Đến nội dung

Hình ảnh

Archimede

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
N.L.QUan

N.L.QUan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
"Đừng đạp lên những hình vẽ của tôi".

Đó là câu nói nổi tiếng của một ông già râu tóc bạc phơ đang ngồi trầm ngâm giữa vô số nhưng hình học vẽ đầy trên ma tự cát sau lưng. Ông lão ấy là một nhà toán học vĩ đại, một nhà sáng chế tái năng thời cổ đại mà bây giờ người ta vẫn biết đến, đó là Ác Si Mét.
Ông sinh vào khoảng năm 287 trước công nguyên trong 1 gia đình buôn bán ở thành Phố Syracuse phía nam bán đảo Sicile. Cha ông là 1 nhà thiên văn nên sự say mê nghiên cứu đã ảnh hưởng đến ông từ nhỏ.
Chắc hẳn mọi nguời đều biết câu chuyện nhà Vua Hê Rông II đòi ông tìm cách xác minh xem chiếc vương miện có phải được chế bằng vàng không. Sau nhiều ngày suy nghĩ mà chưa tìm ra, tình cờ, lúc ngồi tắm trong bồn nước đầy, ông đã suy nghĩ, tình cờ phát hiện thấy, mình cố dìm xuống nước thì càng bị đẩy lên. Và thế là ông sung sướng, cứ thế chạy vụt ra đường, la lớn " Ơ rê ca....". Chỉ với một chiếc cân, bình nước, chiếc vương miện và một khối vàng, khối bạc, không những ông đã trả lời được câu hỏi của nhà vua mà còn từ đó phát biểu nguyên lí về sức đẩy của nước, có rất nhiều ứng dụng quan trọng ngày nay.
Khi ở Ai Cập, ông đã phát minh ra chiếc vítác si mét để hút nước mà hiện nay còn được sử dụng ở Bắc Phi. Ông cũng là tác giả của nguyên lí đòn bẩy và câu nói nổi tiếng: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng được cả trái đất". Ông đã phối hợp những phương pháp nghiên cứu của Vật Lí, cơ học, nhờ thế đã tìm ra một số phương pháp tính diện tích vật thể theo cách tính xấp xỉ: chia nhỏ vô số lần và lấy tổng các phần nhỏ đó, do vậy có thể coi Ác Si Mét là ông tổ của phép tính tích phân và vi phân mà sau này mới được nghiên cứu sâu sắc.

Tài năng của ông được thể hiện rõ nhất trong cuộc chiến tranh kéo dài suốt 3 năm chống cuộc phong tỏa thành Xi Ra Cớt (Syracycure) của quân La Mã xâm lược. Ông đã tính toán thiết kế và chỉ đạo việc đóng thuyền khổng lồ dài cả trăm mét, có cả lâu đài ba tầng gồm đủ loại phòng ăn, phòng ngủ, thư viện, đền, sân chơi. Chiếc thuyền có ba tầng mái chèo, mỗi tầng có 20 mái chèo. Trên cột buồm chính có gương mặt trời tập trung ánh sáng để đốt cháy thuyền giặc. Mũi thuyền có máy bắn đá, bắn được những tảng đá 150 kg, xa hơn 100m, bên hông thuyền có vô số máy bắn đạn lửa. Cuộc chiến đấu diễn ra thật khủng khiếp với kẻt thù. Lại có những chiếc cần cẩu khổng lồ vươn cánh tay ra biển nhấc gọn cả chiến thuyền địch rồi hất chìm xuống biển. Tướng La Mã phải gọi Ác Si Mét là Bri-a -rút ( Briarus)- tên quái vậy thần thoại có 100 cánh tay.

Theo sử gia Plu-tác, tướng Méc Xem Lút rất phục tàu Ác Si Mét và mật lệnh phải bắt sống Ác Si Mét. Nhân Sở hởi của Quân Hi Lạp lễ cúng thần rượu nho, Quân La Mã tràn vào cướp phá, chiếm thành và lưỡi gươm tàn bạo của 1 tên lính đã kết liễu cuộc đời sáng tạo của 1 thiên tài, đó là năm 212 trước CN, Lúc đó ASM đã 75 tuổi.

Sau khi ông mất hơn 1 thế kỉ thì các nhà hùng biện La Mã là Xi rê rông đã tìm ra mộ của ông và thể theo lời chăng chối của ông. cho đăth mộ bia chỉ có một hình vẽ đơn giản mà lúc còn sống ông rất thích: MỘT HÌNH CẦU NỘI TIẾP TRÓNG HÌNH TRỤ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 26-07-2011 - 00:01


#2
Niels Henrik Abel

Niels Henrik Abel

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết
Oh` , bác này pót bài ( chính xác là đặt tiêu đề ) giật gân quá :)

Sau khi ông mất hơn 1 thế kỉ thì các nhà hùng bviện la mã là Xi re rông đã tìm ra mộ của ông và thể theo lời trAN TRỐI CỦA ÔNG , CHO ĐẠT MỘ BIA CHỈ 1CÓ 1 HÌNH VẼ ĐƠN GIẢN MÀ LÚC CÒN SỐNG ÔNG RẤT THÍCH : MỘT HÌNH CẦU NỘI TIẾP TRÓNG HÌNH TRỤ

Nếu em nhớ ko nhầm thì chính Archimede đã tìm ra công thức tính thể tích hình cầu đúng ko , còn nếu nhầm thì ...
ko co j` thi` cg~ chang~ co' j` !!!

#3
hamil

hamil

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Hic. Lỗi chính tả đọc mỏi cả miệng.
Nhưng bài hay đấy.
Thanks Quân nhé. :clap

#4
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
Đã chỉnh sửa lại lỗi chính tả trong bài viết, chỉnh sửa thêm 1 tí nữa. :)
Tiêu đề ấn tượng thật đấy. Bài viết khá hay! :D.

Lần sau các bạn post bài cố gắng viết đúng chính tả nhé!
<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#5
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết
Câu chuyện về Acsimet(287 - 212 Trước Công Nguyên)
Cập nhật: Thứ Năm, 05/08/2010 17:46 Khoa học tự nhiên > Toán học > Giai thoại toán họcỞ nơi kinh tuyến O đi qua, có 1 vùng đất rất nổi tiếng nằm giữa ba châu lục, đó là Địa Trung Hải, phía Bắc Địa Trung Hải, có 1 bán đảo hình mũi dày đó là nước ITALIA. từ đảo này nhìn ra Địa Trung Hải có hòn đảo lớn nhất Địa Trung Hải. Đó là đảo Sisilia (xixin).

Nhà toán học vĩ đại Archimède

Thời Cổ Đại đảo này là 1 quốc gia, nay thuộc công hòa Italia, nơi có ngọn núi lửa nổi tiếng Etna cao tới 3263m và đây cũng là quê hương của tổ chức Mafia.

Trên Đảo có thành Syracuse (xiraca)quê hương của một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại. và chắc chắn là vĩ đại nhất trong thời Cổ Đại. và đó chính là Archimède (acsimet) (287 - 212 Trước Công Nguyên.

Không biết vô tình hay có ý mà nhà thiên văn Phidi ở thành Xiragquy thuộc đảo Xixin Hi Lạp (mảnh đất của rất nhiều thần thoại thú vị và đa dạng, các bạn hãy tìm và đọc cuốn "thần thoại Hi Lạp sẽ biết rõ").đã dặt cho cậu con trai duy nhất năm 287 tcn cái tên Archimède (nghĩa là nhà phát minh đầu tiên). Điều kỳ diệu là những sáng tạo vĩ đại của Archimède sau này đã hoàn toàn ứng nghiệm với cái tên độc đáo này.

Mặc dù bị thiệt thồi vì mất Mẹ từ bé nhưng lại được người cha nuôi nấng, dạy dỗ chu đáo. Thủa nhỏ,Archimède đã được ông Phidi truyền thụ những hiểu biết về toán học và thiên văn học. Với trí thông minh khác thường và lòng khát khao tìm hiểu những bí ẩn của thế giới xung quanh, khi lớn lên Archimède ko chỉ bó hẹp mình trong những kiến thức mà người cha truyền lại mà còn sẵn sàng một mình vượt biển Địa Trung Hải mênh mông xang tận Alechxăngdri bên Ai Cập để năng cao kiến thức.

Bấy giờ kinh thành Alechxăngdri được coi là ánh sáng trí tuệ thế giới bởi hàng đế Ptoleme đã xây dựng được một thư viện khổng lồ chứa đựng tới 700 ngàn cuốn sách chép tay và quy tụ được những nhà thông thái bậc nhất thời cổ dại. Trong thời gian học tại đền Mudo, một loại viện hàn lâm thời cổ Ai Cập, Archimède đã hấp thu được tinh hoa kiến thức của các bậc tiền bối vĩ đại như Democrit, Oclit.... đồng thời còn kết bạn với nhà tự nhiên học lừng danh Eratosten.

khác với các nhà khoa học ở Alechxăngdri bấy giờ chỉ lưu tâm nhiều dến những vấn đề lí thuyết. Archimède luôn gắn liền giữa lý luận với thực tiễn, đem khoa học phục vụ đời sống.

Và bây giờ chúng ta sẽ phác thảo sơ qua về những "công trình" trí tuệ cùa nhà phát minh vĩ đại này.

Chiếc gương quay

Năm 241 TCN, đội quân viễn chinh La Mã đã chiếm đóng toàn bộ đảo Sisilia, sau đó bị đánh đuổi. đến năm 214 tcn tướng Marcellus của La Mã lại đưa quân chiếm đóng đảo này. Archimède đã có nhiều cống góp giúp vua Hieron bảo vệ thành Syracus, chống lại quận địch. Ông đã hướng dẵn chế tạo ra chiếc máy phóng đá khổng lồ có thể phóng được những tảng đá rất lớn và điều chình để đá lăng xa-gần các móc cực lớn nhờ hẹ thống ròng rọc kép có thể ngoạm chạt và nâng tàu thuyền của địch lên cao rồi đập xuống nước cho vớ tan, hoặc dùng những chiếc gương quay được trên bản lề để hứng ánh nắng mặt trời rồi tập trung hướng về địch phía xa làm tàu thuyền của địch bốc cháy ... với những vũ khí lợi hại này quân địch khiếp sợ đến nỗi chúng chỉ trông thấy một sợi dây thừng hay 1 khúc gỗ trên tường đã tưởng đang quay những chiếc máy về phía mình, la hét thất thanh và bỏ chạy thục mạng. Khi quân La Mã hoàn hồn chúng mới hiểu ra rằng, đây ko phải là sự trừng phạt của Trời - Đất. Mà chỉ là Trí tuệ của 1 nhà khoa học. Tướng Marcellus đã thốt lên:" chúng ta đang đánh nhau với một nhà toán học".

Nhà văn Pluytac thời Hi lạp đã viết: "khi quân La Mã bắt đầu những cuộc tiến công từ trên đất liền cũng như trên biển, nhiều người Syracuse cho rằng khó có thể chống lại đội quân hùng mạnh như vậy. Archimède liền cho mở những vũ khí do ông sáng tạo ra, thế là những tảng đá lớn bay đi với tốc độ nhanh phi thường, phát ra những tiếng động khủng khiép tới tấp giáng xuống đầu các đội quân đi bằng đường bộ, cùng lúc đó những thanh xà nặng uốn cong hình chiếc sừng khổng lồ được phóng từ pháo đài ra liên tiếp rơi xuống tàu địch. tướng La Mã phải ra lẹnh rut lui.Nhưng chưa dùng lại ở đó, khi các tàu địch rút chạy đến cách khoảng 1 mũi tên bay thì ông già Archimède lại ra lệnh đưa ra tấm gương 6 mặt cách tấm gương này 1 khoảng ông dặt các tấm gương khác nhỏ hơn, quay trên các bản lề. ông dặt tấm gương giữa các tia sáng mặt trời mùa hè, và sau đó thì ai trong chúng ta cũng có thể liên tưởng ra được kết quả của sáng tạo vĩ đại này. tuy nhiên sau 2 năm thành Syracuse đã cố thủ được nhờ những vũ khí đặc biệt của Ông. đến mùa thu năm 212 tcn do bị nội phản mà quân LM đã chiếm được thành trong khi Archimède đang mải mê suy nghĩ về một sơ đồ vễ trên cát. Khi bóng tên lính La Mã ngả trên hình vẽ của Archimède, ông liền kêu lên "khônng được đụng đến hình tròn của tôi" ngay tức thì 1 lưới kiếm đã xuyên qua người ông và Ông ngã xuống bên cạnh sơ đồ ở tuổi 75.

Hình gửi kèm

  • M_C3_A1y_20ph_C3_B3ng_20_C4_91_C3_A1_20kh_E1_BB_95ng_20l_E1_BB_93_20__20Acsimet.jpg

:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#6
spiderandmoon

spiderandmoon

    I like...I do...

  • Thành viên
  • 60 Bài viết
Quả là vĩ đại!! Và đáng khâm phục cho tinh thần toán học cho đến lúc chết!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

#7
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Hi vọng bạn trẻ yêu toán chúng ta bây giờ cũng vậy, nhưng không đến nỗi như Ông ấy!

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#8
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết
mình cũng nghĩ vậy

:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh