Đến nội dung

Hình ảnh

BDT THPT


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 21 trả lời

#1
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết
Tối qua trong thời gian chờ xem bóng đá,không muốn học nữa đánh cái này cho mọi người ôn lại nè:
Mình mở topic này để mọi người tham khảo và vận dụng để giải các bài trong box này:
Nếu thiếu sót thì nhờ mọi người bổ sung nhé.Thanks very much!

1. Bất đẳng thức AM-GM: Với m số không âm $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ ta có:
$a_{1}+a_{2}+...+a_{m}\geq m\sqrt[m]{a_{1}a_{2}...a_{m}}$. Đẳng thức xảy ra khi $a_{1}=a_{2}=...=a_{m}.$
AM-GM suy rộng:Với m số không âm $a_{1},a_{2},...,a_{m}$và m số thực dương:$ \alpha_1;\alpha_2;....;\alpha_m $ta có:
$ \sum \alpha_{i}a_{i} \geq ( \sum \alpha_i ).( \bigcap\limits_{i=1}^{m}a_i \alpha_i)^{\dfrac{1}{\alpha_1+\alpha_2+....+\alpha_m }} $

Mình chỉ mới thấy lời giải cho :$ \alpha_1;\alpha_2;....;\alpha_m $ là số hữu thỉ dương thui. :fight
2.Cauchy - Schwazs: . với 2 bộ n số $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ và $b_{1},b_{2},...,b_{m}$ thì :
$(a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{m}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{m}^{2})\geq (a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{m}b_{m})^{2}$
Đẳng thức xảy ra khi : $\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$

3. Bất đẳng thức Xvác (Schwars). Với $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ bất kì và $b_{1},b_{2},...,b_{m}\geq 0$ ta có :
$\dfrac{a_{1}^{2}}{b_{1}}+\dfrac{a_{2}^{2}}{b_{2}}+...+\dfrac{a_{m}^{2}}{b_{m}}\geq \dfrac{(a_{1}+a_{2}+...+a_{m})^{2}}{b_{1}+b_{2}+...+b_{m}}.$Đẳng thức xảy ra khi $\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$

4.Bất đẳng thức Mincopxki (Mincowski): Với 2 bộ n số $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ và $b_{1},b_{2},...,b_{m}$ ;1<p hửu tỉ thì :
$ (\sum a_{k}^p)^{\dfrac{1}{p}} +(\sum b_{k}^p)^{\dfrac{1}{p}} \geq [(\sum (a_k +b_k)^p]^{\dfrac{1}{p}} $
Đẳng thức xảy ra khi :$\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$

5. Bất đẳng thức Holder: Cho hai bộ $ a_1;a_2;...;a_n and b_1;b_2;...;b_n \in R;p,q \in R ;1/p+1/q=1 $ thì BĐT sau đúng :
$ (a_1^{p}+a_2^{p}+...+a_n^{p})^{\dfrac{1}{p}} . (b_1^{p}+b_2^{p}+...+b_n^{p})^{\dfrac{1}{p}} \geq \sum a_{1}b_{1} $
Đẳng thức xảy ra khi : các bộ số tương ứng tỉ lệ với nhau
Các hệ quả đơn giãn hay dùng:
$(a^{3}+b^{3}+c^{3})(x^{3}+y^{3}+z^{3})(m^{3}+n^{3}+p^{3})\geq (axm+byn+czp)^{3}.$
Đẳng thức xảy ra khi : các bộ số tương ứng tỉ lệ với nhau. :D

Ngoài ra như chúng ta biết là còn 4 bất đẳng thức mở rộng nữa tuy nhiên nó ít được ứng dụng,xin không nêu.

6. Bất đẳng thức Schur:6.1) Dạng tổng quát: ^_^
Cho $a,b,c\geq 0$ và $t > 0$ ta có : $a^{t}(a-b)(a-c)+b^{t}(b-c)(b-a)+c^{t}(c-a)(c-b)\geq 0.$
Đẳng thức xảy ra khi : $a=b=c$ hoặc $a=0,b=c$ hoặc các hoán vị.
Các trường hợp thường dùng là TH: $t=1$ và $t=2$
$a(a-b)(a-c)+b(b-c)(b-a)+c(c-a)(c-b)\geq 0$ .
Trong trường hợp $t=1$ thì ở THCS ta thường có các cách diễn đạt tương đương sau :
$a^{3}+b^{3}+c^{3}+3abc\geq ab(a+b)+bc(b+c)+ac(c+a).$
$4(a+b+c)(ab+bc+ac)\leq (a+b+c)^{3}+9abc.$
Hệ quả rất thông dụng: $(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)\leq abc.$
Với $t=2$ ta có dạng quen thuộc hơn: $a^{4}+b^{4}+c^{4}+abc(a+b+c)\geq a^{3}(b+c)+b^{3}(a+c)+c^{3}(a+b)$.
6.2) Schur suy rộng:
$ x(a-b)(a-c)+y(b-a)(b-c)+z(c-a)(c-b) \geq 0 $
Bất đẳng thức sẽ đúng nếu như với mọi a :D b :Leftrightarrow c :Leftrightarrow 0 và x;y;z :Rightarrow 0 nếu có 1 điều kiện sau đúng:
a) x :forall y (hoặc z :Rightarrow y) (Rất hay)

b)ax :Leftrightarrow by

c)bz :Leftrightarrow cy (Nếu a,b,c là 3 cạnh 1 tam giác)

d)$ \sqrt{x} +\sqrt{z} \geq \sqrt{y} $

e)$ x^2 +y^2 +z^2 \leq 2(xy+yz+zx) $
Ngoài ra cũng còn hai bất Suy rộng của bất đẳng thức SChur nhưng cũng ít được ứng dụng.Đối với Suy rộng thứ 2 thì chúng ta có thể biến về suy rộng kiểu1.

7. Bất đẳng thức Trêbưsep:forall Chebyshev):7.1) Với $a_{1}; a_{2}; ...; a_{m}$ và $b_{1}; b_{2};...;b_{m}$ là 2 bộ cùng tính thì:
$ m(a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{m}b_{m})\geq (a_{1}+a_{2}+...+a_{m})(b_{1}+b_{2}+...+b_{m}).$
Đẳng thức xảy ra khi : $a_{1}=a_{2}=...=a_{m}$ và $ b_{1}=b_{2}=...=b_{m}.$
Nếu $a_{1}; a_{2}; ...; a_{m}$ và $ b_{1};b_{2}; ...; b_{m}$ thì .
$ m(a_{1}b_{1}+a_{2}b_{n}+...+a_{m}b_{m}) \leq (a_{1}+a_{2}+...+a_{m})(b_{1}+b_{2}+...+b_{m}).$
7.2)Bất đẳng Chebyshev suy rộng:Cho $ m_1;m_2:...:m_n >0 $ thõa mãn $ m_1+m_2+...+m_n=1 $
Với $a_{1}; a_{2}; ...;\geq a_{m}$ 2 bộ cùng tính thì:
$m_{1}a_{1}b_{1}+m_{2}a_{2}b_{2}+...+m_{n}a_{m}b_{m})\geq (m_{1}a_{1}+...+m_{n}a_{m})(m_{1}b_{1}+...+m_{n}b_{m}).$
Nếu là 2 bộ đơn điệu ngược tính thì BDT đổi chiều.
Ngoài ra các bạn cũng thấy có vài kết quả làm mạnh của Trê nữa,xin phép được để mọi người nhớ lại.

8. Bất đẳng thức Nét bít (Nesbitt):2 trương hợp hay dùng là:
BĐT Nesbitt 3 biến : Với $ a,b,c >0$ thì $\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b} \geq \dfrac{3}{2}.$
BĐT Nesbitt 4 biến : với $a,b,c,d >0$ thì :$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+d}+\dfrac{c}{d+a} +\dfrac{d}{a+b}\geq 2.$
Bất đẳng thức cũng đúng cho đến 14 biến.
ĐẲng thức xẩy ra khi các biến bằng nhau.

9.Bất đẳng thức hoán vị:
Với $a_{1}; a_{2}; ...; a_{m}$ và $b_{1}; b_{2};...;b_{m}$ và $(t_1;...;t_n) $là hoán vị của $(b_1;...;b_n)$:
Nếu cùng tính thì: $ \sum a_{1}b_{1} \geq \sum a_{1}t{1} $
Nếu ngược tính thì:$ \sum a_{1}b_{1} \leq \sum a_{1}t{1} $
Chúng ta cũng biết có BDt hoán vị tổng quát nhưng xin phép được để mọi người tự nhớ lại.

10.Bất dẳng thức Jensen:
Cho $ x_1;x-2;...;x_n \in I and \alpha_1 ;\alpha_2;... ;\alpha_n ;\sum \alpha_i =1 $
Nếu $ f(x) $ là hàm lồi trên I thì ta có:$ f( \alpha_{1}x_{1};...;\alpha_{n}x_{n}) \leq \sum \alpha_{i}f(x_{1}) $
Nếu $ f(x) $ là hàm lõm trên I thì ta có:$ f( \alpha_{1}x_{1};...;\alpha_{n}x_{n}) \geq \sum \alpha_{i}f(x_{1}) $
Cái Jensen trình độ mới chỉ vận dụng làm được vài bài đơn giãn nên dừng tại cái cơ bản này.(Nhìn đơn giãn quá nhỉ)

11.Bất đẳng thức karamataCho 2 bộ được sắp xếp theo thứ tự $ (a)=(a_1;a_2;...;a_n) and(b)=(b_1;...;b_n) $với (a) trội hơn (b) khi đó ta có:
Nếu $ f $ là hàm lồi trên I thì ta có:$ \sum f(a_i) \geq \sum f(b_i) $
Nếu $ f $ là hàm lõm trên I thì ta có:$ \sum f(a_i) \leq \sum f(b_i) $
Ngoài ra ta còn có RCF;LCF;LCRCF,SIP nhưng chưa học kĩ hàm lồi bên trái bên phải nên không giám viết bậy.
12.Bất đẳng thức đổi biến P,Q,R
Đặt $ a+b+c=p;ab+bc+ca=q;abc=r $
Khi đó ta có:
$ p^2 \geq 3q ; p^2q+3pr \geq 4q^2 ; p^{2}q \geq 3pr+2q^2 ; p^3 +9r^2 \geq 4pqr $; $p^{3}+9r \geq 4pq ; p^4+4q^2+6pr \geq 5p^{2}q $
$ q^2 \geq 3pr ; pq^2+3pq^2 \geq 4p^{2} ; pq^{2} \geq 2p^{2}r+3qr ; 2p^{3}+9r^{2} \geq 7pqr $
$ p^3 \geq 27r ; p^{4} +3q^{2} \geq 4p^{2}q ; 2p^{3} +9r \geq 7pq ; p^{3}r +q^3 \geq 6pqr $

13.Vài tiêu chuẩn S.O.S
1) $ S_{a};S_b;S_c \geq 0.$
2)$\left\{\begin{array}{l}S_a+S_{b};S_{b}+S_{c}; S_{c}+S_{a} \geq 0 \\a\geq b\geq c \end{array}\right. $
3) $ \left\{\begin{array}{l}a\geq b \geq c \\S_{a};S_{c} \geq 0 \\S_{a}+2S_{b} ; S_{c}+2S_{b} \end{array}\right. $
4) $ \left\{\begin{array}{l}c\geq b \geq a \\S_{a};S_{b} \geq 0 \\b^{2}S_{c} +c^{2}S_{b} \geq 0 \end{array}\right. $
5) $ \left\{\begin{array}{l} S_{a}+S_{b} \geq 0 \\S_{b}+S_{c} \geq 0 \\S_{c}+S_{a} \geq 0 \\ \sum S_{a}S_{b} \geq 0 \end{array}\right. $
HeHe.Mình thất Phân tích thành bình phương không khó mà cái khó là dùng tiêu chuẩn nào để cm được thui.

14.Các dạng dồn biến:
1) Dồn biến có điều kiện:Để chứng minh $ f(a,b,c) \geq 0 $ với a,b,c là các biến và tồn tại $ g(a,b,c)=0 $ thì chỉ cần chứng minh
$ f(a,b,c) \geq f(a,t,t) $ với t là biến thõa mãn $ g(a,t,t)=0 $.Thường t= tb cộng,tb nhân,tb điều hòa;căn tb tổng các bình phương ....
2)Ngoài ra còn SMV;UMV;dồn biến bằng quy nạp thừa;EMV;GMV
mình chỉ mới biết vận dụng cái đầu tiên là dồn biến về giá trị trung bình nên cũng không giám viết nhiều.

Ngoài ra hai bất đẳng thức Bernuli vàMuidhead cũng rất dễ học(ko tin mời thử) và sữ dụng rộng rãi chẳng phải dính đến đạo hàm khi chưa học đến,đều là BDT đa năng.

15.Bất đẳng thức Bernuli: Chỉ xin đề cập đến dạng cơ bản còn dạng tổng quát để mọi người tự nhớ lại:
Với số mũ tự nhiên;$ \forall a>1, \forall n \in N $ ta có ngay $(1+a)^{n} \leq 1+na $
Với số mũ thực : $ \forall a>1 , \forall r \in Q \in [0;1] \Rightarrow (1+ra)^{r} \leq 1+ra $
$ \forall a>1, \forall r \in Q \notin [0;1] \Rightarrow (1+ra)^{r} \geq 1+ra $.
16.MurihealMình cũng chỉ xin nêu cái tổng quát nhất:
Với mũ số thực:
Cho dãy biến $ X=a_1;a_2;...;a_n \in R+ and \alpha_{1};\alpha_{2};...;\alpha_{n} ;\beta_{1} ;\beta_{2};...;\beta_{n} \in R$
$ S_{X}^\alpha \geq S_{X}^\beta \Leftrightarrow \alpha $ trội hơn $ \beta $.
p/s:Mình không tìm thấy kí hiệu trội hơn trên diễn đàn,mọi người thông cảm cho.

17.Bất đẳng thức Vâyetstrt:Cho $ a_{1};a_{2};...;:Rightarrow \geq 0 and S_{n}=a_{1}+...+a_{n} $ Khi đó ta có bất đẳng thức:
$ (1+a_{1})(1+a_{2})...(1+a_{n}) \geq 1+S_{n} $
$ (1-a_{1})(1-a_{2})...(1-a_{n}) \geq 1-S_{n} \forall a_{i} \in [0;1] $
$ (1+a_{1})(1+a_{2})...(1+a_{n}) \leq \dfrac{1}{1-S_{n}} \forall S_{n}<1 $
$ (1-a_{1})(1-a_{2})...(1-a_{n}) \leq \dfrac{1}{1-S_{n}} \forall S_{n}<1;a_{i} \in [0;1] $.
Ngoài ra cũng còn các pp ABC;GLA;... nhưng trình độ còn thấp chưa giám đề cập đến
Một số bất đẳng thức dùng tam thức bậc hai như Aczela ;G.Polya;Abrl;Diaz;Kantorovis ...vv

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Messi_ndt: 26-02-2010 - 11:21


#2
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết
Mời mọi người bổ sung vào đây :forall :forall :Rightarrow

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Messi_ndt: 25-02-2010 - 20:43


#3
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết
ABC;GLA;vài kiểu dồn biến

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Messi_ndt: 25-02-2010 - 21:02


#4
conan123

conan123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 113 Bài viết
Mấy cái này hầu như sách tham khảo bđt hiện nay đều có hết, nhưng cũng cám ơn tinh thần của bạn

#5
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Có bài này giống jensen lắm , mọi ng` zúp e nha
Cho hàm số $f(x) $ xác định với mọi $x$ và có $f(\dfrac{x+y}{2})\leq \dfrac{f(x)+f(y)}{2}$ với mọi $x;y$ .$Cmr:f(\dfrac{x+y+z}{3})\leq \dfrac{f(x)+f(y)+f(z)}{3}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi maths_lovely: 26-02-2010 - 22:20


#6
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Bài đó hình như cũng dùng cosi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi maths_lovely: 26-02-2010 - 22:19


#7
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết

Mấy cái này hầu như sách tham khảo bđt hiện nay đều có hết, nhưng cũng cám ơn tinh thần của bạn

Khb!
Mấy cái mình post đây mình đều đã nắm trong tay chẳng cần xem lại sách gì!Post cho ai không nhớ hoặc mới học xem lại khi không nhớ thui!

#8
Chuong Nguyen Minh

Chuong Nguyen Minh

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 48 Bài viết

Khb!
Mấy cái mình post đây mình đều đã nắm trong tay chẳng cần xem lại sách gì!Post cho ai không nhớ hoặc mới học xem lại khi không nhớ thui!

Cám ơn tinh thần của bạn nhưng mình nghỉ bạn để thời gian đánh cả đống công thức đó làm vài bài Bdt thì bổ hơn :forall
ĐANG DỐT CẦN HỌC HỎI

#9
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết
Mọi ng` làm bài bdt của e đi

#10
baby milo

baby milo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết

Mọi ng` làm bài bdt của e đi

Thứ nhất: hàm f(x) của em thiếu điều kiện liên tục trên đâu, trên khoảng nào, đoạn nào.
Thứ hai: x,y,z của em phải có đk thuộc khoảng đó, và bdt điều kiện đúng với mọi x,y trên khoảng.
Bài này đúng là Jensen, em làm thế này: vì bdt đúng với mọi x,y trên khoảng, nên ta có thể chọn
$ z= \dfrac{x+y}{2}$, ta có:
$ f(x)+f(y)+f(z) \leq 3f(\dfrac{x+y+z}{3}) \Leftrightarrow f(x)+f(y)+f(\dfrac{x+y}{2}) \leq 3f(\dfrac{x+y}{2}$
$ \Leftrightarrow f(x)+f(y) \leq 2f(\dfrac{x+y}{2})$ (đúng)
Với mỗi z bất kì trong khoảng , ta luôn có thể chọn x,y thỏa đk trên, do đó bdt trên đúng với mọi x,y,z thuộc khoảng.
Quy nạp tương tự, bdt đúng với n số

#11
baby milo

baby milo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
AM-GM suy rộng ko thấy ứng dụng mấy nhỉ. Ah` bạn Messi_ndt thử làm bài này nhé:
Cho tam giác ABC, chứng minh rằng :
1)$ 3(A.sinA+B.sinB+C.sinC) \geq \pi(sinA+sinB+sinC)$
2) $ tanA+tanB+tanC +sinA+sinB+sinC >2 \pi$
với A,B,C là số đo 3 góc của tam giác theo radian, ý thứ 2 là với mọi tam giác ABC nhọn

#12
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết

AM-GM suy rộng ko thấy ứng dụng mấy nhỉ. Ah` bạn Messi_ndt thử làm bài này nhé:
Cho tam giác ABC, chứng minh rằng :
1)$ 3(A.sinA+B.sinB+C.sinC) \geq \pi(sinA+sinB+sinC)$
2) $ tanA+tanB+tanC +sinA+sinB+sinC >2 \pi$
với A,B,C là số đo 3 góc của tam giác theo radian, ý thứ 2 là với mọi tam giác ABC nhọn

E hè.Để mai mình xem đc ko?Mà chưa chắc đã làm đc đâu,nói thật phần này mình cũng thường thui.(lớp 10 chỉ biết đọc hết sách và học thêm mấy cái của lớp trên để hổ trợ cho kiến thức Ine.

Cám ơn tinh thần của bạn nhưng mình nghỉ bạn để thời gian đánh cả đống công thức đó làm vài bài Bdt thì bổ hơn :D

HeHe.Đợi xem bóng đá còn thấy lâu hơn cả học văn.Vừa ôn lại vừa cho mọi người cùng ôn thui.
Bài thì có nhiều cái hay.Post lên chỉ sợ mọi người có lời giải mà ko giải.Rãnh mình cũng làm luôn.

#13
abstract

abstract

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 430 Bài viết

AM-GM suy rộng ko thấy ứng dụng mấy nhỉ. Ah` bạn Messi_ndt thử làm bài này nhé:
Cho tam giác ABC, chứng minh rằng :
1)$ 3(A.sinA+B.sinB+C.sinC) \geq \pi(sinA+sinB+sinC)$
2) $ tanA+tanB+tanC +sinA+sinB+sinC >2 \pi$
với A,B,C là số đo 3 góc của tam giác theo radian, ý thứ 2 là với mọi tam giác ABC nhọn

Tranh thủ chém bài 2
Bạn thêm gt tam giác nhọn nhé. Nếu ko nhọn try $A= \dfrac{2\pi}{3}, B=C \dfrac{ \pi }{6} $
Xét hàm: $ f(x)=sinx+tanx-2x , x\in(0,\dfrac{\pi}{2}) $
$f'(x)=cosx+\dfrac{1}{cos^2x}-2 > cos^2x+\dfrac{1}{cos^2x}-2 \geq 0 $
$ \Rightarrow f(x)>f(0)=0 , \foral x\in(0,\dfrac{\pi}{2}) $
Từ đó ta có: $ sinA+tanA+sinB+tanB+sinC+tanC-2A-2B-2C >0 $
$ \Rightarrow sinA+tanA+sinB+tanB+sinC+tanC>2(A+B+C) =2\pi \Rightarrow Q.E.D $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi abstract: 27-02-2010 - 12:37

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông


#14
abstract

abstract

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 430 Bài viết
Cho $ a_{i} \in R$ $i$ chạy từ $1->n$. CMR:
$ \sum\limits_{i=1}^{n} \sum\limits_{j=1}^{n} \dfrac{ a_{i} a_{j}}{i+j} \geq 0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi abstract: 27-02-2010 - 12:34

Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông


#15
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Thứ nhất: hàm f(x) của em thiếu điều kiện liên tục trên đâu, trên khoảng nào, đoạn nào.
Thứ hai: x,y,z của em phải có đk thuộc khoảng đó, và bdt điều kiện đúng với mọi x,y trên khoảng.
Bài này đúng là Jensen, em làm thế này: vì bdt đúng với mọi x,y trên khoảng, nên ta có thể chọn
$ z= \dfrac{x+y}{2}$, ta có:
$ f(x)+f(y)+f(z) \leq 3f(\dfrac{x+y+z}{3}) \Leftrightarrow f(x)+f(y)+f(\dfrac{x+y}{2}) \leq 3f(\dfrac{x+y}{2}$
$ \Leftrightarrow f(x)+f(y) \leq 2f(\dfrac{x+y}{2})$ (đúng)
Với mỗi z bất kì trong khoảng , ta luôn có thể chọn x,y thỏa đk trên, do đó bdt trên đúng với mọi x,y,z thuộc khoảng.
Quy nạp tương tự, bdt đúng với n số

Đáng nghi ngại , ở dấu tương đương thứ nhất .
Điều này suy ra thì hiển nhiên , nhưng tương đương thì không hiển nhiên vậy , có thể không tương đương

Đời người là một hành trình...


#16
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Cho $ a_{i} \in R$ $i$ chạy từ $1->n$. CMR:
$ \sum\limits_{i=1}^{n} \sum\limits_{j=1}^{n} \dfrac{ a_{i} a_{j}}{i+j} \geq 0$


Xét $f(x)=\sum_{i=1}^n \sum_{j=1}^n a_ia_jx^{i+j-1}=(\sum_{j=1}^n a_ix^{\dfrac{2i-1}{2}})^2$. cm:$ \int_{0}^{1}f(x)dx\ge 0$
Mà rỏ ràng vì $ f(x)\ge 0\forall x\in[0,1]$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 27-02-2010 - 18:19

Đời người là một hành trình...


#17
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết

Tranh thủ chém bài 2
Bạn thêm gt tam giác nhọn nhé. Nếu ko nhọn try $A= \dfrac{2\pi}{3}, B=C \dfrac{ \pi }{6} $
Xét hàm: $ f(x)=sinx+tanx-2x , x\in(0,\dfrac{\pi}{2}) $
$f'(x)=cosx+\dfrac{1}{cos^2x}-2 > cos^2x+\dfrac{1}{cos^2x}-2 \geq 0 $
$ \Rightarrow f(x)>f(0)=0 , \foral x\in(0,\dfrac{\pi}{2}) $
Từ đó ta có: $ sinA+tanA+sinB+tanB+sinC+tanC-2A-2B-2C >0 $
$ \Rightarrow sinA+tanA+sinB+tanB+sinC+tanC>2(A+B+C) =2\pi \Rightarrow Q.E.D $

Nhìn đơn giãn quá.

AM-GM suy rộng ko thấy ứng dụng mấy nhỉ. Ah` bạn Messi_ndt thử làm bài này nhé:
Cho tam giác ABC, chứng minh rằng :
1)$ 3(A.sinA+B.sinB+C.sinC) \geq \pi(sinA+sinB+sinC)$

Chắc dùng Chebushev thui.
Nếu tam giác ABC không nhọn thì chưa có bộ đơn điệu được.
$ SinA \geq SinB \geq SinC \Rightarrow A \geq B \geq C $

#18
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết

Cám ơn tinh thần của bạn nhưng mình nghỉ bạn để thời gian đánh cả đống công thức đó làm vài bài Bdt thì bổ hơn :D

Bài 1) Cho $ x_1;x_2;...;x_5 and x_1+x_2+x_3+x_4+x_5=1.$
Chứng minh rằng:$ \sum\limits_{i=1}^{5} |cosx_1| \geq 1 $
Bài 2)Không dùng Chebyshev:Cho a,b,c>0 và abc=1,chứng minh $ \sum \dfrac{a^n}{b+c} \geq \dfrac{3}{2} $
Bài 3)Cho a,b,c>0,thõa mãn:abc=a+b+c+2.Chứng minh rằng:
a)$ ab+bc+ca \geq 2(a+b+c) $
b)$ \sqrt{a} +\sqrt{b}+\sqrt{c} \leq \dfrac{3}{2}\sqrt{abc} $
Bài 4) Cho $ \alpha +\beta +\gamma =180^0 $.Tìm $ Min = cotg \alpha +cotg\beta +cotg\gamma $
Bài 5)Tìm $ Min,Max f(x;y)= \dfrac{a sin^4x+b cos^4y}{c sin^2x+d cos^2y}+ \dfrac{a cos^4x+b sin^4y}{c cos^2 x+d sin^2 y} $
Bài 6)Cho $ \alpha +\beta = 180^{0} $.Chứng minh rằng: $ \dfrac{cos^6 \alpha}{ \alpha} +\dfrac{cos^6\beta}{\beta} \geq \dfrac{1}{\pi} $
Có lẽ mấy bài này với mọi người cũng dễ ợt.Cứ xem như mình post lên để nhớ lại xem nó làm thế nào thui nha.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Messi_ndt: 28-02-2010 - 21:05


#19
ASE

ASE

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết

Tranh thủ chém bài 2
Bạn thêm gt tam giác nhọn nhé. Nếu ko nhọn try $A= \dfrac{2\pi}{3}, B=C \dfrac{ \pi }{6} $
Xét hàm: $ f(x)=sinx+tanx-2x , x\in(0,\dfrac{\pi}{2}) $
$f'(x)=cosx+\dfrac{1}{cos^2x}-2 > cos^2x+\dfrac{1}{cos^2x}-2 \geq 0 $
$ \Rightarrow f(x)>f(0)=0 , \foral x\in(0,\dfrac{\pi}{2}) $
Từ đó ta có: $ sinA+tanA+sinB+tanB+sinC+tanC-2A-2B-2C >0 $
$ \Rightarrow sinA+tanA+sinB+tanB+sinC+tanC>2(A+B+C) =2\pi \Rightarrow Q.E.D $

Hay thật,mình bđ lg ko ra
Ai có tài liệu gì về kiểu dùng đạo hàm thế này ko?

#20
maths_lovely

maths_lovely

    Princess of math

  • Thành viên
  • 750 Bài viết

Thứ nhất: hàm f(x) của em thiếu điều kiện liên tục trên đâu, trên khoảng nào, đoạn nào.
Thứ hai: x,y,z của em phải có đk thuộc khoảng đó, và bdt điều kiện đúng với mọi x,y trên khoảng.
Bài này đúng là Jensen, em làm thế này: vì bdt đúng với mọi x,y trên khoảng, nên ta có thể chọn
$ z= \dfrac{x+y}{2}$, ta có:
$ f(x)+f(y)+f(z) \leq 3f(\dfrac{x+y+z}{3}) \Leftrightarrow f(x)+f(y)+f(\dfrac{x+y}{2}) \leq 3f(\dfrac{x+y}{2}$
$ \Leftrightarrow f(x)+f(y) \leq 2f(\dfrac{x+y}{2})$ (đúng)
Với mỗi z bất kì trong khoảng , ta luôn có thể chọn x,y thỏa đk trên, do đó bdt trên đúng với mọi x,y,z thuộc khoảng.
Quy nạp tương tự, bdt đúng với n số

Em thấy cách này bất thường đó
từ nhiên đặt $z= \dfrac{x+y}{2} $ . Lỡ $z$ bằng số khác thì sao
Mà bài này em nhớ là dùng $AM-GM$




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh