Đến nội dung

Hình ảnh

Nhạc cổ điển

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 54 trả lời

#1
Prudential112410

Prudential112410

    Ngang như cua

  • Thành viên
  • 359 Bài viết
Có bác nào khoái nhạc cổ điển không? Vào đây bình luận cho vui.
Mình mê mấy bài của Mozart và Bethoven lắm!
Thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi...!
http://toanthpt.net:Diễn đàn Toán-Lý-Hóa dành cho học sinh THCS,THPT

#2
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Tôi yêu nhạc cổ điển, và nhất là giao hưởng số 9 của beethoven và xonat ánh trăng của ông ta. You còn nhớ ở Nga khi 1 chỉ huy trưởng chính và 7 chỉ huy phụ cùng nhau nhấc tay lên thì cả đoàn hơn 1000... cùng nhau cất tiếng tới rung động không !
Tất cả là phù du.

#3
Prudential112410

Prudential112410

    Ngang như cua

  • Thành viên
  • 359 Bài viết
Vậy bác có link để download 2 bài đó không?
Mình cũng mê lắm!Thanks!
Thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi...!
http://toanthpt.net:Diễn đàn Toán-Lý-Hóa dành cho học sinh THCS,THPT

#4
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Bác vào đây ...

Và Vào Đây...

Fan mà !
Tất cả là phù du.

#5
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Tiểu Sử Beethoven



Danh Sách Các Nhà Soạn Nhạc
Wikipedia

Giai đoạn Trung cổ

François Andrieu (thế kỷ 14)

Guido xứ Arezzo (khoảng 995-1050)

Hildegard von Bingen (1098-1179)

Jacopo da Bologna (1340–1360)

Donato da Cascia (khoảng 1350–1370)

Johannes Ciconia (khoảng 1335-1412)

Martinus Fabri (thế kỷ 14)

Paolo da Firenze (khoảng 1355–1436)

Francesco Landini (1325-1397)

Jehan de Lescurel (?-1304)

Léonin (135~1190)

Guillaume de Machaut (1300-1377)

Bartolino da Padova (khoảng 1365-1405)

Matteo da Perugia (kh.1380 - kh.1410)

Pérotin (cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13)

Philippe de Vitry (1291-1361)

Giai đoạn Phục hưng


Martin Agricola (1466-1506)

Filippo Azzaiolo (thế kỷ 16)

Bálint Bakfark (1507-1576)

Gilles Binchois (khoảng 1400-1460)

Antoine Brumel (1460-khoảng 1520)

William Byrd (1543-1623)

Giulio Caccini (khoảng 1545–1618)

Emilio de' Cavalieri (khoảng 1550–1602)

Thomas Campion (1567-1620)

Loyset Compère (khoảng 1445–1518)

John Cooper (khoảng 1570-1626)

Josquin Des Prez (khoảng 1450-1521)

John Dowland (1563-1626)

Guillaume Dufay (khoảng 1400-1474)

Costanzo Festa (khoảng 1495-1545)

Andrea Gabrieli (khoảng 1510-1586)

Giovanni Gabrieli (1557-1612)

Carlo Gesualdo (1560-1613)

Orlando Gibbons (1583-1625)

Ruggiero Giovannelli (khoảng 1560–1625)

Claude Goudimel (khoảng 1510-1572)

Nicolas Gombert (khoảng 1495-1560)

Tobias Hume (khoảng 1569-1645)

Heinrich Isaac (khoảng 1450-1517)

Clément Janequin (khoảng 1485–1558)

Orlandus Lassus (khoảng 1531-1594)

Vicente Lusitano (thế kỷ 16)

Luzzasco Luzzaschi (khoảng 1545-1607)

Johannes Martini (khoảng 1440–1498)

Philippe de Monte (1521–1603)

Claudio Monteverdi (1567-1643)

Cristóbal de Morales (khoảng 1500-1553)

Jean Mouton (khoảng 1459-1522)

Hans Newsidler (khoảng 1509-1563)

Jacob Obrecht (khoảng 1453-1505)

Johannes Ockeghem (khoảng 1415-1497)

Giovanni Pierluigi da Palestrina (khoảng 1525-1594)

Michael Praetorius (1560-1629)

Pierre de La Rue (khoảng 1452–1518)

Vincenzo Ruffo (khoảng 1510-1587)

Claudin de Sermisy (khoảng 1490–1562)

Thomas Tallis (khoảng 1505-1585)

John Taverner (khoảng 1490-1545)

Bartolomeo Tromboncino (khoảng 1470–1535)

Orazio Vecchi (1550–1605)

Philippe Verdelot (khoảng 1475-1550)

Tomás Luis de Victoria (1548-1611)

Oswald von Wolkenstein (1377 - 1445)


Giai đoạn Baroque


Evaristo Abaco (1675 - 1742)

Tomaso Albinoni (1671 - 1751)

Domenico Alberti (1710 - 1740)

Gregorio Allegri (1582 - 1652)

Johann Sebastian Bach (1685 - 1750)

Heinrich Ignaz Biber (1644 - 1704)

Dietrich Buxtehude (1637 - 1707)

Antonio Caldara (1670 - 1736)

Thomas Campion (1567 - 1620)

Marc Antoine Charpentier (c1643 - 1704)

Jeremiah Clarke (kh.1674 - 1707)

John Cooper (kh.1570 - 1626)

Arcangelo Corelli (1653 - 1713)

François Couperin (1668 - 1733)

John Dowland (1563 - 1626)

Johann Friedrich Fasch (1688 - 1758)

Johann Caspar Fischer (kh.1670 - 1746)

Girolamo Frescobaldi (1583 - 1643)

Baldassare Galuppi (1706 - 1785)

Francesco Geminiani (1687 - 1762)

Orlando Gibbons (1583 - 1625)

Maurice Greene (1696 - 1755)

George Frideric Handel (1685 - 1759)

Tobias Hume (kh.1569 - 1645)

Richard Leveridge (kh.1670 - 1758)

Pietro Locatelli (1695 - 1764)

Jean-Baptiste Lully (1632 - 1687)

Claudio Monteverdi (1567 - 1643)

Jean-Joseph Mouret (1682 - 1738)

Johann Pachelbel (1653 - 1706)

Giovanni Battista Pergolesi (1710 - 1736)

Michael Praetorius (1571/1572 - 1621)

Henry Purcell (1659 - 1695)

Johann Joachim Quantz (1697 - 1773)

Jean-Philippe Rameau (1683 - 1764)

Tommaso Redi (khoảng 1675 - 1738)

Alessandro Scarlatti (1660 - 1725)

Domenico Scarlatti (1685 - 1757)

Samuel Scheidt (1587 - 1654)

Heinrich Schütz (1585 - 1672)

Jan Pieterszoon Sweelinck (1562 - 1621)

Jacopo Peri (1561 - 1633)

Giuseppe Tartini (1692 - 1770)

Georg Philipp Telemann (1681 - 1767)

Antonio Vivaldi (1678 - 1741)

Bá tước Unico Wilhelm von Wassenaar (1692 - 1766)

Silvius Leopold Weiss (1686 - 1750)

Jan Zach (1699 - 1773)

Domenico Zipoli (1688 - 1726)


Giai đoạn Cổ điển



Karl Friedrich Abel (1723 - 1787)

Domenico Alberti (1710 - 1740)

Carl Philipp Emanuel Bach (1714 - 1788)

Johann Christian Bach (1735 - 1782)

Wilhelm Friedemann Bach (1710 - 1784)

Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)

Maksym Berezovsky (c.1745 - 1777)

William Billings (1746 - 1800)

Luigi Boccherini (1743 - 1805)

Giuseppe Bonno (1711 - 1788)
Dmytro Bortniansky (1751 - 1825)

William Boyce (1710 - 1779)

Carlo Antonio Campioni (1720 - 1788)

Ferdinando Carulli (kh. 1770 - 1841)

Luigi Cherubini (1760 - 1842)

Domenico Cimarosa (1749 - 1801)

Franz Danzi (1763 - 1826)

Carl Ditters von Dittersdorf (1739 - 1799)

Jacques Duphly (1715 - 1789)

John Field (composer) (1782 - 1837)

Baldassare Galuppi (1706 - 1785)

Christoph Willibald Gluck (1714 - 1787)

André Grétry (1741 - 1813)

Joseph Haydn (1732 - 1809)

Michael Haydn (1737 - 1806)

Pieter Hellendaal (1721 - 1799)

Johann Nepomuk Hummel (1778 - 1837)

Joseph Martin Kraus (1756 - 1792)

Andrea Luchesi (1741 - 1801)

Leopold Mozart (1719 - 1787)

Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791)

Josef Myslivecek (1737 - 1781)

Giovanni Battista Pergolesi (1710 - 1736)

François-André Danican Philidor (1726 - 1795)

Antonio Rosetti (kh.1750 - 1792)

Antonio Salieri (1750 - 1825)

Giovanni Battista Sammartini (kh. 1700 - 1775)

Johann Schobert (kh. 1735 - 1767)

Antonio Soler (1729 - 1783)

Fernando Sor (1778 - 1839)

Georg Christoph Wagenseil (1715 - 1777)



Giai đoạn Lãng mạn

Adolphe-Charles Adam (1803 - 1856)

Isaac Albéniz (1860 - 1909)

Hugo Alfvén (1872 - 1960)

Charles-Valentin Alkan (1813 - 1888)

Anton Stepanovich Arensky (1861 - 1906)

Daniel Auber (1782 - 1871)

Francis Edward Bache (1833 - 1858)

Mily Balakirev (1837 - 1910)

Michael William Balfe (1808 - 1870)

Amy Beach (1867 - 1944)

Ludwig van Beethoven (1770 - 1827)

Vincenzo Bellini (1801 - 1835)

Hector Berlioz (1803 - 1869)

Franz Berwald (1796 - 1868)

Georges Bizet (1838 - 1875)

Arrigo Boito (1842 - 1918)

Alexander Borodin (1833 - 1887)

Sergei Bortkiewicz (1877 - 1952)

Johannes Brahms (1833 - 1897)

Max Bruch (1838 - 1920)

Anton Bruckner (1824 - 1896)

Ignaz Brüll (1846 - 1907)

Norbert Burgmüller (1810 - 1836)

Ferruccio Busoni (1866 - 1924)

Joseph Canteloube (1879 - 1957)

Ferdinando Carulli (kh.1770 - 1841)

Alexis Chabrier (1841 - 1894)

George Whitefield Chadwick (1854 - 1931)

Cécile Chaminade (1857 - 1944)

Gustave Charpentier (1860 - 1956)

Ernest Chausson (1855 - 1899)

Frédéric Chopin (1810 - 1849)

Francesco Cilea (1866 - 1950)

Frederick Converse (1871 - 1940)

César Cui (1835 - 1918)

Carl Czerny (1791 - 1857)

Eugen d'Albert (1864 - 1932)

Edouard Deldevez (1817 - 1897)

Léo Delibes (1836 - 1891)

Frederick Delius (1862 - 1934)

Luigi Denza (1846-1922)

Vincent d'Indy (1851 - 1931)

Ernö Dohnányi (1877 - 1960)

Gaetano Donizetti (1797 - 1848)

Alexander Dreyschock (1818 - 1869)

Paul Dukas (1865 - 1935)

Antonin Dvorák (1841 - 1904)

Edward Elgar (1857 - 1934)

Ferenc Erkel (1810 - 1893)

Manuel de Falla (1876 - 1946)

Gabriel Fauré (1845 - 1924)

Zdenek Fibich (1850 - 1900)

John Field (1782 - 1837)

César Franck (1822 - 1890)

Johann Fuchs (1842 - 1899)

Robert Fuchs (1847 - 1927)

Niels Wilhelm Gade (1817 - 1890)

Edward German (1862 - 1936)

Alexander Glazunov (1865 - 1936)

Reinhold Glière (1875 - 1956)

Mikhail Glinka (1803 - 1857)

Alexander Goedicke (1877 - 1957)

Karl Goldmark (1830 - 1915)

Louis Moreau Gottschalk (1829 - 1869)

Charles Gounod (1818 - 1893)

Enrique Granados (1867 - 1916)

Alexander Gretchaninoff (1864 - 1956)

Edvard Grieg (1843 - 1907)

Reynaldo Hahn (1874 - 1947)

Anthony Philip Heinrich (1781 - 1861)

Adolf von Henselt (1814 - 1889)

Victor Herbert (1859 - 1924)

Henri Herz (1803 - 1888)

Joseph Holbrooke (1878 - 1958)

Augusta Holmès (1847 - 1903)

Hans Huber (1852 - 1921)

Johann Nepomuk Hummel (1778 - 1837)

Engelbert Humperdinck (1854 - 1921)

Henry Holden Huss (1862 - 1953)

Vasily Kalinnikov (1866 - 1901)

Friedrich Kiel (1827 - 1881)

Erich Korngold (1897 - 1957)

Theodor Kullak (1818 - 1882)

Édouard Lalo (1823 - 1892)

Josef Lanner (1801 - 1843)

Franz Lehár (1870 - 1948)

Ruggiero Leoncavallo (1858 - 1919)

Anatoly Konstantinovich Lyadov, đôi khi chuyển tự thành Liadov (1855 - 1914)

Otto Lindblad (1809 - 1864)

Franz Liszt (1811 - 1886)

Henry Charles Litolff (1818-1891)

Charles Martin Loeffler (1861 - 1935)

Carl Loewe (1796 - 1869)

Albert Lortzing (1801 - 1851)

Alexandre Luigini (1850 - 1906)

Sergei Lyapunov (1859 - 1924)

Mykola Lysenko (1842 - 1912)

Edward MacDowell (1860 - 1908)

Alexander Campbell Mackenzie (1847 - 1935)

Albéric Magnard (1865 - 1914)

Giuseppe Martucci (1856 - 1909)

Joseph Marx (1882 - 1964)

Jules Massenet (1842 - 1912)

Nikolai Karlovich Medtner (1880 - 1951)

Fanny Mendelssohn (1805 - 1847)

Felix Mendelssohn (1809 - 1847)

Giacomo Meyerbeer (1791 - 1864)

Ignaz Moscheles (1794 - 1870)

Moritz Moszkowski (1854 - 1925)

Modest Mussorgsky (1839 - 1881)

Carl Otto Nicolai (1810 - 1849)

Jacques Offenbach (1819 - 1880)

Georges Onslow (1784 - 1853)

Frederick Ouseley (1825 - 1889)

Ignacy Paderewski (1860 - 1941)

Niccolò Paganini (1782 - 1840)

John Knowles Paine (1839 - 1906)

Horatio Parker (1863 - 1919)

Hubert Parry (1848 - 1918)

Gabriel Pierné (1863 - 1937)

Henry Hugo Pierson (1815 - 1873)

Amilcare Ponchielli (1834 - 1886)

Giacomo Puccini (1858 - 1924)

Sergei Rachmaninoff (1873 - 1943)

Max Reger (1873 - 1916)

Anton Reicha (1770 - 1836)

Ottorino Respighi (1879 - 1936)

Julius Reubke (1834 - 1858)

Ferdinand Ries (1784 - 1838)

Nikolai Rimsky-Korsakov (1844 - 1908)

Gioacchino Rossini (1792 - 1868)

Anton Rubinstein (1829 - 1894)

Camille Saint-Saëns (1835 - 1921)

Pablo Sarasate (1844 - 1908)

Emil von Sauer (1862 - 1942)

Franz Xaver Scharwenka (1850 - 1924)

Ernest Schelling (1876 - 1939)

Franz Schmidt (1874 - 1939)

Othmar Schoeck (1886 - 1957)
Franz Schubert (1797 - 1828)

Clara Schumann (1819 - 1896)

Robert Schumann (1810 - 1856)

Alexander Scriabin (1872 - 1915)

Déodat de Séverac (1872 - 1921)

Fritz Seitz (1848 - 1918)

Jean Sibelius (1865 - 1957)

Christian Sinding (1856 - 1941)

Bedrich Smetana (1824 - 1884)

Fernando Sor (1778 - 1839)

Louis Spohr (1784 - 1859)

John Stainer (1840 - 1901)

Charles Villiers Stanford (1852 - 1924)

Wilhelm Stenhammar (1871 - 1927)

Sigismond Stojowski (1879 - 1946)

Eduard Strauss (1835 - 1916)

Johann Strauss I (1804 - 1849)

Johann Strauss II (1825 - 1899)

Josef Strauss (1827 - 1870)

Josef Suk (1874 - 1935)

Arthur Sullivan (1842 - 1900)

Franz von Suppé (1819 - 1895)

Johan Svendsen (1840-1911)

Sergei Taneyev (1856 - 1915)

Francisco Tárrega (1852 - 1909)

Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840 - 1893)

Ambroise Thomas (1811 - 1896)

Donald Francis Tovey (1875 - 1940)

Giuseppe Verdi (1813 - 1901)

José Vianna da Motta (1868 - 1948)

Louis Vierne (1870 - 1937)

Robert Volkmann (1815 - 1883)

Richard Wagner (1813 - 1883)

Emile Waldteufel (1837 - 1915)

Carl Maria von Weber (1786 - 1826)

Felix Weingartner (1863 - 1942)

Charles-Marie Widor (1845 - 1937)

Henryk Wieniawski (1835 - 1880)

Hugo Wolf (1860 - 1903)

Haydn Wood (1882 - 1959)

Eugène Ysaÿe (1858 - 1931)
Tất cả là phù du.

#6
Prudential112410

Prudential112410

    Ngang như cua

  • Thành viên
  • 359 Bài viết
Mới hôm trước, mình mới biết Beethoven bị điếc đấy, mà sao lão điếc mà soạn được nhạc được nhỉ. Chúng ta hãy tìm hiểu tên tuổi và cuộc đời của nhà soạn nhạc thiên tài này.


Ludwig van Beethoven


Là người đại diện cuối cùng của trường phái cổ điển thành Vienna, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven đã có những đóng góp vĩ đại vào tiến trình phát triển của âm nhạc cổ điển thế giới. Không có một di sản đồ sộ về số lượng như các bậc tiền bối của trường phái cổ điển thành Viên Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) hay Joseph Haydn (1732 – 1809) nhưng Beethoven đã đem đến cho thế giới âm nhạc một phong cách mới, phong cách anh hùng ca rực lửa và tràn ngập tinh thần tranh đấu, vươn tới tự do cùng những cách tân vĩ đại. Với sự cải cách mạnh mẽ về nội dung lẫn hình thức, ở hầu hết các thể loại âm nhạc như sonata, concerto và giao hưởng, Beethoven đều để lại dấu ấn thiên tài của mình. Cả cuộc đời của ông thực sự là bản anh hùng ca của một con người có nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn, thử thách và chiến thắng bệnh tật.





Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nghệ thuật. Ông nội của nhà soạn nhạc thiên tài, Ludwig van Beethoven, giữ chức nhạc trưởng của nhà hát cung đình Bonn. Cha của nhạc sỹ, Johann van Beethoven, cũng là thành viên của dàn nhạc cung đình và là một bợm nhậu. Chính tật xấu này của Johann đã dìm gia đình ông và tuổi thơ Beethoven lâm vào cảnh địa ngục. Sau cái chết của người ông và sự nghiện ngập của người cha, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu nghiêm trọng, Beethoven đành phải thôi học từ rất sớm. Chính vì vậy, sau này, khi lớn lên, Beethoven đã nỗ lực học và tự học rất nhiều để tự bù đắp kiến thức cho mình. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, do sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, Beethoven được học nhạc từ nhỏ. Dù được giảng dạy một cách tuỳ hứng trong roi vọt, tài năng thiên bẩm đã khiến cậu bé Beethoven biết chơi thành thạo đàn clavecin, violon, flute... Buổi biểu diễn đầu tiên của Beethoven trước khán giả thành Bonn là vào ngày 26-3-1778 với một bản concerto cho đàn clavecin.

Tháng 10-1779, Beethoven bắt đầu theo học môn đối vị và nghệ thuật bè trầm với Kh. Neefe và chịu ảnh hưởng lớn về quan điểm thẩm mỹ từ người thầy đáng kính này. Năm 12 tuổi, Beethoven được đưa vào dàn nhạc cung đình với vai trò trợ lý đàn organ cho Neefe. Trong thời gian này, Beethoven được Neefe hướng dẫn về Bình quân luật của Johann Sebastian Bach (1685-1750) và bắt đầu biết đến George Frideric Handel (1685-1759), tác giả mà sau này, Beethoven đặc biệt ngưỡng mộ.

Sự nghèo túng luôn là bạn đồng hành với Beethoven trong những năm tháng trưởng thành. Ngoài việc chơi cho dàn nhạc cung đình, ông phải đi dạy học để kiếm tiền nuôi gia đình. Tuy vậy, những ước mơ về một chân trời âm nhạc mới mẻ ngoài phạm vi thành Bonn vẫn không ngừng thôi thúc ông tìm đến với thành Viên, học hỏi những nhà soạn nhạc danh tiếng. Mùa xuân năm 1787, chàng nhạc sỹ thành Bonn đã đến đây để tìm gặp Mozart và đáng tiếc là chỉ được gặp Mozart một lần duy nhất. Sau khi nghe Beethoven chơi ngẫu hứng bên phím piano, Mozart đã choáng váng trước tài nghệ phi thường: ìHãy nhìn kỹ chàng trai này, rồi cả thế giới sẽ phải nói về anh ta”. Điều đáng buồn là cuộc gặp gỡ giữa hai con người thiên tài này chỉ diễn ra ngắn ngủi bởi Beethoven phải vội vã rời Viên về Bonn vì mẹ bị ốm nặng. Cái chết của người mẹ hiền hậu, nhẫn nại đã không chỉ khiến Beethoven rơi vào tình trạng tuyệt vọng mà còn kéo theo sự sụp đổ của gia đình, vốn luôn luôn được bà mẹ dày công vun đắp.





May mắn cho Beethoven, và cũng cho nhạc cổ điển bởi trong những năm tháng này, Beethoven đã có được sự nâng đỡ tinh thần từ hai người bạn tốt như Stephan von Breuning và Franz Wegeler, những người sẽ tận tụy gắn bó cả cuộc đời với ông. Thông qua mối quan hệ bè bạn này, Beethoven đã tiếp xúc với giới trí thức thành Bonn, mở con đường lớn đưa ông đến với văn học cổ điển Đức, văn học Hy Lạp cổ đại, văn học Anh. Beethoven đặc biệt say mê và chịu ảnh hưởng lớn của Homer với các bản trường ca ìIliada”, ìOdisea”, Plutarque với ìTiểu sử các danh nhân” và William Shakespeare với các vở kịch nổi tiếng của ông. Hai nhà thơ Đức đương thời là Goethe và Schiller cũng chinh phục được Beethoven.

Một sự kiện gây chấn động châu Âu thời bấy giờ cũng để lại dấu ấn sâu sắc cho Beethoven, đó là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Những luồng tư tưởng tiên tiến từ cuộc cách mạng đã được Beethoven tiếp nhận hết sức hào hứng. Riêng cá nhân Napoleon được Beethoven hết sức ngưỡng mộ và thán phục. Có thể nói cuộc cách mạng Pháp 1789 đã góp phần thắp lên tinh thần rực lửa đấu tranh vì quyền tự do, bình đẳng của con người và phong cách anh hùng ca như các tác phẩm sau này của ông. Chính những biến động về tư tưởng đã giúp ông đi đến quyết định, rời thành Bonn vào tháng 11-1792 để đến với thành Vienna, trung tâm văn hóa của châu Âu thời bấy giờ. Giai đoạn ở thành Vienna sẽ là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành và bước thăng hoa trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của Beethoven. Ông đến với thành Vienna trong sự hào hứng của tuổi trẻ và niềm tin vào một môi trường học tập mới. Như các nhạc sỹ đương thời, Beethoven đã có được nhà bảo trợ cho quá trình theo đuổi nghệ thuật của mình, công tước Lichnowsky. Mặc dù nhận bảo trợ của Lichnowsky nhưng Beethoven trong mọi trường hợp vẫn giữ vững phẩm giá, lòng kiêu hãnh, lập trường kiên định về chính trị, quan điểm sống và coi đó là điều sống còn của cuộc đời mình


Song song với quá trình sáng tác, Beethoven còn theo học các nhạc sỹ danh tiếng của thành Vienna để củng cố và hệ thống lại kiến thức âm nhạc của mình. Trong số các người thầy đáng kính ấy thì, nhà soạn nhạc vĩ đại Haydn, cha đẻ của giao hưởng, đóng vai trò quan trọng. Cũng phải nói thêm là đây cũng là thời kỳ sáng tác rực rỡ của Haydn nên nhà soạn nhạc già này đã không có nhiều thời gian dành cho Beethoven. Tuy nhiên, với vai trò của người đi trước, Haydn đã đưa ra những nhận xét xác đáng và những lời khuyên qúy báu về các tác phẩm mới sáng tác của Beethoven. Có một giai thoại kể lại rằng, khi Beethoven hỏi ý kiến thầy về các tác phẩm của mình, Haydn đã thốt lên sau những phút trầm tư suy nghĩ: ìAnh gây cho tôi cảm tưởng về một con người có mấy cái đầu, mấy trái tim và mấy linh hồn”. Khi đã ổn định được cuộc sống và học tập thêm về âm nhạc, Beethoven bắt đầu ra mắt công chúng thành Vienna và nhanh chóng nhận được sự chú ý đặc biệt. Nhiều nhà hoạt động nghệ thuật cũng đánh giá cao tài năng của ông và hào hứng cho rằng: ìNgười nghệ sỹ này đã bù đắp cho chúng ta sự tổn thất sau cái chết của Mozart”. Không chỉ sáng tác, Beethoven còn là người đầu tiên đưa ra một phong cách mới trong nghệ thuật chơi piano: phong cách anh hùng ca.

Trong thời gian này, Beethoven tập trung sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc quy mô nhỏ tuy nhiên, ở các tác phẩm ấy đã xuất hiện dấu ấn của thiên tài, tiêu biểu như Piano sonata số 8, cung Đô thứ "Pathetique" (1799), số 14, cung Đô thăng thứ "ánh trăng" (1801), số 17, cung Rê thứ "Tempest" (1801), overture ìThe Creatures of Prometheus” (1801)...

Sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của khúc mở màn cho vở ballet ìThe Creatures of Prometheus” đã đưa overture trở thành một tác phẩm khí nhạc độc lập, tiền thân của loại tác phẩm giao hưởng một chương, giao hưởng có tiêu đề sau này. Riêng về sonata, Beethoven đã đem lại cho thể loại này một tầm vóc mới. Trước đây, các bậc tiền bối của ông đã sáng tạo ra thể loại sonata chưa có sự tương phản lớn giữa các chương và bản thân trong một chương cũng chưa thể hiện sự phát triển rõ nét giữa các chủ đề. Về sự sáng tạo của Beethoven ở thể loại sonata, các nhà hoạt động âm nhạc sau này đã cho rằng, Beethoven đã làm rõ phần triển khai cơ cấu các chủ đề, phân tích và tổng hợp các nét đấu tranh kịch tính, mạnh mẽ để tạo nên phần trung tâm của tác phẩm. Beethoven còn sáng tạo ra phần coda (phần kết) với nhiệm vụ là tổng kết tác phẩm bằng những nét chấm phá đầy rõ nét. Với tính chất kịch tính cao, thể hiện không chỉ giữa các chương mà phản ánh được sự phát triển nội tại trong từng chương này, Beethoven đã tạo ra sự phát triển mới về cả về nghệ thuật và tư tưởng trong các tác phẩm âm nhạc thính phòng.

Tài năng của Beethoven đã được khẳng định và một tương lai rực rỡ đã đến với nhà soạn nhạc thiên tài này. Khi người ta những tưởng bước đường nghệ thuật và cuộc sống riêng tư của Beethoven sẽ suôn sẻ thì bất hạnh đã đổ ụp xuống đầu ông. Lần này, không phải là sự túng quẫn về tài chính mà lại là bệnh tật. Căn bệnh điếc đáng nguyền rủa đã trở thành vật ngăn cách ông với tất cả. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về căn bệnh kỳ lạ này ở người nhạc sỹ thiên tài và lý giải nguồn gốc căn bệnh. Đến nay, có nhiều cách lý giải căn bệnh này của ông, một trong những cách đó là việc tập trung cao độ trong quá trình sáng tác chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn bệnh điếc của Beethoven. Điều đau xót hơn cả với nhạc sỹ là trước khi mắc căn bệnh này, ông có thính giác tinh tường, nhạy cảm đến mức hiếm có. Nỗi thống khổ về bệnh tật đã hành hạ ông và dẫn đến sự tuyệt vọng. Thậm chí, ông đã nghĩ đến việc tự tử. Tất cả những dằn vặt, đau đớn, đấu tranh nội tâm của nhà soạn nhạc được thể hiện qua bản di chúc Heiligenstadt nổi tiếng viết vào tháng 10-1802. Tuy nhiên, chiến thắng được bản thân, ý chí và nghị lực của Beethoven đã đưa ông đến với những thành công mới với những tác phẩm in đậm những phẩm chất tốt đẹp này. Ngay từ lời đề tựa bản giao hưởng số 2 cung Rê trưởng op 36 đã cho thấy rõ điều đó: ìTôi muốn nắm lấy cổ số mệnh. Tuyệt vời biết bao nếu như ta có thể sống ngàn lần cuộc sống này!”.

Sau thời kỳ Heiligenstadt, Beethoven trở lại với âm nhạc với tinh thần và tình yêu cuộc sống của một con người hoàn toàn mới. Chính nét mới mẻ này đã đem lại sức sống và tầm vóc tư tưởng mới cho các tác phẩm của ông giai đoạn sau này. Những cách tân táo bạo, đưa hình thức và nội dung của các tác phẩm âm nhạc thoát khỏi lối mòn của các bậc tiền bối đã giúp Beethoven vươn tới đỉnh cao trong nghệ thuật, đặc biệt ở tác phẩm sáng tác từ năm 1803. Bản giao hưởng số 2 giọng Rê trưởng op 36 được coi là cầu nối của hai giai đoạn sáng tác nghệ thuật trước và sau năm 1803. Và các nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng, đỉnh cao trong giai đoạn trưởng thành của Beethoven chính là các tác phẩm: Piano Sonata No.21 giọng Đô trưởng "Waldstein", Piano Sonata No.23 giọng Fa thứ "Appassionata", vở opera ìFidelio” và chùm 7 bản giao hưởng. Trong số các tác phẩm này, bản giao hưởng số 3 giọng Mi giáng trưởng "Eroica" có số phận đặc biệt không chỉ vì trước ngày công diễn, Beethoven đã xóa lời đề tặng Napoleon trên bản tổng phổ mà là sự cân đối và đẹp lạ thường của nó. Các nhà phê bình âm nhạc đều đánh giá cao tác phẩm này, coi đó là cột mốc mở ra đỉnh cao mới của nền âm nhạc giao hưởng thế kỷ 19. Sáng tác vĩ đại này không những có quy mô lớn mà còn có tư tưởng, khát vọng lớn lao vượt tầm thời đại. Tại tác phẩm này, chương menuetto kiểu cách đã được thay thế bằng chương Scherzo tươi vui (trước đây, trong bản giao hưởng số 1 Beethoven từng thế chỗ menuetto bằng Scherzo).

Tiếp sau thành công của bản giao hưởng số 3 là những chùm tác phẩm chói sáng của Beethoven với các bản giao hưởng được liệt vào hàng kinh điển trong kho tàng âm nhạc giao hưởng thế giới với các thể loại: kịch tính, bi kịch, ngợi ca thiên nhiên, sử thi: giao hưởng số 4 giọng Si giáng trưởng được nhạc sỹ Schumann ví như ìcô gái Hy Lạp mảnh dẻ giữa hai người khổng lồ phương Bắc”, giao hưởng 5 giọng Đô thứ được mệnh danh là giao hưởng định mệnh, giao hưởng số 6 giọng Fa trưởng "Pastorale" được gọi là bản giao hưởng đồng quê, giao hưởng số 7 giọng La trưởng, giao hưởng số 8 giọng Fa trưởng và đỉnh cao giao hưởng số 9 giọng Rê thứ. Có câu chuyện về bản giao hưởng số 9 rằng nếu có người ngoài trái đất nào tới thăm hành tinh xanh của chúng ta thì để giải thích về con người, chỉ cần cho họ nghe bản giao hưởng số 9 này. Câu chuyện này đã nói lên được tính chất sử thi, tầm vóc và quy mô của tác phẩm. Có thể nói bước tiến về nghệ thuật của Beethoven là kết quả của quá trình học hỏi không mệt mỏi trong những năm tháng ở thành Vienna và cũng như sự chín muồi về tư tưởng của ông. Sâu xa hơn, đó còn là kết quả của quá trình phát triển âm nhạc giao hưởng mà các bậc tiền bối đã gây dựng lên, trong đó có sự phát triển của dàn nhạc giao hưởng, yếu tố giúp thể hiện các ý tưởng âm nhạc của ông. Về xã hội, tác động mạnh mẽ nhất đến Beethoven giai đoạn này là vẫn là luồng tư tưởng do cuộc cách mạng 1789 đem lại. Tuy Napoleon đã phản bội lại cách mạng song lý tưởng về một xã hội con người với con người sống trong tự do, bình đẳng, bác ái vẫn rực sáng trong ông.

Sẽ là không đầy đủ nếu không nhắc đến vị trí của các bản overture và 5 bản concerto cho piano với dàn nhạc, 1 bản concerto bộ ba cho piano, violin và cello, bản concerto duy nhất viết cho violin và dàn nhạc trong sự nghiệp âm nhạc của Beethoven. Với sức biểu đạt mạnh như một bản giao hưởng, các tác phẩm này của ông được đánh giá cao bởi sự súc tích, cô đọng, tính khái quát và mối quan hệ chặt chẽ giữa các chủ đề. Bằng tài năng của mình, Beethoven đã chứng minh rằng với những thể loại tác phẩm khí nhạc có quy mô nhỏ cũng có sức sống và tầm vóc như các tác phẩm lớn. Đây sẽ là tiền đề cho các nghệ sỹ thế hệ sau không tiếp tục khai phá để cho ra đời nhiều thể loại mới, làm phong phú thêm kho tàng âm nhạc cổ điển. Riêng bản concerto cho violin duy nhất của ông cũng trở thành bản concerto kinh điển cho thể loại này.

Thành công về nghệ thuật nhưng cuộc sống riêng tư của ông lại không mấy may mắn. Mặc dù luôn luôn khao khát một mái ấm gia đình thực sự nhưng chưa khi nào, Beethoven gặp được người bạn gái tri âm, tri kỷ, sẵn sàng cùng ông đi hết cuộc đời. Ông từng có nhiều mối tình, phần lớn đều bất hạnh và có cái kết ảm đạm giống nhau bởi theo nhận xét của nhiều người thì vẻ bề ngoài không mấy hào hoa phong nhã, tính cách độc đoán (ảnh hưởng của bệnh điếc) và nhất là không có một gia sản hấp dẫn đã loại ông ra khỏi tầm ngắm của các thiếu nữ thời đó. Cũng phải nói thêm rằng, tuy có tính cách độc đoán, thậm chí có phần khắc nghiệt, nhưng với bạn bè, bao giờ ông cũng cư xử hết sức chân thành và đây là một trong những đức tính đẹp nhất của ông.

Cả cuộc đời của Beethoven là quá trình học tập, sáng tác không mệt mỏi và chiến đấu vượt qua số phận, qua những đắng cay thử thách của cuộc đời. Trong những ngày cuối đời, trên giường bệnh, ông vẫn không nguôi nghiền ngẫm đến đề tài của bản giao hưởng số 10. Dự định này đã mãi mãi không thể thực hiện được bởi trái tim nhà soạn nhạc thiên tài đã vĩnh viễn ngừng đập vào ngày 26-3-1827. Ông mất đi để lại một khoảng trống không dễ lấp đầy trong âm nhạc. Không chỉ thành Vienna mà cả thế giới âm nhạc rơi lệ tiễn đưa người anh hùng... Beethoven tuy không còn nữa nhưng với những người yêu nhạc cổ điển thì hình ảnh Beethoven với ánh mắt rực lửa, đầy thách thức trên gương mặt cương nghị đang sải những bước dài mạnh mẽ, cương quyết vẫn còn đó trong âm nhạc và cuộc đời.
Theo MF
Thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi...!
http://toanthpt.net:Diễn đàn Toán-Lý-Hóa dành cho học sinh THCS,THPT

#7
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Nhà soạn nhạc nào mà đã cầm một bản hòa tấu đem đi cho cha mình biểu diễn nữa đường làm rơi xuống nước thế là mất hết và cũng lúc đó, giờ đó đã cầm trên tay một bản hòa tấu mới tuyệt hay hơn nhiều và đem cho cha biểu diễn.

Lúc đó mới là lúc thiên tài xuất hiện ! :D
Tất cả là phù du.

#8
Prudential112410

Prudential112410

    Ngang như cua

  • Thành viên
  • 359 Bài viết
đúng là thiên tài có khác!? :D :D
Thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi...!
http://toanthpt.net:Diễn đàn Toán-Lý-Hóa dành cho học sinh THCS,THPT

#9
javies

javies
Minh la thanh vien moi cua dien dan. Cho minh tham gia voi.

Minh cung me nhac co dien lam! Nhung khong ranh bang hai ban dau.
Nhac Beethoven thi hay khoi noi roi, nhung minh thi thich J.S.Bach hon!
Va ca Pachelbel nua!
Lam on chi minh cho load nhac Pachelbel voi.

Thank you :)

#10
Prudential112410

Prudential112410

    Ngang như cua

  • Thành viên
  • 359 Bài viết
OK được thôi!
Trước tiên bác hãy giới thiệu sơ về 2 nhà soạn nhạc đó đi!
Thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi...!
http://toanthpt.net:Diễn đàn Toán-Lý-Hóa dành cho học sinh THCS,THPT

#11
phtung

phtung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Trong này thấy phân chia các giai đoạn: Trung Cổ, Phục Hưng, Baroque, Cổ điển, Lãng mạn, HIện đại...

Riêng tớ thích nhạc thuộc giai đoạn Trung Cổ và Phục Hưng nhất. Nghe nhạc giai đoạn này cảm giác âm nhạc trong trẻo gần gũi với thiên nhiên hơn, dĩ nhiên âm nhạc cũng nhiều bản là nhạc của nhà thờ. Giai đoạn Ba rốc thì nhạc của Vivaldi với Bach là tớ thích nhất. Pachelbel thì tớ thấy có mỗi bản Canon là hay nhất, hầu như CD nào có Pachelbel đều có bản Canon. Giai đoạn lãng mạn thì thực ra chả lãng mạn tẹo nào cả, trong tiếng Anh gọi là Romance, nhưng hồi xưa được nghe giải thích Romance để nói lên các bản nhạc ngắn, chứ ko có ý nghĩa là Lãng mạn, chả hiểu sao về sau lại dịch là lãng mạn.

Tớ thích nhạc của Bach nhất, nhưng Beethoven hình như nổi tiếng hơn các ông khác nhiều thì phải. Có cảm giác là vị trí của Beethoven trong âm nhạc giống với vị trí của Gauss trong toán học.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phtung: 05-10-2006 - 00:08


#12
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Một lần 2 giáo sư cùng làm Thí Nghiệm chứng minh hoa luôn hướng tới những loại nhạc êm dịu.

2 ông làm 3 phòng kín, phòng thứ 1 để một loại hoa và nhạc sôi động, phòng thứ 2 để cũng loại hoa đó mà để nhạc Giao Hưởng của Bách, phòng thứ 3 để loại nhạc vừa và cũng cùng loại hoa đó.

Cuối cùng kết quả là: loài hoa đó luôn hướng tới chiếc loa đặt trong phòng thứ 2.
Tất cả là phù du.

#13
Prudential112410

Prudential112410

    Ngang như cua

  • Thành viên
  • 359 Bài viết

Một lần 2 giáo sư cùng làm Thí Nghiệm chứng minh hoa luôn hướng tới những loại nhạc êm dịu.

2 ông làm 3 phòng kín, phòng thứ 1 để một loại hoa và nhạc sôi động, phòng thứ 2 để cũng loại hoa đó mà để nhạc Giao Hưởng của Bách, phòng thứ 3 để loại nhạc vừa và cũng cùng loại hoa đó.

Cuối cùng kết quả là: loài hoa đó luôn hướng tới chiếc loa đặt trong phòng thứ 2.

Ghê thiệt nhạc của Bach đúng là quá tuyệt vời!
Trong xã hội ngày nay việc nghe việc giao hưởng có lẽ là xa lạ đối với giới trẻ.
Nhưng có nghe mới có thể cảm thụ được vẻ đẹp cái hay bên trong của nó.
Phải không các bác?
Thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi...!
http://toanthpt.net:Diễn đàn Toán-Lý-Hóa dành cho học sinh THCS,THPT

#14
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Quá đúng chớ :geq
Tất cả là phù du.

#15
Prudential112410

Prudential112410

    Ngang như cua

  • Thành viên
  • 359 Bài viết
Anh namvk cũng đồng ý với em à!
Mà thật vậy nhạc cổ điển đóng một vai trò quan trong trong nền âm nhạc cùa thế giới!
Ai nghe thì sẽ cảm nhận được ngay cái hay của nó!
Không biết tại sao giới trẻ ngày nay lại ít nghe nhạc cổ điển như thế nhỉ?!
Thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi...!
http://toanthpt.net:Diễn đàn Toán-Lý-Hóa dành cho học sinh THCS,THPT

#16
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Chúng ta nghe nhạc cổ điển:

Khi nghe chúng ta có thể nhớ tới gì mà chúng ta cho là kỉ niệm hoặc cái gì làm ta lưu luyến.

Nhưng tôi nghe thì tôi chỉ thích nhất lúc trầm lúc bổng của nhạc mà thôi. Còn cái cảm nhận thực của nhạc bác học tôi chưa cảm nhận được hết.
Tất cả là phù du.

#17
Prudential112410

Prudential112410

    Ngang như cua

  • Thành viên
  • 359 Bài viết
Khi nghe nhạc mình thấy hay nhất là những điệu nhạc du dương,nhẹ nhàng của nó
Rất tuyệt vời! Còn việc cảm nhận hết cái hay của nó thì chắc là khôn rồi!
Phải không các bác!
Thời gian sẽ chứng minh tất cả.
Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi...!
http://toanthpt.net:Diễn đàn Toán-Lý-Hóa dành cho học sinh THCS,THPT

#18
fl0wercactus

fl0wercactus

    08403_QG

  • Thành viên
  • 119 Bài viết
nghe nó mình cảm giác rất thư giãn đầu óc và mình có thể vứa nghe loại nhac này vừa học bài. Đúng là rất tuyệt

#19
phtung

phtung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Lúc bị điếc, Beethoven vẫn sáng tác, nhưng do cóc nghe được gì, nên ông í nằm xuống sàn để cảm nhận độ rung của âm thanh.

#20
haitran1989

haitran1989

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 44 Bài viết
không hẳn là nằm xuống sàn.�”ng ấy dùng 1 cây gậy,ngậm vào miệng,đặt 1 đầu gậy lên chiếc Piano để cảm thấy âm thanh của đàn.

@có bạn nào thích Swan Lake không

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi haitran1989: 03-09-2007 - 11:59





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh