}v(x)$ và $u(x),v(x)$ cùng dấu trong 1 lân cận thủng nào đó của $a$ thì $f(x)+g(x) \stackrel{x \to a}{\sim} u(x)+v(x)$
Ở đây ta hiểu 1 lân cận thủng của $a$ là $(a-\delta,a+\delta) \setminus \{a\}$ với $\delta >0$