Đến nội dung

Hình ảnh

TST Nghệ An

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Soulmaster

Soulmaster

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Gọi S là tập hợp các số nguyên dương đồng thời thỏa mãn 2 đk sau:
1,Tồn tại 2 phần tử $x,y \in S$ sao cho $(x,y)=1$
2,Với bất kì $a,b\in S $thì $a+b \in S$.
Gọi T là tập hợp tất cacr các số nguyên dương ko phụ thuộc S.CM: rằng số phần tử của T hữu hạn và ko nhỏ hơn $\sqrt{s(T)}$, trong đó s(T) là tổng các phần tử của tập T(Nếu T=rỗng thì s(T)=0)
Vào thử diễn đàn cộng đồng hs và sinh viên yêu toán mathvn.org.
LTP_QH

#2
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết
Dựa vào nhận xét phương trình $ax+by=n$ với $(a,b)=1$ có nghiệm nguyên dương với $n>ab$. Từ đó suy ra tập $T$ hữu hạn

Gọi $t_i$ là phần tử thứ $i$ thì ta chứng minh được $t_i \leq 2i-1$ suy ra điều phải chứng minh

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#3
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Anh tanlsth ơi, em thấy thực ra điều kiện để phương trình $ax+by=n$ với $(a,b)=1$ có nghiệm nguyên dương thì chỉ cần $n > ab - a -b$ thôi ạ, tức là mạnh hơn điều kiện anh đưa ra. Nhưng $t_i$ anh nói đến là gì ạ? Có phải là "phần tử lớn thứ $i$ của $T$" không ạ? Mà nếu là như thế thì làm sao chứng minh $t_i \leq 2i-1$ được ạ?
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#4
phong than

phong than

    Đại Sư

  • Thành viên
  • 274 Bài viết
Giả sử $a_1<a_2<. . .<a_i$ là các phần tử của $T$, khi đó có $a_i-i$ số $x_1,x_2,. . .,x_{a_i-i}$ thuộc $S$ nhỏ hơn $a_i$.
Suy ra $a_i-x_j\in T$.
Suy ra $a_i-i\leq i-1$ hay là $a_i\leq 2i-1$.

#5
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Năm ngoái đọc đề Nghệ An, thấy mấy bài hay quá. Nhưng cũng đoán là ở đâu đó ra. Hôm trước đọc cuốn sách của Titu thì thấy quả thật là có bài này (Bài này gốc là đề đề nghị cho USA MO 2000).

Bài toán này liên quan đến định lý Sylvester khẳng định rằng N = ab - a - b là số nguyên lớn nhất không biểu diễn được dưới dạng ax + by với x, y nguyên không âm (ta gọi tắt là biểu diễn được). Ngoài ra, nếu p + q = N thì trong 2 số p, q, có đúng 1 số biểu diễn được. Như vậy ta biết được đích xác là |T| = (N+1)/2.

Trong diễn đàn "Seminar các PP toán sơ cấp" tôi có trình bày về bài toán Frobenius, tổng quát hóa bài toán trên. Tuy nhiên ngay cả TH n = 3 vẫn chưa có lời giải. Các bạn thử công phá xem sao?




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh