Đến nội dung

Hình ảnh

Thắc mắc về phương hpáp dạy học toán

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
dieugiandi201083

dieugiandi201083

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Tri thức sự vật và tri thức phương pháp: Khái niệm và sự thể hiện trong chương trình toán phổ thông. Cho một ví dụ cụ thể về việc bồi dưỡng tri thức phương pháp cho học sinh trong dạy học toán ở phổ thông

#2
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết

Tri thức sự vật và tri thức phương pháp: Khái niệm và sự thể hiện trong chương trình toán phổ thông. Cho một ví dụ cụ thể về việc bồi dưỡng tri thức phương pháp cho học sinh trong dạy học toán ở phổ thông

Có thể câu hỏi này hơi ngu ngơ nhưng bạn có thể giải thích cho mình thế nào là : tri thức sự vật và thế nào là tri thức phương pháp không?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lim: 09-05-2005 - 16:27

Mr Stoke 


#3
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Tri thức sự vật và tri thức phương pháp: Khái niệm và sự thể hiện trong chương trình toán phổ thông. Cho một ví dụ cụ thể về việc bồi dưỡng tri thức phương pháp cho học sinh trong dạy học toán ở phổ thông

Nói một cách nôm na,tri thức sự vật là những tri thức kiểu như khái niệm,định nghĩa, định lý,công thức, bài toán cụ thể....Còn tri thức phương pháp chính là phương pháp suy nghĩ,cách thức thực hiện, những phương pháp giải một dạng bài;... ví dụ như để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, ta có thể chứng minh chúng là hai cạnh của hai tam giác bằng nhau--> là tri thức phương pháp.

Về việc bồi dưỡng tri thức phương pháp cho học sinh trong dạy học toán ở phổ thông cần chú ý là, học sinh chỉ có thể lĩnh hội các tri thức phương pháp trong hoạt động toán học, và phương pháp không thể là một chủ đề giảng dạy riệng biệt.Bạn muốn rèn luyện một tri thức phương pháp nào đó cho học sinh, bạn phải đưa vào trong một hoạt động toán học cụ thể. Ví dụ như, muốn hình thành cho học sinh lớp 11 tri thức phương pháp về dựng đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau, nếu ngay từ đầu bạn thao thao bất tuyệt về các phương pháp dựng đường vuông chung thì học sinh không thể hiểu được. Hãy bắt đầu bằng một ví dụ cụ thể đơn giản, về dựng đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau và vuông góc với nhau(Có thể lấy trong hình hộp chữ nhật). Sau ví dụ đó khái quát thành phương pháp, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: muốn tìm đương vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau và vuông góc với nhau ta phải làm thế nào?(trả lời câu hỏi xong cũng là lúc học sinh thu được tri thức phương pháp).Sau đó nên cho một bài nâng cao hơn để học sinh được vận dụng tri thức phương pháp vừa thu được. Sau đó chuyển sang phương pháp thứ 2, thứ 3,...

Hay muốn hình thành tri thức phương pháp tìm hình chiếu của một điểm trên một mặt phẳng ta sẽ tiến hành thế nào?Hãy bắt đầu từ một bài toán đơn giản, để học sinh huy động mọi tri thức hiện có để tìm lời giải. Sau đó yêu cầu học sinh xem lại quá trình thực hiện các thao tác để tìm lời giải, gạn lọc các chi tiết không cần thiết, giữ lại cái mấu chốt, và rút ra kết luận là tri thức phương pháp,...

Còn gì nữa nhỉ?

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#4
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết
Oa mình có thời gian nghiên cứu môn phương pháp, nhưng chưa bao giờbiết tới khái niệm này (tất nhiên đừng coi thường tớ nhé, tớ thi ba môn phương pháp,2tóan,1tin được 2mười ,1 chín đấy).

Tuy nhiên nói thì hay, nếu các bạn đưa ra cho mình những ví dụ thiết thực cụ thể hơn thì tớ mới nhồi được cái này vào đầu!

Mr Stoke 


#5
Truong Chang

Truong Chang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Theo Công văn số 5300/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 23/6/2006 và Điện khẩn số 5812/CĐ-BGDĐT ngày 8/7/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Bành Tiến Long ký thí máy Casio fx 570MS và Casio fx 570ES đều được mang vào phòng thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh