Đến nội dung

Hình ảnh

Cấu hình electron trong nguyên tử


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
hayhoctoan

hayhoctoan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
III. Cấu hình e trong nguyên tử:
1. Cấu hình e trong nguyên tử.
Cấu hình e biểu diển sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
Vd: Na(Z=11): 1s22s22p63s1

2. Đặc điểm e của lớp ngoài cùng.
- Lớp ngoài cùng chứa tối đa 8 e.
- Nguyên tử chứa 8 e ngoài cùng đều rất bền vững.là nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm.
- Nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp e ngoài cùng là nguyên tố kim loại.
- Nguyên tử có 5, 6, 7 e ở lớp e ngoài cùng là nguyên tố phi kim.
- Nguyên tử có 4 e ở lớp e ngoài cùng là nguyên tố phi kim (nếu ở chu kì nhỏ) và là nguyên tố kim loại (nếu ở chu kì lớn).
Các e lớp ngoài cùng rất quan trọng, có khả năng quyết định tính chất hoá của một nguyên

#2
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
cho em hỏi em đang học cái phần cấu hình electron đó đó chị, nhưng khó nhớ quá, nào gì mà lượng tử với chả orbital, chị có cách nào giúp em hiểu hơn được không, ví dụ như cấu hình electron của kali và flo thì làm sao vậy chị??????
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#3
hongthaidhv

hongthaidhv

    GS-TSKHVMF. Lê Hồng Thái

  • Thành viên
  • 442 Bài viết

cho em hỏi em đang học cái phần cấu hình electron đó đó chị, nhưng khó nhớ quá, nào gì mà lượng tử với chả orbital, chị có cách nào giúp em hiểu hơn được không, ví dụ như cấu hình electron của kali và flo thì làm sao vậy chị??????

-Khi xem xét cấu hình e của một nguyên tử nguyên tố nào đó, ta có thể xác định đc vị trí của nó trong bảng HTTH và ngược lại. Ví dụ nha: Al ( Z=13 ) thì ta có cấu hình e là $1s^2 2s^22p^6 3s^23p^1$. Khi đó $Al$ thuộc ô thứ $13$, chu kì 3, phân nhóm chính nhóm III
-Có 4 phân lớp là s, p, d và f. Ta có phân lớp s, p, d, f theo thứ tự sẽ có 1, 3, 5, 7 obital. Vì vậy số e tối đa của các phân lớp trên lần lượt là 2, 6, 10 và 14. ( dễ nhớ không nào)
- lớp thứ nhất chỉ có phân lớp s; lớp thứ 2 có phân lớp s và p; lớp thứ 3 có 3 phân lớp s; p; d và từ lớp thứ 4 mới co phân lớp f
- Khi viết cấu hình e của một nguên tử nguyên tố, ta phải viết theo trình tự tăng dần mức năng lượng từ thấp đến cao ( cái này cũng khá dễ thuộc). 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p ............. Nghĩa là gì: khi viết cấu hình em thì ta phải phân bố các e vào các phân lớp theo thứ tự trên, VD như: Fe( Z=26), ta sẽ phải viết cấu hình e theo thứ tự là:
$1s^2 2s^22p^6 3s^23p^6 4s^2 3d^6$ nhưng thông thường người ta sẽ viết lại theo thứ tự sau ( cho đẹp thôi mà) :
$1s^2 2s^22p^6 3s^23p^63d^6 4s^2 $ Chú ý: Cách viết sau là sai: $1s^2 2s^22p^6 3s^23p^63d^8$
- Ngoài ra khi viết cấu hình em của nguyên tử nguyên tố, nếu rơi vào một trong 2 TH sau thì nó sẽ tự chuyển để đưa về cấu hình bền:
TH 1: $3d^4 4s^2 -> 3d^5 4s^1$
TH 2: $ 3d^9 4s^2 -> 3d^{10} 4s^1$

Mình chỉ viết một số điều cơ bản thôi vì có thể nhiều cái các bạn biết rồi, các bạn có thể xem thêm trong SGK hoặc có gì ko hiểu mình có thể giải đáp hộ
M.Lê Hồng Thái
La classe des Matériaux Avancés - Groupe des Écoles des Mines (GEM)
Mél: [email protected]
Y!M: turjnto_le
Facebook: http://www.facebook.com/hongthai.le
Télé: +84(0)936 431 156
+84(0) 979 646 777

#4
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
cho em hỏi số mũ sao mà biết được bao nhiêu vậy anh?
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#5
hocgioitoan

hocgioitoan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết
Đơn giản chỉ là như vậy thôi em: s chứa tối đa 2 electron, p chứa tối đa 6 electron, d chứa tối đa 10 electron, f chứa tối đa 14 electron. Em có thể coi thêm ở bài: Năng lượng của các electron trong nguyên tử.Cấu hình electron trong nguyên tử để hiểu rõ thêm. Thân

#6
nguyen_ct

nguyen_ct

    Đại Tướng (Nguyên Soái) :)

  • Thành viên
  • 729 Bài viết
về nhà học cái quy tắc KLECHKOWSKI là xong thôi ! cái này mình học lâu rồi nên cũng kok nhớ rõ lắm :D
AT: yaaaaaaaaa! Tất cả là tương đối
FM:đúng vậy tất cả là tương đối với thời gian là hằng số bất biến
FN: thời gian được Chúa tạo ra và chia làm 2 chiều 1 chiều hướng về hiện tại 1 chiều về tương lai ,với mốc là hiện tại
AT:thế trước khi Chúa tạo ra thời gian thì Chúa làm gì ?
FM: Chúa tạo ra địa ngục cho những tên nào hỏi câu đó !!!! :D




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh