Đến nội dung

Hình ảnh

Thi học sinh giỏi năm 2007

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 114 trả lời

#1
chuyentoan

chuyentoan

    None

  • Hiệp sỹ
  • 1650 Bài viết
Thi học sinh giỏi năm 2007
Tiến sĩ Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lời phỏng vấn về thi học sinh giỏi năm 2007, như sau:

Hỏi: Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đổi mới theo hướng nào trong các kỳ thi học sinh giỏi tới đây?

Trả lời: Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tiếp tục có những đổi mới, điều chỉnh hợp lý từ năm 2007 để tất cả các kỳ thi đảm bảo chất lượng, nghiêm túc, khách quan, công bằng, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động ìNói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Lãnh đạo Bộ đã giao cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì đề xuất, cùng các đơn vị hữu quan thảo luận một số vấn đề mới, nhằm xây dựng một quy chế thống nhất, áp dụng cho các kỳ thi các môn văn hóa chọn học sinh giỏi trung học cơ sở, trung học phổ thông cấp quận/huyện, tỉnh/thành phố, trường đại học; chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT; chọn học sinh THPT vào các đội tuyển dự thi Olympic quốc tế và khu vực.

Hỏi: Trong số các vấn đề mới, đề thi học sinh giỏi có gì cải tiến?

Trả lời: Đề thi được cải tiến theo hướng: thay đổi mạnh cấu trúc đề thi tự luận (tăng số câu hỏi riêng biệt sao cho mỗi câu riêng biệt không quá 3 điểm trong tổng số 20 điểm của bài thi, riêng đề Văn có thể có 1 câu 5/20 điểm). Đồng thời khuyến khích ra câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi; chẳng hạn, đối với môn Sinh học, Vật lí có phần trắc nghiệm như trong các đề thi Olympic quốc tế. Hướng cải tiến thứ hai là có phương án lập ngân hàng câu hỏi thi cho các kỳ thi học sinh giỏi, phục vụ việc rút thăm ngẫu nhiên để xây dựng đề thi.

Hỏi: Về đối tượng, điều kiện dự thi học sinh giỏi có gì mới?

Trả lời: Nhằm đảm bảo chất lượng học sinh giỏi đoạt giải, dự kiến sẽ giảm số thí sinh dự thi; nói chung, mỗi đơn vị sẽ có 6 thí sinh/môn thi. Những đội tuyển của đơn vị nào năm trước đạt kết quả cao (về số giải) sẽ được tăng số thí sinh tham gia, theo quy định. Một điều kiện đưa ra đang còn phải thảo luận là sẽ không có học sinh lớp 11 tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12, vì nếu học sinh lớp 11 dự thi thì sẽ phải học vượt để hoàn thành chương trình môn chuyên lớp 12 ngay từ vài ba tháng đầu của lớp 11 (thi học sinh giỏi sẽ tổ chức vào cuối học kỳ I hằng năm); điều này gây sức ép lớn, làm cho nhiều học sinh học lệch các môn khác.

Một điều kiện quan trọng khác nữa đối với các đội tuyển học sinh giỏi là không liên hệ, mời người ngoài trường ôn luyện, tập huấn cho giáo viên và học sinh dự tuyển dưới bất kỳ hình thức và thời gian nào. Nếu phát hiện vi phạm, thí sinh của đội không được dự thi hoặc bị hủy bỏ kết quả thi.

Hỏi: Khâu tổ chức thi học sinh giỏi được đổi mới như thế nào?

Trả lời: Có ba vấn đề lớn được dự kiến thay đổi trong khâu tổ chức thi. Thứ nhất, tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia theo 9 cụm, tại các trường đại học trên địa bàn: Thái Nguyên, Sơn La, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập các hội đồng coi thi và điều động giám thị từ nơi khác đến.

Thứ hai, sẽ không phân bảng thi A, B như trước. Thay vào đó sẽ chỉ có một đề cho các đội tuyển thi cùng một môn, sao cho những học sinh thực giỏi của bảng B trước đây cơ bản làm được bài. Thêm vào đó, có chế độ thưởng điểm: thí sinh thuộc các vùng (theo cách phân vùng trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng) được cộng điểm ưu tiên khi xét giải; chẳng hạn, thí sinh thuộc vùng I được cộng 1,5 điểm cho mỗi bài thi; thí sinh thuộc vùng II và vùng II nông thôn được cộng 1,0 điểm cho mỗi bài thi (thang điểm 20).

Thứ ba, đối với các môn thi Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Tin học sẽ chỉ tổ chức một buổi thi như các môn thi khác (trước đây có hai buổi thi).

Hỏi: Có thông tin sẽ không tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào đại học, cao đẳng?

Trả lời: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho thành lập một nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả thi học sinh giỏi quốc gia. Nhóm này đã thu thập được ý kiến của các cơ sở giáo dục đào tạo và các cơ quan quản lý giáo dục địa phương; số đông nghiêng về phía không nên tuyển thẳng học sinh đoạt giải quốc gia, mà nên chăng chỉ cộng điểm cho các thí sinh khi thi vào đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ liên quan đến quy chế tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; chúng tôi sẽ làm việc cụ thể với quy chế này trong thời gian tới./.


Cục KT&KĐCLGD 29/9/2006


Nguồn: http://edu.net.vn
The only way to learn mathematics is to do mathematics

#2
TIG Messi

TIG Messi

    ^_^ Need + Enough = Success ^_^

  • Thành viên
  • 368 Bài viết
Ôi zời ơi là zời, thế thì em lại ôn thi ĐH mất thôi :P

#3
lehoan

lehoan

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1213 Bài viết
thực ra nếu bạn là một người bản lĩnh thì sẽ chẳng có việc gì cả. Kể như mấy thằng bạn của lehoan (cũng như những anh học trước lehoan) năm lớp 12 thi được KK,buồn mấy ngày rồi quay lại ôn thi đại học có mấy tháng mà toàn là 28, 29 điểm cả. Cái quan trọng chính là bạn có quyết tâm, bản lĩnh không thôi.

#4
thangde.

thangde.

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
toán chỉ tổ chức 1 buổi thi thì mệt chết được;đúng là quy định mới chỉ để hành học sinh
Em nghe nói hình như sắp tới lớp 11 còn không được thi quốc gia?

#5
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Quan tâm làm quái gì, cứ việc mình mình làm là được. Chẳng hạn được miễn thì thôi, còn nếu ko được miễn thi thì thôi, cứ học mà thi đại học - có sao đâu :D

Các bác ấy cứ thích sửa lề lối chính sách ở trên, nhưng mà chữa bệnh ngoài da thì chả bao giờ hết mủ được, cái quan trọng là ổ bệnh thì ko chịu cắt bỏ đi. Thôi, các chú chả cần đếm xỉa đến cái này lắm đâu. Tập trung vào mà học :pe

#6
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết
Đã có văn bản chính thức đâu mà.Các chú cứ học đi.

Cái topic này hôm truớc post bài vào đây là bị xóa đấy.Bây giờ làm sao ấy nhỉ? :pe
1728

#7
leecom

leecom

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 327 Bài viết
TIN MỚI: Nghe nói bộ giáo dục và đào tạo vừa họp hôm qua (2-10-2006) và đã quyết định học sinh được giải Quốc gia không được lên thẳng đại học nữa!!!
The Past, The Present, and The Future...

#8
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết
Nhưng nếu thế thì lỡ hết rồi còn gì
Thế quyết định này có áp dụng cho năm ngoái không

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#9
leecom

leecom

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 327 Bài viết
Mình không biết! Thằng bạn mình có người bác tham gia cuộc họp đó về nói như vậy.
The Past, The Present, and The Future...

#10
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết
Thực ra thì cái tin này tôi nghe cũng lâu rồi nhưng mãi chưa thấy hiệu lực
Không biết có thật không

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#11
leecom

leecom

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 327 Bài viết
Hừm, có lẽ phải làm một cuộc trưng cầu ý kiến mới được!!
The Past, The Present, and The Future...

#12
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết

TIN MỚI: Nghe nói bộ giáo dục và đào tạo vừa họp hôm qua (2-10-2006) và đã quyết định học sinh được giải Quốc gia không được lên thẳng đại học nữa!!!

Lop 11 có được thi không chú?
1728

#13
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết

TIN MỚI: Nghe nói bộ giáo dục và đào tạo vừa họp hôm qua (2-10-2006) và đã quyết định học sinh được giải Quốc gia không được lên thẳng đại học nữa!!!

Bác này nói sai lè lè rồi; chỉ là có thể thoai

#14
tanpham90

tanpham90

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 218 Bài viết
Trên báo vietnamnet.vn :
Học sinh đội tuyển không muốn bỏ quy định tuyển thẳng


ìBỏ quy chế tuyển thẳng ĐH đối với HSG quốc gia sẽ làm mất động lực phấn đấu của những HS có năng khiếu, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi dưỡng và tuyển chọn nhân tài cho đất nước”. Nhiều bạn đọc là học sinh đã và sắp trải qua kỳ thi này bày tỏ ý kiến trước chủ trương thay đổi của Bộ GD-ĐT đối với kì thi HSG quốc gia.

Nguyễn Văn Hưng, Lao Bảo, Quảng Trị
Theo tôi, đã nói thi HSG là cuộc thi dành cho những học sinh tài năng, trong đó sẽ có những em có tài năng đặc biệt, nếu không cho các em giỏi thực sự của các lớp dưới (lớp 11) thi HSG lớp 12 là đã làm mất cơ hội phát triển và phát hiện tài năng. Tôi nghĩ, không thể vì vấn đề này nọ mà cào bằng như nhau, nếu thế đến bao giờ Việt Nam ta mới có những cử nhân tuổi 17, 18 như một em Việt kiều ở Mỹ vừa rồi?

Vấn đề tuyển thẳng vào ĐH, tôi thấy nên giữ nguyên. Vào ĐH là cần chuyên sâu, không cần phải cái gì cũng biết mà biết không đến nơi đến chốn như đại trà hiện nay. Nếu nói học lệch, vậy thì chương trình phân ban hiện nay, học sinh học lệch theo khả năng của bản thân từng học sinh đấy thôi.

Xin ngành giáo dục suy nghĩ và phân tích kỹ chứ đừng thấy hiện tượng là xử lý loay hoay như gà mắc tóc và tùy hứng. Thầy cô, học sinh và phụ huynh bao nhiêu năm nay quá khổ vì sự tùy hứng của ngành giáo dục lắm rồi, xin hãy nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện.

Một học sinh, THPT Hà Nội - Amsterdam
Em là một học sinh của trường Hà Nội -
Amsterdam. Từ trước đến nay, truyền thống thi HSG quốc gia, quốc tế vẫn là một trong những truyền thống tốt đẹp của học sinh Việt Nam. Hơn thế nữa, đạt giải HSG không chỉ đem lại vinh quang về cho chính bản thân học sinh mà còn đem lại vinh quang cho gia đình, nhà trường và cả đất nước của chúng ta. Những học sinh như bọn em đã phải phấn đấu rất nhiều, đã phải tốn bao nhiêu thời gian và công sức mới dành được những giải thưởng danh giá ấy để rồi trở về với một câu: "Không được vào thẳng ĐH". Liệu công sức mà chúng em đã bỏ ra có xứng đáng hay không? Hay chỉ đơn thuần là một câu giải thích "Để tránh bệnh thành tích"???

Thi cử là do chúng em tự nguyện, không một ai ép buộc chúng em phải thi hay không thi. Kết quả học tập cũng là do chúng em chịu trách nhiệm, cớ sao lại là "Điều này gây sức ép lớn, khiến các em học lệch các môn khác"???

Theo em, khắc phục hiện tượng "chạy theo thành tích", "luyện gà nòi" là điều rất nên làm, nhưng đây không phải là hướng làm tích cực mà quá tiêu cực. Nếu điều này là sự thật, sẽ chẳng có một học sinh làm dám "liều" thi quốc gia hay quốc tế nữa cả. Công sức bỏ ra ôn luyện chẳng có nghĩa lý gì hết.

Thêm nữa, theo em, việc Bộ GD-ĐT đã cho thành lập một nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả thi HSG quốc gia. Nhóm này đã thu thập được ý kiến của các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Kết quả ban đầu, ý kiến mà nhóm nghiên cứu thu thập được nghiêng về hướng "không nên tuyển thẳng", thay vào đó, chỉ cộng điểm cho các thí sinh khi dự thi tuyển sinh là chưa hợp lý. Nếu các bác muốn biết kết quả nghiên cứu, sao không thăm dò chính những học sinh chúng em?

Nguyễn Khắc Tháp, Thanh Hoá
Cháu thấy rằng, ý tưởng mà Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng giáo dục đưa ra sẽ gây ra một số hiệu ứng sau:

Thứ nhất, sự kết hợp giữa các bảng thi sẽ làm cho chất lượng đề thi quốc gia không được đảm bảo theo chuẩn các đề thi quốc tế mà chúng ta tham gia. Nhớ kỳ thi đại học năm 2005-2006, khi chất lượng đề thi đưa ra quá thấp đã làm cho số lượng thủ khoa tăng đột biến nhưng chất lượng lại quá thấp. Ba chục thủ khoa của ĐH Bách khoa Hà Nội, không một vị thủ khoa nào được tuyển vào học các chương trình đào tạo đặc biết.

Thứ hai, ở các trường chuyên, học sinh ở các lớp tự nhiên với tư chất có sẵn và phong thái đào tạo chuyên của các thầy. Học sinh ngay từ lớp 10 đã học xong kiến thức của cả cấp 3. Do vậy, sẽ không có tình trạng các học sinh lớp 11 phải chạy đua với kiến thức lớp 12, để phải học lệch môn học. Hơn nữa, đề thi quốc gia những năm trước kia không giống như đề thi đại học, đó là đề thi đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy cao, mạch lạc và khả năng tổng hợp kiến thức lớn. Nó không đòi hỏi học sinh phải học hết chương trình lớp 12 mà đòi hỏi khả năng tư duy cao độ của học sinh. Cháu thấy rằng, có nhiều anh đạt giải quốc tế ngay khi còn là học sinh lớp 11. Cháu thấy rằng những học sinh đi thi quốc gia đó là những học sinh rất ưu tú và có tư chất nên chuyện học lệch hay không là do họ muốn, chứ không phải là do không có thời gian để học.

Thứ ba, nếu bỏ mất tiêu chuẩn tuyển thẳng ĐH thì sẽ không có học sinh đi thi quốc gia, hoặc nếu có thì chất lượng rất thấp. Là một học sinh từng đi thi quốc gia, cháu hiểu được tâm lý của một người đi thi quốc gia với gánh nặng phải đậu ĐH. Ngay cả những học sinh rất giỏi cũng lo lắng bởi vì thi cử không biết chuyện gì sẽ xảy ra nên tất nhiên họ không dám mạo hiểm.

Lê Sĩ Quang, Montpellier, France
Kính gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT! Khi đọc những quy định cho thi học sinh giỏi (HSG) toàn quốc năm nay, những người đang học và có ý định dự thi HSG chúng cháu chỉ còn nước té xỉu. Thời nào cũng vậy, thầy giỏi thì ít và thường không tập trung được vào cũng một trường. Vì thế, chúng cháu, những người đang có ý định thi HSG được khuyến khích tìm kiếm và săn lùng những kiến thức từ tất cả các nguồn, từ bác bảo vệ trường, từ những thầy giáo về hưu cho đến những giáo sư tiến sỹ ở các trường đại học.

Tất cả chúng cháu và những thầy dạy chúng cháu chỉ có một ước vọng là sẽ học được nhiều kiến thức làm thỏa mãn niềm đam mê học tập của chúng cháu. Vậy mà nay bộ đưa ra quy định là ìCấm học”, ìCấm tuyệt đối” HSG học thêm từ các thầy cô ngoài trường. Tội quá, tội cho cả chúng cháu và cả những thầy cô có tâm huyến muốn truyền đạt kiến thức cho chúng cháu quá. Chúng cháu không hiểu là các thầy cô giáo ngoài trường có tội gì mà Bộ lại cấm chúng cháu học từ những thầy cô giáo ngoài trường?

Ý định thứ 2 mà Bộ định đưa ra là tước bỏ quyền lợi vào ĐH của những người đã thành công trong kì thi HSG quốc gia. Chúng cháu không hiểu dựa vào đâu mà người ta lại có ý định tước bỏ quyền lợi đó của chúng cháu? Phải chăng tại những HSG đang học trong các trường ĐH đắc tội vì thường học đứng ở tốp đầu trong các lớp hay những HSG quốc gia đã học quá kém trong các trường ĐH và không đáp ứng được yêu cầu đầu vào của các trường? Tại sao người ta không dựa vào kết quả học tập của những HSG quốc gia trong trường ĐH để đưa ra quyết định một cách khoa học mà lại ỷ vào ý kiến số đông theo kiểu bầu cử hội đồng nhân dân vậy?

Phạm Văn Hoanh, Tp.Hồ Chí Minh
Tôi nghĩ, việc không tuyển thẳng đối với những học sinh đạt giải quốc gia là một sai lầm. Việc này sẽ làm mất động lực phấn đấu với những học sinh có năng khiếu, chúng ta sẽ không có những chuyên gia giỏi trong những lĩnh vực chuyên biệt sau này. Quy chế này sẽ làm cho thành tích thi Olympic quốc tế của Việt Nam vốn được tự hào bấy lâu nay không được duy trì.

Chống tiêu cực là một công việc có tích chất hệ thống, không nên nghĩ sao thì làm vậy, làm để cho có! Điều này có thể không có những tác dụng tích cực mà có thể có những thiệt hại to lớn đối với nền giáo dục nước nhà. Mong các vị thận trọng và tham khảo ý kiến của nhiều người, đặc biệt là những người đã từng thi học sinh giỏi!

Bùi Tuấn Hải, Lớp 11 chuyên Sinh, THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
Sắp thi HSG quốc gia rồi, bọn cháu cũng đang gấp rút thành lập đội tuyển (đội dự tuyển) và bắt đầu ôn thi. Nhưng nếu không được tuyển thẳng ĐH, không biết bọn cháu còn đủ sức mạnh để vừa hoàn thành tốt các môn khác vừa thi được quốc gia không? Tuyển thẳng ĐH là nguồn động lực đầu tiên giúp chúng cháu có thêm quyết tâm mang lại vinh quang cho nhà trường. Cháu nghĩ nên giữ lại việc tuyển thẳng ĐH để động viên các thí sinh.

Mai Bá Duy, Cầu Giấy, Hà Nội
Là người đã từng trải qua 2 kì thi HSG quốc gia, biết rằng thực tế cuộc thi này cũng còn đôi điều bất cập, nhưng không phải ở tỉnh nào cũng vậy. Nếu bỏ quy chế tuyển thẳng thì tôi e rằng sẽ không còn ai thi HSG nữa và ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Thực tế, chuyện học lệch vẫn xảy ra nhất là đối với những học sinh vốn đã không giỏi toàn diện mà chỉ giỏi ở môn thi của mình. Nhưng để học được đến tầm kiến thức có thể thi quốc gia hay quốc tế, các học sinh đó cũng đã mất rất nhiều thời gian đầu tư nên rất khó nếu đòi hỏi cả hai.

Để ngăn chặn chuyện học lệch này, tôi nghĩ, nên làm chặt chẽ kì thi tốt nghiệp THPT mà vẫn mang tính hình thức từ xưa tới nay. Như vậy, học sinh đạt giải quốc gia sẽ phải nỗ lực để chứng minh mình có đủ kiến thức ở các môn còn lại.

Chuyện ôn thi kiểu gà nòi cũng là điều tất yếu khi mà đội ngũ giáo viên ở các trường chuyên hàng đầu của tỉnh không đủ kiến thức để dạy cho các em, lý do gì không cho các em học được những kiến thức mà ở tầm các em có thể tiếp thu được. Đây là vấn đề giáo viên của trường, của tỉnh chưa đáp ứng đòi hỏi về mặt kiến thức cho học sinh, vậy đây đâu phải là lỗi của các em mà các em phải chịu thiệt thòi về quyền lợi?

Tóm lại, tôi thấy nên làm kì thi tốt nghiệp THPT trở nên nghiêm túc và tuyển chọn giáo viên cho trường chuyên đủ năng lực, kiến thức. Không nên để những bất cập đó đem đổ lên đầu học sinh, phụ huynh và tương lai của việc bồi dưỡng tuyển chọn nhân tài của đất nước sau này. Nếu bỏ quy chế HSG quốc gia được tuyển thẳng ĐH thì không bao lâu sẽ chẳng còn ai thi HSG nữa.

[email protected]
Bỏ việc tuyển thẳng đối với học sinh được giải ba quốc gia trở lên sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là học sinh không dám dấn thân vào con đường này nữa. Và chất lượng học sinh chọn đi thi quốc tế sẽ giảm đi. Các môn khác đều thi ĐH, còn môn Tin học thì sao? Một môn học mà học sinh lớp 11 và lớp 12 đều có cùng trình độ, không có chuyện "HS lớp 11 dự thi thì sẽ phải học vượt để hoàn thành chương trình môn chuyên lớp 12 ngay từ vài ba tháng đầu của lớp 11". Học sinh dám chọn môn Tin học đó là cả một nỗ lực, nếu bỏ cơ chế tuyển thẳng tất nhiên chẳng có ai thi nữa vì môn này không thi ĐH, tất nhiên sẽ chẳng ai thi quốc tế. Chúng em mong muốn các thầy đừng bỏ việc tuyển thẳng.

Thanh Hoa, web_killer106 yahoo.com.vn
Kỳ thi HSG quốc gia là rất cần thiết, bất kỳ thời đại nào cũng có những cách thức hợp lý để chọn người tài. Nếu không tổ chức kỳ thi HSG quốc gia thì lấy gì làm căn cứ chọn thí sinh giỏi dự các kỳ thi quốc tế? Nhưng nếu thi HSG quốc gia chỉ để dự thi quốc tế thì có lẽ nhiều học sinh rất giỏi sẽ không hào hứng tham gia kỳ thi. Do vậy, việc tuyển thẳng các em đạt giải HSG quốc gia vào ĐH như là một phần thưởng ghi nhận thành tích xứng đáng của các em một cách hợp lý. Vấn đề là cách tổ chức kỳ thi như thế nào đảm bảo chất lượng, không tiêu cực nhằm chọn được những HS giỏi thực sự. Từ những năm trước, các HS và thầy cô giáo đã bỏ nhiều công sức ôn luyện tham gia kỳ thi; có cả những em HS lớp 11 thực sự xuất sắc đã thi và đạt giải. Nếu thay đổi theo hướng mới sẽ thiệt thòi và không công bằng cho những HS giỏi.

Link http://vietnamnet.vn...2006/10/618072/
[/quote]
Chuyên toán ----- ĐHSP-TPHCM ----- 05-08

#15
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết

TIN MỚI: Nghe nói bộ giáo dục và đào tạo vừa họp hôm qua (2-10-2006) và đã quyết định học sinh được giải Quốc gia không được lên thẳng đại học nữa!!!

Bác này nói sai lè lè rồi; chỉ là có thể thoai

Thấy bảo là đưa lên cả báo L Đ rồi.
1728

#16
leoteo

leoteo

    Một chút mặn giữa đại dương vời vợi

  • Hiệp sỹ
  • 271 Bài viết

Một điều kiện quan trọng khác nữa đối với các đội tuyển học sinh giỏi là không liên hệ, mời người ngoài trường ôn luyện, tập huấn cho giáo viên và học sinh dự tuyển dưới bất kỳ hình thức và thời gian nào. Nếu phát hiện vi phạm, thí sinh của đội không được dự thi hoặc bị hủy bỏ kết quả thi.

Việc tuyển thẳng vào ĐH cho những người đi thi HSG lẽ ra Bộ đã nên bỏ từ lâu rồi. Hy vọng các vị ở Bộ sẽ nói và làm được chứ đừng nói cho vui rồi để đấy, nhất là cái đoạn quote ở trên. Cái trò mời người tập huấn, đưa đội tuyển đi ôn luyện... dần dần đã làm việc thi HSG thành 1 cái nạn.
Trần trùng trục đi về không vướng víu

#17
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết
Ơ,nhưng mà cái giao lưu đấy nếu tổ chức tốt và trong sáng thì cũng nâng cao trình độ của GV và học sinh chứ anh?Chắc chắn phải có trao đổi chuyên môn chứ nhỉ?
1728

#18
ChimSonCa

ChimSonCa

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Đây là một vấn đề mà tôi đã dự báo từ trước sẽ xẩy ra! Vì từ trước đến nay, nền giáo dục của ta thay đổi đến chóng mặt! Chỉ một vài khúc mắc nhỏ và phải chăng do lập trường không chắc chắn, chạy đua theo thành tích mà thích thay đổi!!!??? Cố thay đổi để chứng tỏ mình cũng thay đổi !!!!??? Nói như thế có hơi quá không các bạn. Chúng ta đã từng thấy kỳ thi chung đề thời những năm 80, sau đó các trường tự ra đề thi, rồi đến năm 2002 lại quay về cái "máng lợn sứt mẻ ngày xưa"! Lần nào cũng vậy, cũng đều có những lý do gọi là "thích đáng" cả.
Tôi xin bày tỏ những quan điểm của mình về những chủ trương sắp tới của Bộ GD:
Thứ nhất, sự đề xuất này đã và đang làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của những HS sắp tham gia kỳ thi này. Rất lo lắng và sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nhưng rốt cuộc, kết quả của chủ trương này sẽ như thế nào đây??? Bộ GD có lợi hay ai có lợi? Thiết nghĩ chỉ có các bạn học sinh giỏi là thiệt mà thôi.
Thứ 2, tôi đã từng là một học sinh tham gia 2 kỳ thi HSG QG Toán. Chắc chắn tôi cũng như nhiều bạn khác, cũng đã trải qua những giây phút hết sức hồi hộp và lo lắng. Và được, thua gì ở kỳ thi này tôi đã từng nếm trải! Có ý kiến là HS tham gia kỳ thi này học lệch ư? Tôi chấp nhận rằng có chuyện đó. Nhưng suy nghĩ tiêu cực về vấn đề này là không thực tế! Tôi (và chắc chắn hầu hết những HS từng thi, đạt hay không đạt giải) đã từng có cảm giác mình chỉ biết có 1 môn chuyên, nhưng tôi xin khẳng định 100% rằng, đó chỉ là vấn đề của một thời điểm! Việc học tốt các môn khác nếu như để ý đến là điều dễ dàng, một khi tư duy đã được "rèn luyện" thông qua học và thi HSG.
Thứ 3: có ai bắt ai đi thi HSG đâu? mà lượng thi HSG mỗi đội tuyển cũng đâu có nhiều. Mọi hậu quả xấu (nhưng hầu như không xẩy ra) chính chúng ta đã xác định và phải chấp nhận nếu nó xẩy ra. Nên tôi chẳng biết cái chủ trương bỏ tuyển thẳng do ai đề xuất? Quả thật là không thực tế, không "đi vào lòng dân"!
Thứ 4: Việc chia làm các bảng thi theo tôi là không cần thiết nữa. Đã thi HSG thì không nên phân biệt. Ai tài năng và giỏi thực sự thì sẽ đoạt giải, được tuyển thẳng. thật ra, trước đây tôi thi ở Bảng B, nhưng luôn khao khát được tham dự ở bảng A. Nhưng không hiểu tại vì sao, tỉnh tôi lại cứ xin tham dự ở Bảng B mặc dù Bộ đã yêu cầu chúng tôi phải chuyển lên Bảng A vì thành tích dẫn đầu bảng B nhiều năm liền (Các bạn có đoán được tôi ở tỉnh nào không?!). Lại căn bệnh thành tích và tôi không hề thích điều đó.
Thứ 4: Nếu bỏ chế độ ưu đãi đặc biệt là tuyển thẳng Đại học, sẽ không ai khao khát thi QT nữa. Đam mê ư? Có lẽ họ sẽ dành trọn tâm huyết đó của mình sau khi đã lên đại học, bằng cách thi đại học cho chắc chắn!

#19
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết

Thấy bảo là đưa lên cả báo L Đ rồi.

Chẳng qua là báo chí nó cứ phóng đại lên để làm chuyện giật gân và khiến h/s lo lắng chứ đã có công văn quyết định chính thức đâu :delta
Nhưng mấy ông mà đồng ý cái việc "không tuyển thẳng đại học" ấy chắc hồi xưa được; hoặc bây giờ con cái ổng đạt giải QG và đc tuyển thẳng đại học rồi xong các ông mới "không đồng ý" để làm khổ h/s bây giờ thôi; lạ gì nữa !!!
P/S:nếu bài viết này có hơi "tục" và sai nội qui các mod cứ xóa thẳng tay :delta

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hungnd: 04-10-2006 - 17:31


#20
Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng

    Ngọa Long tiên sinh

  • Thành viên
  • 197 Bài viết
Tại sao không ai khẳng định chắc chắn tin bỏ tuyển thẳng mà chỉ nói là "có thể bỏ tuyển thẳng","đang xem xét"...
Chán quá.
Nếu thật sự bỏ tuyển thẳng thì thi học sinh giỏi làm gì cơ chứ?
Làm sao có động lực để phấn đấu và cũng chẳng có một quyền lợi nào cho HSG cả.
Thật là vô lý.
Ung dung, tự tại
Bình thản trước khó khăn
Thong thả lúc nguy cấp




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh