Đến nội dung

Hình ảnh

$2d^3 + (1+m+n)d^2 - mn = 0$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Giabao209

Giabao209

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 43 Bài viết

chứng minh phương trình:

$2d^3 + (1 + m + n)d^2 - mn = 0$ luôn có 1 nghiệm dương duy nhất, (với $m,n$ là 2 số thực dương)



#2
nhancccp

nhancccp

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Mong bạn xem lại đề ạ

Nếu cho $m=n=5$ thì phương trình đã cho trở thành $2d^3+11d^2-25=0\Leftrightarrow (d+5)(d^2+2d-5)=0\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} d=-5 \\ d=\frac{-1 \pm \sqrt{41}}{4} \end{array}\right.$

Và phương trình này có đến ba nghiệm trong đó chỉ có một nghiệm dương 

Nếu áp dụng công thức cardano:$\Delta=b^2-3ac=(m+n+1)^2>0;k=\frac{9ab-2b^3-27a^2d}{2\sqrt{|\Delta|^3}}=\frac{108mn-2(m+n+1)^3}{2\sqrt{(m+n+1)^3}}$

Và nếu muốn phương trình trên có nghiệm duy nhất thì $|k|>1$,điều này không đúng $\forall m,n>0$


Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc 
Nếp sống bao đời của tổ tông
Thích Mãn Giác

#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5074 Bài viết

Và nếu muốn phương trình trên có nghiệm duy nhất thì $|k|>1$,điều này không đúng $\forall m,n>0$

Đề chỉ yêu cầu chứng minh có một nghiệm dương duy nhất, chứ không phải nghiệm duy nhất và nghiệm đó dương.

 

Có thể chứng minh có không quá 1 nghiệm dương như sau:

Giả sử hàm số $f(d)=2d^3+(1+m+n)d^2-mn$ có hai nghiệm dương phân biệt. Ta gọi hai nghiệm đó là $d_1, d_2$. Không mất tính tổng quát, ta giả sử $d_1 > d_2$.

Dễ thấy $d_1^3 > d_2^3$ và $d_1^2 > d_2^2 \Rightarrow f(d_1) > f(d_2) = 0$: vô lý vì $f(d_1)=0$.

Vậy hàm $f$ không thể có quá 1 nghiệm dương.

Giờ chỉ cần chứng minh $f$ có ít nhất một nghiệm dương là hoàn thiện.

 

Có lẽ THCS chưa có định lý giá trị trung bình, chứ THPT thì có thể nói là $f$ là hàm liên tục trên $\mathbb R$, mà $f(0) < 0$ và $f(d) \rightarrow +\infty$ khi $d \rightarrow \infty$ nên tồn tại $d_0 > 0$ để $f(d_0) = 0$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 01-05-2024 - 17:35

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh