Đến nội dung

Hình ảnh

Bertrand Russell

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Hình đã gửi


Hình đã gửi


Bertrand Arthur William Russell, Bá tước Russell III, OM, FRS (18 tháng 5 1872 – 2 tháng 2 1970), là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Là nột tác giả có nhiều tác phẩm, ông còn là người mang triết học đến với đại chúng và là một nhà bình luận đối với nhiều chủ đề đa dạng, từ các vấn đề rất nghiêm túc cho đến những điều trần tục. Nối tiếp truyền thống gia đình trong lĩnh vực chính trị, ông là một người theo chủ nghĩa tự do với vị thế nổi bật, ông còn là một người dân chủ xã hội (so"từ cấm"t) và người hoạt động chống chiến tranh trong phần lớn cuộc đời dài của mình. Hàng triệu người coi ông như là một nhà tiên tri của cuộc sống sáng tạo và duy lý; đồng thời, quan điểm của ông về nhiều chủ đề đã gây nên rất nhiều tranh cãi.

Russell sinh ra vào thời đỉnh cao của nền kinh tế và uy thế chính trị của nước Anh. Sau đó gần một thế kỷ, ông qua đời vì bệnh cúm, khi Đế quốc Anh đã biến mất, sức mạnh của nó đã bị hao mòn bởi hai cuộc chiến tranh thế giới. Là một trong những trí thức nổi tiếng nhất của thế giới, tiếng nói của Russel mang một quyền lực đạo đức, thậm chí cả khi ông đã vào tuổi 90. Trong các hoạt động chính trị của ông, Russel là một người kêu gọi đầy nhiệt huyết cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân và một người phê phán mạnh mẽ cuộc chiến của người Mĩ tại Việt Nam.


Năm 1950, Russel được tặng giải Nobel về văn học, "để ghi nhận các tác phẩm đầy ý nghĩa mà trong đó ông đã đề cao các tư tưởng nhân đạo và tự do về tư tưởng".

Nghiên cứu triết học


Triết học phân tích

Russell thường được xem là một trong những người đặt nền móng cho triết học phân tích và thậm chí một số nhánh của ngành này. Vào đầu thế kỷ 20, cùng với G. E. Moore, Russell đã gần như khởi xướng "cuộc nổi dậy" tại nước Anh chống lại chủ nghĩa duy tâm" - một trường phái triết học chịu ảnh hưởng lớn bởi Georg Hegel và vị thánh tông đồ người Anh của ông F. H. Bradley. 30 năm sau, cuộc nổi dậy này còn được vọng lại tại Vienna với "cuộc nổi dậy" của những người theo chủ nghĩa chứng thực lôgic chống lại siêu hình học. Russell đặc biệt phê phán mạnh mẽ học thuyết duy tâm về các quan hệ nội tại - quan niệm cho rằng để hiểu về một vật cụ thể nào đó, ta phải hiểu tất cả các quan hệ của nó. Russell đã chỉ ra rằng quan niệm này sẽ làm cho không gian, thời gian, khoa học và khái niệm về số trở thành không thể hiểu được. Các công trình lôgic của Russell và Whitehead đã tiếp tục đề tài này.

Russell và Moore đã cố gắng loại bỏ những gì mà họ cho là các khẳng định vô nghĩa và không mạch lạc trong triết học, họ tìm kiếm sự trong sáng và tính chính xác trong luận cứ bằng ngôn ngữ chính xác và bằng cách phân tách các mệnh đề triết học thành các thành phần đơn giản nhất. Cụ thể, Russell coi lôgic và khoa học là các công cụ chính của các nhà triết học. Khác với đa số các nhà triết học trước ông và nhiều người cùng thời, Russell không tin rằng có một phương pháp riêng dành cho triết học. Ông tin rằng nhiệm vụ chính của nhà triết học là làm sáng tỏ các mệnh đề tổng quát nhất về thế giới và loại bỏ những mơ hồ và nhầm lẫn. Cụ thể, ông đã muốn chấm dứt cái mà ông coi là những thứ quá mức của siêu hình học.

Câu nói nổi tiếng

"Chiến tranh không quyết định ai đúng mà chỉ quyết định người còn sót lại." ([1])
"Điều bí mật của hạnh phúc là đối mặt với sự thật rằng thế giới kinh khủng, kinh khủng, kinh khủng." (Nguồn: Alan Wood, Bertrand Russell, the Passionate Sceptic, 1957)
"Toàn bộ vấn đề với thế giới là những kẻ ngu ngốc và cuồng tín luôn luôn tin tưởng ở bản thân mình, còn những người sáng suốt hơn thì lại đầy nghi hoặc." [2]
"Đa số người ta thà chết còn hơn suy nghĩ; thực tế, họ làm như vậy."
"Ba tình cảm mãnh liệt đã chi phối cuộc đời tôi: niềm khao khát tình yêu, sự tìm kiếm tri thức, và lòng thương xót không thể chịu đựng nổi đối với sự thống khổ của con người."
"Và nếu như có một vị Chúa trời, tôi cho rằng khó có khả năng Ngài lại có một sự phù phiếm phiền phức để bị xúc phạm bởi những người nghi ngờ sự tồn tại của Ngài."
"Tôi không ưa Nietzsche, vì ông thích sự suy tưởng về nỗi đau, vì ông dựng tính tự cao tự đại lên thành một nghĩa vụ, vì những người ông ngưỡng mộ nhất là những kẻ chinh phục, những người mà vinh quang của họ là sự khôn ngoan trong việc gây ra cái chết cho người khác." (Nguồn: A History of Western Philosophy - Lịch sử triết học phương Tây, chương về Nietzsche, đoạn cuối)

Nguyên Bảng
Tất cả là phù du.

#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Vì Russell có nhiều điểm đặc biệt nhất nên mình xin phép post riêng.

Bertrand Arthur William Russell (18/05/1872 – 02/02/1970), là nhà triết học, sử học, logic học, toán học, nhà phản biện xã hội học người Anh.

Hình đã gửi

Nghịch lý Russell
Russell chia tập hợp thành hai loại:

1* Tập thông thường (ordinary set), là tập hợp sao cho nó không phải là phần tử của chính nó (nó không thuộc chính nó). Thí dụ: Tập hợp những chiếc xe máy là một tập thông thường, vì tập hợp ấy không thể là một chiếc xe máy.

2* Tập lạ thường (extraordinary set), là tập hợp sao cho nó là phần tử của chính nó (nó thuộc chính nó). Thí dụ: Tập hợp của tất cả những gì không phải là chiếc xe máy. Dễ thấy tập hợp này là một phần tử của chính nó, vì tập hợp này không phải là một chiếc xe máy.

Có rất nhiều tập thông thường khác nhau cũng như có rất nhiều tập lạ thường khác nhau. Russell đề nghị xét một tập hợp đặc biệt, đó là Tập hợp của tất cả các tập thông thường. Ngay lập tức, cái đầu logic sắc sảo của Russell dẫn ông tới một câu hỏi lạ lùng nhưng lý thú:

Tập hợp của tất cả các tập thông thường là một tập thông thường hay lạ thường?

Câu hỏi trên dài quá, có thể làm mệt một số độc giả. Vậy xin rút gọn bằng cách gọi tập hợp của tất cả các tập thông thường là Tập Russell. Khi đó, câu hỏi của Russell sẽ là:

Tập Russell là một tập thông thường hay lạ thường?

Giả sử Tập Russell là tập thông thường, lập tức suy ra nó là một phần tử của chính nó (vì Tập Russell chứa tất cả các tập thông thường). Nhưng nếu nó là một phần tử của chính nó thì nó phải là tập lạ thường, vậy Tập Russell là tập lạ thường, mâu thuẫn với giả thiết!

Giả sử ngược lại cũng dẫn tới mâu thuẫn. Tóm lại:

* Nếu Tập Russell là tập thông thường thì nó sẽ là tập lạ thường.

* Nếu Tập Russell là tập lạ thường thì nó sẽ là tập thông thường.

Đó chính là Nghịch lý Russell, được trình bầy dưới dạng ký hiệu như trong minh hoạ sau:

Hình đã gửi

Hình bên trái: Một cái hộp chứa chính nó - một sản phẩm phi thực tế. Hình bên phải: Một tập hợp chứa chính nó - một sản phẩm của logic hình thức thuần tuý.
...

Năm 1924, tức một năm trước khi mất, Frege trăng trối: ìNghịch lý tập hợp đã huỷ hoại lý thuyết tập hợp”. Rồi ông nói tiếp: ìTôi càng suy nghĩ về điều này thì tôi càng đi đến chỗ tin rằng số học và hình học đều nẩy sinh từ cùng một nền tảng, thực ra là từ nền tảng hình học; Do đó toàn bộ toán học thực ra là hình học”.

Nghịch lý Russell đã huỷ hoại lý thuyết tập hợp. Nếu nó chưa đủ sức khai tử Chương Trình Hilbert như 29 năm sau Định Lý Bất Toàn của Godel sẽ làm, thì ít nhất nó cũng đã cho thấy lý thuyết tập hợp thực ra cũng chẳng phải ìlý tưởng”, ìchính xác”, và ìtuyệt đối” như người ta đã kỳ vọng quá nhiều vào nó – kỳ vọng đến nỗi coi nó là nền tảng của toán học, muốn dùng nó làm cơ sở để diễn đạt toàn bộ toán học, và thậm chí, ra sức nhồi nhét ngôn ngữ tập hợp vào đầu học sinh phổ thông.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 681 Bài viết
Em không hiểu có cuốn sách nào khác với cuốn sách em đọc nhưng những gì em viết ở đây thì em hoàn toàn hiểu rõ chứ không có sách vở nào cả
Thứ nhất, nghịch lý Russell cho thấy rằng một khái niệm trực giác về tập hợp dẫn đến một mâu thuẫn và vì vây, người ta thấy rằng sử dụng trực giác dẫn đến mâu thuẫn. Điều đó dẫn đến việc xây dựng lý thuyết tiên đề để chính xác hoá các toán học trực giác

Thứ hai, chương trình Hilbert nhằm chứng minh tính đầy đủ của toán học. Cái này chẳng hề liên quan gì đến lý thuyết tập hợp mà là lý thuyết tiên đề, logic toán.vì vậy em đề nghị ta bỏ phần liên quan đến lý hilberrt và lủt đi vì nó gây ngộ nhận cho người đọc và nhiều người đánh giá sai chúng ta

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 28-09-2012 - 18:50





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh