Đến nội dung

Hình ảnh

Những nghịch lý về Thượng đế

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 27 trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Chúng ta thường nói đến Thượng đế như là một người có quyền lực tuyệt đối, nhưng những nghịch lý sau đây lại chỉ ra điều người lại.

Những nghịch lý về Thượng đế
(ngocson52 sưu tầm và dịch từ INTERNET)

Nghịch lý I:
Thượng đế có thể tự tử không?
Nếu không thể, chứng tỏ có những cái Thượng đế không làm được, do đó Thượng đế cũng không có quyền tuyệt đối (tối thượng).
Nếu có thể, thì Thượng đế sẽ chết, vậy Thượng đế không bất tử.

Nghịch lý II: Thượng đế có phải là người vô thần (nghĩa là chịu sự chi phối của các định luật khoa học) không?
a. Nếu phải, Thượng đế sẽ không tin vào sự tồn tại của chính mình, vì vậy tại sao chúng ta lại tin vào Thượng đế?
b. Nếu không phải, thì Thượng đế không có quyền tối thượng.

Nghịch lý III: Thượng đế có làm những việc xấu hay không?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tuyệt đối, do đó không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, ông ta không xứng đáng là Thượng đế.

Nghịch lý IV: Thượng đế có thể tạo ra một người mạnh hơn mình?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tối thượng nên không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, ông ta không phải là kẻ mạnh nhất nên không phải là Thượng đế.
Nếu ông ta tạo được mà không tạo thì Thượng đế là người ích kỷ.

Nghịch lý V: Thượng đế có thể thay đổi bản chất của mình để thành ác quỷ không?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tối thượng nên không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, Thượng đế sẽ không còn là Thượng đế nữa.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#2
Trytolive

Trytolive

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết
Xin cho mình góp vui một chút. :neq :neq :varepsilon

Trong tập tiên đề của những người tin có sự tồn tại của thượng đế và các thuộc tính của "Ngài" ( mạn phép được gọi như vậy) thì có một tiên đề mà không được nói đến trong bài của bạn là con người là loại thụ tạo của Thượng đế. Do đó con người không đủ trình độ tri thức để tri lý về nhưng vấn đề của "Ngài". Do vậy những suy luận như vậy sẽ không có ý nghĩa.
Còn nếu bạn không chấp nhận tập tiên đề này thì bạn không thể suy lý được ( giống như hình học phi Euclid với hình học Euclid, vật lý cổ điển với thuyết tương đối của Enstein) .
Tóm lại là những nghịch lý này là không có giá trị .

Thân. :neq :varepsilon :varepsilon :varepsilon

#3
Hatucdao

Hatucdao

    Sĩ quan

  • Founder
  • 397 Bài viết

Trong tập tiên đề của những người tin có sự tồn tại của thượng đế và các thuộc tính của "Ngài" ( mạn phép được gọi như vậy) thì có một tiên đề mà không được nói đến trong bài của bạn là con người là loại thụ tạo của Thượng đế. Do đó con người không đủ trình độ tri thức để tri lý về nhưng vấn đề của "Ngài". Do vậy những suy luận như vậy sẽ không có ý nghĩa.

Tôi nghĩ lí luận của bác Trytolive không được chính xác lắm. "con người không đủ trình độ tri thức để tri lý về nhưng vấn đề của "Ngài" ", nhưng những nghịch lý trên là tồn tại độc lập với con người, do đó giá trị của chúng không phụ thuộc vào quan hệ giữa con người với Thượng đế.

Ví dụ như các giá trị Toán học là tồn tại độc lập với người tìm ra (tìm ra, chứ ko nói sáng tạo): dẫu cho Pytago không nêu định lý 3 cạnh trong tam giác vuông thì nó vẫn cứ tồn tại, và nếu không người nào tìm ra thì có thể một laòi sinh vật khác sẽ tìm ra, và nó vẫn là: bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông. Dẫu cho Thượng đế tồn tại, và ngài có "toàn năng" thế nào chăng nữa thì vẫn không thể bắt 5^2 khác 4^2+3^2 được.
Hoa đào năm ngoái đừng cười
Vì chưng xa cách nên người nhớ nhau

#4
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Đây là mấu chốt của cuộc tranh luận Sự Sai Lệch Toán Học mà bác TranVanTuan nêu ra ở diễn đàn: Tri thức tồn tại độc lập với ý thức con người, nhiệm vụ của con người là khám phá ra nó, sáng tạo là ngôn từ dùng để chỉ nhưng phương thức khám phá hiệu quả, vấn đề Thượng đế cũng độc lập với ý thức vì thế không thể nói con người không đủ trình độ để hiểu những vấn đề của "Ngài".
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#5
tran_mhung

tran_mhung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Tôi áp dụng cách suy luận của nemo va hatucdao vào vấn đề số phận : số phận là sẵn có , tồn tại độc lập , và nhiệm vụ của con người là khám phá ra nó .Ta thấy điều này sẽ dẫn đến thuyết định mệnh , và đẩy con người đi tìm những khoái cảm và chạy theo cảm xúc , và tôi không cho là nemo và hatucdao thích cái hệ quả này.
Có lẽ các bạn thấy khó chịu khi một thuyết nào đó nói rằng con người không thể làm gì hay không thể hiểu được điều gì đó. Nhưng hiểu để làm gì trong khi điều quan trọng là thay đổi hành động ?(theo quan điểm duy vật )
Tôi cũng muốn hỏi là ngocson52 có ý gì khi nêu ra vấn đề thượng đế một cách ngây thơ như vậy. Cần phân biệt rõ bạn muốn nêu nó ra như một vấn đề triết học hay là như là một ứng dụng của toán học .

#6
Trytolive

Trytolive

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết
Nếu như các bạn đã công nhận sự tồn tại của thượng đế thì phải công nhận tập tiên đề kèm theo của sự tồn tại của thượng đế. Ở đây, chúng ta không bàn cãi là tiên đề sai hay đúng.:namtay

Còn nếu như chúng ta không công nhận, những điều chúng ta đang nói ở đây giống như dùng lí luận hình học phi Ơclit để suy luận vấn đề hình học Ơclit.

Đây là mấu chốt của cuộc tranh luận Sự Sai Lệch Toán Học mà bác TranVanTuan nêu ra ở diễn đàn: Tri thức tồn tại độc lập với ý thức con người, nhiệm vụ của con người là khám phá ra nó, sáng tạo là ngôn từ dùng để chỉ nhưng phương thức khám phá hiệu quả, vấn đề Thượng đế cũng độc lập với ý thức vì thế không thể nói con người không đủ trình độ để hiểu những vấn đề của "Ngài".

Tri thức và ý thức tồn tại trong cuộc sống của chúng ta còn thượng đế chỉ tồn tại trong Kinh Thánh và lòng tin của một số người. Có khập khễnh không?

#7
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết

Tri thức và ý thức tồn tại trong cuộc sống của chúng ta còn thượng đế chỉ tồn tại trong Kinh Thánh và lòng tin của một số người. Có khập khễnh không?

Nếu coi khoa học cũng là một tín ngưỡng, thì nó cũng khác gì "Thượng đế" hay "Kinh thánh" !?. Khoa học thời kỳ sơ khai cũng chỉ tồn tại trong một số người, thế nhưng không phải nó không tồn tại khi người ta chưa nhận thức, khám phá ra nó, và bây giờ "Thượng đế" cũng tồn tại theo cách này, con người có không tìm ra thì nó vẫn có những tri thức như thế, cũng như R.Côlômbô có tìm ra Châu Mĩ hay không thì Châu Mĩ kia vẫn cứ tồn tại có điều nó không có tên Châu Mĩ mà thôi.

Tôi áp dụng cách suy luận của nemo va hatucdao vào vấn đề số phận : số phận là sẵn có , tồn tại độc lập , và nhiệm vụ của con người là khám phá ra nó .Ta thấy điều này sẽ dẫn đến thuyết định mệnh , và đẩy con người đi tìm những khoái cảm và chạy theo cảm xúc , và tôi không cho là nemo và hatucdao thích cái hệ quả này.


Ai cũng sinh con và khoa học phát triển dẫn đến dân số tăng, dân số tăng dẫn tới hàng loạt các vấn đề Xã Hội như cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện, vấn đề việc làm từ đó lại phát sinh các tệ nạn thất nhiệp, nghèo đói, bệnh tật, đạo đức suy đồi, lối sống buông thả ... Nếu cứ suy luận theo kiểu này thì chẳng phải quá xuôi theo dòng không !? Đúng là Thế Giới vẫn đang tồn tại, vận động như thế nhưng ý thức của con người cũng ngày càng phát triển, nhiệm vụ của họ là sáng tạo ra những phương thức tìm hiểu giới tự nhiên hiệu quả và có lợi nhất !
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#8
Hatucdao

Hatucdao

    Sĩ quan

  • Founder
  • 397 Bài viết

Tôi áp dụng cách suy luận của nemo va hatucdao vào vấn đề số phận : số phận là sẵn có , tồn tại độc lập , và nhiệm vụ của con người là khám phá ra nó .Ta thấy điều này sẽ dẫn đến thuyết định mệnh , và đẩy con người đi tìm những khoái cảm và chạy theo cảm xúc , và tôi không cho là nemo và hatucdao thích cái hệ quả này.

Có lẽ bạn tran_mhung chưa xem kĩ ý của chúng tôi chăng? Việc khẳng định: một tri thức gì đó tồn tại độc lập với con người và thuyết định mệnh (số phận là sẵn có...) là hai việc khác hẳn nhau. Theo quan điểm duy vật biện chứng thì vật chất tồn tại độc lập với con người, tuy nhiên chính triết học duy vật biện chứng là vũ khí lí luận sắc bén để cải tạo xã hội (có thể hiểu là thay đổi số phận), chứ không hề có ý đầu hàng số phận. Riêng về khoa học tự nhiên thì có thể nói đơn giản thế này: tuy các định luật tự nhiên tồn tại độc lập với con người, nhưng con người hoàn toàn có khả năng sử dụng chúng để thay đổi số phận của mình.
Hoa đào năm ngoái đừng cười
Vì chưng xa cách nên người nhớ nhau

#9
tran_mhung

tran_mhung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

..cũng như R.Côlômbô có tìm ra Châu Mĩ hay không thì Châu Mĩ kia vẫn cứ tồn tại có điều nó không có tên Châu Mĩ mà thôi.

Tôi xin nêu ra một suy diễn có thể coi là đối ngẫu với quan điểm duy vật của nemo (điều này chứng tỏ nemo (cũng như trytolive) chỉ nêu quan điểm mà không đóng góp cho cuộc tranh luận ):
"Châu Mĩ có tồn tại mà con người không nhận biết được thì cũng như không tồn tại"

Tôi nói khi áp dụng cách suy luận của các bạn nemo và hatucdao thì ta dẫn đến thuyết định mệnh vì : khi bạn trytolive nói rằng ta không thể hiểu thượng đế ,hai bạn trên trả lời rằng : tri thức tồn tại độc lập với ý thức con người , từ đó suy ra thượng đế là một trong các tri thức thì cũng tồn tại độc lập và nhiệm vụ của con người là "hiểu" thượng đế , do đó nói ta không thể hiểu thì chẳng có ý nghĩa gì Còn đối với số phận ? Nó cũng là một trong các tri thức (được nói đến trong triết học cổ , cũng giống như Thượng đế), nếu vậy thì nó cũng tồn tại độc lập , và như vậy những thứ như sự cao cả, vĩ đại của khoa học , ý nghĩa cuộc sống con người sẽ còn là gì? Hậu quả tất yếu là nó đẩy con người vào vòng xoáy của cảm xúc vì giờ mục đích duy nhất của con người đó là tình cảm chính mình, giúp mình vui, thế là được . Giờ tốt nhất là thế giới chuyển sang sản xuất thuốc phiện , vì nó làm cho người ta đạt được mọi cảm xúc.

Có lẽ bạn tran_mhung chưa xem kĩ ý của chúng tôi chăng? Việc khẳng định: một tri thức gì đó tồn tại độc lập với con người và thuyết định mệnh (số phận là sẵn có...) là hai việc khác hẳn nhau.Theo quan điểm duy vật biện chứng thì vật chất tồn tại độc lập với con người

Tôi không hiểu sao đang nói về tri thức tồn tại độc lập với con người bạn lại chuyển sang vật chất tồn tại độc lập với con người ?Có lẽ bạn cũng mới chỉ nêu quan điểm cũ của mình (hoặc đang lừa mình)chứ chưa giúp gì cho cuộc tranh luận.

#10
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết

Tôi xin nêu ra một suy diễn có thể coi là đối ngẫu với quan điểm duy vật của nemo (điều này chứng tỏ nemo (cũng như trytolive) chỉ nêu quan điểm mà không đóng góp cho cuộc tranh luận ):


Hoàn toàn đồng ý với bạn rằng bạn có thể đưa ra quan điểm đối ngẫu, điều này cũng khá tự nhiên, chẳng có học thuyết nào đơn trị cả, nó sẽ chẳng tồn tại, Triết học Macxit đã nói đại khái là Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển và mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mâu thuẫn. Việc có đóng góp gì cho cuộc tranh luận hay không lại là chuyện khác vì đánh giá một sự vật hiện tượng để đưa ra những kết luận không là công việc của một cá nhân.
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#11
Hatucdao

Hatucdao

    Sĩ quan

  • Founder
  • 397 Bài viết

"Châu Mĩ có tồn tại mà con người không nhận biết được thì cũng như không tồn tại"

Tôi nói khi áp dụng cách suy luận của các bạn nemo và hatucdao thì ta dẫn đến thuyết định mệnh vì : khi bạn trytolive nói rằng ta không thể hiểu thượng đế ,hai bạn trên trả lời rằng : tri thức tồn tại độc lập với ý thức con người , từ đó suy ra thượng đế là một trong các tri thức thì cũng tồn tại độc lập và nhiệm vụ của con người là "hiểu" thượng đế , do đó nói ta không thể hiểu thì chẳng có ý nghĩa gì Còn đối với số phận ? Nó cũng là một trong các tri thức (được nói đến trong triết học cổ , cũng giống như Thượng đế), nếu vậy thì nó cũng tồn tại độc lập , và như vậy những thứ như sự cao cả, vĩ đại của khoa học , ý nghĩa cuộc sống con người sẽ còn là gì? Hậu quả tất yếu là nó đẩy con người vào vòng xoáy của cảm xúc vì giờ mục đích duy nhất của con người đó là tình cảm chính mình, giúp mình vui, thế là được . Giờ tốt nhất là thế giới chuyển sang sản xuất thuốc phiện , vì nó làm cho người ta đạt được mọi cảm xúc.

Hì hì, tranh cãi ở đây thú vị thật!

Có lẽ bạn tran_mhung hiểu nhầm "tri thức" với "nhận thức" chăng? Ở đây "tri thức" có thể hiểu nôm na là những quy luật đúng đắn của thế giới vật chất (và do đó, nó tồn tại độc lập với nhận thức của con người, mặc dù nhận thức con người luôn hướng tới sự mô tả chính xác nhất các quy luật đó).

Trong đời sống chúng ta (chính xác là phần lớn chúng ta), có sự hiện diện của những thứ đơn thuần là tưởng tượng của con người, chẳng hạn như quỷ thần (việc quỷ thần có tồn tại hay không, xin không tranh cãi ở đây, giả sử như nó tồn tại thì vẫn khác khá xa với những gì con người mô tả). Chữ "tri thức" tôi dùng ở trên không chứa đựng những thứ như vậy. Nói riêng, những điều về thượng đế không phải là "tri thức", mà chỉ là nhận thức của con người, và do đó nó phụ thuộc vào quan niệm từng người (với người này thì thượng đế tồn tại, với người khác thì không).


Hậu quả tất yếu là nó đẩy con người vào vòng xoáy của cảm xúc vì giờ mục đích duy nhất của con người đó là tình cảm chính mình, giúp mình vui, thế là được 

có thể không hoàn toàn, nhưng tôi đồng ý với quan điểm này. Chẳng có gì sai trái khi nói "mục đích của nhân loại là làm cho mỗi người đều sung sướng hơn". Tuy nhiên, cái này:

Giờ tốt nhất là thế giới chuyển sang sản xuất thuốc phiện , vì nó làm cho người ta đạt được mọi cảm xúc.

thì tôi phản đối!!! Bạn đừng "đánh tráo khái niệm" (thuật ngữ) sung sướng với "đạt được mọi cảm xúc". Nếu một thứ gì đó mà làm cho con người sung sướng hơn, thì không có quốc gia nào ngăn cấm cả.

Tôi không hiểu sao đang nói về tri thức tồn tại độc lập với con người bạn lại chuyển sang vật chất tồn tại độc lập với con người ?

Hì , nếu bạn đọc kĩ thì đó là tôi nói về vật chất trước, rồi nói về khoa học tự nhiên sau, trong đó có "tri thức". Tóm lại, theo tôi giá trị của "những nghịch lý..." là ở chỗ: cái mà chúng ta đang làm việc là các quy tắc logich (cụ thể là logich hình thức), và đây là các quy tắc được xem là đúng đắn. Những quy tắc đó cm rằng: nếu thượng đế tồn tại thì dẫn tới mâu thuẫn, suy ra... Đây là "những quy tắc chứng minh " chứ không phải "con người chứng minh", nên không bị ràng buộc gì về mối quan hệ giữa con người và thượng đế cả.
Hoa đào năm ngoái đừng cười
Vì chưng xa cách nên người nhớ nhau

#12
tran_mhung

tran_mhung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
*nếu hatucdao coi các vấn đề liên quan đến thượng đế là nhận thức thì làm thế nào bạn phủ định được ý kiến của trytolive : con người không thể hiểu được thượng đế ?? (theo tôi việc phủ định ý kiến trytolive không phải do hatucdao đưa ra , mà của nemo, do vậy cũng dễ chấp nhận khi bạn không hiểu điều này)
*

Những quy tắc đó cm rằng: nếu thượng đế tồn tại thì dẫn tới mâu thuẫn, suy ra... Đây là "những quy tắc chứng minh " chứ không phải "con người chứng minh", nên không bị ràng buộc gì về mối quan hệ giữa con người và thượng đế cả.

Bạn chưa hiểu ý nghĩa của câu nói : con người không thể hiểu được thượng đế. Dịch sang cách hiểu hiện nay của bạn có thể nói khác đi như sau : quy tắc lôgíc không thể được dùng để xem xét các vấn đề về thượng đế, hoặc là : việc lôgíc phủ định thượng đế không có ý nghĩa gì. (tương tự điều tôi đã nói : một lý thuyết cần gì cho con người hiểu nếu như mục đích cao nhất là hành động?)Do vậy vấn đề hiện nay vẫn là câu nói : con người không thể hiểu được thượng đế.
*

có thể không hoàn toàn, nhưng tôi đồng ý với quan điểm này. Chẳng có gì sai trái khi nói "mục đích của nhân loại là làm cho mỗi người đều sung sướng hơn". Tuy nhiên, cái này:...
thì tôi phản đối!!! Bạn đừng "đánh tráo khái niệm" (thuật ngữ) sung sướng với "đạt được mọi cảm xúc". Nếu một thứ gì đó mà làm cho con người sung sướng hơn, thì không có quốc gia nào ngăn cấm cả.

thực ra phần tôi nói đó chỉ để cho các bạn khác (ngoài nemo và hatucdao) hiểu đựơc vì sao thuyết định mệnh lại nguy hiểm. Vì nó dẫn đến một lối sống vô nghĩa,l Lúc này cái duy nhất còn quan trọng với con người là cảm xúc. Tôi nói rằng không được chạy theo cảm xúc , và con người không thể đặt mục đích "làm cuộc đời vui hơn" lên đầu (chứ không phải là hạnh phúc, tôi không hiểu nghĩa từ hạnh phúc của bạn ) Nếu đạt mục đích vậy lên đầu thì hậu quả đầu tiên là tất cả thế giới sẽ chuyễn sang sử dụng thuốc phiện . Về mặt lý thuyết, cái xấu của việc hành động theo cảm xúc (cũng như việc cả thế giới sử dụng thuốc phiện) là mang tính động vật cao .

#13
Trytolive

Trytolive

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Nghịch lý I:
Thượng đế có thể tự tử không?
Nếu không thể, chứng tỏ có những cái Thượng đế không làm được, do đó Thượng đế cũng không có quyền tuyệt đối (tối thượng).
Nếu có thể, thì Thượng đế sẽ chết, vậy Thượng đế không bất tử.

Nghịch lý II: Thượng đế có phải là người vô thần (nghĩa là chịu sự chi phối của các định luật khoa học) không?
a. Nếu phải, Thượng đế sẽ không tin vào sự tồn tại của chính mình, vì vậy tại sao chúng ta lại tin vào Thượng đế?
b. Nếu không phải, thì Thượng đế không có quyền tối thượng.

Nghịch lý III: Thượng đế có làm những việc xấu hay không?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tuyệt đối, do đó không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, ông ta không xứng đáng là Thượng đế.

Nghịch lý IV: Thượng đế có thể tạo ra một người mạnh hơn mình?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tối thượng nên không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, ông ta không phải là kẻ mạnh nhất nên không phải là Thượng đế.
Nếu ông ta tạo được mà không tạo thì Thượng đế là người ích kỷ.

Nghịch lý V: Thượng đế có thể thay đổi bản chất của mình để thành ác quỷ không?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tối thượng nên không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, Thượng đế sẽ không còn là Thượng đế nữa.


Trở về vấn đề ban đầu:

1. Thượng đế là nhân vật hoàn hảo. Dĩ nhiên "Ngài" phải đủ lý trí để biết rằng tự tử là hành vi xuẩn ngốc nên "Ngài" không làm. Không làm không có nghĩa là không làm được.

2. Vô thần là khái niệm của ngưòi không tin vào Thượng đế. Còn đối với "Ngài" có khái niệm đó hay không thì bó tay???

3. Như 1. Những việc xấu thì Thượng đế sẽ không làm

4. :D:D +1 thì cái nào lớn hơn??? Nếu ta xem Thượng đế là tối thượng thì làm gì có khái niệm người mạnh hơn Thượng đế.

5. Như 1. Nếu như Thượng đế làm theo những yêu cầu bậy bạ mà không suy nghĩ thì không phải là Thượng đế rồi.

#14
namdx

namdx

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết
Nhưng vấn đề là tại sao chúng ta lại cho rằng thượng đế là hoàn hảo? Liệu thượng đế không hoàn hảo thì sao? Có lý thuyết nào chứng minh được là thượng đế không hoàn hảo thì không thể tạo ra được thế giới này không?

Nếu nghĩ cho cùng thì những quy tắc, phương pháp suy luận cũng do con người đặt ra và tự thừa nhận nó đúng chứ bản thân nó cũng không thể tự chứng minh là nó đúng. Do đó, nên chấp nhận một cách tương đối thôi chứ cứ đi lý luận mãi thì rất mất thời gian và cũng sẽ chẳng đi tới đâu cả.

Theo quan điểm của mình thì thế giới này hoàn toản không có nghịch lý nào cả, tất cả chỉ do giới hạn của khoa học, lý thuyết loài người mà thôi.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namdx: 12-11-2005 - 12:55


#15
Gabriel

Gabriel

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 41 Bài viết
Thượng đế là 1 vô thể (không có hình dạng nhất định) sống trong mỗi con người chúng ta. Có nguời nghĩ thượng đế đẹp trai, cũng có người suy nghĩ thượng đế ... lụ khụ. Nhưng, thượng đế chính là 1 nơi, 1 vô thể để chúng ta có thể hy vọng, có thể tin tưởng. Nói đúng ra, thượng đế là "cái" mà làm cho chúng ta có hy vọng sống, để chúng ta tin tưởng vào những việc không xảy ra.
"Chém cha cái kiếp "lính phòng không""
----------------------------------------
"Ba trăm năm lẻ về sau
Ai người hiểu được chân tình của ta?"

#16
lenam

lenam

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Chúng ta thường nói đến Thượng đế như là một người có quyền lực tuyệt đối, nhưng những nghịch lý sau đây lại chỉ ra điều người lại.

Những nghịch lý về Thượng đế
(ngocson52 sưu tầm và dịch từ INTERNET)

Nghịch lý I:
Thượng đế có thể tự tử không?
Nếu không thể, chứng tỏ có những cái Thượng đế không làm được, do đó Thượng đế cũng không có quyền tuyệt đối (tối thượng).
Nếu có thể, thì Thượng đế sẽ chết, vậy Thượng đế không bất tử.

Nghịch lý II: Thượng đế có phải là người vô thần (nghĩa là chịu sự chi phối của các định luật khoa học) không?
a. Nếu phải, Thượng đế sẽ không tin vào sự tồn tại của chính mình, vì vậy tại sao chúng ta lại tin vào Thượng đế?
b. Nếu không phải, thì Thượng đế không có quyền tối thượng.

Nghịch lý III: Thượng đế có làm những việc xấu hay không?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tuyệt đối, do đó không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, ông ta không xứng đáng là Thượng đế.

Nghịch lý IV: Thượng đế có thể tạo ra một người mạnh hơn mình?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tối thượng nên không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, ông ta không phải là kẻ mạnh nhất nên không phải là Thượng đế.
Nếu ông ta tạo được mà không tạo thì Thượng đế là người ích kỷ.

Nghịch lý V: Thượng đế có thể thay đổi bản chất của mình để thành ác quỷ không?
a. Nếu không, ông ta không có quyền tối thượng nên không phải là Thượng đế.
b. Nếu có, Thượng đế sẽ không còn là Thượng đế nữa.

Bác Ngọc Sơn,

Các câu hỏi bác nêu ra là thú vị. Những câu hỏi này, theo em, là tương đương với câu nói sau (của lão gì em quên tên rồi, gì mà nghịch lý đấng tối thượng gì đấy):

"Thượng đế có thể tạo ra 1 hòn đá mà Ngài không nhấc nổi không?"

Theo em, các bác đã đi quá xa. Bởi vì, theo em, thì câu hỏi này không dẫn tới kết luận mâu thuẫn.

Nếu em là người cho rằng Thượng Đế là toàn năng. Thì em sẽ vẫn trả lời: Ngài không tạo ra được hòn đá đó. Tuy nhiên vẫn không chứng minh được là Thượng đế là không toàn năng. Bởi vì, việc tao ra hòn đá đó là không tồn tại.

Mà không làm được một việc không tồn tại không có nghĩa là tồn tại một việc người không làm được.

Bây giờ quay lại các vấn đề cụ thể của bác Ngọc Sơn, em lấy 1 ví dụ là "tự tử". Bởi vì Thượng đế, là một cái gì đó khác với "không Thượng Đế", tức là "toàn năng" so với không toàn năng. Bác lấy chuyện thượng đế toàn năng để kết luận mâu thuẫn, mà lại không lấy đúng cái tính chất đó để kết luận rằng: cái việc "tự tử" là không áp dụng được với Thượng Đế. Cái này nghe có vẻ kì, vì người thường tự tử dễ ẹc.

Nhưng mà nếu các bác đã đặt 1 vấn đề dị thường hơn nữa ("Tồn tại Thượng Đế, mà lại còn toàn năng nữa chứ!") thì các bác phải chấp nhận 1 vấn đề kém dị thường hơn, mà em nói ở trên.

Vậy ạ,

Em yêu của các bác.

#17
lenam

lenam

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Bạn DeparmentMale giải thích dùm vì sao từ: "ai cũng có niềm tin", "Có nhiều lúc niềm tin của chúng ta với Chúa, Thượng Đế là hơn cả" mà ta "Đừng nên thảo thuận những vấn đề này nữa" được không ạ?

#18
bachocnhi

bachocnhi

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
Đúng như những gì Trytolive nói, nhưng gì về thượng đế là các tiên đề nhưng các tiên đề luôn luôn đúng dù áp dụng trong trường hợp nào đi nữa. Từ khi bắt đầu, chúng ta ko có gì vì thê chúng ta phải lấy một vài thứ luôn đúng coi chúng làm tiên đề để chứng minh những thứ khác và đôi khi dùng những thứ đã được chứng minh ấy để chứng minh tiên đề. Xét các nghịch lý về thượng đế, tôi tán thành với ngocson52 và nó có giá trị. Thử nghĩ xem nếu coi các định lý về thượng đế là tiên đề thì khi áp dụng các định lý khác, tiên đề phải luôn đúng nhưng các định lý về thượng đế đã ko đúng.
Nếu bạn cho tôi một con bò bạn là người tốt bụng
Nếu bạn cho tôi hai con bò bạn làm tôi nghi ngờ.
Nếu bạn cho tôi ba con bò bạn là con bò

#19
trunganh

trunganh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
ý dà, em không dám mạn bàn mấy cái cao siêu. Em xin biện hộ giùm thượng đế 1 tí. Cái câu Thượng đế làm điều xấu ấy, em thấy thế này. Thượng đế tất nhiên có khả năng làm điều xấu nhưng ngài không làm, bởi vì ngài là người tốt. Ví dụ giết một con bò là điều xấu (giả sử thôi). Chúa thừa sức giết một con bò, nhưng Chúa không thèm giết vậy thôi, cho nên con bò vẫn sống nhăn :D

#20
pc411

pc411

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 45 Bài viết

Theo ý kiến của riêng mình, THƯƠNG ĐẾ cũng giống như một "hệ quy chiếu" của con người chúng ta về các chân lý, lẽ thật, hệ thống đạo đức suy nghĩ-> đó là lý do chúng ta ko đồng ý việc giết người trộm cắp...mại dâm rùi...
Và các nghịch lý nêu trên ko có jì là nghịch lý :) ! Sỡ dĩ em nói như vậy là nếu ai tinh ý thì những nghịch lý trên đều cố gắng đưa ra nhưng việc THƯỢNG ĐẾ ko thể làm từ đó mâu thuẫn với bản tánh Toàn năng của Ngài. Nhưng, như đã nói ở trên, chúng ta coi Thượng đế như là một hệ quy chiếu cho những hành động, suy nghĩ của chúng ta. "Tôi ko làm việc jì đó ko phải là tôi ko làm được mà là do việc đó ko nằm trong chương trình của tôi" Mâu thuẫn này có thể được hòa giải một cách gọn nhẹ bởi một bản tánh khác của THƯỢNG ĐẾ:"Sư khôn ngoan". NGài có được sự khôn ngoan để chọn lọc những jì hữu ích cho chương trình của chính mình cho nhân loại, cho chúng ta mà ko ảnh hưởng hay mâu thuẫn các bản chất khác. Và em hay nghĩ vui rằng Giả dụ THƯỢNG ĐẾ là Satan đi, thì lúc đó ta lại có một hệ quy chiếu khác-> khi mà trộm cắp giết người được hoan nghênh còn yêu thương hòa thuận... bị ghét bỏ.
Và cuối cùng, ở trên chỉ là những lý luận của bản thân em dựa trên một số hiểu biết nhất định. Là con người bất toàn, chúng ta sẽ mãi mãi ko hiểu hết về THƯỢNG ĐẾ, cũng giống như một đồ thị y=1/x ko thể nào cắt trụch hoành vậy :D.
Chúng ta sẽ càng ngày càng hiểu nhìu hơn, nhưng mà hiểu trọn vẹn thì... Thật là một hành đồng ko khôn ngoan khi đòi chứa cái vô hạn(THƯỢNG ĐẾ) trong cái hữu hạn(đầu óc chúng ta) đúng ko các bạn???
Thân

i am me




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh