Đến nội dung

Hình ảnh

[TOPIC] Số học hướng tới kỳ thi Olympic

* * * - - 9 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 84 trả lời

#61
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1766 Bài viết

Mình xin chia sẻ một tài liệu : Chuyên đề số học từ diễn đàn Mathscope ạ 

File gửi kèm  Mathscope - Chuyên đề số học.pdf   802.55K   23 Số lần tải

** Mục lục

File gửi kèm  z1.jpeg   66.42K   0 Số lần tải

File gửi kèm  z2.jpeg   59.6K   0 Số lần tải

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tritanngo99: 09-01-2025 - 06:13

Lời dạy về tâm khiêm hạ:
“Mỗi ngày ta tự nhủ mình chỉ là cỏ rác cát bụi, và chẳng thấy điều gì khác lạ xảy ra cả. Vẫn loạn động, vẫn phiền não, vẫn lỗi lầm. Nhưng mọi người bên ngoài nhìn ta nhận ra sự khác biệt rất rõ. Chư Thiên trên kia mến yêu nhìn ngó ta từng giờ. Sự khiêm hạ có công đức vô hình, làm chuyển biến sâu xa nội tâm ta, làm lay động mạnh mẽ bản chất ta.
Mỗi khi được khen ngợi ta lại càng cẩn thận giữ gìn sợ chấp công tự hào. Sự cẩn thận đó, sự lo lắng đó là hành trang quý giá để ta mang theo trong vô lượng kiếp tu hành. Lúc nào cũng cúi đầu xin Phật gia hộ dìu dắt, chở che.”

 


#62
tomeps

tomeps

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 81 Bài viết

Bài 28: Tìm số thự nhiên $a;b$ thỏa mãn $2024^a+1=45^b$

 

Do $8\mid 2024$ nên $45^b \equiv 1\ (\textrm{mod} 8)$. Từ đây ta có $b$ chẵn.

Đặt $b=2k$. Bài toán quy về tìm $a, k$ thỏa mãn:

$$2024^a + 1 = 2025^k$$

$\bullet$ TH1. $k$ lẻ. Ta có:

$$v_2(2025^k-1)=v_2(2024).$$

Mà $$v_2(2025^k-1)=v_2(2024^a)=v_2(2024)a,$$

Nên $a=1$. Khi đó, $2024+1=2025^k$, nên $k=1 \Rightarrow b=2$.

$\bullet$ TH2. $k$ chẵn. Theo bổ đề LTE, ta có:

$$v_2(2025^k-1) = v_2(2024) + v_2 (2026) + v_2 (k)-1 = v_2(k) + 3$$

Mà $$v_2(2025^k-1)=v_2(2024^a)=v_2(2024)a = 3a,$$

Nên $v_2(k) = 3a-3 = v_2(2024)(a-1)$. Đặt $p$ là một số nguyên tố lẻ của $2024 = 2^3.11.23$, ta lại có:

$$v_p(2025^k-1)=v_p(2024)+v_p(k) = v_p(k)+1$$

theo bổ đề LTE. Mà $v_p(2025^k-1)=v_p(2024^a)=a$, nên: $$v_p(k) = a - 1 = v_p(2024)(a-1).$$

Từ đây, ta suy ra được

$$k=2024(a-1)>a,$$

mâu thuẫn bởi khi đó $2025^k > 2024^a+1$.

Vậy các số (a;b) duy nhất thỏa mãn đề bài là: $(1;2)$. :like


"Tôi sẽ không đi khom."


#63
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 411 Bài viết

Bài 31: Tìm tất cả các cặp số nguyên tố $(m;n)$ sao cho $\begin{cases}(m^2+1)|(13^n+1)\\ (n^2+1)|(13^m+1)\end{cases}$

 


$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#64
ConNan2024

ConNan2024

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 9 Bài viết

Em tìm được cặp nguyên tố: \[\boxed{(m, n) = (2, 2) \text{ và } (m, n) = (3, 2).} \]

Dạ đáp án có phải ra vậy không ạ  :D



#65
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 411 Bài viết

Em tìm được cặp nguyên tố: \[\boxed{(m, n) = (2, 2) \text{ và } (m, n) = (3, 2).} \]

Dạ đáp án có phải ra vậy không ạ  :D

Chỉ có cặp $(2;2)$ thôi nhé.

ConNan2024 Bạn làm được rồi post lời giải lên nhé chứ đừng chỉ post mỗi đáp số.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 10-01-2025 - 16:25

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#66
ConNan2024

ConNan2024

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 9 Bài viết

Chỉ có cặp $(2;2)$ thôi nhé.

Chết thật, em ẩu quá không kiểm tra lặp lại



#67
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 411 Bài viết

Bài 32: Cho số nguyên tố $p>3$. Chứng minh rằng: $2^{p-1}\equiv 1(\bmod p^2)$ khi và chỉ khi tử của biểu thức $\sum_{k=2}^{\frac{p-1}{2}}\frac{1}{k}\left( 1+\frac{1}{2}+...+\frac{1}{k-1}\right)$ là bội của $p$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 10-01-2025 - 16:47

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#68
ThichHocToan2025

ThichHocToan2025

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Bài 32: Cho số nguyên tố $p>3$. Chứng minh rằng: $2^{p-1}\equiv 1(\bmod p^2)$ khi và chỉ khi tử của biểu thức $\sum_{k=2}^{\frac{p-1}{2}}\frac{1}{k}\left( 1+\frac{1}{2}+...+\frac{1}{k-1}\right)$ là bội của $p$.

Admin có thể giải bài này không ạ?



#69
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 411 Bài viết

Bài 28: Tìm số thực nhiên $a;b$ thỏa mãn $2024^a+1=45^b$

Cách khác: Với $a=0$ thì $45^b=2$ (mâu thuẫn)

Xét $a>0$ thì $2024^a\vdots 8\Rightarrow 45^b-1\vdots 8\Rightarrow b$ chẵn hay $v=2k$ với $k\in \mathbb{Z}^+\Rightarrow 2024^a=(45^k-1)(45^k+1)$

Mà: $45^k-1;45^k+1$ đều là hai số chẵn liên tiếp$\Rightarrow 2^{3a-2}.11^a.23^a=m(m+1)$ với $m=\frac{45^k-1}{2}$

Ta xét các trường hợp:

TH1: $m$ chẵn, $m+1$ lẻ thì $m+1\in \{11^a;23^a;11^a;23^a\}$

Lại có: $m;m+1$ là hai số liên tiếp $\left\{\begin{matrix}m=2^{3a-2}.11^a \\ m+1=23^a\end{matrix}\right.\Rightarrow 2^{3a-2}.11^a+1=23^a\Leftrightarrow 88^a=4(23^a-1)$

Nếu: $a\geq 2\Rightarrow 88^a>4(23^a-1)\Rightarrow a=1;b=2$(thỏa mãn)

TH2: $m$ lẻ; $m+1$ chẵn thì $m\in \begin{Bmatrix}11^a;23^a;11^a.23^a\end{Bmatrix}$

Lại có:$m;m+1$ là hai số liên tiếp $\Rightarrow \left\{\begin{matrix}m+1=2^{3a-2}.11^a \\ m=23^a\end{matrix}\right.\Rightarrow 2^{3a-2}.11^a-1=23^a\Leftrightarrow 88^a=4(23^a+1$

Nếu $a\geq 2\Rightarrow 88^a>4(23^a+1)\Rightarrow a=1$(không thỏa mãn)

Vậy nghiệm của phương trình $(a;b)=(1;2)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 12-01-2025 - 00:54

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#70
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1766 Bài viết

Bài 33: Tìm tất cả số tự nhiên $n$ thoả mãn $A = n^4 + 4n^3 +5n^2 + 6n$ là số chính phương


Lời dạy về tâm khiêm hạ:
“Mỗi ngày ta tự nhủ mình chỉ là cỏ rác cát bụi, và chẳng thấy điều gì khác lạ xảy ra cả. Vẫn loạn động, vẫn phiền não, vẫn lỗi lầm. Nhưng mọi người bên ngoài nhìn ta nhận ra sự khác biệt rất rõ. Chư Thiên trên kia mến yêu nhìn ngó ta từng giờ. Sự khiêm hạ có công đức vô hình, làm chuyển biến sâu xa nội tâm ta, làm lay động mạnh mẽ bản chất ta.
Mỗi khi được khen ngợi ta lại càng cẩn thận giữ gìn sợ chấp công tự hào. Sự cẩn thận đó, sự lo lắng đó là hành trang quý giá để ta mang theo trong vô lượng kiếp tu hành. Lúc nào cũng cúi đầu xin Phật gia hộ dìu dắt, chở che.”

 


#71
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 411 Bài viết

Bài 32: Cho số nguyên tố $p>3$. Chứng minh rằng: $2^{p-1}\equiv 1(\bmod p^2)$ khi và chỉ khi tử của biểu thức $\sum_{k=2}^{\frac{p-1}{2}}\frac{1}{k}\left( 1+\frac{1}{2}+...+\frac{1}{k-1}\right)$ là bội của $p$.

Đặt $H_{k-1}(d)=1+\frac{1}{2^d}+\frac{1}{3^d}+...+\frac{1}{(k-1)^d}.$

Ta có:

$$\begin{align*} &\sum_{k=2}^{\frac{p-1}{2}}\dfrac{1}{k}\left( 1+\dfrac{1}{2}+...+\dfrac{1}{k-1}\right)=\dfrac{1}{2}(1)+\dfrac{1}{3}(2)+...+\dfrac{1}{\dfrac{p-1}{2}}\left( 1+\dfrac{1}{2}+...+\dfrac{1}{\dfrac{p-1}{2}-1}\right)\\ &=\dfrac{1}{2}\left[ \left( 1+\dfrac{1}{2}+...+\dfrac{1}{\dfrac{p-1}{2}}\right)^2-\left( 1+\dfrac{1}{2^2}+...+\dfrac{1}{\left(\dfrac{p-1}{2}\right)^2}\right) \right]. \end{align*}$$

Suy ra: $\sum_{k=1}^{\frac{p-1}{2}}\frac{H_{k-1}(1)}{k}=\frac{1}{2}\left[ \left( H_{\frac{p-1}{2}}(1)\right)^2-H_{\frac{p-1}{2}}(2)\right]$

Vì $2^{p-1}\equiv 1(\bmod p^2)\Leftrightarrow 2^{p-1}-1\equiv 0(\bmod p^2)\Leftrightarrow 2^{p-1}-1\equiv 0(\bmod p)$ nên tồn tại số nguyên dương $q$ sao cho $2^{p-1}-1=pq\Leftrightarrow 2^p-2=2qp$

Ta có: $2q=\frac{2^p-2}{p}=\frac{1}{p}\sum_{k=1}^{p-1}C_p^k\equiv \sum_{k=1}^{p-1}\frac{(-1)^{k-1}}{k}(\bmod p)$

$=\left( 1+\frac{1}{2}+...+\frac{1}{p-1}\right)-2\left( \frac{1}{2}+\frac{1}{4}+...+\frac{1}{p-1}\right)=\sum_{k=1}^{p-1}\frac{1}{k}-2\sum_{k=1}^{\frac{p-1}{2}}\frac{1}{2k}$

$=H_{p-1}(1)-H_{\frac{p-1}{2}}(1)\equiv –H_{\frac{p-1}{2}}(1)(\bmod p)$ (Theo định lí Wolstenholme; $H_{p-1}(1)\equiv H_{p-1}(2)\equiv 0(\bmod p)$ với mọi số nguyên tố $p>3$)

Lại có:

$$\begin{align*} &H_{\frac{p-1}{2}}(2)=1+\dfrac{1}{2^2}+...+\dfrac{1}{\left( \dfrac{p-1}{2}-1\right)^2}\\ &=\dfrac{1}{2}\left[1+\dfrac{1}{2^2}+...+ \dfrac{1}{\left( \dfrac{p-1}{2}-1\right)^2}\right]+\dfrac{1}{2}\left[ \dfrac{1}{\left( \dfrac{p+1}{2}-1\right)^2}+...+\dfrac{1}{2^2}+1\right]\\ &=\dfrac{1}{2}\sum_{k=1}^{\frac{p-1}{2}}\dfrac{1}{k^2}+\dfrac{1}{2}\sum_{k=\frac{p-1}{2}}^{p-1}\dfrac{1}{(p-k)^2}\equiv \dfrac{1}{2}H_{p-1}(2)(\bmod p)\equiv 0(\bmod p)\end{align*}$$

Vì vậy $$\sum_{k=1}^{\frac{p-1}{2}}\frac{H_{k-1}(1)}{k}=\frac{1}{2}\left[ \left( H_{\frac{p-1}{2}}(1)\right)^2-H_{\frac{p-1}{2}}(2)\right]\equiv \frac{1}{2}\left[ (-2q)^2+0\right]\equiv 2q^2(\bmod p)\equiv 2.\frac{2^{p-1}-1}{p^2}(2^{p-1}-1)(\bmod p)\equiv 0(\bmod p)$$ (ĐPCM)


$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#72
nguyenhuybao06

nguyenhuybao06

    Trung sĩ

  • Hái lộc VMF 2024
  • 165 Bài viết

Bài toán 34. Với $n$ là một số nguyên dương, chứng minh rằng tồn tại một dãy gồm $n$ số nguyên dương liên tiếp sao cho không có số nào là tổng của hai số chính phương. 


Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.


#73
ConNan2024

ConNan2024

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 9 Bài viết

Bài toán 34. Với $n$ là một số nguyên dương, chứng minh rằng tồn tại một dãy gồm $n$ số nguyên dương liên tiếp sao cho không có số nào là tổng của hai số chính phương. 

Em xin lời giải ạ.



#74
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1766 Bài viết

Bài 35: Tìm tất cả các cặp số nguyên $(x,y)$ thoả mãn: $(x+1)(y+1)(x+y)(x^2+y^2)=16x^2y^2$


Lời dạy về tâm khiêm hạ:
“Mỗi ngày ta tự nhủ mình chỉ là cỏ rác cát bụi, và chẳng thấy điều gì khác lạ xảy ra cả. Vẫn loạn động, vẫn phiền não, vẫn lỗi lầm. Nhưng mọi người bên ngoài nhìn ta nhận ra sự khác biệt rất rõ. Chư Thiên trên kia mến yêu nhìn ngó ta từng giờ. Sự khiêm hạ có công đức vô hình, làm chuyển biến sâu xa nội tâm ta, làm lay động mạnh mẽ bản chất ta.
Mỗi khi được khen ngợi ta lại càng cẩn thận giữ gìn sợ chấp công tự hào. Sự cẩn thận đó, sự lo lắng đó là hành trang quý giá để ta mang theo trong vô lượng kiếp tu hành. Lúc nào cũng cúi đầu xin Phật gia hộ dìu dắt, chở che.”

 


#75
nguyenhuybao06

nguyenhuybao06

    Trung sĩ

  • Hái lộc VMF 2024
  • 165 Bài viết
Bổ đề
Với một số nguyên dương $n$ có thể viết thành tổng của hai số chính phương, trong phân tích tiêu chuẩn của $n,$ nếu tồn tại thừa số nguyên tố $p$ có dạng $4k+3$ thì $p$ phải có mũ chẵn.
Đây là bổ đề khá nối tiếng, bạn có thể xem chứng minh tại đây
Gọi $p_0,...,p_{n-1}$ là các số nguyên tố có dạng $4k+3.$ Xét hệ đồng dư tuyến tính
$\left\{\begin{matrix} x\equiv p_0\pmod {p_0^2}, \\  x\equiv p_1-1\pmod {p_1^2}, \\ ... \\ x\equiv p_{n-1}-n+1\pmod {p_{n-1}^2}.& \end{matrix}\right.$
Khi này áp dụng định lý Thặng dư Trung Hoa thì hệ trên luôn có nghiệm. Xét dãy $x,x+1,...,x+n-1$ ta thấy dãy này thỏa mãn điều kiện đề bài.

Ngài có thể trói cơ thể tôi, buộc tay tôi, điều khiển hành động của tôi: ngài mạnh nhất, và xã hội cho ngài thêm quyền lực; nhưng với ý chí của tôi, thưa ngài, ngài không thể làm gì được.


#76
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 411 Bài viết

Bài 36: Với mỗi số nguyên dương $n$, đặt $f(n)=\sum_{p|n}pv_p(n)$ (tổng lấy trên các ước nguyên tố của $n$ và $v_p(n)$ là số mũ của $p$ trong phân tích tiêu chuẩn của $n$). Chứng minh rằng nếu $n=(p-1)^p+1$, với $p$ là số nguyên tố lẻ thì $f(n)>\frac{p^2}{2}$

 


$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#77
Hahahahahahahaha

Hahahahahahahaha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết
Bài 37: Chứng minh rằng $\lambda(mn)=[\lambda(m),\lambda(n)]$ với $m,n$ là các số nguyên dương thoả $(m,n)=1$
Ở đây $\lambda(a)$ là số nguyên dương nhỏ nhất thoả $x^{\lambda(a)}\equiv 1\pmod{a}$ với số nguyên $x$ khác $0$ và số nguyên dương $a$ thoả mãn $(x,a)=1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hahahahahahahaha: 14-01-2025 - 23:32

WHO'S THAT POKÉMON?!

 

:icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:  :icon14:


#78
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 411 Bài viết

Bài 38: Cho $a;m$ là hai số nguyên dương tùy ý. Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên dương $n$ sao cho $v_2(n!)\equiv a(\bmod m)$ $($ Kí hiệu $v_2(n!)$ được định nghĩa như sau: Nếu $n!=2^b.A;(A;2)=1$ thì $v_2(n!)=b)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 18-01-2025 - 00:56

$\textup{My mind is}$ :wacko: .

#79
ThichHocToan2025

ThichHocToan2025

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Bài 36: Với mỗi số nguyên dương $n$, đặt $f(n)=\sum_{p|n}pv_p(n)$ (tổng lấy trên các ước nguyên tố của $n$ và $v_p(n)$ là số mũ của $p$ trong phân tích tiêu chuẩn của $n$). Chứng minh rằng nếu $n=(p-1)^p+1$, với $p$ là số nguyên tố lẻ thì $f(n)>\frac{p^2}{2}$

Cho em xin lời giải.



#80
MHN

MHN

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 411 Bài viết

Bài 36: Với mỗi số nguyên dương $n$, đặt $f(n)=\sum_{p|n}pv_p(n)$ (tổng lấy trên các ước nguyên tố của $n$ và $v_p(n)$ là số mũ của $p$ trong phân tích tiêu chuẩn của $n$). Chứng minh rằng nếu $n=(p-1)^p+1$, với $p$ là số nguyên tố lẻ thì $f(n)>\frac{p^2}{2}$

Với $ p=3 $ thì $ n=(3-1)^3+1=9=3^2 \Rightarrow f(n)=2.3=6>\frac{3^2}{2} $. Bài toán đúng.

Với $ p=5 $ thì $ n=(5-1)^5+1=1025=5^2.41 \Rightarrow f(n)=5.2+41.1=51>\frac{5^2}{2} $. Bài toán đúng.

Với $ p>5 $ và $ n=(p-1)^p+1 $,

$$\nu_p(n)=\nu_p(p)+\nu_p(p-1+1)=2 \Rightarrow p^2 \mid n. $$

Ta chứng minh $ (p-1)^{p}+1>p^{2} \Leftrightarrow (p-1)^{p-1}>p+1 (*) $

Ta có $(p-1)^{p-1}=(p+-2+1)^{p-1}>1+(p-1)(p-2)=p^2-3p+3>p+1\Leftrightarrow p^2-4p+2>0$ đúng với mọi $p>5$

Vậy $ (*) $ đúng với mọi $ p>5 $.

Do $n=(p-1)^{p}+1>p^{2} $ và $ p^2|n $ nên tồn tại ước nguyên tố $ q \neq p(q$ lẻ do $n$ lẻ $)$.

Khi đó $ (p-1)^{p} \equiv -1 (\bmod q) \Rightarrow (p-1)^{2p} \equiv 1 (\bmod q) $.

Gọi $ h=ord_q(p-1) \Rightarrow h|2p $ và $ h $ không là ước của $ p $, suy ra $\left[\begin{matrix} h=2\\ h=2p\end{matrix}\right.$.

Nếu $ h=2 \Rightarrow (p-1)^2 \equiv 1 (\bmod q) \Leftrightarrow p(p-2) \equiv 0 (\bmod q) $, mà $ p, q $ nguyên tố phân biệt nên $ p-2 \equiv 0 (\bmod q) \Rightarrow n=(p-1)^p+1 \equiv 1^p+1 (\bmod q) $ hay $ n \equiv 2 (\bmod q)$ mà  $\Rightarrow q|n\Rightarrow q|2$, vô lý do $q$ lẻ.

Do đó $ h=2p $. Lại có $ q|(p-1)^{p}+1 $, $ q $ nguyên tố suy ra $(p-1;q)=1$ nên có $ (p-1)^{q-1} \equiv 1 (\bmod q) $

$h=2p|q-1 \Rightarrow q=2pt+1 $, điều này chứng tỏ nếu $ n $ có ước nguyên tố khác $ p $ thì ước nguyên tố đó cũng dạng $ 2pt+1 (t \in \mathbb{N}^*) $.

Giả sử $ n=p^2p_1^{\alpha_1}p_2^{\alpha_2}...p_k^{\alpha_k} $, với $ p, p_1, ..., p_k $ các số nguyên tố phân biệt, $ \alpha_i \in \mathbb{N}^*, \forall i=\overline{1,k} $. Khi đó

$ p_{i} = 2pt_i + 1, \forall i = \overline{1, k}$ và $t \in \mathbb{N}^{*}$

$$\frac{n}{p^{2}} = \frac{(p-1)^{p} + 1}{p^{2}} = \frac{(p-1)^{p-1} - (p-1)^{p-2}+ ... + (p-1)^{2} - (p-1) + 1}{p}$$

$$(p-1)^{j} \equiv (-1)^{j} + j.p.(-1)^{j-1} + \frac{j(j-1)}{2} p^{2}.(-1)^{j-2} (\bmod p^{3})$$

$$\Rightarrow (p-1)^{j}.(-1)^{j} \equiv 1-j.p + \frac{j(j-1)}{2} p^{2}(\bmod p^{3})$$

Do đó:

$$\sum_{j=0}^{p-1}(p-j)^j(-1)^j\equiv 1+\sum_{j=1}^{p-1}\left( 1-jp+\frac{j(j-1)}{2}p^2\right)(\bmod p^3)\equiv p-p\sum_{j=1}^{p-1}j+\frac{p^2}{2}\sum_{j=1}^{p-1}j(j-1)(\bmod p^3)$$

$$\equiv p -\frac{p^2(p-1)}{2} + \frac{p^{2}}{2} (2.1 + 3.2 + ... + (p-1)(p-2)) (\bmod p^{3}) $$

Áp dụng công thức

$2.1 + 3.2 + 4.3 + ... + n(n-1) = 2^{2} + 3^{2} + ... + n^{2} - (2+3+...+n)$

$= \left( \frac{n(n+1)(2n+1)}{6}-1 \right) - \left( \frac{n(n+1)}{2}-1 \right) = \frac{(n-1)n(n+1)}{3}$

Ta có $2.1 + 3.2 + ... + (p-1)(p-2) = \frac{(p-2)(p-1)p}{3}$

Suy ra $\sum_{j=1}^{p-1}(p-1)^j(-1)^j \equiv \left( p - \frac{p^2(p-1)}{2} + \frac{p^3(p-2)(p-1)}{6} \right) (\bmod \ p^3) $

Vì $p$ là số nguyên tố lớn hơn $5(p=6k+1$ hoặc $p=6k+5)$

Từ đó có

$\sum_{j=1}^{p-1}(p-1)^j(-1)^j \equiv p - \frac{p^2(p-1)}{2} (\bmod \ p^3) $

$\Rightarrow \frac{n}{p^2}= \sum_{j=1}^{p-1}(p-1)^j(-1)^j \equiv 1 - \frac{p(p-1)}{2} (\bmod p^2) $

hay $\frac{n}{p^2}=\sum_{j-1}^{p-1}(p-1)^j(-1)^j\equiv 1-\frac{p^2}{2}+\frac{p}{2}(\bmod p^2)(1)$

$$\frac{n}{p^2}=\prod_{i=1}^{k}p_{i}^{\alpha_i} = \prod_{i=1}^{k}(2pt_i + 1)^{\alpha_i}(\bmod p^2) \equiv 1+\prod_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_i + 1 (\bmod p^2)(2) $$

Từ $(1)$ và $(2)$ ta có:

$$\sum_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_1\equiv -\frac{p^2}{2}+\frac{p}{2}(\bmod p^2)\Rightarrow 0<\left( \sum_{i=1}^k2\alpha_i pt_1-\frac{p}{2}+\frac{p^2}{2}\right) \vdots p^2$$

$$ \Rightarrow \sum_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_i-\frac{p}{2}+\frac{p^2}{2} \Rightarrow \sum_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_i\geq \frac{p^2}{2}+ \frac{p}{2}$$

Do $ p_i = 2pt_i + 1>2pt_i $ nên $ f(n) =2p+\sum_{i=1}^kp_i \alpha_i> 2p + \sum_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_i > 2p + \frac{p^2}{2} = p^2 + p > p^2 $(ĐPCM)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 18-01-2025 - 18:18

$\textup{My mind is}$ :wacko: .




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh


    Google (1)