Đến nội dung

Hình ảnh

Chương trình học ở nước ta

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 75 trả lời

#61
reader4563

reader4563

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Người ta dễ dàng tìm ra những thói xấu, điểm chưa tốt để mà phê phán. Nhưng khổ nỗi, họ dễ dàng sa đà vào việc phê phán đả kích hơn là việc góp ý xây dựng. Tớ chưa muốn trả lời, mà chỉ muốn đặt ra một số câu hỏi để cậu và mọi người tiếp tục, có thể nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác.

1. Cậu suy nghĩ gì nếu như chỉ tiêu tuyển sinh đại học (căn cứ vào khả năng đào tạo, điều kiện vật chất, đội ngũ GV...) chỉ cho phép tối đa tuyển chọn 35% trong tổng số thí sinh dự thi? Khi đó, không lẽ người ta phải nhồi nhét thêm hàng trăm, hàng nghìn con người để cho có được một con số đẹp hơn (nhỏ hơn 65% thí sinh rớt) mà không cần quan tâm đến chất lượng đào tạo sau này?

2. Tại sao vẫn còn đó những người chỉ thích cái mác của ĐH công lập? Tại sao dù đã đậu vào ĐH (trường bán công, dân lập...) và theo học nhưng họ vẫn bỏ ngang chừng, ôn thi lại vào một trường ĐH nào đấy? Những người như vậy có khiến cho tỉ lệ học sinh mới tốt nghiệp phổ thông có cơ may vào đại học thấp hơn không? Với tớ, đó là một sự lãng phí xã hội, cả về vật chất lẫn nhân lực. Nếu như người VN có một cách nhìn đúng đắn hơn về ĐH ngoài chính quy, công lập thì chắc chắn, số người được trở thành SV ĐH sẽ không chỉ là 35% như bạn đề cập.

3. Họ không nắm vững kiến thức phổ thông chỉ là do lỗi của GV, hay còn có lỗi của chính bản thân họ? Như bạn viết, thì những người ấy chỉ là tham gia dự thi, chứ chưa chắc đã được tuyển chọn. Vậy bạn cũng không nên băn khoăn về việc "tuyển chọn đúng người" chỉ qua mỗi một kỳ thi. Quá trình tuyển chọn, sàng lọc diễn ra liên tục, ai không đáp ứng sẽ bị đào thảo. Cả đội ngũ GV cũng vậy thôi... Nếu khi đã là GV mà không tự nâng cao trình độ, anh sẽ bị thanh lọc, chuyển công tác.

Chúng ta có lẽ không nên đôi co về vấn đề này nữa vì đôi co chỉ có chỉ ra thêm tiêu cực thôi. Hãy nêu phương pháp khắc phục vậy. Tôi xin nêu vài phương pháp, không biết là có khả thi hay không:

1) Đồng lương giáo viên luôn là vấn đề chính, chỉ cần trả lương giáo viên gấp 10 lần hiện nay thì chất lượng giáo dục sẽ có thay đổi ngay.

2) Thay lọc đội ngũ giáo viên bằng cách chuyển từ biên chế sang hợp đồng, ai dạy giỏi giữ lại, ai không có năng lực bị sa thải tránh được việc những người không làm gì cũng có lương mà những người làm quá nhiều lương ít. Điều này rất khó vì những người không làm gì sẽ ra sức cản trở.

3) Phát triển hệ thống giáo dục trực tuyến, trao đổi trực tuyến để học sinh có thể học ở mọi nơi, tiếp thu nhanh chóng.

4) Thay đổi cách dạy học bằng cách áp dụng giáo án điện tử một cách đúng nghĩa, không phải mấy cái slide show của power point mà bằng những phần mềm mạnh hỗ trợ đồ họa sinh động như flash, director. Muốn vậy thì điều kiện 1) phải được thực hiện và phải có một đội ngũ tin học cấp cao chuyên đi thiết kết GAĐT hỗ trợ.

5) Hạ tầng cơ sở phải được nâng cấp, trang bị hệ thống hiện đại hỗ trợ cho 4) và nhiều người có thể học đại học. Nhiều lúc thấy cũng vô cùng phi lý khi để thất thoát cả hàng tỷ mà giáo dục chẳng được hưởng bao nhiêu.

6) Chống lãng phí giáo dục bằng cách sát nhập kỳ thi tốt nghiệp và đại học lại làm một, trừ một số trường cần thi tuyển như sư phạm, hành chính... đồng thời siết chặt đầu ra đại học như vậy thì nhiều người có thể học đại học và tuyển lựa được những người tài khi bước ra khỏi cánh cửa đại học.

7) Chương trình phổ thông nên giảm tải phần học bài thay vào đó là những môn tự nhiên nên bổ sung phần ứng dụng trong cuộc sống để học sinh thấy hứng thú, biết được những cái mình học áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

7 phương án trên có thể không khả thi lắm nhưng đó là suy nghĩ của tôi, nếu bạn nào có thêm phương án khả thi thì cứ nói lên. :)

#62
thanhvienbaccao

thanhvienbaccao

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
theo tôi chúng ta phải đánh giá một cách sâu sắc về vấn đề này. Thực ra thì chương trình dạy và học toán của chúng ta cũng không đến nỗi tệ lắm. Thế nhưng giáo viên và mọi người đã không trả lời câu hỏi mà mọi học sinh đều đang thắc mắc, chúng chỉ biết rằng toán học là quan trọng nên chúng cứ học thôi chúng chẳng cần hỏi làm gì? Vậy theo tôi khi các em lên trung học cơ sở khi các em đã có những nhận thức về cuộc sống thì chúng ta phải nói ngay cho học sinh là học toán để làm gì và phải học như thế nào. Theo tôi sau khi học xong một chuyên đề nào thì giáo viên nên nêu ra vài ví dụ về ứng dụng của cái mình đã học đó trong cuộc sống. Như thế sẽ tạo cho các em niềm yêu thích toán học thực sự và mỗi em đểu biết mình đang làm gì và làm để làm gì. Và cũng như ý kiến của đông đảo thành viên trong diễn đàn đúng là chương trình học phổ thông của chúng ta hơi nặng mà chương trình học đại học lại hơi "nhẹ",kiểu học đi ngược với thế giới. Như thế là không khoa học tại sao?bời từ lúc các em sinh ra đến lúc bước vào đại học là thời kì các em đang lớn vì vậy hãy để cho các em thoải mái về tâm hồn có như vậy tư duy của các em mới bộc lộ hết chuẩn bị cho chương trình học khi vào đại học

#63
luanng

luanng

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Xin chào tất cả mọi người. Em là một du học sinh ben mỹ được khoảng 1 năm. Em thấy chương trình dạy toán lẫn các môn học khác của nước ta rất là nặng và chỉ có kiến thức thôi ko có ứng dụng hoặc là hướng dẫn gì hết, bởi vậy rất nhiều học sinh đã mất căn bản từ mới đầu. Học toán bên này ở phổ thông rất là dễ dàng, em là học sinh lớp 10 nhưng mà những gì em học chỉ là chương trình lớp 8, 9 và trong mỗi bài học đều có những phần ứng dụng vào thực tế rất là hay. Em nghĩ nếu mà chương trình giáo dục của nước ta thiết thực hơn một tí thì nước mình sẽ giàu mạnh lên nhiều. Giới trẻ thời nay rất thông minh và có tài, Nếu được dạy dỗ đúng phương pháp thì sẽ trở thành nhân tài sau này

#64
hoavietnam

hoavietnam

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
tui cũng góp ý luôn.
là những ai có trách nhiệm về việc viết sách ( chuẩn phổ thông ) nên soạn bằng các chương trình Tex để đúng với khuôn mẫu của một tài liệu về khoa hoc tự nhiên . nhất là các sách của nhà xuất bản giáo dục còn viết chưa đạt yêu cầu, nói chi là các sãh tham khảo.
một quyển sách muốn thu hút d0ược người đọc cần phải dùng đúng chuẩn của nó.
ví dụ một ông thầy chuyên về dạy vật lý mà bắt đem ra dạy toán, hay nội dung toán cho vật lý mà lấy dạy cho nội dung của môn toán thì quá ư là sai lầm.
vì vậy các nhà xuất bản nên nhìn lại công việc xuất bản cũng như phát hành sách vì lợi riêng hoặc quá lời nhiều mà lam cho tiềm năng tóan học việt nam trở nên u tối

#65
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Hì, mấy nhà xuất bản bây giờ đa số là liên doanh không à. Sách thì trùng lắp nội dung, in ấn be bét. Sách tham khảo thì lại là "mỏ vàng" do đánh trúng tâm lý người đọc nên họ không bỏ đâu.

#66
anhbaytexas

anhbaytexas

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
Bạn có dám chắc là sẽ không thay đổi chương trình SGK?. Tôi thấy năm nay thì sách lớp 5 thay đổi, rồi sách lớp 10 đổi thay. bây giờ là ông Nguyễn Minh Hiển làm bộ trưởng, Quốc hội kỳ này sẽ cử ra một vị bộ trưởng mới không biết ông mới này có thay đổi gì nữa không. các bạn cứ bàn tới bàn lui rồi cuối cùng chẳng thể nói gì được với chính sách mới. Riêng tôi khi đi học thời nay thì thủ cho mình cái máy tính cỡ nào cũng được miễn là nó giúp mình giảm tải học được hết các môn hoàn thành theo giáo trình . Hãy cứu lấy mình trước !

#67
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Thay đổi thì có nhưng rốt cục lại lòi ra những bất cập khác. Thực sự tôi không biết nên thay đổi từng bước để thích ứng từ từ hay thay đổi toàn diện cùng lúc để thích ứng với giáo dục các nước khác. Thay đổi kiểu nào cũng sẽ có khó khăn và lắm chuyện rắc rối sẽ xảy ra.

#68
anhbaytexas

anhbaytexas

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
Câu hỏi ở đây là giáo dục trong tương lai ở nước ta là " kế thừa và phát huy hay là thay mới hoàn toàn " . Và ai sẽ làm cuộc cách mạng này.

#69
anhbaytexas

anhbaytexas

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
Các bác ơi, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã bầu ra Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Tôi thấy vui và có hy vọng vào Vị tân Bộ trưởng này. Vị này đã quá quen với nhiều người ở Tp.HCM, đã từng giữ cương vị Phó chủ tịch UB và có nhiều cải cách trong thủ tục hành chính ( áp dụng chính phủ điện tử ) và áp dụng công nghệ tiên tiến vào các ngành khoa học, cũng là người có công vào khu công nghệ cao TP.HCM.... Hy vọng là Vị này có cuộc cách mạng trong giáo dục nước nhà. Tôi rất muốn có ai đó có đủ năng lực và dũng khí để mở cửa cho giáo dục VN tiếp cận được với công nghệ giáo dục của các nước tiên tiến vào VN. Hãy chờ chương trình hành động của vị bộ trưởng này.

#70
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Tin buồn:
Chính phủ điện tử hoàn toàn thất bại...

#71
anhbaytexas

anhbaytexas

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
Thất bại là mẹ của thành công ( thua keo này thì họ sẽ bầy keo khác ) thôi, cứ chờ đi vì các nước khác họ đã thành công trong việc này

#72
612

612

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

tui cũng góp ý luôn.
là những ai có trách nhiệm về việc viết sách ( chuẩn phổ thông ) nên soạn bằng các chương trình Tex để đúng  với khuôn mẫu của một tài liệu về khoa hoc tự nhiên . nhất là  các sách của nhà xuất bản giáo dục còn viết chưa đạt yêu cầu, nói chi là các sãh tham khảo.
một quyển sách muốn thu hút d0ược người đọc cần  phải dùng đúng chuẩn của nó.
ví dụ  một ông thầy chuyên về dạy vật lý mà bắt đem ra dạy toán, hay nội dung toán cho vật lý mà lấy dạy cho nội dung của môn toán thì quá ư là sai lầm.
vì vậy các nhà xuất bản nên nhìn lại công việc xuất bản cũng như phát hành sách vì lợi riêng hoặc quá lời nhiều mà lam cho tiềm năng tóan học việt nam trở nên u tối

Hôm nay mới đọc bài của bạn, tớ nghĩ là bạn đã khập khiễng khi so sánh việc dùng chương trình word để chế bản sách toán với việc cho giáo viên Vật Lý đi dạy Toán. Bạn thấy sách của nxbgd chưa đạt yêu cầu ở chỗ nào, có thể chỉ ra cho mình biết được không.

vì vậy các nhà xuất bản nên nhìn lại công việc xuất bản cũng như phát hành sách vì lợi riêng hoặc quá lời nhiều mà lam cho tiềm năng tóan học việt nam trở nên u tối

Câu này bạn nói rõ hơn một chút được không. Mình chưa hiểu nxb làm cho tiềm năng toán học VN trở nên u tối như thế nào.
Việc sách tham khảo trùng lặp nhau là không thể khác đi được. Hồi tớ đi thực tế, cũng có nhiều giáo viên than phiền về chuyện này, và đề nghị nxbgd có biện pháp quản lý các đầu stk. Nhưng các bác không thấy là dạo này người ta liên tục phê phán về việc độc quyền sgk hay sao, chẳng lẽ các bác lại muốn một nxb nào đó độc quyền sách tham khảo ? Vậy, việc lựa chọn stk như thế nào là việc của học sinh, và rất cần các thầy cô giáo hướng dẫn...

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 612: 11-07-2006 - 17:38

<span style='color:green'>Cuộc sống tươi đẹp chính bởi vì nó luôn thay đổi</span>

#73
hienlqd

hienlqd

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Tôi cũng thấy nặng. Một phần do chương trình, một phần do áp lực của việc thi đại học.
1) Về chương trình tôi thấy:
 Phần biến hình củ đã quá khó đối với học sinh nay lại tăng thêm cả trong không gian và tọa độ
 Phần Xác suất cũng nhiều quá
 không cần đi quá sâu vào khảo sát hàm số mà chỉ cần thấy các ứng dụng của đạo hàm trong việc tìm tiếp tuyến, chiều biến thiên, cực trị. Vì đã có rất nhiều phần mềm vẽ đồ thị
 Tích phân không nên bỏ mà chỉ cần các nguyên hàm và tích phân cơ bản, tính chất, và ứng dụng để tính diện tích các hàm đơn giản. Không nên đi sâu vào kỹ thuật tính như đổi biến hay tích phân từng phần.
2) Về thi tôi thấy:
 Chỉ khoảng 10 % phần trăm học sinh đậu đại học, nhưng hình như ta chỉ chú ý dạy để thi, ít chú ý dạy cho 90 % còn lại. Chương trình các nước khác nhẹ, có thể do họ chú ý đến 90 % kia.
 Tôi cảm thấy có nhiều học sinh không có khả năng tiếp thu chương trình vì bị mất gốc rồi, mà vẫn phải ngồi hết năm này đến năm khác, thật là tội quá. Không những thế, việc quay cóp coi như bị bắt buộc vì không còn con đường nào khác, và sau đó là thành thói quen. Các bài kiểm tra thường có quá ít những bài quá dể cho đối tượng này.
 Nếu kỳ thi tốt nghiệp tổ chức nghiêm túc, phản ánh đúng thực chất sức học của học sinh thì bắt buộc giáo viên phải giảm yêu cầu cho phù hợp với đối tượng

#74
hungbk

hungbk

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Em thấy chương trình học ở nước ta không hợp lí
Việc học phổ thông không tạo tiền đề và hứng thú cho học sinh khi lên đại học. Chương trình học ở đại học thì không bám sát thực tế, quá nhiều môn thừa và không thiết thực cho ngành học của mình. Có bài lời vậy mong các bác thông cảm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 11-05-2009 - 12:08


#75
le nguyen truong

le nguyen truong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
theo mình thì chương trình THPT bây giờ là quá nặng về lý thuyết.
đối với học sinh thì rất khó để các em học theo kiểu này
theo mình nên học xuyên về bài tập là tốt
làm bài tập nhiều thì sẽ phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh.
qua những bài tập đó học sinh sẽ nắm vững và hiểu lý thuyết được sâu hơn

gần mực thì bia
gần đèn thì thuốc


#76
hoangnamfc

hoangnamfc

    IVMF

  • Thành viên
  • 700 Bài viết

Chúng ta có lẽ không nên đôi co về vấn đề này nữa vì đôi co chỉ có chỉ ra thêm tiêu cực thôi. Hãy nêu phương pháp khắc phục vậy. Tôi xin nêu vài phương pháp, không biết là có khả thi hay không:

1) Đồng lương giáo viên luôn là vấn đề chính, chỉ cần trả lương giáo viên gấp 10 lần hiện nay thì chất lượng giáo dục sẽ có thay đổi ngay.

2) Thay lọc đội ngũ giáo viên bằng cách chuyển từ biên chế sang hợp đồng, ai dạy giỏi giữ lại, ai không có năng lực bị sa thải tránh được việc những người không làm gì cũng có lương mà những người làm quá nhiều lương ít. Điều này rất khó vì những người không làm gì sẽ ra sức cản trở.

3) Phát triển hệ thống giáo dục trực tuyến, trao đổi trực tuyến để học sinh có thể học ở mọi nơi, tiếp thu nhanh chóng.

4) Thay đổi cách dạy học bằng cách áp dụng giáo án điện tử một cách đúng nghĩa, không phải mấy cái slide show của power point mà bằng những phần mềm mạnh hỗ trợ đồ họa sinh động như flash, director. Muốn vậy thì điều kiện 1) phải được thực hiện và phải có một đội ngũ tin học cấp cao chuyên đi thiết kết GAĐT hỗ trợ.

5) Hạ tầng cơ sở phải được nâng cấp, trang bị hệ thống hiện đại hỗ trợ cho 4) và nhiều người có thể học đại học. Nhiều lúc thấy cũng vô cùng phi lý khi để thất thoát cả hàng tỷ mà giáo dục chẳng được hưởng bao nhiêu.

6) Chống lãng phí giáo dục bằng cách sát nhập kỳ thi tốt nghiệp và đại học lại làm một, trừ một số trường cần thi tuyển như sư phạm, hành chính... đồng thời siết chặt đầu ra đại học như vậy thì nhiều người có thể học đại học và tuyển lựa được những người tài khi bước ra khỏi cánh cửa đại học.

7) Chương trình phổ thông nên giảm tải phần học bài thay vào đó là những môn tự nhiên nên bổ sung phần ứng dụng trong cuộc sống để học sinh thấy hứng thú, biết được những cái mình học áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

7 phương án trên có thể không khả thi lắm nhưng đó là suy nghĩ của tôi, nếu bạn nào có thêm phương án khả thi thì cứ nói lên. :D

CÁi thứ nhất: Đồng lương tăng lên gấp 10 lần thì tiền đâu mà trả cho hết.
Cái thứ 2: Hạ tầng cơ sở nâng cấp, trang bị hệ thống hiện đại thì tiền đâu nữa đây
..........
Nói tóm lại là hok có tiền không làm đựoc gì cả




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh