Đến nội dung

Hình ảnh

CLB Toán học FPT


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 28 trả lời

#1
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Kể từ ngày 5/10, vào mỗi sáng chủ nhật, tại trường Lê Hồng Phong, Tp HCM, có tổ chức sinh hoạt định kỳ CLB Toán học FPT dành cho các bạn học sinh lớp 10.

Hiện nay có 42 học sinh đến từ các trường Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Gia Định sinh hoạt tại CLB. Hình thức sinh hoạt của CLB bao gồm
1) Học các chuyên đề của Toán phổ thông, được giảng dạy bởi các giảng viên, giáo viên chuyên toán
2) Tham gia các kỳ thi do CLB tổ chức và các cuộc thi khác
3) Một số các hoạt động offline nhân dịp Hè

Hiện nay các bạn đang được hướng dẫn song song hai chủ đề
1) Số học (do thầy Dương Bửu Lộc phụ trách)
2) Đa thức (do thầy Trần Nam Dũng phụ trách)

Các chủ đề kế tiếp sẽ là Bất đẳng thức và Hình học (Định lý Ptolemy, các phép biến hình)

Đính kèm là bài giảng Sohoc 1 và Da thuc 1.

File gửi kèm



#2
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Các bạn học sinh lớp 10 có thể sử dụng các tài liệu đính kèm để tham khảo thêm và học các chuyên đề một cách bài bản. Chú ý là nội dung được trình bày ở đây là phần cơ bản nhất, không quá khó và chưa phải là nâng cao. Tuy nhiên đó chính là chủ ý của CLB: Cung cấp các kiến thức nền tảng cho các bạn học sinh.

Chúng tôi tiếp tục gửi các bài giảng Số học 2 và Đa thức 2.

Các bạn có thắc mắc gì xin đừng ngại post thẳng lên chủ đề này.

File gửi kèm



#3
BlnGcc

BlnGcc

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết
Cám ơn thầy rất nhiều. Các bài viết thật sự cô động và dễ hiểu. Tài liệu này sẽ rất hữu ích trong công tác bồi dưỡng HSG các lớp.

#4
inhtoan

inhtoan

    <^_^)

  • Thành viên
  • 964 Bài viết
Em đọc ở phần đa thức 1 thấy thiếu 1 chỗ ạ:" Ta quy ước bậc của đa thức hằng P(x) =$ a_0 $ với mọi x là bằng 0 nếu $ a_0 $ :-? 0 và bằng ??? nếu $ a_0 $ = 0."

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 25-05-2009 - 22:26


#5
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết

Em đọc ở phần đa thức 1 thấy thiếu 1 chỗ ạ:" Ta quy ước bậc của đa thức hằng P(x) =$ a_0 $ với mọi x là bằng 0 nếu $ a_0 $ :-? 0 và bằng ??? nếu $ a_0 $ = 0."

Các số thực khác 0 thì bậc 0, số 0 không có bậc. Nên nếu $ a_{0} = 0 $, đa thức $P(x)$ không có bậc.

#6
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

Các số thực khác 0 thì bậc 0, số 0 không có bậc. Nên nếu $ a_{0} = 0 $, đa thức $P(x)$ không có bậc.


Theo quy ước thì đa thức đồng nhất 0 sẽ có bậc là - :-? . Quy ước này đưa ra để phù hợp với 1 số tính chất chung, chẳng hạn
deg(f.g) = deg(f) + deg(g)

#7
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết

Theo quy ước thì đa thức đồng nhất 0 sẽ có bậc là - :-? . Quy ước này đưa ra để phù hợp với 1 số tính chất chung, chẳng hạn
deg(f.g) = deg(f) + deg(g)

Nhưng theo em nếu bậc qui định là $- \infty $ thì cũng có thể gọi là không có bậc, giống như khi giới hạn tiến ra $ \infty $ ta cũng có thể nói là không có giới hạn.

#8
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Gửi tiếp các bạn các file:

Số học 3

Đa thức 3

Chúc các bạn vui.

Chủ nhật tuần này CLB sẽ sinh hoạt tiếp với hai chủ đề:

Đa thức 4 (Công thức nội suy Lagrange) và

Bất đẳng thức 1 (Bài mở đầu)

File gửi kèm



#9
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

It's very kind of you, namdung. Tôi có thể đăng các bài này ở một nơi khác không? Cảm ơn nhiều.


Bạn có thể sử dụng các tài liệu này tùy ý. Vì mục đích chúng tôi gửi lên đây là để cho nhiều học sinh, thầy cô giáo có thể sử dụng cho mục đích học tập, giảng dạy.

Chúng tôi cũng mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo.

#10
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Chúng tôi tiếp tục gửi nội dung bài giảng DA THUC 4.

Trong phần bài tập DA THUC 3, có bài: Tìm n sao cho đa thức x^n + 4 khả quy trên Z[x]. Bài này có 1 lời giải dùng số phức như sau:

Giả sử x^n + 4 = P(x).Q(x).

Gọi $x_1, x_2, ..., x_n$ là n nghiệm của đa thức x^n + 4 = 0. Khi đó, với 1 cách đánh số các nghiệm thích hợp

$P(x) = (x-x_1)...(x-x_k), Q(x) = (x-x_{k+1})...(x-x_n)$

Do $|x_i| = \sqrt[n]{4} $ nên $|x_1...x_k| = \sqrt[n]{4^k}$. Nhưng $|x_1...x_k|$ là số nguyên nên từ đây suy ra 2k/n là số nguyên. Tương tự (2n-k)/n là số nguyên. Từ đây suy ra n phải chẵn và k=n/2. Vì $x^4 + 4$ không có nghiệm thực nên P(x) không có nghiệm thực, suy ra k phải chẵn. Vậy n phải chia hết cho 4. Với n = 4m thì ta có ngay $x^{4m} + 4 = (x^{2m} + 2)^2 - (2x^m)^2 = (x^{2m} + 2x^m + 2)(x^{2m} - 2x^m + 2)$.

Vậy đáp số là n = 4m.

Các bạn có biết cách giải nào khác không dùng số phức không?

File gửi kèm



#11
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Sáng ngày 16/11, lớp học của CLB đã có bài kiểm tra đầu tiên. Các bạn làm 6 bài tập về Số học và Đa thức trong vòng 90 phút.

Sau buổi kiểm tra, các học sinh đã có những trao đổi và tranh luận hết sức sôi nổi.

Đề bài được đánh giá là cơ bản, không khó nhưng làm hết 6 bài thì cũng khá chua.

Đính kèm là đề bài.

Theo dự kiến, ngày 23/11 ca 1 sẽ là bài giảng của thầy Lê Bá Khánh Trình về các phép biến hình, ca 2 là phần bài tập Bất đẳng thức của thầy Sĩ.

Chúng tôi sẽ gửi lời giải các bài tập đề nghị cho phần Đa thức và Số học trong vài ngày tới.

File gửi kèm



#12
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Tiếp tục cập nhật các bài giảng Bất đẳng thức (do thầy Nguyễn Phú Sĩ giảng).

Do các bạn học sinh bắt đầu vào kỳ thi học kỳ 1, CLB sẽ tạm ngưng hoạt động 3 tuần, sẽ bắt đầu hoạt động trở lại vào ngày 28/12 và sẽ học trong 4 tuần trước khi nghỉ Tết.

Dự kiến các chuyên đề trong 4 tuần này:

1) Hình học (thầy Lê Bá Khánh Trình)
2) Hệ thức lượng trong tam giác và đường tròn (thầy Trương Tứ Hải)
3) Giải tích tổ hợp (???)
4) Bài kiểm tra số 2 (Về BĐT và Hệ thức lượng)

File gửi kèm



#13
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Tôi tiếp tục gửi tài liệu về SOS và dồn biến của thầy Nguyễn Phú Sĩ.

Xin nhắc lại là CLB sẽ sinh hoạt lại vào ngày 28/12.

File gửi kèm



#14
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Chào các bạn!

Chúc mừng năm mới 2009. Chúc các bạn một năm mới thành công, gặt hái nhiều thành tích trong học tập và có nhiều niềm vui.

Xin thông báo với các bạn về lịch học của CLB chúng ta trong tháng 1 như sau:

Ngày 4/1: Ca 1 - Thầy Trương Tứ Hải dạy về Hệ thức lượng trong tam giác và đường tròn
Ca 2 - Thầy Trần Nam Dũng dạy về Tổ hợp
Ngày 11/1: Ca 1 - Thầy Trương Tứ Hải dạy về Hệ thức lượng trong tam giác và đường tròn
Ca 2 - Thầy Lê Bá Khánh Trình dạy về Cực đối cực và Tứ giác điều hoà
Ngày 18/1: Ca 1 - Thầy Trương Tứ Hải dạy về Hệ thức lượng trong tam giác và đường tròn
Ca 2 - Kiểm tra về Hệ thức lượng và Bất đẳng thức

Sau đó chúng ta sẽ nghỉ Tết và CLB sẽ sinh hoạt trở lại vào ngày 8/2.

#15
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Chào mừng sự trở lại của diễn đàn toán học. Mong rằng diễn đàn mình sẽ lại đông đúc như xưa.

Sau một tháng tạm ngưng sinh hoạt để dành cho các cuộc thi, CLB chúng ta sẽ sinh hoạt trở lại vào ngày 10/5 tới đây.

Năm học đầu tiên của THPT đã trôi qua, giờ đây, chúng ta đang ở một thời điểm rất quan trọng. Hy vọng CLB sẽ giúp các bạn cập nhật thêm các kiến thức, phương pháp giải toán, suy luận và khám phá để đủ sức cho các kỳ thi quan trọng sắp tới, cũng như trong bước đường học tập lâu dài của các bạn.

Tạm thời lịch của chúng ta như sau:

Ngày 10/5. Ca 1: Trả và sửa bài kiểm tra (Trần Nam Dũng). Chuyên đề: Cấp số và dãy số.
Ca 2: Cấp số và dãy số (Trần Nam Dũng).
Ngày 17/5. Ca 1: Cấp số và dãy số (Trần Nam Dũng).
Ca 2: Phương trình hàm (Trần Đức Huyên)
Ngày 24/5. Ca 1: Phương trình hàm (Trần Đức Huyên)
Ca 2: Bất đẳng thức qua các bài toán (Võ Quốc Bá Cẩn)
Ngày 31/5. To be defined.

Tài liệu cho buổi 10/5 cũng như bài giải sẽ được gửi trong tối nay.

CLB Toán học

#16
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Buổi sáng 10/5, CLB đã sinh hoạt hết sức hiệu quả. Có gần 50 học sinh đến từ các trường Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Gia Định và PTNK tham gia. Tôi đã giảng cho các bạn bài mở đầu về dãy số và cấp số, bắt đầu bằng CSC và kết thúc bằng phương trình sai phân bậc 2 hệ số hằng. Trong bài giảng có nói về câu chuyện của Gauss, bài toán bàn cờ cổ Ấn Độ, nghịch lý Zenon, định lý Dirichlet về số nguyên tố trong cấp số cộng, định lý Green-Tao về cấp số cộng gồm toàn số nguyên tố, về Terence Tao ...

Tuần sau bài giảng sẽ tiếp tục với phần phân tích trường hợp phương trình đặc trưng có nghiệp kép, dùng LG để xử lý trường hợp pt đặc trưng vô nghiệm, áp dụng giải hệ phương trình sai phân. Định nghĩa sai phân và phương pháp sai phân.

Tôi gửi tài liệu bài giảng ở đây để các thành viên CLB và các bạn ở xa không có điều kiện tham dự tham khảo.

Chủ nhiệm CLB - Trần Nam Dũng

File gửi kèm



#17
huyetdao_tama

huyetdao_tama

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết
Thế làm sao để tham gia câu lạc bộ vậy thầy?.Em cũng là học sinh lớp 10, đang là học sinh trường nguyễn thượng hiền.Mong thầy giúp đỡ.

#18
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Do tính chất định kỳ của seminar, các bạn phải đăng ký và có một số nghĩa vụ phải thực hiện. Bạn có thể đến trường LHP vào sáng chủ nhật 17/5 để gặp tôi. (Đi thẳng vào cổng, rẽ phải, lớp học đầu tiên).

#19
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Sáng 17/5, CLB đã tiếp tục sinh hoạt với 2 bài giảng

1) Dãy số 2 của thầy Trần Nam Dũng
2) Các bài toán cực trị 1 của thầy Trần Đức Huyên

Trong bài giảng của mình, tôi đã trình bày cách giải quyết phương trình sai phân bậc 2 trong trường hợp phương trình đặc trưng có nghiệm kép và có nghiệm phức (xử lý bằng lượng giác). Sau đó là định nghĩa của sai phân, các tính chất và ứng dụng. Trong quá trình làm bài, có bạn đã dùng số phức để giải làm nhiều bạn "sợ" và tôi hứa sẽ có 1 bài giảng ngắn về số phức trong vòng 30 phút để các bạn thấy rằng số phức cũng rất đơn giản.

Chủ nhật tuần này (24/5) seminar sẽ tiếp tục với 2 bài giảng

1) Các bài toán cực trị 2 của thầy Trần Đức Huyên
2) Bất đẳng thức qua các bài toán của anh Võ Quốc Bá Cẩn

Hai bạn học sinh Nguyễn Thượng Hiền và Nguyễn Thị Minh Khai đã liên hệ với tôi có thể đến tham dự (liên hệ thầy Quốc, GV chuyên Trần Đại Nghĩa, ĐT: 0902712789, tôi sẽ báo trước).

Các bạn học sinh PTNK nên tham gia CLB này để lấy lại khí thế. Năm vừa rồi các bạn xìu quá!

Tôi gửi đính kèm bài Dãy số 2.

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi namdung: 22-05-2009 - 06:48


#20
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Chào các bạn,

Tôi gửi các bạn tài liệu bài giảng Bất đẳng thức của anh Võ Quốc Bá Cẩn. Các bạn nghiên cứu thêm nhé. Chúng ta sẽ còn gặp lại anh Cẩn vào ngày 7/6.

Tôi thông báo lịch sinh hoạt tiếp theo của CLB chúng ta như sau.

Ngày 31/5:
Ca 1. Số phức và Ứng dụng. Bài 1. Trần Nam Dũng
Ca 2. Kiểm tra phần Dãy số, Bất đẳng thức và Cực trị.

Ngày 7/6:
Ca 1. Cực và đối cực. Dương Bửu Lộc.
Ca 2. Tham dự seminar các phương pháp toán sơ cấp. Anh Võ Quốc Bá Cẩn nói về phương pháp dồn biến thừa trừ và đảo thứ tự trong BDT hoán vị.

Ngày 14/6:
Ca 1, 2. Thầy Trần Đức Huyên sửa bài KT và dạy tiếp về các chủ đề Cực trị, PTH.

Ngày 21, 28/6 To be defined.

Hẹn gặp lại các bạn vào sáng chủ nhật.

CLB Toán học

File gửi kèm






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh