Đến nội dung

Hình ảnh

Ngô Bảo Châu "viên ngọc" của Toán học Việt Nam

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 69 trả lời

#1
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Vừa qua, tạp chí Time, một trong những tạp chí nổi tiếng của thế giới, đã xếp công trình chứng minh ìBổ đề cơ bản chương trình Langlands” của giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong mười phát minh khoa học tiêu biểu nhất của năm 2009.

Báo Sài Gòn tiếp thị vừa đăng bài của GS Ngô Việt Trung về sự kiện này:

http://www.sgtt.com....2009/1210/60552

Thật là tự hào khi một công trình của người Việt Nam được xếp ngang hàng với các phát hiện khoa học nền tảng như truyền thông lượng tử, phát hiện nước trên mặt trăng, giải mã bộ gien người ...

#2
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết
Công trình của GS Việt Nam vào top 10 khám phá khoa học 2009
(Dân trí) - Công trình chứng minh ìBổ đề cơ bản chương trình Langland” của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu vừa được tạp chí danh tiếng Time (Mỹ) bình chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu (giữa) chụp ảnh cùng du học sinh Việt Nam tại Anh. (Ảnh: Wordpress)

Hình đã gửi

Trong phần bình chọn về công trình của giáo sư Ngô Bảo Châu, tạp chí Time viết:



Năm 1979, nhà toán học người Mỹ gốc Canada Robert Langlands đã phát triển một lý thuyết mang tính cách mạng và đầy tham vọng mà có thể nối hai nhóm của toán học là lý thuyết số và lý thuyết nhóm. Theo tính toán, lý thuyết này nghiên cứu tính đối xứng kết hợp với phương trình số học được gọi là ìchương trình Langlands”.



Langlands cùng các cộng sự và sinh viên của mình đã chứng minh được những trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản. Nhưng hóa ra việc chứng minh các trường hợp tổng quát khó khăn hơn nhiều so với những gì Langlands dự đoán và đã mất gần 30 năm mới đạt được.



Trong vài năm qua, Ngô Bảo Châu - giáo sư toán học Việt Nam hiện làm việc tại trường đại học Université Paris-Sud (Pháp) và Viện Nghiên cứu cao cấp (IAS) ở Princeton (Mỹ), đã đưa ra một chứng minh xuất sắc cho bổ đề cơ bản. Khi công trình này được kiểm tra trong năm nay và được xác nhận là đúng, các nhà toán học khắp toàn cầu đã ìthở phào nhẹ nhõm”.


Peter Sarnak, nhà lý luận số học làm việc tại IAS, khẳng định: ìĐiều này giống như thể những người làm việc ở phía xa bên kia bờ sông đợi ai đó đến bắc cho chiếc cầu qua sông. Và giờ đây bỗng dưng công trình của mọi người bên kia bờ sông đã được chứng minh”.




Danh sách 10 khám phá khoa học tiêu biểu của năm 2009 theo bình chọn của tạp chí Time:


1. Tìm thấy bộ xương cổ nhất của loài người
2. Giải mã bộ gene người
3. Liệu pháp gene chữa chứng mù màu
4. Thiết kế robot tự nghiên cứu khoa học
5. Nuôi cá ngừ trên đất liền
6. Phát hiện nước trên mặt trăng

7. Chứng minh được bổ đề toán học Langlands
8. Phép truyền thông lượng tử
9. Làm ìhồi sinh” máy gia tốc hạt khổng lồ

10. Phát hiện ngôi sao mới giống hệ mặt trời



Xuân Vũ

Theo Time

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#3
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Còn đây là bài của GS Hà Huy Khoái

GS.TSKH Hà Huy Khoái: một vinh dự quá lớn cho khoa học Việt Nam

GS.TSKH Hà Huy Khoái, nguyên là viện trưởng viện Toán học Việt Nam phát biểu với Sài Gòn Tiếp Thị: ìViệc chứng minh bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu được tuần báo Time bình chọn là một trong mười sự kiện nổi bật của khoa học thế giới 2009 là một sự kiện quá lớn, vinh dự quá lớn đối với khoa học Việt Nam nói chung và toán học Việt Nam nói riêng. Sáng nay tôi vừa viết một bài gửi trang web của viện Khoa học và công nghệ Việt Nam về sự kiện này. Hai tháng trước tôi cũng đã viết tin về Ngô Bảo Châu trên trang web này. Đó là tin thông báo Ngô Bảo Châu được đọc báo cáo toàn thể tại đại hội Toán học quốc tế sẽ họp từ 19 – 27.8.2010 tại Hyderabad, Ấn Độ. Đây là sinh hoạt quan trọng nhất của cộng đồng toán học thế giới, nhóm họp bốn năm một lần. Tại mỗi kỳ đại hội, một số nhà toán học có đóng góp tiêu biểu nhất được mời đọc báo cáo toàn thể. Để chuẩn bị cho đại hội sắp tới, ban tổ chức đã chọn 20 nhà toán học trình bày báo cáo toàn thể, trong số đó có giáo sư Ngô Bảo Châu.

Tôi nhớ khi dạy đội tuyển đi thi toán quốc tế năm 1988 tôi đã thấy Ngô Bảo Châu là hiện tượng hết sức đặc biệt. Đặc biệt đến mức, trong các bài tập về nhà giao cho Ngô Bảo Châu, tôi đã đưa kèm một số giả thiết mà người ta chưa chứng minh được trong toán học cho Châu. Tất nhiên là Châu không làm được, đưa để thử nhưng tôi làm điều đó vì thấy Châu giỏi quá”.

H.L ghi

Xem chi tiết tại

http://www.sgtt.com....2009/1210/60522

#4
dduclam

dduclam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết
Đây là một bài phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu của BBC.

GS. Ngô Bảo Châu: 'Tôi hơi bất ngờ'
Quốc Phương

BBCvietnamese.com


Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Ngô Bảo Châu, người mà công trình toán học vừa được Tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 phát minh tiêu biểu của khoa học Thế giới năm 2009, cho BBC Việt ngữ hay, ông bất ngờ trước tin này.

"Quả thực là tôi bất ngờ. Tôi nghĩ ở đây có thể có một yếu tố ly kỳ nào đó khiến Time quan tâm chăng, vì bài toán này đã được ông Langlands đặt ra cách đây suốt 30 năm như những giả thuyết và người ta đã không chứng minh được nó,"

"Và bây giờ khi bổ đề cơ bản đã được chứng minh, thì người ta thở phào nhẹ nhõm," Giáo sư Châu nói với BBC hôm 13 tháng 12 từ Hoa Kỳ.

Ngày 9/12/2009, Tạp chí Time đã xếp công trình chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langlands (gọi tắt là Bổ đề cơ bản) bên cạnh một loạt các phát minh khoa học tiêu biểu có tầm vóc quốc tế và có ảnh hưởng tới lịch sử phát triển của nhân loại.

Một số sáng chế khác mà công trình "Bổ đề cơ bản" của Giáo sư Châu được xếp bên cạnh là: Ardi - thủy tổ của loài người, Giải mã gene di truyền ở người, Phát hiện nước trên mặt trăng, Hệ thống ngoại tuyến nguyên tử, Máy gia tốc hạt lớn v.v...

"Tôi hơi bất ngờ vì tuy công trình của tôi có một tầm quan trọng nhất định, nó hướng tới giới hàn lâm nhiều hơn là tới đại chúng," ông Châu, Giáo sư toán học tại Đại học Paris Sud 11 của Pháp chia sẻ.

"Theo tôi hiểu, Tạp chí Time đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia các ngành khác nhau về đâu là những bài toán, công trình khoa học nổi bật của năm, và một số người đã đưa công trình của tôi cho Time để họ biết."

'Không lý giải được'

Mặc dù làm việc ở nước ngoài trong suốt nhiều năm qua, Giáo sư Châu, người từng được được mời làm Giáo sư tại Pháp khi mới 32 tuổi, vẫn theo dõi sát tình hình phát triển ở Việt Nam.

Ông cho biết đã hơn nửa năm, bức thư của ông ngày 29/5 từ Mỹ, gửi Quốc hội Việt Nam, kiến nghị về dự án Bauxite vẫn chưa nhận được câu trả lời.

"Tôi không lý giải được vì sao, nhưng tôi vẫn hy vọng đến một ngày nào đó, Quốc hội sẽ có câu trả lời chính thức cho bức thư mà tôi viết."

Giáo sư Châu, người đang được mời làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton (Hoa Kỳ) cũng cho biết quan điểm của mình về việc giới trí thức đóng góp, phản biện về dự án khai khoáng của Chính phủ trong suốt năm nay.

"Tôi không nghĩ tới chuyện vấn đề có thể đảo ngược được hay không. Nhưng chuyện phát biểu ý kiến, tôi nghĩ, mỗi người đều có quyền suy nghĩ độc lập," đồng chủ nhân giải thưởng về toán học Clay 2004 nói.

Trong bức thư gửi Quốc hội Việt Nam, ông Châu đề cập tới chính sách mà ông gọi là "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc liên quan tới khai thác khoáng sản trên quy mô toàn cầu và cảnh báo về dự án Bauxite tại Tây Nguyên: "phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh."

Nhà toán học trẻ tuổi cho rằng mặc dù không phải chuyện gì cũng nên có ý kiến, "những chuyện như khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nếu làm sai thì không sửa được."

"Vì vậy, mọi người ai có điều kiện hoặc có một cách nào đó thuận lợi, nên có ý kiến của mình. Còn chuyện ý kiến đó có được tiếp thu hay không là một chuyện khác."

'Không biết lắng nghe'

Ứng viên được đề cử cho Giải thưởng Fields 2010, tương đương với "Nobel", trong ngành toán học, cũng bình luận về hành vi, ứng xử của giới có trách nhiệm khi nhận được các đóng góp của giới trí thức. Ông nói:

"Còn đối với những người đã được những người khác có ý kiến mà không tiếp thu, thì đấy là trách nhiệm của họ."

Ông Châu cũng cho hay ông có theo dõi sự kiện Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), một Viện nghiên cứu và phản biện chiến lược của tư nhân do Giáo sư Hoàng Tụy và Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A đứng đầu, giải thể sau khi Viện này cho rằng một quyết định quản lý khoa học của Chính phủ ban hành năm nay là bất hợp lý.

Nhà lãnh đạo vì lý do này, lý do kia bịt tai lại, không muốn lắng nghe mình, nhưng thực ra, nó vẫn sẽ thấm vào đâu đó. Nếu không thay đổi vào lúc này, thì sẽ thay đổi vào lúc khác.
GS. Ngô Bảo Châu
"Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở."

"Bởi vì chỉ muốn nghe những ý kiến mà mình muốn nghe thì không bao giờ có thể làm đúng được."

Tuy nhiên ông Ngô Bảo Châu tin rằng các ý kiến đóng góp tâm huyết và thẳng thắn của các trí thức trong và ngoài nước đối với các chính sách phát triển của đất nước vẫn có tác dụng nhất định:

"Có thể trong một thời điểm nào đó, nhà lãnh đạo vì lý do này, lý do kia bịt tai lại, không muốn lắng nghe mình, nhưng thực ra, nó vẫn sẽ thấm vào đâu đó. Nếu không thay đổi vào lúc này, thì sẽ thay đổi vào lúc khác," ông khẳng định.

Ông Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972, là Giáo sư Đại học Paris 11, thành viên Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, Hoa Kỳ, nhận giải thưởng của Viện Toán học Clay năm 2004, là người Việt Nam đầu tiên được mời làm Báo cáo viên toàn thể tại Đại hội toán học Thế giới, đồng thời là ứng viên được đề cử cho giải thưởng danh giá về toán học Fields 2010.

Xem chi tiết ở đây: http://www.bbc.co.uk..._bao_chau.shtml


Các bạn vào đây để nghe trực tiếp đoạn đối thoại: http://www.bbc.co.uk..._chau_inv.shtml
Sống trên đời cần có một tấm lòng
để làm gì em biết không?
để gió cuốn đi...

Khi ước mơ đủ lớn, mọi thứ khác chỉ là vặt vãnh

#5
dduclam

dduclam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết
GS.TSKH Lê Tuấn Hoa: "Công trình của GS Ngô Bảo Châu là một kỳ tích"

(Dân trí) - ìBổ đề cơ bản” - một điểm mấu chốt trong ìChương trình Langland” được ước tính sẽ đòi hỏi công sức của nhiều thế hệ các nhà toán học mới có thể hoàn thành. Nhưng thật bất ngờ, GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh được nó sau chỉ 15 năm nghiên cứu.
>> GS Ngô Bảo Châu vào top 10 khám phá khoa học của Time
Công trình chứng minh của GS toán học Ngô Bảo Châu vừa được tạp chí danh tiếng The Time (Mỹ) bình chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu của năm 2009.
GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam vui mừng cho biết: ìGiới toán học thế giới ít ai có thể ngờ rằng, Bổ đề cơ bản lại được chứng minh một cách chóng vánh như vậy. Đó là một kỳ tích, thành tích vĩ đại của nền Toán học. Bổ đề này không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển Toán học mà còn liên quan đến những ngành khác, đặc biệt là Vật lý lý thuyết”.

Theo GS Hoa, để thấy tầm quan trọng của Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands, ta chỉ cần nhớ lại sự kiện Andrew Wiles đã chứng minh được Định lí lớn Fermat cách đây 15 năm - một định lí nổi tiếng mà sau hơn 300 năm nghiên cứu của nhiều thế hệ toán học lừng danh trên thế giới mới được giải quyết. Theo một nghĩa nào đó, thành công của Wiles dựa trên việc chứng minh được một trường hợp riêng của Bổ đề cơ bản. Nhờ đó Andrew Wiles đã được trao một Đĩa bạc đặc biệt tại Đại hội Toán học thế giới năm 1998, được xem như Giải thưởng Fields (Giải thưởng Fields chỉ trao cho nhà toán học không quá 40 tuổi, mà khi đó Wiles đã 45 tuổi, nên Liên đoàn toán học trao Đĩa bạc đặc biệt để tránh vi phạm luật).

Dưới tên là Bổ đề cơ bản, nhưng đây là một Giả thuyết tức là một dự đoán - do Robert Langlands đưa ra vào những năm 60, và sau đó được diễn đạt dưới dạng tổng quát trong một công trình chung của Robert Langlands và Diana Shelstad vào những năm 70. Do vai trò đặc biệt quan trọng của Bổ đề cơ bản, rất nhiều nhà toán học tài ba đã tập trung sức lực tấn công nó và đã chứng minh được một số trường hợp riêng. Trường hợp riêng quan trọng nhất lại cũng chính do Bảo Châu cùng thầy hướng dẫn luận án Tiến sĩ của mình là GS Gerard Laumon chứng minh vào năm 2004. ìChỉ với” kết quả riêng đó, năm 2004 hai nhà toán học này đã được trao một trong những giải thưởng danh giá trong Toán học: Giải thưởng Clay.


Tuy nhiên, để chứng minh trọn vẹn Bổ đề cơ bản thì nhiều người nghĩ rằng phải cần một thời gian dài nữa. Nhưng với Ngô Bảo Châu thì không! Sau công trình đạt Giải thưởng Clay, Anh đã mạnh dạn theo đuuỏi con đường của mình và đã tìm ra chìa khóa để giải nó.
Năm 22 tuổi, khi đó đang du học bên Pháp tại trường đại học danh giá nhất nước Pháp, Ngô Bảo Châu đã ìbập” ngay vào đề tài nghiên cứu khó nhất. Đó là là một phần của Chương trình Langlands. Như vậy, mặc dù còn rất trẻ (năm nay GS Ngô Bảo Châu 37 tuổi), nhưng anh đã có 15 năm nghiên cứu vấn đề này. Bằng tài năng xuất chúng của mình, trong thời gian học tập, nghiên cứu, và làm việc cật lực, Anh đã đưa ra nhiều ý tưởng mới độc đáo. Anh liên tục làm cho thế giới Toán học ngạc nhiên.

Đỉnh điểm là đầu năm 2008, GS Châu công bố một chứng minh hoàn chỉnh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie. Lúc đầu công trình ìchỉ khoảng” 150 trang. Sau khi lược bỏ bớt những điều không phục vụ trực tiếp cho chứng minh Bổ đề cơ bản và diễn giải chi tiết hơn, công trình dài thành 188 trang! Dù ý tưởng chứng minh rất rành rọt, các nhà Toán học đầu đàn phải mất hơn 1 năm để kiểm chứng các chi tiết của nó!

Đây là một kỳ tích vĩ đại của nền toán học thế giới - GS Hoa khẳng định và không ai nghi ngờ điều đó. Ngay giới Toán học Việt Nam cũng được hân hạnh biết điều này từ hơn một năm trước, khi GS Châu báo cáo tóm lược ý tưởng của công trình này tại Đại hội Toán học Việt Nam lần thứ 7 tại Quy Nhơn vào tháng Tám năm 2008. Cho nên việc anh được tôn vinh không có gì bất ngờ.

Thế nhưng việc được tạp chí Time đưa vào bình chọn là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm 2009 thì quả là ngạc nhiên. Ngạc nhiên bởi vì rất ít khi một công trình Toán học được Time để ý đến! Lần gần đây nhất Time để ý đến Toán học chính là xếp Công trình của nhà Toán học Nga Perelman - người được Giải thưởng Fields năm 2006 là thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vức khoa học công nghệ năm 2006.


GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam khẳng định Công trình chứng minh ìBổ đề cơ bản chương trình Langland” của giáo sư toán học Ngô Bảo Châu là một kỳ tích vĩ đại của nền toán học thế giới

Hiện, GS Ngô Bảo Châu giữ chức giáo sư Toán tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton (Mỹ), đồng thời vẫn giữ ghế giáo sư của Đại học Tổng hợp Paris XI (Pháp). Anh sống cùng vợ và 3 cô con gái xinh xắn, nhưng luôn luôn bận bịu với những chuyến đi báo cáo về công trình của mình ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Mặc dù ở nước ngoài và bận bịu như vậy, nhưng GS Châu luôn luôn quan tâm tới nền Toán học Việt Nam. Anh cũng nhận lời làm thành viên đặc biệt của Viện Toán học. Mỗi khi về nước thăm gia đình hay làm việc, anh đều lên Viện làm việc. Dĩ nhiên Viện bố trí phòng làm việc riêng cho Anh, và trả lương như lương của các giáo sư khác (tức khoảng 5 triệu một tháng thực tế làm việc!). Có lần như hè năm 2008 tức là ngay sau khi chứng minh xong Bổ đề cơ bản - anh đã về dạy hơn 2 tháng. Còn thường ngày, anh vẫn trao đổi e-mail với nhiều cán bộ của Viện để trao đổi khoa học hoặc bàn chuyện đào tạo, phát triển Toán học, …

Cùng với Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Ngô Bảo Châu được coi là ngôi sao sáng của nền toán học Việt Nam đương đại.

GS Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con trai GS-TSKH Cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Cơ học Việt nam. Mẹ anh là PGS-TS Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền TW, Việt Nam.

Ngô Bảo Châu từng là học sinh Trường Thực Nghiệm Giảng Võ, sau đó học tại khối phổ thông chuyên toántrường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức (1989). Anh cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic toán quốc tế. Ngô Bảo Châu là cựu sinh viênTrường Đại học Sư phạm cấp cao (École normale supérieure), Pháp.

Năm 2004, anh được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Gérard Laumon vì đã có chứng minh được Bổ Đề Cơ Bản cho các nhóm Unita. Cũng trong năm đó, anh được phong Giáo sư tại ĐHTH Paris 11.

Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm Giáo sư tại Việt Nam và trở thành vị Giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Năm 2008, anh được mời sang làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton (Mỹ) - Viện nghiên cứu hàng đầu của thế giới.

Năm 2008, anh đưa lên arxiv một chứng minh bổ đề cơ bản cho các đại số Lie. Cuối năm 2009, kết quả chứng minh bổ đề cơ bản Langlands của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được tạp chí "The Time" bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Châu được mời báo cáo phiên toàn thể tại Đại hội Toán học thế giới ICM2010 sẽ được tổ chức tại Ấn Độ.

Hồng Hạnh

Xem chi tiết: http://dantri.com.vn...mot-ky-tich.htm
Sống trên đời cần có một tấm lòng
để làm gì em biết không?
để gió cuốn đi...

Khi ước mơ đủ lớn, mọi thứ khác chỉ là vặt vãnh

#6
inhtoan

inhtoan

    <^_^)

  • Thành viên
  • 964 Bài viết
Em tra trên wiki thì thấy ghi là "giải Fields Medals thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu hơn là chỉ có một nghiên cứu quan trọng."

Vậy GS. Ngô Bảo Châu liệu có khả năng được giải Fields như mọi người đoán hay không ?

#7
Anh Hùng Xạ Điêu

Anh Hùng Xạ Điêu

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Dưới 40 tuổi được chọn phát biểu tại đại hội lần này chắc chỉ có mỗi Ngô Bảo Châu thôi nhỉ?
Quả này có khi năm nay người Việt Nam có Fields thật rồi

#8
dduclam

dduclam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết

Dưới 40 tuổi được chọn phát biểu tại đại hội lần này chắc chỉ có mỗi Ngô Bảo Châu thôi nhỉ?

Có chắc không? Bạn lấy nguồn ở đâu vậy? :geq
Sống trên đời cần có một tấm lòng
để làm gì em biết không?
để gió cuốn đi...

Khi ước mơ đủ lớn, mọi thứ khác chỉ là vặt vãnh

#9
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
Thứ Sáu, 18/11/2005, 11:28 (GMT+7)

Hiện tượng Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu
TT - Nhân Ngày nhà giáo VN năm nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định công nhận và trao giấy chứng nhận chức danh giáo sư cho các nhà giáo được công nhận đợt năm 2005, bao gồm 41 giáo sư và 312 phó giáo sư.

Trong số đó có đề nghị công nhận giáo sư đặc cách cho tiến sĩ khoa học Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972.

Trước khi được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đề nghị công nhận với 100% số phiếu, anh Châu đã phải vượt qua hai ìcửa ải”: hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở và hội đồng chức danh giáo sư ngành.

Cấp cơ sở mà anh Châu phải vượt qua là Viện Toán học - trung tâm nghiên cứu toán học mạnh nhất nước ta, nơi làm việc của giáo sư Hoàng Tụy, một trong hai nhà toán học VN (người kia là cố giáo sư Lê Văn Thiêm) được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1986.

Tham gia hội đồng này còn có các giáo sư Ngô Việt Trung và Hà Huy Khoái, hai nhà toán học VN đã được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba; và nhiều nhà toán học nổi tiếng khác như giáo sư Trần Đức Vân (chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành toán), giáo sư Lê Tuấn Hoa (phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Toán học VN, phó viện trưởng Viện Toán học).

Cho đến nay, ở VN chưa bao giờ có một nhà khoa học mới 33 tuổi được công nhận chức danh giáo sư và không cần phải trải qua chức danh phó giáo sư. Việc công nhận Ngô Bảo Châu là đặc cách, bởi lẽ phải bỏ qua một số tiêu chí vẫn được áp dụng ở nước ta trước đây như phải gom đủ số giờ dạy, phải hướng dẫn bao nhiêu học viên cao học, nghiên cứu sinh, phải trải qua các khóa học chính trị trung cấp, cao cấp...

Nghĩa là chưa cần phải ìsống lâu”, nhưng nếu có tài năng đột xuất thì vẫn có thể ìlên lão làng”. Như vậy, các hội đồng chức danh giáo sư các cấp ở nước ta bắt đầu tiếp cận tiêu chí quốc tế quan trọng nhất đối với giáo sư đại học là trình độ nghiên cứu khoa học, năng lực sáng chế, phát minh những điều chưa từng biết, chứ không phải là kinh nghiệm truyền thụ những tri thức sẵn có như đối với giáo viên tiểu học, trung học.

Rõ ràng Ngô Bảo Châu là một tài năng toán học nổi bật. Mùa hè 1988, mới 16 tuổi, đang học lớp 11 tại khối phổ thông chuyên toán Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), Châu đã đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Canberra, Úc.

Mùa hè 1989, học lớp 12, dự tiếp Olympic toán quốc tế tại Brunswick, CHLB Đức, một lần nữa Châu lại đoạt huy chương vàng.

Châu học tiếng Hungary, sửa soạn sang Budapest học toán. Nhưng bên Đông Âu xảy ra ìcách mạng nhung”! Chính quyền mới không cấp học bổng cho sinh viên VN nữa. Do đó anh mới sang Pháp theo học Đại học Paris 6.

Là người mang chí lớn vươn tới đỉnh cao, hai năm sau anh thi vào hệ đào tạo tiến sĩ của Đại học Sư phạm Paris, trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ năm 25 tuổi, rồi luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) năm 31 tuổi.

Đầu năm 2004, chưa đầy 32 tuổi, anh được hai trường đại học lớn ở thủ đô nước Pháp (Paris 6 và Paris 11) mời làm giáo sư. Anh nhận lời Đại học Paris 11 vì muốn gần gũi hai nhà toán học thân thiết là Gérard Laumon và Laurent Lafforgue.

Cuối năm 2004, tại Đại học Harvard, bang Massachusetts (Mỹ), Viện Toán học Clay tổ chức lễ trao giải thưởng nghiên cứu hằng năm cho Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhằm ìcông nhận thành tựu đặc biệt xuất sắc trong toán học” của hai người. Mỗi năm viện này chỉ trao 1-2 giải.

Trong số chín nhà toán học được trao Giải thưởng Clay có cả Andrew Wiles, người đã giải quyết được bài toán Fermat, và ba nhà toán học trẻ về sau được tặng Huy chương Fields (vinh dự dành riêng cho toán học, tương đương Giải thưởng Nobel cho vật lý, hóa học, sinh học...) là Alain Connes, Edward Witten và Laurent Lafforgue - một người bạn thân của Ngô Bảo Châu.

Khi nói chuyện với tôi, giáo sư Hoàng Tụy cho rằng báo, đài nước ta chưa giới thiệu đúng mức một ìthành tựu khoa học đích thực” như thành tựu của Ngô Bảo Châu, trong khi lại ìvinh danh quá mức” nhiều người chưa đóng góp được gì đáng kể cho khoa học nhưng khéo phô trương, tự đề cao. Còn giáo sư Phan Đình Diệu thì nhận xét: ìNgô Bảo Châu quá giỏi!”.

Có thể coi Ngô Bảo Châu là một hiện tượng, cũng như ta đã từng coi Đặng Thái Sơn là một hiện tượng. Mặc dù chủ yếu sống và làm việc ở nước ngoài nhưng Đặng Thái Sơn vẫn được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân.

Bây giờ đến lượt Ngô Bảo Châu làm việc tại Paris nhưng vẫn được đề nghị công nhận là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học (thuộc Viện Khoa học và công nghệ VN). Quyết định kịp thời và sáng suốt đó tạo điều kiện cho những ìcon Lạc cháu Hồng” dù sống xa Tổ quốc vẫn có ìdanh chính ngôn thuận” để cống hiến cho đất nước mình.

#10
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

GS. Ngô Bảo Châu
"Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở."

"Bởi vì chỉ muốn nghe những ý kiến mà mình muốn nghe thì không bao giờ có thể làm đúng được."

Tuy nhiên ông Ngô Bảo Châu tin rằng các ý kiến đóng góp tâm huyết và thẳng thắn của các trí thức trong và ngoài nước đối với các chính sách phát triển của đất nước vẫn có tác dụng nhất định:

"Có thể trong một thời điểm nào đó, nhà lãnh đạo vì lý do này, lý do kia bịt tai lại, không muốn lắng nghe mình, nhưng thực ra, nó vẫn sẽ thấm vào đâu đó. Nếu không thay đổi vào lúc này, thì sẽ thay đổi vào lúc khác," ông khẳng định.


Đây là những ý kiến rất quan trọng. Đôi khi, nó còn quan trọng hơn việc NBChâu chứng minh xong bổ đề cơ bản.

Trí thức chúng ta phải mạnh dạn nêu ra những ý kiến của mình, phải thẳng thắn góp ý và kiên định với lý tưởng của mình.

#11
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết
Một chút về bổ đề cơ bản Langlands...

Phản hồi của GS. Châu: GS. Châu sẽ được nhận giải thưởng Fields với độ tin cậy (xác suất) 95%

Vì không phải là chuyên gia cùng chuyên môn với Ngô Bảo Châu, nên viết xong phần cuối này (dựa vào các tài liệu của Google), tôi (GS.TSKH. Nguyễn Duy Tiến) đã gửi toàn văn bài Bắt Rồng cho GS. Châu. Sau khi cung cấp cho tôi một số thông tin cá nhân, GS. Châu cho rằng việc đánh giá của tôi về GS. Châu sẽ được nhận giải thưởng Fields với độ tin cậy (xác suất) 95% là hơi quá lạc quan. Và dưới đây là góp ý chính của GS. Châu:

1) Dạng tự đẳng cấu là khái niệm của Poincaré: hàm số trên không gian đối xứng G/K, G là nhóm Lie, K là nhóm con compact cực đại, biến đổi theo một công thức đơn giản với tác động bên trái của một nhóm con số học \Gamma của G. Sau đó Gelfand chuyển hướng nhìn từ dạng tự đẳng cấu thành biều diễn tự đẳng cấu, một bộ phận của lý thuyết biểu diễn vô hạn chiều và nghiên cứu phổ, giá trị riêng của toán tử Hecke …

Trong trường hợp SL(2), (một nửa) số dạng tự đẳng cấu là dạng modula. Trong trường hợp dạng modula, giá trị riêng của toán tử Hecke có tính chất số học, liên quan đến số điểm của một đường cong ellliptic modulo p. Giả thuyết Shimura-Taniyama-Weil nói là mọi đường cong elliptic xác định bởi phương trình có hệ số hữu tỉ đều có hàm số L là hàm số L của một dạng module.

Đinh lý lớn của Langlands là định lý phân rã phổ : mô tả phổ liên tục (chuỗi Eiseinstein) dựa theo phổ rời rạc của nhóm bé hơn. Đúng như chú viết, nó có ngay ứng dụng lên giả thuyết của Weil về số Tamagawa, mở rộng một công thức của Siegel.

Phát hiện lớn của Langlands là qui tắc hàm tử. Qui tắc hàm tử không mô tả một phổ cụ thể nào nhưng mô tả chính xác trong trường hợp nào ta có quan hệ giữa hai phổ khác nhau, và quan hệ đó như thế nào. Qui tắc hàm tử tạo nên rất nhiều ràng buộc lên phổ. Trong bức thư gửi cho Weil, Langlands giải thích tại sao nguyên tắc hàm tử kéo theo giả thuyết Artin về tính chỉnh hình của hàm số L của Artin. Nó cũng kéo theo cả giả thuyết Selberg về giá trị riêng đầu tiên của Laplacian.

Một bộ phận khác của ìtriết lý” của Langlands là luật thuận nghịch. Luật này mô tả phổ tự đảng cấu bằng biểu diễn Galois. Nó chứa luật thuận nghịch của Gauss, Eiseinstein, … và cả giả thuyết Shimura-Taniyama-Weil. Chỉ có điều để phát biểu luật thuận nghịch cũng cần giả thuyết khác. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến số học, nhưng có lẽ phải chứng minh được qui tắc hàm tử rồi mới hiểu được luật thuận nghịch. Đối với trường hàm số, luật thuận nghịch đã được chứng minh bởi Drinfeld cho nhóm GL(2) và Lafforgue cho nhóm GL(n).

2) Lý thuyết nội soi nghiên cứu các dạng tự đẳng cấu có cùng hàm số L, hay là cùng ứng với một biểu diễn Galois theo luật thuận nghịch. Để mô tả nó, Langlands dùng công thức vết, so sánh hai công thức vết khác nhau. Vì thế nên cần một số đẳng thức giữa các tích phân quĩ đạo gọi là bổ đề cơ bản.

3) Ứng dụng của bổ đề cơ bản

a) Endoscopy như ở trên
b) Arthur : trường hợp đặc biệt của qui tắc hàm tử: đi từ nhóm cổ điển lên nhóm GL(n).
c) Kottwitz : đa tạp Shimura, nhiều trường hợp đặc biêt của luật thuận nghịch
d) công thức vết ổn định : công cụ chính để tiếp tục nghiên cứu qui tắc hàm tử.

Tôi (GS.TSKH. Nguyễn Duy Tiến) chân thành cám ơn GS. Châu đã viết cho tôi những điều trên.

và một bài viết nữa...

Kết thúc có hậu của bài Bắt Rồng

Bài bắt rồng đã được đăng trong Tạp Chí Toán Học và Tuổi Trẻ cách đây đã mười năm (năm 2000) với tiêu đề: Toán học thế kỷ 21, cơ hội và thách thức. Mười năm trôi qua thật nhanh, và trong 10 năm ấy, toán học đã đạt được nhiêu thành tựu tuyệt vời.

Đó là:

Thứ nhất là Bác Rồng ìGiả Thuyết Poincaré về đồng phôi với hình cầu 3 chiều” đã bị nhà toán học Nga Perelman tóm gọn. Nhờ tóm được Bác Rồng này mà năm 2006 Perelman được trao tặng giải thưởng Fields. Thế nhưng, Perelman dã từ chối nhận giải thưởng này. Ông nói: tôi giải được giả thuyết này vì tôi say sưa làm toán chứ không phải vì Huân Chương (giải thưởng) Fields.

Thứ hai là, Việt nam ta có một người sẽ (với xác suất 95%) tóm được Chú Rồng ìBổ Đề Cơ Bản” trong Chương Trình Langlands.

Để hiểu về chuyện này, tôi xin giới thiệu vắn tắt Chương Trình này.

Robert Phelan Langlands là nhà toán học Mỹ gốc Canada (sinh ngày 6/10/1936 tuổi chuột, tại New Westminster, British Columbia, Canada) là giáo sư danh dự (emeritus professor) của Viện Nghiên Cứu Tiên Tiến (Institute for Advanced Study, Mỹ). Công trình của ông về các dạng tự đồng cấu và lý thuyết biểu diễn có ảnh hưởng rất lớn tới lý thuyết số.

Langlands tốt nghiệp đại học University of British Columbia năm 1957, và nhận bằng thạc sĩ cũng tại đại học này năm 1958, nhận học vị tiến sĩ tại đại học Yale University năm 1960. Sau đó, từ 1960 đến 1967 ông giảng dạy tại đại học Princeton University, và ông nhận học hàm phó giáo sư tại đại học này, rồi từ năm 1967 đến 1972 ông trở về giảng dạy tại đại học Yale University. Năm 1972 ông được công nhận là giáo sư tại viện Institute for Advanced Study (Mỹ) và trở thành giáo sư danh dự từ tháng 1/2007 của viện này.

Ông đã xây dựng lý thuyết giải tích của chuỗi Eisenstein đối với các nhóm khả qui có hạng lớn hơn một. Điều này cho phép mô tả một cách tổng quát phổ liên tục của các thương số học, và chứng tỏ rằng tất cả các dạng tự đồng cấu nảy sinh theo danh từ của các dạng mũi nhọn (cusp) và qui các chuỗi Eisenstein sinh ra từ các dạng mũi nhọn (cusp) về các nửa nhóm bé hơn.

Áp dụng đầu tiên của kết quả này là: ông chứng minh được giả thuyết của André Weil về số Tamagawa đối với lớp lớn của các nhóm Chevalley liên thông đơn bất kỳ xác định trên các số hữu tỷ. Trước đó, người ta chỉ biết điều này trong một vài trường hợp đơn lẻ và đối với một số nhóm cổ điển và có thể chứng minh bằng qui nạp.

Áp dụng thứ hai công trình của ông về chuỗi Eisenstein là: ông có thể chứng minh sự liên tục đòng phôi đối với một lớp lớn các L-hàm nảy sinh trong lý thuyết các dạng tự đồng cấu mà trước đó chưa ai biết . Các L-hàm xuất hiện trong các thành phần hằng số của chuỗi Eisenstein, và tính đồng phôi cũng như phương trình hàm yếu là hệ quả của các phương trình hàm đối với chuỗi Eisenstein. Vào mùa đông 1966/67, công trình này dẫn tới, các giả thuyết lập nên chương trình Langlands. Nói một cách đại thể, các giả thuyết này nhằm mở rất rộng các ví dụ đã biết trước đây của luật thuận nghịch (reciprocity), bao gồm (a) lý thuyết trường lớp cổ điển trong đó các đặc trưng của các nhóm Galois Abel địa phương và số học được đồng nhất với các nhóm nhân tính địa phương và nhóm thương idele (idele quotient group), tương ứng; (b) các kết quả trước đây của Eichler và Shimura, trong đó các các hàm zeta Hasse-Weil của thương số học của nửa mặt phẳng trên được đồng nhất với các L-hàm có mặt trong lý thuyết Hecke về các dạng tự đồng cấu đồng luân. Các giả thuyết này lần đầu tiên được đặt ra dưới dạng tương đối đầy đủ trong lá thư nổi tiếng gửi cho Weil tháng 1/1967. Trong lá thư này Langlands đưa ra khái niệm L-nhóm và cùng với nó khái niệm hàm tử (functoriality).

Ham tử, L-nhóm, nhập đề chặt chẽ của các nhóm adele, và áp dụng của lý thuyết biểu diễn về nhóm khả qui trên trường địa phương đã làm thay đổi hoàn toàn phương pháp nghiên cứu về các dạng tự đồng cấu đã tiến hành trước đó. Việc Langlands đưa ra khái niệm này đã bẻ những bài toán lớn và một số những bài toán tương tác mở rộng thành những bài toán nhỏ hơn và dễ giải quyết hơn. Đặc biệt, những khái niệm này đã qui lý thuyết biểu diễn nhóm vô số chiều của các nhóm khả qui thành một lĩnh vực chính của họat động toán học.

Hàm tử là giả thuyết nói rằng các dạng tự đồng cấu của các nhóm khác nhau có mối liên hệ theo danh từ các hàm tử Weil của các L -nhóm của chúng. Một ví dụ của giả thuyết này là lá thư gửi Weil đề ra khả năng giải quyết giả thuyết nổi tiếng của Emil Artin khi xét dáng điệu của các L-hàm Artin và hy vọng giải quyết một phần trong thư của Langlands nhờ thay đổi cơ sở. Áp dụng cho giả thuyết Artin ta có: hàm tử liên kết với mỗi biểu diễn N-chiều của nhóm Galois một biểu diễn tự đồng cấu của nhóm adelic dạng GL(N). Trong lý thuyết của các đa tạp Shimura nó liên kết của các biểu diễn tự đồng cấu của các nhóm khác nhau với các biểu diễn Galois l-adic

Hervé Jacquet và Langlands đã viết một cuốn sách về GL(2) trình bày lý thuyết các dạng tự đẳng cấu đối với nhóm tuyến tính tổng quát GL(2), thiết lập tương ứng Jacquet–Langlands chứng tỏ rằng hàm tử có khả năng giải thích rất chính xác các dạng tự đồng cấu đối với GL(2) gắn kết như thế nào với các tự đồng cấu đối với đại số quaternion. Sách này đã áp dụng công thức vết adeic đối với GL(2) và các đại số quaternion thực hiện vịệc đó. Sau đó, James Arthur, một sinh viên của Langlands đã phát triên thành công công thức vết cho các nhóm có hạng cao hơn. Đó là công cụ chính để nghiên cứu hàm tử tổng quát, đặc biệt, được áp dụng để chứng minh rằng các hàm zeta Hasse-Weil zeta của một số đa tạp Shimura là thuộc L-hàm nảy sinh từ các dạng tự đồng cấu.

Người ta cho rằng giả thuyết về hàm tử còn lâu mới được chứng minh. Một trường hợp riêng (giả thuyết Artin, do Langlands và Tunnell đề ra) là điểm xuất phát để Andrew Wiles tấn công vào giả thuyết Taniyama-Shimura và định lý cuối cùng Fermat.

Langlands đã nhận dược các giải thưởng sau:

1996 Wolf Prize cùng với Andrew Wiles,
2005 AMS Steele Prize,
1980 Jeffery-Williams Prize,
2006 Nemmers Prize in Mathematics,
2007 Shaw Prize in Mathematical Sciences ( cùng với Richard Taylor) nhờ công trình của ông về các dạng tự đồng cấu.

Tóm lại, chuơng trình Langlands là nhằm giải quyết những giả thuyết của Langlands đề ra vào đầu năm 1967. Các giả thuyết này liên quan tới nhiều vấn đề rất quan trọng của toán học và vật lý lý thuyết, đặc biệt là lý thuyết số, lý thuyết nhóm, lý thuyết biễu diễn. Hầu hết các nhà toán học đều tin vào tính đúng đắn của các giả thuyết trong chương trình Langlands. Chính Langlands đã mất nhiều công sức nghiên cứu, và cũng chính ông phát biểu ìBỔ ĐỀ CƠ BẢN” trên con đường chinh phục vấn đề này. Có thể nói hầu như tất cả đều nghĩ là còn lâu mới giải quyết được, trừ một người Việt Nam: Giáo sư toán học trẻ tuổi Ngô Bảo Châu.

Ngô Bảo Châu từng là học sinh khối phổ thông chuyên toán trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế tại Australia năm 1988 và Cộng hoà Liên bang Đức năm1989. Anh cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic toán quốc tế. Ngô Bảo Châu được gửi đi học ở Pháp và tốt nghiệp đai học tại Trường Sư phạm (École normale supérieure) danh tiếng, Pháp.

Năm 2004, anh được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Gérard Laumon vì đã có chứng minh được Bổ Đề Cơ Bản cho các nhóm Unita.

Nào có ai đoán trước được rằng, bốn năm sau, năm 2008, GS. Châu công bố một chứng minh hoàn chỉnh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie. Lúc đầu công trình ìchỉ khoảng” 150 trang. Sau khi lược bỏ bớt những điều không hỗ trợ trực tiếp cho chứng minh Bổ đề cơ bản và diễn giải chi tiết hơn, công trình dài thành 188 trang! Dù ý tưởng chứng minh rất rành rọt, các nhà Toán học hàng đầu thế giới về chương trình Langlands phải mất hơn 1 năm để kiểm chứng các chi tiết của nó. Cuối cùng, mọi người đều công nhận sự đúng đắn của chứng minh này.

Và cuối năm 2009, kết quả chứng minh bổ đề cơ bản Langlands của Giáo sư Ngô Bảo Châu đã được tạp chí ìThe Time” bình chọn là 1 trong 10 (xếp thứ 7) phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009 (The top 10 every thing of 2009). Cần lưu ý là, đây là lần thứ hai ìThe Time” quan tâm đến Toán học; lần đầu, năm 2006, Perelman cũng đã có vinh dự này.

Anh còn nhận được giải thưởng của viện nghiên cứu toán học Oberwolfach (2007) và giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa Học Pháp (2008). Thêm vào đó: Giáo sư Châu (là một trong hai người dưới 40 tuổi) được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Đại Hội Toán Học Thế Giới (19-27/8/2010) tổ chức ở Ấn Độ .

Tất cả những điều này cho phép ta hy vọng (với độ tin cậy 95%) là: Đúng vào lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội (10/10/2010) một chàng trai Hà Nội sẽ mang về cho dân tộc Việt Nam (con Rồng cháu Tiên) một CHÚ RỒNG tuyệt vời.

Thế là, Cụ Rồng (bài toán Fermat) sau hơn 300 năm, đâ được Andrew Wiles ruớc về Mỹ để chiêm nguỡng Thần Tự Do, còn Bác Rồng (giả thuyết Poincaré) ở tuổi 100, được Perelman mời về Perterbuar của Nga để xem vở Ballet Hồ Thiên Nga. Và bây giờ Chú Rồng (Bổ đề cơ bản), ở tuổi 40, đuợc Ngô Bảo Châu sắp đón về Hà Nội để nghe các làn điệu Ca Trù , Quan Họ Bắc Ninh và cùng múa rồng với người Việt mừng Thăng Long Hà Nội 1000 tuổi.

Thật may mắn cho tôi, chuyện BẮT RỒNG kết thúc có hậu đến thế!

(Bài viết cập nhật tháng 12/2009 của GS. Nguyễn Duy Tiến)

(theo vnmath.com)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Pirates: 24-01-2010 - 08:24

"God made the integers, all else is the work of men"


#12
dduclam

dduclam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết
Có ai có danh sách các nhà Toán học được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Đại Hội Toán Học Thế Giới ở Ấn Độ sắp tới không?
Sống trên đời cần có một tấm lòng
để làm gì em biết không?
để gió cuốn đi...

Khi ước mơ đủ lớn, mọi thứ khác chỉ là vặt vãnh

#13
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết

Có ai có danh sách các nhà Toán học được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Đại Hội Toán Học Thế Giới ở Ấn Độ sắp tới không?

Em search trong đây: http://www.icm2010.org.in/ (hình như là trang web chính thức của Đại hội Toán học thế giới năm nay) mà cũng không thấy danh sách 20 nhà Toán học được đọc báo cáo, khó thật.

"God made the integers, all else is the work of men"


#14
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Có ai có danh sách các nhà Toán học được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Đại Hội Toán Học Thế Giới ở Ấn Độ sắp tới không?

See HERE.

Hôm nay em lang thang trên mạng thì thấy cái info này: http://news.uchicago...p?asset_id=1848

:D

#15
Magus

Magus

    Trung tá

  • Hiệp sỹ
  • 2781 Bài viết
hi vọng 1 ngày nào đó trại hè toán học mời được anh Châu tham dự ^^
<div align="center"><img src="http://img221.images...4795706ld2.jpg" border="0" class="linked-image" /><br />

<!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...0&#entry168717" target="_blank">Hướng dẫn gõ công thức toán lên diễn đàn cho người mới</a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

<br /><div align="center"><!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...howtopic=38505" target="_blank">Cách gõ công thức toán mới</a><br /><a href="http://diendantoanho...id=1&Itemid=18" target="_blank"><!--coloro:#008000--><span style="color:#008000"><!--/coloro--><b>Bạn có muốn gửi bài viết của mình lên trang chủ không?</b><!--colorc--></span><!--/colorc--></a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div><br /><div align="center"><!--fonto:Courier New--><span style="font-family:Courier New"><!--/fonto--><!--sizeo:2--><span style="font-size:10pt;line-height:100%"><!--/sizeo-->em=Console.ReadLine();Console.Write("Anh yêu {0}",em);<!--sizec--></span><!--/sizec--><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

#16
PhongBao

PhongBao

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Nhà toán học Ngô Bảo Châu nhận lời giảng dạy tại ĐH Chicago
(Dân trí) - Nhà toán học Ngô Bảo Châu vừa nhận lời mời của Trường đại học Chicago (Mỹ) - một trong các trường ĐH hàng đầu thế giới về giảng dạy tại trường. Theo thông báo của ĐH Chicago, Ngô Bảo Châu sẽ làm giáo sư toán học tại trường kể từ 1/9/2010.

Thông báo về việc này, trang web của Trường ĐH Chicago đăng bài viết có tiêu đề ìNhà toán học xuất chúng chấp nhận lời mời giảng dạy tại ĐH Chicago”.
Robert Fefferman, Trưởng Khoa Vật lý và giáo sư Toán của ĐH Chicago, cho biết: ìĐây là một trong những nhà toán học tuyệt vời của thời đại chúng ta. Tôi chờ đợi những điều thật sự tuyệt vời từ chàng trai trẻ này”.

Từ tháng 9 năm nay, Ngô Bảo Châu sẽ giảng dạy tại khoa Toán trường ĐH Chicago (Mỹ). (Ảnh: Uchicago)

Peter Constantin, giáo sư Toán và là chủ nhiệm khoa Vật lý tại ĐH Chicago, nhận định: ìCùng với việc tuyển dụng Ngô Bảo Châu, sự xuất hiện của Beilinson và Drinfeld cùng các tài năng khác về toán học, khoa Toán đang theo đuổi vai trò hàng đầu của mình trong đất nước”.

Ngô Bảo Châu cho biết anh quyết định giảng dạy tại ĐH Chicago cũng là vì có cơ hội được làm việc chặt chẽ hơn nữa với các đồng nghiệp tại Trường ĐH Chicago.
Trước đó, vào cuối năm 2009, công trình chứng minh ìBổ đề cơ bản chương trình Langland” của Ngô Bảo Châu được tạp chí Time chọn vào danh sách 10 khám phá khoa học của năm 2009. Tạp chí Times miêu tả chương trình Langland là một ìthuyết tham vọng và cách mạng” mà có thể nối hai lĩnh vực của toán học là số học và hình học.

Sinh tại Hà Nội năm 1972, Ngô Bảo Châu lấy bằng tiến sĩ Trường Université Paris-Sud (Pháp) năm 1997. Hiện tại Ngô Bảo Châu là thành viên của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton (Mỹ). Anh từng được trao nhiều giải thưởng toán học uy tín như giải thưởng Oberwolfach (năm 2007) và giải thưởng Clay Research (năm 2004).

#17
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết
Chờ đợi cái tên Ngô Bảo Châu được xướng lên...
Ngày mai 19/8, tên những nhà toán học được trao giải thưởng danh giá Fields sẽ được công bố tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tại Hyderabad, Ấn Độ. Việt Nam đang chờ đợi cái tên Ngô Bảo Châu được xướng lên...
>> ìNếu được nhận giải thưởng Fields, tôi sẽ dành tặng học sinh nghèo”

Hình đã gửi
GS Ngô Bảo Châu

Cứ bốn năm một lần, Giải thưởng Fields - giải thưởng được xem như giải Nobel trong lĩnh vực toán học, dành cho những nhà toán học không quá 40 tuổi vào năm trao giải - được trao tại các kì Đại hội Toán học thế giới.

Theo GS.TSKH Trần Văn Nhung, nếu GS Ngô Bảo Châu (sinh năm 1972) vinh danh nhận giải thưởng này thì Việt Nam không chỉ nằm trong Top 10-15 Olympic Toán phổ thông quốc tế mà còn nằm trong Top 11-12 nước của thế giới được nhận Giải thưởng Fields.

Trao đổi với phóng viên, trước khi lên đường sang Ấn Độ dự Đại hội Toán học, GS Ngô Bảo Châu khiêm tốn cho biết: ìCác đại hội Toán học thế giới từ trước đến nay, đa số nhà khoa học dưới 40 tuổi được mời báo cáo toàn thể ở Đại hội đều được trao Giải thưởng Fields tại Đại hội đó. Lần này chỉ có hai nhà khoa học, tôi và một người Brazil, dưới 40 tuổi được báo cáo tại phiên toàn thể.

Tôi có báo cáo tổng thể tại đại hội tổng hợp từ hơn 10 báo cáo. Ngoài ra, đại hội còn các báo cáo chuyên ngành. Mỗi ngành có 5 - 7 báo cáo. Đây là những báo cáo rất tốt đánh dấu sự phát triển của mỗi ngành như hình học, đại số... Mỗi người được mời báo cáo tại đại hội, họ rất hãnh diện và làm báo cáo rất tốt, thường các báo cáo từ 10 - 20 trang và nói rất sát chất lượng của từng ngành toán học trong thời gian vừa qua. Qua báo cáo này mọi người nắm rất rõ về sự phát triển toán học.
Nói về công trình ìBổ đề cơ bản”, GS. Ngô Bảo Châu cho biết: ìThực sự những người nghiên cứu toán học vẫn không hiểu nổi tác dụng của ìBổ đề cơ bản”. Vì bản thân ì Bổ đề cơ bản” tương đối kỹ thuật nằm trong chương trình Langland cơ bản toán học của thế kỷ 20. Chương trình vĩ đại, có mục tiêu rõ ràng nhưng khó đến. Hầu hết những phần của chương trình Langland, có rất nhiều công trình phụ thuộc vào ìBổ đề cơ bản” nên ìBổ đề cơ bản” càng càng ngày quan trọng nếu không có nó thì nhiều công trình khác sụp đổ. Có cái hay khi tôi chứng minh ìBổ đề cơ bản”, tôi dùng nhiều bài báo có liên quan đến phần lý thuyết nên một số nhà vật lý rất quan tâm đến Bổ đề này”.

Nếu GS Ngô Bảo Châu được tôn vinh, không có gì là bất ngờ!

Trao đổi với Dân trí, GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam vui mừng cho biết: ìGiới toán học thế giới ít ai có thể ngờ rằng, ìBổ đề cơ bản” lại được chứng minh một cách chóng vánh như vậy. Đó là một kỳ tích, thành tích vĩ đại của nền Toán học. Bổ đề này không chỉ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển Toán học mà còn liên quan đến những ngành khác, đặc biệt là Vật lý lý thuyết”.

Hình đã gửi
GS Ngô Bảo Châu - niềm tự hào của Việt Nam.

Theo GS. Lê Tuấn Hoa, để thấy tầm quan trọng của Bổ đề cơ bản của Chương trình Langlands, ta chỉ cần nhớ lại sự kiện Andrew Wiles đã chứng minh được Định lí lớn Fermat cách đây 15 năm - một định lí nổi tiếng mà sau hơn 300 năm nghiên cứu của nhiều thế hệ toán học lừng danh trên thế giới mới được giải quyết. Theo một nghĩa nào đó, thành công của Wiles dựa trên việc chứng minh được một trường hợp riêng của Bổ đề cơ bản. Nhờ đó Andrew Wiles đã được trao một Đĩa bạc đặc biệt tại Đại hội Toán học thế giới năm 1998, được xem như Giải thưởng Fields (Giải thưởng Fields chỉ trao cho nhà toán học không quá 40 tuổi, mà khi đó Wiles đã 45 tuổi, nên Liên đoàn toán học trao Đĩa bạc đặc biệt để tránh vi phạm luật).

Dưới tên là ìBổ đề cơ bản”, nhưng đây là một Giả thuyết tức là một dự đoán - do Robert Langlands đưa ra vào những năm 60, và sau đó được diễn đạt dưới dạng tổng quát trong một công trình chung của Robert Langlands và Diana Shelstad vào những năm 70. Do vai trò đặc biệt quan trọng của Bổ đề cơ bản, rất nhiều nhà toán học tài ba đã tập trung sức lực tấn công nó và đã chứng minh được một số trường hợp riêng.

Trường hợp riêng quan trọng nhất lại cũng chính do Bảo Châu cùng thầy hướng dẫn luận án Tiến sĩ của mình là GS. Gerard Laumon chứng minh vào năm 2004. ìChỉ với” kết quả riêng đó, năm 2004 hai nhà toán học này đã được trao một trong những giải thưởng danh giá trong Toán học: Giải thưởng Clay.

Tuy nhiên, để chứng minh trọn vẹn Bổ đề cơ bản thì nhiều người nghĩ rằng phải cần một thời gian dài nữa. Nhưng với Ngô Bảo Châu thì không! Sau công trình đạt Giải thưởng Clay, anh đã mạnh dạn theo đuổi con đường của mình và đã tìm ra chìa khóa để giải nó.

Năm 22 tuổi, khi đó đang du học bên Pháp tại trường đại học danh giá nhất nước Pháp, Ngô Bảo Châu đã ìbập” ngay vào đề tài nghiên cứu khó nhất. Đó là là một phần của Chương trình Langlands. Như vậy, mặc dù còn rất trẻ (năm nay GS Ngô Bảo Châu 38 tuổi), nhưng anh đã có 15 năm nghiên cứu vấn đề này. Bằng tài năng xuất chúng của mình, trong thời gian học tập, nghiên cứu, và làm việc cật lực, Ngô Bảo Châu đã đưa ra nhiều ý tưởng mới độc đáo. Anh liên tục làm cho thế giới Toán học ngạc nhiên.

Đỉnh điểm là đầu năm 2008, GS. Châu công bố một chứng minh hoàn chỉnh cho bổ đề cơ bản trong trường hợp tổng quát cho các đại số Lie. Lúc đầu công trình ìchỉ khoảng” 150 trang. Sau khi lược bỏ bớt những điều không phục vụ trực tiếp cho chứng minh Bổ đề cơ bản và diễn giải chi tiết hơn, công trình dài thành 188 trang! Dù ý tưởng chứng minh rất rành rọt, các nhà Toán học đầu đàn phải mất hơn 1 năm để kiểm chứng các chi tiết của nó!

Đây là một kỳ tích vĩ đại của nền toán học thế giới - GS. Lê Tuấn Hoa khẳng định và không ai nghi ngờ điều đó. Ngay giới Toán học Việt Nam cũng được hân hạnh biết điều này từ hơn một năm trước, khi GS Châu báo cáo tóm lược ý tưởng của công trình này tại Đại hội Toán học Việt Nam lần thứ 7 tại Quy Nhơn vào tháng 8 năm 2008. Cho nên việc anh được tôn vinh không có gì bất ngờ.

Thế nhưng việc được tạp chí Time đưa vào bình chọn là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm 2009 thì quả là ngạc nhiên. Ngạc nhiên bởi vì rất ít khi một công trình Toán học được Time để ý đến! Lần gần đây nhất Time để ý đến Toán học chính là xếp công trình của nhà Toán học Nga Perelman - người được Giải thưởng Fields năm 2006 là thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ năm 2006

Giờ đây, chúng ta hồi hộp mong chờ giây phút GS. Ngô Bảo Châu được trao giải Field vào ngày mai 19/8, như thế, đây sẽ đánh dấu sự kiện lịch sử trong nền Toán học, không chỉ của Việt Nam mà cả trên thế giới.

Nguồn : Dân trí

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#18
hongthaidhv

hongthaidhv

    GS-TSKHVMF. Lê Hồng Thái

  • Thành viên
  • 442 Bài viết
Việc GS Ngô Bảo Châu nhận được giải thưởng Fields danh giá trong thời điểm này sẽ đóng góp đáng kể vào việc chuẩn bị cho Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, và đặc biệt GS cũng là người con của Tràng An. Tuy không phải là con của xứ Kinh kì nhưng mình cũng cảm thấy rất tự hào, tự hào cho nền Toán học, cho đất nước Việt Nam Văn Hiến.
Hi vọng GS sẽ được vinh danh và cũng xin gửi chúc mừng trước đến với GS và tất cả các nhà toán học của Việt Nam
M.Lê Hồng Thái
La classe des Matériaux Avancés - Groupe des Écoles des Mines (GEM)
Mél: [email protected]
Y!M: turjnto_le
Facebook: http://www.facebook.com/hongthai.le
Télé: +84(0)936 431 156
+84(0) 979 646 777

#19
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết
Hehe năm nay T&T Hà Nội vô địch V-League, Hà Nội ACB vô địch hạng nhất, hoa hậu Việt Nam là người Hà Nội, thầy Châu mà ép phê thêm quả Fields ngày mai nữa thì đại lễ năm nay hoành tráng ra phết ;)))

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi T*genie*: 19-08-2010 - 02:50


#20
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Trực tiếp: http://www.icm2010.com/livevideo.asp

Nếu không được thì F5 độ 3 nháy là ổn.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh