Bài 36: Với mỗi số nguyên dương $n$, đặt $f(n)=\sum_{p|n}pv_p(n)$ (tổng lấy trên các ước nguyên tố của $n$ và $v_p(n)$ là số mũ của $p$ trong phân tích tiêu chuẩn của $n$). Chứng minh rằng nếu $n=(p-1)^p+1$, với $p$ là số nguyên tố lẻ thì $f(n)>\frac{p^2}{2}$
Với $ p=3 $ thì $ n=(3-1)^3+1=9=3^2 \Rightarrow f(n)=2.3=6>\frac{3^2}{2} $. Bài toán đúng.
Với $ p=5 $ thì $ n=(5-1)^5+1=1025=5^2.41 \Rightarrow f(n)=5.2+41.1=51>\frac{5^2}{2} $. Bài toán đúng.
Với $ p>5 $ và $ n=(p-1)^p+1 $,
$$\nu_p(n)=\nu_p(p)+\nu_p(p-1+1)=2 \Rightarrow p^2 \mid n. $$
Ta chứng minh $ (p-1)^{p}+1>p^{2} \Leftrightarrow (p-1)^{p-1}>p+1 (*) $
Ta có $(p-1)^{p-1}=(p+-2+1)^{p-1}>1+(p-1)(p-2)=p^2-3p+3>p+1\Leftrightarrow p^2-4p+2>0$ đúng với mọi $p>5$
Vậy $ (*) $ đúng với mọi $ p>5 $.
Do $n=(p-1)^{p}+1>p^{2} $ và $ p^2|n $ nên tồn tại ước nguyên tố $ q \neq p(q$ lẻ do $n$ lẻ $)$.
Khi đó $ (p-1)^{p} \equiv -1 (\bmod q) \Rightarrow (p-1)^{2p} \equiv 1 (\bmod q) $.
Gọi $ h=ord_q(p-1) \Rightarrow h|2p $ và $ h $ không là ước của $ p $, suy ra $\left[\begin{matrix} h=2\\ h=2p\end{matrix}\right.$.
Nếu $ h=2 \Rightarrow (p-1)^2 \equiv 1 (\bmod q) \Leftrightarrow p(p-2) \equiv 0 (\bmod q) $, mà $ p, q $ nguyên tố phân biệt nên $ p-2 \equiv 0 (\bmod q) \Rightarrow n=(p-1)^p+1 \equiv 1^p+1 (\bmod q) $ hay $ n \equiv 2 (\bmod q)$ mà $\Rightarrow q|n\Rightarrow q|2$, vô lý do $q$ lẻ.
Do đó $ h=2p $. Lại có $ q|(p-1)^{p}+1 $, $ q $ nguyên tố suy ra $(p-1;q)=1$ nên có $ (p-1)^{q-1} \equiv 1 (\bmod q) $
$h=2p|q-1 \Rightarrow q=2pt+1 $, điều này chứng tỏ nếu $ n $ có ước nguyên tố khác $ p $ thì ước nguyên tố đó cũng dạng $ 2pt+1 (t \in \mathbb{N}^*) $.
Giả sử $ n=p^2p_1^{\alpha_1}p_2^{\alpha_2}...p_k^{\alpha_k} $, với $ p, p_1, ..., p_k $ các số nguyên tố phân biệt, $ \alpha_i \in \mathbb{N}^*, \forall i=\overline{1,k} $. Khi đó
$ p_{i} = 2pt_i + 1, \forall i = \overline{1, k}$ và $t \in \mathbb{N}^{*}$
$$\frac{n}{p^{2}} = \frac{(p-1)^{p} + 1}{p^{2}} = \frac{(p-1)^{p-1} - (p-1)^{p-2}+ ... + (p-1)^{2} - (p-1) + 1}{p}$$
$$(p-1)^{j} \equiv (-1)^{j} + j.p.(-1)^{j-1} + \frac{j(j-1)}{2} p^{2}.(-1)^{j-2} (\bmod p^{3})$$
$$\Rightarrow (p-1)^{j}.(-1)^{j} \equiv 1-j.p + \frac{j(j-1)}{2} p^{2}(\bmod p^{3})$$
Do đó:
$$\sum_{j=0}^{p-1}(p-j)^j(-1)^j\equiv 1+\sum_{j=1}^{p-1}\left( 1-jp+\frac{j(j-1)}{2}p^2\right)(\bmod p^3)\equiv p-p\sum_{j=1}^{p-1}j+\frac{p^2}{2}\sum_{j=1}^{p-1}j(j-1)(\bmod p^3)$$
$$\equiv p -\frac{p^2(p-1)}{2} + \frac{p^{2}}{2} (2.1 + 3.2 + ... + (p-1)(p-2)) (\bmod p^{3}) $$
Áp dụng công thức
$2.1 + 3.2 + 4.3 + ... + n(n-1) = 2^{2} + 3^{2} + ... + n^{2} - (2+3+...+n)$
$= \left( \frac{n(n+1)(2n+1)}{6}-1 \right) - \left( \frac{n(n+1)}{2}-1 \right) = \frac{(n-1)n(n+1)}{3}$
Ta có $2.1 + 3.2 + ... + (p-1)(p-2) = \frac{(p-2)(p-1)p}{3}$
Suy ra $\sum_{j=1}^{p-1}(p-1)^j(-1)^j \equiv \left( p - \frac{p^2(p-1)}{2} + \frac{p^3(p-2)(p-1)}{6} \right) (\bmod \ p^3) $
Vì $p$ là số nguyên tố lớn hơn $5(p=6k+1$ hoặc $p=6k+5)$
Từ đó có
$\sum_{j=1}^{p-1}(p-1)^j(-1)^j \equiv p - \frac{p^2(p-1)}{2} (\bmod \ p^3) $
$\Rightarrow \frac{n}{p^2}= \sum_{j=1}^{p-1}(p-1)^j(-1)^j \equiv 1 - \frac{p(p-1)}{2} (\bmod p^2) $
hay $\frac{n}{p^2}=\sum_{j-1}^{p-1}(p-1)^j(-1)^j\equiv 1-\frac{p^2}{2}+\frac{p}{2}(\bmod p^2)(1)$
Mà
$$\frac{n}{p^2}=\prod_{i=1}^{k}p_{i}^{\alpha_i} = \prod_{i=1}^{k}(2pt_i + 1)^{\alpha_i}(\bmod p^2) \equiv 1+\prod_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_i + 1 (\bmod p^2)(2) $$
Từ $(1)$ và $(2)$ ta có:
$$\sum_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_1\equiv -\frac{p^2}{2}+\frac{p}{2}(\bmod p^2)\Rightarrow 0<\left( \sum_{i=1}^k2\alpha_i pt_1-\frac{p}{2}+\frac{p^2}{2}\right) \vdots p^2$$
$$ \Rightarrow \sum_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_i-\frac{p}{2}+\frac{p^2}{2} \Rightarrow \sum_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_i\geq \frac{p^2}{2}+ \frac{p}{2}$$
Do $ p_i = 2pt_i + 1>2pt_i $ nên $ f(n) =2p+\sum_{i=1}^kp_i \alpha_i> 2p + \sum_{i=1}^{k}2\alpha_i p t_i > 2p + \frac{p^2}{2} = p^2 + p > p^2 $(ĐPCM)
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MHN: 18-01-2025 - 18:18