Đến nội dung

Hình ảnh

Chuyên đề GUITAR

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 26 trả lời

#1
chuyentoan

chuyentoan

    None

  • Hiệp sỹ
  • 1650 Bài viết
Có bác nào cùng sở thích thì vào đây trao đổi với mình.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BadMan: 20-04-2005 - 23:29

The only way to learn mathematics is to do mathematics

#2
hoangmanhquang

hoangmanhquang

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
hê hê, không ngờ vào đây cũng có người mê cái món này. Thế Chuyentoan thích trao đổi gì đây :varepsilon

#3
rockman

rockman

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
tôi cũng thích nữa, mua được cây ghita rồi mà cũng chỉ để chưng thôi, ko có thời gian tập, đang lớp 12 mà he he

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi rockman: 14-04-2005 - 21:54


#4
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
tôi có 1 con Squier của Fender và 1 con Warlord, hiện đang đánh Solo cùng band của tôi tại Cultur cafe hàng tuần, hướng nhạc là Speed metal.

#5
huongnhai

huongnhai

    Phía trước là bầu trời

  • Thành viên
  • 44 Bài viết
em cũng thích guitar lắm, nhất là độc tấu ghi ta nhạc cổ điển, em thường nghe nó trogn khi học bài, gặp bài nào hay quá thì ...ngủ luôn.
còn chơi đàn ghi ta thì em chịu, chị biết mỗi điệu slow, à, còn biết đập thùng giùm thằng bạn trong khi hát nhạc đoàn đội nữa chứ!

mong bình yên luôn đến với những người bạn của tôi...

#6
huongnhai

huongnhai

    Phía trước là bầu trời

  • Thành viên
  • 44 Bài viết

tôi có 1 con Squier của Fender và 1 con Warlord, hiện đang đánh Solo cùng band của tôi tại Cultur cafe hàng tuần, hướng nhạc là Speed metal.

QC đa tài quá nhỉ! hào hoa quá là dễ "hai vợ một con " lắm đó quantum à! mà quên, QC nói là không lấy vợ cơ mà.
mong bình yên luôn đến với những người bạn của tôi...

#7
chuyentoan

chuyentoan

    None

  • Hiệp sỹ
  • 1650 Bài viết

em cũng thích guitar lắm, nhất là độc tấu ghi ta nhạc cổ điển, em thường nghe nó trogn khi học bài, gặp bài nào hay quá thì ...ngủ luôn.
còn chơi đàn ghi ta thì em chịu, chị biết mỗi điệu slow, à, còn biết đập thùng giùm thằng bạn trong khi hát nhạc đoàn đội nữa chứ!

Tìm mãi mới được một người cùng thích guitar cổ điển, chán thất ! sao thời nay ít người thích nhac cổ điển thì phải
The only way to learn mathematics is to do mathematics

#8
hoangmanhquang

hoangmanhquang

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

em cũng thích guitar lắm, nhất là độc tấu ghi ta nhạc cổ điển, em thường nghe nó trogn khi học bài, gặp bài nào hay quá thì ...ngủ luôn.
còn chơi đàn ghi ta thì em chịu, chị biết mỗi điệu slow, à, còn biết đập thùng giùm thằng bạn trong khi hát nhạc đoàn đội nữa chứ!

Tìm mãi mới được một người cùng thích guitar cổ điển, chán thất ! sao thời nay ít người thích nhac cổ điển thì phải

Nhân tiện cho tớ hỏi thế nào là Guitar cổ điển ấy nhể? (hơi lý thuyết một tẹo :in)

#9
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
mad hiểu một cách informal thì classical guitar (hay guitar cổ điển) là loại hình nghệ thuật xuất phát từ Châu Âu (cụ thể Tây Ban Nha), bắt đầu vào khoảng giữa thế kỉ 18, với sự khởi đầu của Fernando Sor, tiếp nối bởi Tarrega và Segovia. Tất nhiên còn những nghệ sĩ và nhà soạn nhạc lớn khác, nhưng đây là ba nhân vật lớn (the Mighty Three) đã đưa guitar cổ điển đến một vị trí quan trọng trong âm nhạc Tây phương như bây giờ.

Sor sinh ở Barcelona (1778), 17 tuổi thành nghệ sĩ guitar hàng đầu, tới nhiều nơi trên thế giới (Paris, London, Germany, Russia) biểu diễn, soạn nhạc và dạy, thu hút và đào tạo được những nghệ sĩ guitar. Cùng thời với Sor có các tên tuổi lớn như Aguado (ng` TBN), Carcassi, Giuliani (ng` Italia), những nghệ sĩ này đều bỏ công nghiên cứu, soạn nhạc và phát triển kỹ thuật cho guitar. Khi những nghệ sĩ này mất đi, guitar đã bớt phát triển cho tới khi Tarrega (1854 -1909) đã dạy học và cố gắng hoàn thiện kỹ thuật chơi guitar. Kế đến là Segovia: ông dành cả đời cho guitar: dạy học, lôi kéo sinh viên (để học chứ ko phải phản động :in), làm động lực thúc đẩy một loạt các nhà soạn nhạc hiện đại như Rodrigo, Torroba, Ponce, Villa-Lobos, ...

Từ "guitar cổ điển" đưa ra để phân biệt với guitar cho rock, pop, flamenco, ... Từ classical nói tác phẩm âm nhạc thiên về lý trí, nghĩa là các tác phẩm guitar cổ điển thường có hình thái (form) chặt chẽ và có những quy luật, những kỹ thuật nhất định. Ví dụ như các tác phẩm có phân đoạn, kết cấu các bè chặt chẽ, các nốt thường đi theo một gam nhất định. Guitar cổ điển có thể chơi dưới dạng độc tấu (solo), song tấu (duo), tam tấu (trio), ... , chơi với các nhạc cụ khác như violin, cello, ... hay chơi với dàn nhạc giao hường (concerto), ...

Còn nếu muốn hiểu một cách cụ thể hơn thì có thể vào trang web sau:
http://www.romanticg...ry-romantic.htm
http://home.houston....g/evolution.htm
http://www.classical...ar_history.html

Trang web đầu tiên khá hay, nó cho ta cái nhìn về cái giống và khác nhau giữa classical guitar và romantic guitar. Xin được trích từ trang đó:

This 'Early Romantic Guitar' era began at the adoption of the 6-string single-course guitar around 1785 and ended around the time of Tarrega, roughly 1870. Since the term "classical guitar" is so widely used for so many time periods, the term "Early Romantic" guitar is coming into vogue to describe this era, which is actually Late Classical and Early Romantic.

The late Classical and Early Romantic era was the guitar's "Golden Age".  Composers such as Sor and Giuliani were prominent, and hordes of guitarists took up the guitar, which enjoyed immense popularity especially in Paris and Vienna.

This era was a transitional era between the "Classical" period and the "Romantic" period. One can see the increasing Romanticism in guitar music evolve over time, even in the music of a single composer, for example Fernando Sor's early versus later works.

"Classical Guitar" would most accurately describe the early part, but "Classical Guitar" has many inescapable connotations, having become a generic term which separates the written compositional approach from "Pop" music, encompassing everything from Renaissance to Modern guitar.

"Romantic" is not entirely accurate either, given the Classical elements of early 19th century composers. The term "Early Romantic Guitar" is therefore coming into use by many experts and professionals in this style, to describe this time period, even if it is not entirely accurate.


mad chỉ biết thế thui, trong đây còn nhiều người biết nhiều về âm nhạc cổ điển lắm, như bác Polytopie, mad nể kiến thức của bác lắm ạ. Bác nào biết gì thêm về guitar cổ điển thì cho mọi người biết thêm với ạ. :equiv

Trong các nghệ sĩ guitar thì mad thích nhất là Christopher Parkenning, hic, ông này đẹp trai hết xảy, nhìn cái ảnh chụp bìa dĩa của ổng mà mad mua thì khỏi chê, bạn nữ nhìn vào là đổ ngay :equiv Tiềng đàn Parkenning rất dịu dàng sâu lắng, ngọt dã man. Âm thanh từ đàn của Parkenning đánh ra được trau chuốt cẩn thận, như là nghe bài Evening Dance thì cứ như ngọn nến lung linh....

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi madness: 16-04-2005 - 03:05


#10
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Một vài link hay:

http://www.ltsguitar.com/ (phần classical video bên dưới có một số video hay)
http://www.ltsguitar.com/guitarra.html (trích từ video của Julian Bream)

http://www.guitarram...m/GuitarHistory (lịch sử guitar, rất hay và đầy đủ)

Diễn đàn:
http://www.vim-onlin...ne_forum/vim.pl (có thể down rất nhiều nhạc ở đây)
http://viet-guitar.c...endan/index.php



Download rất nhiều video và audio hay về classical guitar

#11
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết

Trong các nghệ sĩ guitar thì mad thích nhất là Christopher Parkenning, hic, ông này đẹp trai hết xảy, nhìn cái ảnh chụp bìa dĩa của ổng mà mad mua thì khỏi chê, bạn nữ nhìn vào là đổ ngay :in Tiềng đàn Parkenning rất dịu dàng sâu lắng, ngọt dã man. Âm thanh từ đàn của Parkenning đánh ra được trau chuốt cẩn thận, như là nghe bài Evening Dance thì cứ như ngọn nến lung linh....

Anh đính chính lại tên bác Christopher Parkening hộ Mad nhé (Parkening chỉ 1 ký tự n). Trong hình dưới đây, Christopher Parkening là người thứ 2 từ phải sang (hình chụp cách đây 10 năm nên giờ bác ấy già hơn nhiều)

Hình đã gửi

Bô trai mà Mad nói là thế này:

Hình đã gửi
Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở

#12
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

Anh đính chính lại tên bác Christopher Parkening hộ Mad nhé (Parkening chỉ 1 ký tự n). Trong hình dưới đây, Christopher Parkening là người thứ 2 từ phải sang (hình chụp cách đây 10 năm nên giờ bác ấy già hơn nhiều)


Dạ, hì hì, lâu nay cứ nghĩ là 2 chữ n, cám ơn anh BM :in

#13
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
ghi ta ư kém lắm thôi giỏi toán đủ rồi bao giờ ra trường thì tâpj

#14
PTDUNG-KOPPERNIGK

PTDUNG-KOPPERNIGK

    Vũ trụ giãn nở

  • Thành viên
  • 146 Bài viết

có bác nào cùng sở thích thì vào đây trao đổi với mình với

Ghita mình cũng biết chút chút ,chủ yếu là nhạc cổ điển . Trong đó tớ thích nhất bản nhạc Romang của GOME.

#15
GHIN

GHIN

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Hehehe!Guitar thì em không tệ đâu nha,cũng bít chút chút đó.Em ít chơi guitar cổ điển lém ,chỉ chơi nhạc trẻ bây giờ thui.Em đang sở hữu cây guitar điện có 1 không 2 đó!Nhưng mà nói gì thì nói,em vẫn rành organ hơn,organ dễ chơi hơn mà!

#16
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
Nói đến cái này mình kể các bạn nghe một câu chuyện.

Hồi học dự bị tiếng Nga ở tp Voronezh, LB Nga mình đã mua một cây đàn. Trước giờ chưa biết chơi đâu, thậm chí còn không thích chơi gitar. Nhưng sống nơi đất khách quê người, buồn, lại đi "mến" một cô bạn cùng khóa. Nhưng không biết làm sao, ra mua ngay cay ghitar về tập hẹn ngày sinh nhật cô đấy hát tặng một bài để.. .. tỏ tình. Học nhanh kinh khủng!!

Học 1 tuần ghitar, không biết nhạc lý mình đã cùng đội văn nghệ của trường đi biểu diễn ở các trường phô thông tại tp (hình như là 3 trường thì phải). 1 trong những lần đó là biểu diễn ở trường của trẻ em tàn tật. Mình đánh bài "biết ơn chị Võ Thị Sáu", các em nó vỗ tay quá trời. Lúc đó muốn khóc thật!! Lúc ra về có chú nhóc chạy lại hỏi: thế anh còn đến đây nữa không? Mình bảo sẽ đến. Nó mới bảo là nó buồn lắm, bố đi đánh ở Chesnhia, nó lại bị tật....

.......

mà cái lúc mình học ghitar mới vui. Chiều nào cũng mang trong cặp một chai bia 2 lít, mua thêm 1\2 kg cá khô hoặc cá hun khói qua KTX của nguời bạn, vừa uống bia vừa học đàn, thú vị thật!!! Học được 1 tháng, mất mấy chục lít bia,hìhì, mà đàn thì đánh vẫn tệ,hìhì.

Lâu rồi không đàn,,, tay nghề kém hẳn. Mình chỉ đệm đàn hát tập thể thôi, cơ bản xài được. Nhạc cổ điển không học được vì không biết nhạc lý.

Nói chuyện về cô bạn gái, giờ đã có nguời yêu rồi, từ dạo ấy!...(tuy mình cũng kịp đánh+hát tặng sinh nhật, nhưng nó không phải là lời tỏ tình mà là lời .... "chia tay").......

Tập mãi cái bài "đập vỡ cây đàn" nhưng tập hoài không đuọc....hìhì
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#17
la_li_la

la_li_la

    Tiên nữ

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
la_li_la cũng thích con trai đánh ghita nhất là mấy bài hàn quốc với romance

Romance và chặng đường lịch sử.



Chắc chúng ta ai cũng đã từng nghe Romance - những khúc nhạc đằm thắm thấm sâu vào lòng người làm rung động hàng triệu con tim. Có nhiều người thường hiểu Romance là tình ca nhưng không hẳn như vậy, tình ca chỉ là một khía cạnh trong nghệ thuật Romance vô cùng phong phú và đa dạng.

Romance - đôi khi còn mang tên gọi "Ca khúc nghệ thuật" là một thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng dành cho giọng ca và bè đệm đàn. Thuật ngữ này xuất hiện ở Tây Ban Nha thoạt đầu mang ý nghĩa "Bài hát thế tục" được sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha để phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại thơ ca trữ tình và một thể loại âm nhạc dành cho giọng ca. Trong âm nhạc Pháp thế kỷ 18, Romance đồng nghĩa với "Chanson" - đơn giản là một bài hát không cần bè đệm đàn. Thời gian sau đó, ngôn từ này được hiểu đồng nghĩa với "giai điệu" và chỉ đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca khúc nghệ thuật hàn lâm, nhất thiết phải có phần đệm.

Tính chất âm nhạc của Romance vô cùng phong phú, xen kẽ cùng với những bản nhạc trữ tình đặc trưng cho thể loại âm nhạc này là những bản nhạc mang tính chất vui nhộn, chất anh hùng ca ... ở Romance, các đường giai điệu thường tinh tế, tỷ mỉ hơn ở các tác phẩm này thường được sáng tác dựa trên thơ ca. Âm nhạc không chỉ biểu hiện tính chất chung của đoạn thơ hay cấu trúc của khổ thơ mà còn phải biểu hiện rõ hình ảnh, đường nét phát triển của nhịp điệu, ngữ điệu. Trong Romance, bè đệm đóng vai trò biểu cảm vô cùng quan trọng như một nhân tố cấu thành bình đẳng trong hòa tấu thính phòng chứ không đơn thuần chỉ là bè phụ họa cho giọng ca. Từ đây đã sinh ra một số thể loại có gốc Romance như ballade, elegie, barcarolla, Romance theo các nhịp của vũ điệu như Menuete ...

Romance như thể loại tổng hợp giữa thơ ca và âm nhạc đã trải qua quá trình phát triển đa dạng và phong phú bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 18, trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức - Agrikola, E.Bach và trường phái Pháp - Méhul, Berton, Dalayrac. Sang thế kỷ 19, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc lãng mạn, Romance trở thành một trong những thể loại hàng đầu biểu hiện một cách đặc sắc những trào lưu của thời đại - đó là xu thế hướng nội nhằm biểu hiện những chiều sâu tinh tế nhất của tâm hồn con người đồng thời kết hợp và phát huy những tinh hoa quý báu nhất của dân ca. Từ đây, giá trị nghệ thuật của Romance không ngừng được nâng cao đặc biệt trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức - áo: Schubert, Schuman Bramhs, Wolf, trường phái Pháp: Berlioz, Gounod, Bizet, Massenet và trường phái Nga: Glinka, Tchaikovsky, Rachmaninov.

Cùng với các tác phẩm Romance kinh điển mẫu mực mang nội dung trữ tình, nửa sau thế kỷ 19 đã xuất hiện các bản Romance mang tính chất dân dã dành cho ca hát đại chúng có phong cách gần gũi với ca khúc thường nhật. Hai khía cạnh này của Romance không tách biệt và đôi khi được kết hợp nhuần nhuyễn trong sáng tạo của các nhạc sĩ như Alyabev, Varlamov mà vẫn không mất đi ý nghĩa nghệ thuật cao của loại hình này. Điều đáng chú ý là lịch sử phát triển Romance liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển thơ ca. Cụ thể là các bản tình ca bất hủ của Schuman với Heine, Glinka với Puskin và Tchaikovsky với Tolstoi. Trong sự phát triển của nghệ thật Romance thế kỷ 19, các nhạc sĩ đặc biệt chú trọng đến tính chất hát nói. Các bản Romance của Tchaikovsky và Rachmaninov đôi khi gần gũi với thể loại Aria trong Opera với sự phát triển kịch tính giao hưởng mang quy mô lớn. Một hướng đi khác của thể loại này ở chỗ, các nhạc sĩ thường tập hợp các bản Romance thành tổ khúc thanh nhạc lớn, trong đó bao hàm các ý tưởng và chủ đề âm nhạc vô cùng đa dạng thường mang tính chất tương phản rõ rệt - những điều khó có thể đạt được nếu chỉ sáng tác trong phạm vi một bản Romance. Từ đây đã hình thành nên thể loại. Tổ khúc thanh nhạc gắn liền với tên tuổi những nhạc sĩ tiên phong - Beethoven (Đến với người yêu dấu phương xa 1816), Schubert (Cô thợ xay xinh đẹp 1923. con đường mùa đông 1827) và nhiều nhạc sĩ khác.

Sang thế kỷ 20, ngay từ những thập kỷ đầu tiên, nghệ thuật Romance đã tạo nên bức tranh phát triển phức tạp. Song song với việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế kỷ 19, các nhạc sĩ luôn cố gắng tìm tòi những phương thức sáng tạo mới. Mỗi tác phẩm là một cách xử lý riêng biệt không lặp lại trong sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ ca. Từ đây hình thành nên loại hình mới của Romance có tên gọi "thơ với âm nhạc" đặc biệt rõ nét trong sáng tạo của Debussy (năm bài thơ của Baudelaire) và prokofiev (Năm bài thơ của Achmatov). Dựa trên thẩm mỹ âm nhạc mới, các nhạc sĩ cố gắng để cho Romance gần gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ. Chính vì vậy nên họ thường tìm đến các thể thơ tự do, thậm chí cả văn xuôi (những bài ca Bilitis của Debussy, Con vịt xấu xí của Prokofiev). Nhưng có lẽ bước đột phá táo bạo nhất theo phong cách hát nói phải kể đến tổ khúc Pierrot Lunaire Lunaire của Schonberg được sáng tác vào năm 1912. Mặt khác, nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đặc biệt đề cao vai trò của bè đệm. Bè piano chưa bao giờ mang tính chất độc lập với hình tượng sắc nét như trong các tác phẩm của Debussy và Rachmaninov, chính vì vậy nên các tác phẩm kiển này còn mang tên gọi Ramance - Prelude. Một khía cạnh quan trọng khác, đó là Romance mang ảnh hưởng của dân ca như trong các tác phẩm của Stavinsky, Ravel và De Falla. Mặc dù nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đạt được nhiều nhiều thành tựu mới nhưng cũng không biện hộ được cho một số khía cạnh làm mất đi tính chất đại chúng vốn đặc trưng cho thể loại này. Từ giữa thế kỷ 19, Romance đã được mở rộng thành phần biểu diễn đánh dấu sự ra đời của các tổ khúc Romance cho vài giọng ca hoặc cho một giọng ca với bè đệm gồm nhiều loại nhạc cụ. Điều này làm cho tổ khúc thanh nhạc gần gũi với Kantate và các tác phẩm giao hưởng hợp xướng. Tổ khúc kiểu mới này đã trở thành tinh hoa âm nhạc thế kỷ 20 trong sự nghiệp sáng tạo của Bulez, Britten, Prokofiev, Schostakovich, Sviridov và nhiều nhạc sĩ khác.

Trong âm nhạc hàn lâm của nước ta hiện nay, thể loại Romance - ca khúc nghệ thuật ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều thế hệ nhạc sĩ. Một số ca khúc nghệ thuật có giá trị đã chiếm các vị trí xứng đáng trong Giải thưởng âm nhạc 1998 vừa qua của Hội Nhạc sĩ VN. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có nhiều ca khúc nghệ thuật hay phản ánh đặc sắc đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.

(Văn hóa Thể thao - 27/7/1999)

#18
la_li_la

la_li_la

    Tiên nữ

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Bài này hay lắm , mọi người thử nghe nhá
Tự hát tự đệm đó

http://nangkhieunghe...?showtopic=4089

Lời đây :

Ngày Em Đi

Nhạc Sĩ: Nhật Trung

Ngày em đi thu buồn bao thương nhớ
Lá rơi rơi lá rơi theo kỷ niệm
Còn lại đây một mình anh xót xa
Bao tháng ngày tình mình đã qua
Rồi em đi để tình ta tan vỡ
Nhớ thương em nhớ thương bao ngày dài
Giờ đây tình chỉ là giấc mơ
Xa mãi rồi ngày ta có nhau

Người yêu hỡi giờ em ở nơi đâu
con tim anh luôn khao khát mong chờ
Rồi ngày dài, ngày dài sẽ qua di
Để thu về ta mãi có nhau
Người yêu hỡi giờ xa mãi xa rồi
Con tim anh cô đơn với tháng ngày
Kỷ niệm buồn tình này mãi không phai
Nay thu về chỉ còn lại mình anh

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi la_li_la: 16-06-2005 - 21:20


#19
la_li_la

la_li_la

    Tiên nữ

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Mới nghe được bài quê nhà

http://nangkhieunghe...?showtopic=4082




Các bạn mới học giutar thì vô đây : http://vgt.rockfancl...ch_part&id=8#p8

#20
vinhspiderman

vinhspiderman

    Tồ đại hiệp

  • Thành viên
  • 189 Bài viết
Uuuuuhhhh aaaahhhhh!
Hà hà,trong này cũng có nhiều bạn thích guitar quá nhỉ!
Mình cũng rất thích guitar,mọi loại,từ cổ điển cho đến guitar điện rồi guitar thùng đệm những bản rock ballad!
Trước đây mình thường chới classical (cũng tạm tạm,đã đánh được Asturias,Recordos de Alhambra,Danza Espanola,Capricho Arabe ...).Sau đấy mình bắt đầu thích guitar thùng đệm trong những bản rock ballad.Mình cũng tập tành vài bản nhưng cũng tạm tạm thôi vì trò này cần nhiều guitar mà mình chỉ có một mình thôi.

Mình nhớ một lần ra kí túc xá đại học ngoại thương Hà Nội chơi đúng dịp ở đấy có văn nghệ kí túc.Mình đến đúng hôm room band ấy chơi bản Hotel California,bốn chú chơi guitar thùng còn một chú ôm đàn hư để gõ trống!Toàn là cây nhà lá vườn (tự tập) thôi nhưng đêm văn nghệ ấy để lại trong mình cảm xúc không thể nào quên!Nếu mà có dịp thì mình sẽ lập một small band dợt bản này cho vui!
Lạy chúa!
Con không hề hoài nghi tí nào về sự hiện hữu hoài nghi của người nhưng con hoài nghi rất nhiều về sự minh mẫn và công bình của người!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh