Đến nội dung

Hình ảnh

Tiếp nối VMF's Marathon Hình học Olympic

* * * - - 10 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 24 trả lời

#1
nguyenhuybao06

nguyenhuybao06

    Trung sĩ

  • Hái lộc VMF 2024
  • 178 Bài viết

Chào mọi người.

 

Ngày hôm qua mình có tình cờ đọc được một số bài trong Topic VMF's Marathon Hình học Olympic và mình cảm thấy đây là một topic thú vị, tuy nhiên bài được gửi gần đây nhất đã là vào tháng 1 năm 2018, tức là topic này đã bị drop được hơn 6 năm. Ở trong post lần này của mình, mình xin được phép đăng lời giải của bài 201 và xin được phép tiếp nối topic Marathon nhằm giữ gìn di sản của những bậc tiền bối. Lời giải này được mình và Nguyễn Anh Tài hoàn thành. Dành cho ai quan tâm về topic Marathon cũ thì mình sẽ dẫn link ở đây

 

Về bài toán 201, anh trihoctoan đã đăng vào tháng 1 năm 2018.

 Bài 201: (Sưu tầm từ Luis Gonzalez) 

Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$ có ba đường cao $AD,BE,CF$  .Gọi $l_1,l_2,l_3$ lần lượt là các đường thẳng qua $D,E,F$ và vuông góc với $OD,OE,OF$ .Gọi $X$ là giao điểm của $l_2,l_3$.Tương tự có $Y,Z $.Chứng minh rằng :$DX,EY,FZ$ đồng quy trên đường thẳng Euler của tam giác $ABC$.

 
Mình xin được đính kèm file lời giải trong post này và đăng bài 202 ở đây. 
 
Bài 202. Cho $\triangle ABC$ nhọn có $(I)$ là đường tròn nội tiếp. $(I)$ tiếp xúc với $BC,$ $CA,$ $AB$ lần lượt tại $D,$ $E,$ $F.$ Gọi $X,$ $Y,$ $Z$ lần lượt là trung điểm $EF,$ $FD,$ $DE.$ Gọi $K_A$ là giao điểm $BZ$ với $CY.$ $DK_A$ cắt $(I)$ tại $T_A.$ Các điểm $K_B,$ $T_B,$ $K_C,$ $T_C$ được định nghĩa tương tự. Gọi $O_A$ là tâm $(T_AXIK_A),$ các điểm $O_B,$ $O_C$ được định nghĩa tương tự. Chứng minh rằng các điểm $O_A,$ $O_B,$ $O_C$ thẳng hàng. 

 

Cảm ơn mọi người đã quan tâm. Chúc mọi người một ngày tốt lành!
P/s. Mọi người vẫn có thể gửi bài mới dù bài cũ vẫn chưa được giải nhé. 
 

File gửi kèm


Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.


#2
nguyenhuybao06

nguyenhuybao06

    Trung sĩ

  • Hái lộc VMF 2024
  • 178 Bài viết

Vì bài 199 còn unsolved nên mình sẽ giải thử.

Bài toán 199. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$, trực tâm $H$. $OH$ cắt $(O)$ tại $E, F$. $AH$ cắt $BC$ tại $D$. dựng các hình thang cân $ACBB'$ và $ABCC'$ với $BB' || AC, CC'|| AB$. $BC$ cắt $B'C'$ tại $X$. Chứng minh $E, F, X, D$ đồng viên.

 

Trước tiên, ta phát biểu bổ đề sau. 

Bổ đề. Cho tam giác $ABC,$ $O$ là đường tròn đi qua $B$ và $C,$ cắt $AC, AB$ lần lượt tại $E$ và $F.$ $BE$ giao $CF$ tại $K,$ $AK$ cắt $(EOF)$ tại $L,$ khi đó $OL, CB, FE$ đồng quy.

Chứng minh. Gọi $L'$ là điểm Miquel của tứ giác toàn phần $AFKE.BC.$

Bằng cộng góc thuần túy ta chỉ ra được $L'$ nằm trên $(EFO)$ và $(BOC).$ Do đó $EF, CB, OL'$ đồng quy tại điểm $T.$

Gọi $(AEF)$ cắt $(ABC)$ tại $H$ thì theo tính chất quen thuộc ta có $A, H, T$ thẳng hàng. Do đó $\widehat{AL'O}=90^\circ.$ 

Gọi $AK$ cắt $EF$ tại $S,$ ta có $(TS,FE)=-1.$ Gọi $L'K$ cắt $EF$ tại $S'$ thì ta có $(TS',FE)=-1.$ (Theo tính chất hàng điều hòa phân giác).

Do đó $S'$ trùng $S$ nên $L'$ trùng $L$ hay ta có $A, K, L$ thẳng hàng hay ta có điều phải chứng minh. 

 

Quay trở lại bài toán. Gọi $BB'$ cắt $CC'$ tại $J,$ $JX$ cắt $BB'CC'$ tại $K,$ $B'C, BC', OK$ đồng quy tại $G.$

Vì tam giác $ABC$ đối xứng với tam giác $JCB$ qua trung điểm $BC$ nên tâm $(JBC)$ cũng đối xứng với $O$ qua trung điểm $BC.$ Do đó $HKBC$ nội tiếp mà $HK$ là đường kính của $(JBC)$ nên $\widehat{HKJ}=90^\circ.$ Mà theo bổ đề trên ta có $\widehat{OKJ}=90^\circ.$

Gọi $OH$ cắt $BC$ tại $I,$ khi đó ta chỉ cần chứng minh hệ thức $IH.IK=IF.IE$ với $E, F$ là giao của đường thẳng Euler trong tam giác $ABC$ với $(ABC)$ và $K$ là giao của đường thẳng Euler trong tam giác $ABC$ với $(HBC).$ Đây là một hệ thức không khó chứng minh. 

Edit 1. Mọi người có thể xem hình ở đây


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenhuybao06: 03-09-2024 - 23:09

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.


#3
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 497 Bài viết

Bài 203) Cho lục giác $ABCDEF$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Gọi $G;H;I$ lần lượt là tâm đường tròn $Euler$ của $\Delta CDE;\Delta ABC;\Delta AEF$. Gọi $K;L;M$ là hình chiếu của $G;H;I$ lên $AD;BE;CF$. Chứng minh rằng đường trung trục của $AK;EL;CM$ đồng quy.

File gửi kèm  1.png   41.38K   6 Số lần tải

P/s: Bài 202 khó vẽ hình thật, đề không nói rõ nên hơi khó mò  :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 04-09-2024 - 14:44

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#4
HuyCubing

HuyCubing

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 18 Bài viết

Lời giải bài 202 (phần chứng minh $T_aXIK_a$ mình tốn khá nhiều thời gian  :lol: ).

 

File gửi kèm

  • File gửi kèm  202.pdf   497.73K   53 Số lần tải

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HuyCubing: 04-09-2024 - 20:32


#5
Kng

Kng

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Bài toán 204. Cho tam giác $ABC$ nhọn và không cân nội tiếp đường tròn $(O).$ $M$ là trung điểm của cạnh $AB.$ $C'$ là điểm đối tâm với $C$ trong đường tròn $(O).$ Đường thẳng $CM$ cắt $AC'$ và $BC'$ lần lượt tại $K$ và $L.$ $E$ là điểm sao cho $EK$ và $EL$ lần lượt song song với $AC$ và $BC.$ $AB$ cắt $EL$ và $EK$ lần lượt tại $V$ và $U.$ Chứng minh rằng $(EUV)$ tiếp xúc $(O).$ 


Không có đêm đen vĩnh hằng, chỉ có bình minh chưa đến.


#6
nonamebroy

nonamebroy

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 187 Bài viết

đề sai bạn ơi

File gửi kèm



#7
Kng

Kng

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

đề sai bạn ơi

Bạn xem lại hình vẽ của bạn nhé 


Không có đêm đen vĩnh hằng, chỉ có bình minh chưa đến.


#8
nonamebroy

nonamebroy

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 187 Bài viết

Bạn xem lại hình vẽ của bạn nhé 

chỗ nào vậy bạn



#9
Kng

Kng

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

chỗ nào vậy bạn

Bạn cứ vẽ lại hình đi 


Không có đêm đen vĩnh hằng, chỉ có bình minh chưa đến.


#10
nonamebroy

nonamebroy

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 187 Bài viết

Bạn cứ vẽ lại hình đi 

thôi bạn post đi, mình lười quá



#11
Kng

Kng

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

thôi bạn post đi, mình lười quá

File gửi kèm


Không có đêm đen vĩnh hằng, chỉ có bình minh chưa đến.


#12
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 497 Bài viết

$AB>AC\Rightarrow \text{thỏa mãn}$ File gửi kèm  1.png   24.4K   2 Số lần tải

$AB<AC\Rightarrow \text{không thỏa mãn}$ File gửi kèm  1.png   25.14K   1 Số lần tải

Kng Ta có nên sửa đề???????


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 11-09-2024 - 22:44

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#13
dinhvu

dinhvu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 118 Bài viết

 

$AB>AC\Rightarrow \text{thỏa mãn}$ attachicon.gif 1.png

$AB<AC\Rightarrow \text{không thỏa mãn}$ attachicon.gif 1.png

Kng Ý kiến của bạn như thế nào, mình đã vẽ giống dữ kiện của đề???

 

chắc sửa lại đề là đc, mình nghĩ vậy



#14
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 497 Bài viết

Bài 205) Cho $2$ hình bình hành $ABCD$ và $AECF$ có chung đường chéo $AC$ trong đó $E;F$ nằm trong $ABCD$. Chứng minh rằng $(AEB);(BFC);(CED);(ADF)$ giao nhau tại một điểm.

File gửi kèm  1.png   27.75K   1 Số lần tải


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 07-09-2024 - 22:49

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#15
nonamebroy

nonamebroy

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 187 Bài viết

@Kng có lẽ bạn chưa xét hết các TH hoặc ghi sai đề giờ chỉ cần sửa đề là đc



#16
nguyenhuybao06

nguyenhuybao06

    Trung sĩ

  • Hái lộc VMF 2024
  • 178 Bài viết

Bài 205. Gọi $(AEB)$ giao $(BFC)$ tại điểm thứ 2 là $G.$ 

Ta có $\widehat{EGC}=\widehat{CFB}-\widehat{EAB}=\widehat{CFB}-\widehat{CAB}-\widehat{ACF}=\widehat{ABF}=\widehat{EDC}.$ 

Do đó $ECGD$ nội tiếp, phần còn lại khá dễ dàng. 

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenhuybao06: 08-09-2024 - 09:45

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.


#17
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 497 Bài viết

Bài 205)


$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#18
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 497 Bài viết

Bài 206) Cho đường tròn $(O)$ đường kính $AB, C$ là điểm di động trên $(O)$ không trùng $A$ và $B$. Các tiếp tuyến tại $B, C$ của $(O)$ cắt nhau tại $N$. Giao điểm khác $A$ của $AN$ với $(O)$ là $D$. Tiếp tuyến của $(O)$ tại $D$ cắt $CN$ tại $P$. Chứng minh rằng $P$ di động trên một đường cố định khi điểm $C$ di động trên $(O)$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 22-09-2024 - 22:54

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#19
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 497 Bài viết

Bài 206) Cho đường tròn $(O)$ đường kính $AB, C$ là điểm di động trên $(O)$ không trùng $A$ và $B$. Các tiếp tuyến tại $B, C$ của $(O)$ cắt nhau tại $N$. Giao điểm khác $A$ của $AN$ với $(O)$ là $D$. Tiếp tuyến của $(O)$ tại $D$ cắt $CN$ tại $P$. Chứng minh rằng $P$ di động trên một đường cố định khi điểm $C$ di động trên $(O)$.

File gửi kèm  Hình ĐA.jpg   54.18K   0 Số lần tải

P/s:Lười đánh $\LaTeX$ quá :luoi:


$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#20
nguyenhuybao06

nguyenhuybao06

    Trung sĩ

  • Hái lộc VMF 2024
  • 178 Bài viết

Bài 207. (Nhật Đình) Cho tam giác $ABC$ có $(I)$ là đường tròn nội tiếp, tiếp xúc $BC$ tại $D.$ $(I_a)$ là đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác $ABC,$ gọi tiếp điểm của tiếp tuyến chung $(I_a)$ với $(ABC)$ trên $(ABC)$ là $P$ và $Q.$ $E$ là đối xứng của $D$ qua $IP,$ $F$ là đối xứng của $D$ qua $IQ.$ Chứng minh rằng $(AEF)$ tiếp xúc $(ABC).$


Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.





5 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 5 khách, 0 thành viên ẩn danh