Đến nội dung

Hình ảnh

Định lí Viete trong tam giác

* * * * - 4 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
anh_offline

anh_offline

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
1.Kiến thức cơ bản:
1.1. Định lí Viete cho 3 số
Giả sử phương trình : $a.x^3+b.x^2+c.x+d=0$ $(a \neq 0)$
có 3 nghiệm là $x_1,x_2,x_3$.KHi đó ta có:
$x_1+x_2+x_3=\dfrac{-b}{a}$
$x_1x_2+x_2x_3+x_3x_1=\dfrac{c}{a}$
$x_1x_2x_3=\dfrac{-d}{a}$
1.2.Và hiển nhiên ta có thêm hệ quả: $\dfrac{1}{x_1},\dfrac{1}{x_2},\dfrac{1}{x_3}$ là 3 nghiệm của phương trình
$d.x^3+c.x^2+b.x+a =0 $.Từ đó ta có 1 bộ Viete mới cho các nghiệm nghịch đảo.
1.3.Các công thức cơ bản
Trong tam giác ,kí hiệu S,p,r,R,h lần lượt là diện tích,nửa chu vi,bán kính đường tròn nội tiếp , bán kính đường tròn ngoại tiếp và đường cao tam giác.KHi đó:
$ S=\dfrac{1}{2}.a.h_a=\dfrac{1}{2}.b.h_b=\dfrac{1}{2}.c.h_c$
$S=r.p$
$S = \sqrt {p(p - a)(p - b)(p - c)} $
$ S=\dfrac{abc}{4R}$
2.Các bộ số Viete trong tam giác
2.1.Kí hiệu a,b,c là độ dài 3 cạnh tam giác.Ta có bộ số Viete cơ bản của tam giác
$a+b+c=2p$
$ a.b+b.c+c.a=p^2+r^2+4.R.r $
$a.b.c=4.R.r.p$
(CHứng minh:các công thức trên CM khá dễ bằng việc áp dụng trực tiép các công thức diện tích.)
Từ trên ,ta thấy a,b,c là 3 nghiệm của phương trình:
$t^3-2p.t^2+(p^2+r^2+4R.r).t-4R.r.p=0$
ta có ngay hệ quả là $\farc{1}{x_1},\farc{1}{x_2},\farc{1}{x_3}$ là 3 nghiệm của phương trình mới:
$4R.r.p.t^3-(p^2+r^2+4R.r).t^2+2p.t-1=0$
Theo định lí Viete ta có:
$\farc{1}{x_1}+\farc{1}{x_2}+\farc{1}{x_3}=\dfrac {p^2+r^2+4rR}{(4Rrp} $
$\dfrac{1}{ab}+\dfrac{1}{bc}+\dfrac{1}{ca}=\dfrac{1}{2Rr}$
2.2.Thật tình cờ,ta đã thu được các công thức khá đẹp. Ta nghĩ đến các bài toán về bất đẳng thức:
2.2.1 .$(a+b+c)^2 \geq 3.(ab+bc+ca)$ (quá dễ..)
ta nghĩ ngay đến việc thay $a+b+c=2p;ab+bc+ca=p^2+r^2+4Rr$vào bất đẳng thức trên.Kết quả thật tình cờ và bất ngờ:
BÀI TOÁN 1
CHO a,b,c là 3 cạnh tam giác.CMR:
$p^2 \geq 3r^2+12.R.r$

2.2.2.Lại nghĩ đến bất đẳng thức Schwarzt:
$ \dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c} \geq \dfrac{9}{a+b+c}$
hay ta có: $ \dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c} = \dfrac{ p^2+r^2+4R.r}{4Rrp} \geq \dfrac{9}{2p}$
khai triển ra ta có ngay 1 bài mới:
BÀI TOÁN 2
CHỨNG MINH rằng:
$p^2+r^2 \geq 14Rr$


NHẬN XÉT:Các bài toán nêu ra khá khó.Ta có thể tạo ra nhiều bài khó với phương pháp trên.Nếu ta không biết trước ẩn sau đó là định lí Viete thì việc giải là cả 1 thách thức.Việc nắm bắt vấn đề gốc là vô cùng quan trọng.

2.3.Ta có thể có thêm các bộ số Viete :
$(p-a)+(p-b)+(p-c)=p$
$ (p-a).(p-b)+(p-b).(p-c)+(p-c).(p-a)=r^2+4Rr$
$(p-a)(p-b)(p-c)=p.r^2$
Với cái tư tưởng $a^2+b^2+c^2 \geq ab+bc+ca$ ta thu được:
BÀI TOÁN 3:
Chứng minh rằng:
$(p-a)^2+(p-b)^2+(p-c)^2 \geq r^2+4Rr$

2.3.1 Từ 2.3 ta suy ra bộ 3 số $p-a,p-b,p-c$ là 3 nghiệm của phương trình
$ t^3-p.t^2+(r^2+4Rr).t - p.r^2=0$
Hệ quả, có ngay bộ Viete mới: $\dfrac{1}{p-a},\dfrac{1}{p-b},\dfrac{1}{p-c}$ là 3 nghiệm của phương trình:
$ p.r^2.t^3-(r^2+4Rr).t^2+p.t-1=0$
2.3.2.LẠi theo định lí Viete ta có
$\dfrac{1}{p-a}+\dfrac{1}{p-b}+\dfrac{1}{p-c}=\dfrac{r+4R}{p.r}$
$\dfrac{1}{(p-a)(p-b)}+\dfrac{1}{(p-b)(p-c)}+\dfrac{1}{(p-a)(p-c)}=\dfrac{1}{r^2}$
Vẫn cái tư tưởng giản đơn $(a+b+c)^2 \geq 3.(ab+bc+ca)$ ta có ngay
BÀI TOÁN 4
Chứng minh rằng:
$\dfrac{r+4R}{p.r} \geq \dfrac{\sqrt{3}}{r^2}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 31-05-2009 - 19:29


#2
binhncb

binhncb

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Bạn ơi nhưng theo mình được biết thì định lý Viet bậc 3 không được sử dụng trong thi đại học!!

#3
oceandt

oceandt

    Binh nhì

  • Banned
  • 12 Bài viết

Và đây là ví dụ cho cái 1.1 cảu bạn nhé. Nếu ko đúng thì mọi ng sửa giúp mình chứ đừng gạch đá nhé.: 

 

  • Trong trường hợp phương trình bậc hai, định lý Viète thường được dùng để tính nhẩm nghiệm số nguyên (nếu có) của phương trình. Thí dụ: Có thể nhẩm tính phương trình :16d9a950a38ab0030c4a73cf7f0d4324.png có hai nghiệm là 2 và 3 vì 2+3=5 và 23dda484a128f3843824d552bb296bca4.png3 = 6.
  • Định lý Viète cho phương trình bậc 3 hay cao hơn thường ít thấy trong toán học nghiên cứu, nhưng ngược lại khá quen thuộc trong các kỳ thi Olympic toán học.


#4
netdephue

netdephue

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

 

Và đây là ví dụ cho cái 1.1 cảu bạn nhé. Nếu ko đúng thì mọi ng sửa giúp mình chứ đừng gạch đá nhé.: 

 

  • Trong trường hợp phương trình bậc hai, định lý Viète thường được dùng để tính nhẩm nghiệm số nguyên (nếu có) của phương trình. Thí dụ: Có thể nhẩm tính phương trình :16d9a950a38ab0030c4a73cf7f0d4324.png có hai nghiệm là 2 và 3 vì 2+3=5 và 23dda484a128f3843824d552bb296bca4.png3 = 6.
  • Định lý Viète cho phương trình bậc 3 hay cao hơn thường ít thấy trong toán học nghiên cứu, nhưng ngược lại khá quen thuộc trong các kỳ thi Olympic toán học.

 

Hay lắm bạn 



#5
Phuong Thu Quoc

Phuong Thu Quoc

    Trung úy

  • Thành viên
  • 784 Bài viết

Bạn ơi nhưng theo mình được biết thì định lý Viet bậc 3 không được sử dụng trong thi đại học!!

Chúng ta học để biết chứ không nên lúc nào cũng xăm xăm học những kiến thức để thi đại học


Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

 

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

 

 


#6
Trinh Anh

Trinh Anh

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 20 Bài viết

:ukliam2:






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh