Đến nội dung

Hình ảnh

Học toán cao cấp quá ...Để làm gì vậy ?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 40 trả lời

#1
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Mấy bạn có khi nào nghỉ mình đang học Toán gì không?.Có ích gì cho cuộc sống không?.Tui nhiều lúc cầm những cuốn sách Toán của người nước ngoài...thấy họ giỏi ghê,viết gì mà dày thế....Thật tình tôi không hiểu được:Học những điều quá xa vời thực tế để làm gì?.VD:Học Đại số đại cương(Tân toán học)...để làm gì?Chẳng lẻ chỉ để C/m định lý Fecma,áp dụng vào vật lý (lượng tử...,),hay để c/m về số học p,ve da giac,chia vong tron,giài pt lớn hơn bậc 5,hay Đại số đồng điều.....Để làm chi vậy?...Kính mong các bậc cao niên chỉ giáo cho em....
Trân trọng kính chào
TB:Em nói chung cả mọi ngành Toán....

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi con-meo: 19-08-2005 - 09:49

[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#2
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Hi, chào "con-meo", trước khi có đôi ý kiến replis, mình mạn phép hỏi bạn: "bạn sống để làm gì"
1 lúc nào, khi bạn có câu trả lời thỏa đáng thì lúc bấy giờ tôi cũng có thể có 1 kiến giải thích hợp cho câu hỏi đáng suy nghĩ này của bạn
Còn bây giờ xin mạn bàn 1 số đỉểm thế này
Tất nhiên trong cuộc sống có vô số người sống mà không cần học toán, nhưng có lẽ họ cũng có những lý tưởng của riêng mình . Tất nhiên có cả những người sống mà không cần lý tưởng, và họ vẫn sống được, nhưng chắc hẳn bạn không muốn có 1 cuộc sống như vậy. Vì thế toán học như 1 lý tưởng của các nhà toán học.
Một mặt khác, nhờ toán học mà các ngành khoa học khác có thể cùng phảt triển, và sự thật là từ toán học đã hình thành vô số ngành khoa học quan trọng đang ngày 1 giúp ích cho cuộc sống của con người, điều đó chẳng đáng để chúng ta học toán lắm sao
Cuối cùng,học toán như 1 nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của 1 số người, và phần lớn những người đó đều trở thành những nhà toán học
Vài lời mạn bàn, không phiền hà gì, hi vọng có các cao kiến
okie?!


#3
pascal

pascal

    Learn from yesterday

  • Thành viên
  • 62 Bài viết
Những điều xa vời với thực tế đó giúp nhiều cho tư duy của người học lắm đấy bạn . Lấy ví dụ từ bản thân mình , sau khi học xong môn Đại Số Đại cương thì mình thấy mình cao lên thêm 1 cái đầu so với thời học cấp 3 đấy !!!
Hay mình nghĩ chắc bạn đã giỏi lắm rồi nên học xong mấy cái đó bạn ko cảm thấy mình giỏi lên thêm chút nào nhỉ ?!?! :pi
BORN TO DIE

#4
tnk

tnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 214 Bài viết
Trả lời câu của bạn nhá:
1) Học cái đó vì mình thích thú hơn những cái khác. Trong trường hợp này thì có lẽ bạn phải rất có tài thì tốt hơn. Ví dụ như Hardy, ông ấy cũng ko rõ các công trình của ông ấy có lợi ích gì, nhưng thấy hứng thú thì cứ làm thôi.

2) Học cái đó vì thấy nó có lợi ích thiết thực. Cái này thì nói về Toán ứng dụng. Ví dụ như các bài toán về thuỷ lợi, quy hoạch, thống kê... Những cái đó có vẻ ko giống trong chương trình Toán mà bạn đang được học. Nhưng thực sự nó là những bài toán đấy. Bạn ko nhất thiết phải học chương trình Cử nhân Toán mà vẫn phải đối mặt với những bài toán kiểu như vậy.

3)Còn nếu bạn làm pure maths mà lại nhìn thấy được lợi ích thiết thực của công việc bạn đang làm thì phải nói là trình độ bạn cũng khá cao đấy.

Mà tiện thể cho hỏi xem Đại số đồng điều dịch ra tiếng Anh nó là cái gì vậy??
Em là bông hoa kì diệu
Anh là hòn ngọc sáng trong...

#5
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
+ Cám ơn mấy sư phụ đã cho ý kiến.
Nhưng tôi hỏi thật lòng mấy bạn có khi nào tự hỏi rằng mình đang nghiên cứu
điều gì không...Mục đích đạt được là gì?Chứ chẳng lẻ đi như một thằng mù không có đích tới...Tôi rất phục anh Ngô Bảo Châu vì ... có ý giống suy nghĩ của tôi...
+Vì hiện tại tôi học theo kiểu tự học,không có phương hướng gì cả:giài tích hàm...topô đại số...tôi đều thích...Không biết có nên giới hạn học hay không?
+Tôi có coi các sách về kỹ thuật:vật lý,thủy lợi...thấy mấy người viết sách đó(về vật lý),còn hay hơn mấy nhà Toán học?(tôi nghĩ rằng họ đã siêu về toán rồi mới ứng dụng được vào Lý?)
Vài dòng hỏi mấy bậc cao niên...xin cho ý kiến.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi con-meo: 23-08-2005 - 08:35

[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#6
ngốc

ngốc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết

ĐS Đồng điều :homology algebra


Em xin lỗi chen ngang tý. Em thích Toán (các bác đừng hỏi tại sao thích nhá, em chịu) nên hay hỏi anh họ em các môn học của Toán cao cấp (tất nhiên anh ấy chỉ nói tên môn cho biết thôi), em nhớ là anh ấy có nói môn Đại số đồng điều dịch từ (là): Homological algebra.

Các bác tiếp tục thảo luận vấn đề của các bác đi ạ.
Ngốc.

#7
tnk

tnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 214 Bài viết
con_meo nói ý kiến của bác Ngô Bảo Châu là như thế nào??

Nói chung thì làm cái gì mình thích hơn thôi. Trong quá trình bạn học, bạn tự khám phá ra cái này cái khác, thế cũng là nghiên cứu rồi, kể cả những cái đó đã được tìm ra trước đi nữa.

Bạn có thể tìm 1 ông thầy giỏi để theo học ngành bạn thích. Nếu bạn chứng tỏ được khả năng thì chắc người ta sẽ nhận bạn thôi. Nói chung thì kiếm 1 ông thầy vẫn tốt hơn vì bây giờ kiến thức là rất rộng lớn.
Em là bông hoa kì diệu
Anh là hòn ngọc sáng trong...

#8
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết

+ Cám ơn mấy sư phụ đã cho ý kiến.
Nhưng tôi hỏi thật lòng mấy bạn có khi nào tự hỏi rằng mình đang nghiên cứu
điều gì không...Mục đích đạt được là gì?Chứ chẳng lẻ đi như một thằng mù không có đích tới...Tôi rất phục anh Ngô Bảo Châu vì ... có ý giống suy nghĩ của tôi...
+Vì hiện tại tôi học theo kiểu tự học,không có phương hướng gì cả:giài tích hàm...topô đại số...tôi đều thích...Không biết có nên giới hạn học hay không?
+Tôi có coi các sách về kỹ thuật:vật lý,thủy lợi...thấy mấy người viết sách đó(về vật lý),còn hay hơn mấy nhà Toán học?(tôi nghĩ rằng họ đã siêu về toán rồi mới ứng dụng được vào Lý?)
Vài dòng hỏi mấy bậc cao niên...xin cho ý kiến.

Ở đây tớ nghĩ không có ai là bậc cao niên, tất cả hầu như là sinh viên DH hoặc sau DH. Chúng ta còn phải trau dồi thêm kiến thức nhiều .

Ngày nay để hỏi 1 anh sinh viên tại sao anh làm pure math thì đây chắc là 1 câu hỏi khó trả lời .
Thực ra Toán học lý thuyết có thể chia làm 2 hướng : 1 hướng là Toán học lý thuyết phát triển trong nội tại của Toán học, ví dụ như Logic , Number theory, 1 phần của Algebra .
Hướng thứ 2 là mượn các ý tưởng của các ngành khác để phát triển abstract toán học . Ví dụ như ngày xưa Poincare' đi nghiên cứu trắc địa , mượn các ý tưởng của Khảo sát địa chất áp dụng lên phương trình vi phân trên Đa tạp ...

Tuy nhiên hướng thứ 1 , hướng của sự phát triển nội tại trong toán học, ngày nay cũng không thể đứng 1 một được, ví dụ như Number theory cũng cần Analysis , Algebra cần Topology...

Qua những điều trên tớ muốn nói là , những lãnh vực mà ta nghiên cứu theo đuổi, không ít thì nhiều cũng liên quan đến 1 vấn đề nào đó đang còn tồn tại, chưa giải quyết được . Chẳng hạn những người làm PDE thì cảm thấy hứng thú với bài toán Navier- Stocker, nó có nhiều ứng dụng trong vật lý, cơ học, lý thuyết chay' roi, chaos...
Tuy nhiên ( theo cảm tưởng của tớ) bài toán này không thể giải thuần túy theo phương pháp phương trình đạo hàm riêng thông thường được . Mà có thể phải dùng rất nhiều Geometry , Algebra Topology ( ví dụ như nhóm Bordism) .

Ngay trong Topology người ta cũng phải mượn ý tưởng của các ngành khác ví dụ như 1 lý thuyết pure algebra như Galois theory lại chính là ý tưởng của Homotopy theory ( Extension problem)

Theo dòng lịch sử thì thời xưa, toán học bắt nguồn từ nhiều môn ví dụ như cơ học, vật lý, thiên văn, thủy lợi, kinh tế . Đến nay thì sự chuyên môn hóa các ngành đã rất sâu, nên thường người ta không còn nhìn thấy được sự kết hợp giữa các ngành với nhau .

Và mình ( quan điểm cá nhân) cảm thấy Toán học hiện đại rất hay, nó cho phép nhìn nhận 1 vấn đề bằng nhiều quan điểm khác nhau . Ví dụ như elliptic problems . Vấn đề này bắt nguồn xa xưa thì các elliptic Integral ( quá trình tích phân tìm quỹ đạo của chất điểm trong 1 trường cho trước, mình không nhớ tên là trường nào ( fields theory) thì nó được nghiên cứu dưới dạng toán học khác nhau : Arithmetic (elliptic curves) , Topology, Nummber theory, algeraic geometry, Cryptology,....

Những công cụ hiện đại của Toán học cho phép chúng ta nhìn nhận bài toán bằng 1 góc độ cao hơn, chứng minh 1 cách dễ dàng hơn .

Nếu bạn thích làm toán ứng dụng, ví dụ như nghiên cứu các dòng chảy trên cánh máy bay , hay hiện tượng sóng sâu dưới thuyền , thì chắc chắn bạn phải dùng complex Analysis , ở đó bạn nghiên cứu các holomorph , conformal function ( dưới dạng ứng dụng ) . Vậy thì những người làm giải tích phức phát triển môn này .
Bên cạnh việc đưa ra các phương pháp chứng minh , thì cũng có nhiều khi, có những nhà toán học lỗi lạc, họ cũng đưa ra những phương pháp giải cụ thể .

Tuy nhiên những người làm Algebra , họ cảm thấy ngôn ngữ của complex analysis không phù hợp với họ, thì họ phải nghiên cứu complex algebraic geometry , cũng là nghiên cứu holomorph Maps, tuy nhiên đuợc phát triển dưới dạng ngôn ngữ của commutative algebra : Polynomials .

Còn nếu như bạn hỏi, tại sao lại phải dùng complex Number, thì câu trả lời đơn giản là : Nhằm tính toán nhanh hơn . Nếu bạn làm Vật lý, thì bạn biết là nhiều khi tích phân thực không đưa cho bạn 1 kết quả nào, nhưng trên thực tế thì chính những nghiệm có chứa kỳ dị mới là điểm thú vị ̀ đối với các nhà vật lý , nên vì thế các nhà Vật lý yêu thích sử dụng định lý tích phân Cauchy lấy trên mặt phẳng phức .

Đối với nhà toán học thì điều đó chưa đủ, họ muốn xét 1 lớp các functions, chứ không phải 1 vài Functions có dạng cụ thể trong từng bài toán Vật lý, Kỹ thuật ...

Còn đối với người làm commutative algebra thì làm việc với complex number ( hay tổng quát hơn là làm việc vời trường đóng đại số ) luôn thu được kết quả dễ chịu

Chẳng lẻ chỉ để C/m định lý Fecma,áp dụng vào vật lý (lượng tử...,),hay để c/m về số học p,ve da giac,chia vong tron,giài pt lớn hơn bậc 5,hay Đại số đồng điều.....Để làm chi



Bạn không thấy được vẻ đẹp của định lý Fermat sao ? 1 định lý tồn tại gần 3 thế kỷ , việc chứng minh được nó không qua trọng bằng việc tìm ra 1 nền tảng toán học đồ sộ, nằm ẩn chứa dưới định lý Fermat ( rational algebraic geometry ) nó có quá nhiều ứng dụng vào Cryptology, Informatic, Physics. ....

Bạn không thấy là việc nghiên cứu các rational Polynomial là quan trọng sao ?

Cá nhân tớ, không bao giờ tớ trả lời được tại sao mình lại học và làm Toán, 1 là sở thích cá nhân, muốn được thỏa mãn tinh thần, vì Toán học có giá trị tinh thần . 2 là tớ biết 1 cách lơ mờ rằng : Những điều mình đang làm sẽ làm, chắc chắn có 1 liên quan nào đó tới các ngành khác, chỉ có điều mình không biết rõ mà thôi .

Câu hỏi của bạn học Homological Algebra để làm thì, thì mình xin mạn phép trả lời , học để có technic ( kỹ thuật ) nhằm giải quyết nhiều bài toán trong Đại số . Các phương pháp của Đại số đồng đều là các phương pháp mạnh.

Triết lý của Toán học là : Nghiên cứu phân loại các đối tượng, xếp các đối tượng có 1 số tính chất chung vào cùng 1 class, hoặc Category.

Thế nào gọi là Biết, gọi là Hiểu về 1 đối tượng . Bạn không thể nắm bắt được 1 object nếu bạn không đặt nó trong môi trường tương quan so sánh với cách Object khác, hoặc bạn không làm " thí nghiệm " trên các Object thì bạn không thể thu được 1 thông tin nào từ Object đó .

Quá trình mò mẫn, tìm hiểu về các đối tượng toán học, người ta mới tìm ra, phát hiện ra các mối tương quan giữa các đối tượng này với các đối tượng khác . Và đôi khi các ý tưởng của các ngành khoa học tự nhiên ( hoặc xã hội) khác góp phần độ̣ng lực thức đẩy và phát triển toán học . Toán học phát triển , thì đem lại những kết quả của nó ứng dụng vào các ngành khoa học khác. Đó là 1 mối tương quan qua lại của toán học và các ngành .

Các đối tượng toán học bắt nguồn từ đâu , 1 câu hỏi quá dễ dàng, 1 nhà toán học không thể ngồi phịa ra các đối tượng toán học từ trên rơi xuống . Anh ta quan sát thực nghiêm, quan sát các bài toán cụ thể, các đối tượng số học cụ thể, các hàm số cụ thể bắt nguồn từ kỹ thuật ... sau đó anh ta tổng quát thành 1 đối tượng toán học trừu tượng hoàn chỉnh, có đầy đủ các tiên đề , axioms ..., và từ đó nảy sinh các vấn đề toán học nội tại .
Trong quá trình chứng minh các vấn đề toán học nọi tại, 1 người làm toán cần phải nảy sinh nhiều ý tưởng, vì thế lại đẻ ra thêm nhiều khái niệm trừu tượng .

1 khi bài toán được chứng minh, người ta có thể nhìn lại xem, liệu nó có những ứng dụng cụ thể nào không . Nếu không, người ta lại đi tiếp . Người ta không phải đi như 1 người mù như bạn nói, mà người ta đi có mục đích , tại sao bạn lại phải cần có giáo sư hướng dẫn là vì thế , ông ta hướng bạn tới mục đích , cái mà nhiều người khác không hướng tới được .

Chừng nào chúng ta còn là sinh viên, còn phải học, chưa tự do nghiên cứu, thì chúng ta còn chưa hiểu được con đường đó sẽ dấn tới đâu .

Thời nay bạn không thể ngồi 1 mình với 1 cây bút chì, tờ giấy , mà có thể hiểu và làm Toán được . Bạn sẽ không thể hiểu mình sẽ bắt đầu từ đâu và nên kết thúc ở đâu.

Thậm chí có những người giáo sư cho tới già, họ cũng không biết được là họ sẽ đi về đâu.

Tất cả đều phải thử nghiệm mà thôi, đã có rất nhiều lý thuyết sai, không đúng, nhưng người ta vẫn làm, làm cho đến khi nào tìm được một chân lý đúng đắng, nhiều khi chân lý đúng đắn lại rất giản dị.

Nếu bạn không bắt tay vào làm Toán, và chỉ hoang mang lam Toán để làm gì ( theo mình nghĩ) chắc là sẽ mãi mãi bạn không bao giờ bạn có thể trả lời được câu hỏi này .

Chỉ khi người ta thực sự bắt tay vào giải Toán ( giải các bài Toán rất cụ thể) người ta mới hiểu được mục đích của việc làm Toán .
Ví dụ thời xưa Gauss phải ngồi tính tay hàng trăm ngàn các phép tính số học, thử đi thử lại ông ta mới tìm ra được 1 vài định lý trong số học .

Tớ lấy 1 ví dụ cụ thể hơn, tớ đã từng nhìn ông thầy giáo tớ làm việc . Tên thì nghe rất là kinh khủng : String Groups and E_infinity theory , tuy nhiên ông ta không phải bắt đầu bằng các công thức trừu tượng, ông ta bắt đầu bằng các commutative Diagramm mà ông ta xuất phát từ các hình vẽ rất đơn giản , ông ta vẽ rất nhiều Đa giác ( polygons) các hình đa diện .Trong tập giấy nháp của ông ta thì toàn hình vẽ, ông ta mày mò nối các hình vẽ như 1 đứa trẻ con tập vẽ .

Hiện tại chúng ta là sinh viên thì phải học kỹ thuật, nên học Toán học được trình bày dưới dạng cô đọng . Đến khi chúng ta có thể làm toán được thực sự, có gnhĩa là làm những điều mới mẻ, nơi mà chưa ai từng khám phá, thì lúc đó phải định nghĩa Toán học là sự mày mò, thí nghiệm .

Công việc mày mò được gọi là quá trình sáng tạo, nó đem lại chân lý ( mặc dù chân lý có thể sai ) . Nó mở mang tầm hiểu biết của con người ( hiểu biết có thể sai ) . Nhưng dần dần, trải qua nhiều thế hệ, chân lý và sự hiểu biết được hoàn thiện hơn .

Nếu chúng ta không bắt tay vào làm Toán thì thế hệ sau của chúng ta phải làm việc nhiều hơn . Và nếu ai cũng chỉ tự hỏi, làm Toán để làm gì, thì Toán học sẽ là 1 ngành khoa học chết .

Hãy tưởng tượng mà xem, nếu trên thế giới này chỉ toàn là các nhà Vật lý, vậy thì điều gì sẽ xảy ra . Lúc đó chắc chắn các nhà Vật lý sẽ bó tay trước các phương trình khó . Họ sẽ không hiểu cấu trúc bên trong của mô hình Vật lý mà họ xây dựng .

Sẽ có̀ nhiều nghịch lý xảy ra, những nghịch lý mà bản thân các nhà Vật lý không thể giải quyết được nếu không có cách công cụ toán học mạnh mẽ của các nhà toán học .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lim: 13-07-2005 - 00:07


#9
tnk

tnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 214 Bài viết
Hehe, hoan hô Quantum vì bài pót, nó cover được nhiều ngành của Toán học, mà chắc cũng là những điều Quantum phải suy nghĩ rất nhiều.

Mình ko đồng ý về chuyện là sinh viên thì nên học kĩ thuật. Mình lại cho là sinh viên thì nên cố gắng nắm được ý tưởng chính, quên các kĩ thuật đi, khi nào cần thiết thật sự đi sâu vào 1 vấn đề nào đó thì hãy nghiên cứu kĩ thuật. Có lẽ ngành của Quantum nhiều kĩ thuật quá chăng nên mới nói vậy?

Mình nghĩ là con_meo nên có 1 cái nhìn rộng ra về Toán học, tức là các phương pháp, quan niệm của Toán học để giải quyết các bài Toán (trong cả đời thường, ứng dụng lẫn lí thuyết ko). Chứ ko nhất thiết cứ nghĩ đến Toán học là nghĩ đến những lý thuyết được viết ra trong sách thế. Ví dụ mà Quantum nói về String Groups nó cũng minh hoạ điều đó. Các ông thầy mình vẫn mở sách ra xem lại từng công thức phức tạp mỗi khi sinh viên hỏi. Mình nghĩ là làm sao có thể nhớ Toán học bằng những hình ảnh vật thể ở ngoài cuộc sống thực, thì sẽ thấy Toán học nó có ý nghĩa hơn, mà thực sự cũng dễ nhớ hơn. Mà như thế cũng đúng hơn, vì Toán học là 1 cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa các sự vật trong thế giới, nó tồn tại để giúp ích cho cuộc sống của con người. Tất cả các kí hiệu công thức nó chỉ là bề ngoài của Toán học thôi.
Em là bông hoa kì diệu
Anh là hòn ngọc sáng trong...

#10
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Mình thì nghĩ hồi đại học thì SV nên học kiến thức background càng rộng càng tốt, sau đó sẽ đi sâu dần ở mức sau đại học.
Mình nghĩ rằng hầu hết tất cả các lý thuyết toán học, dù cao cấp đến đâu cũng đều xuất phát từ các ví dụ cụ thể và từ các ví dụ rất đơn giản. Và người nào tìm được nhũng cái cội nguồn đó thì sẽ chiến thắng. Ví dụ như K-lý thuyết chẳng hạn. Thời nay K lý thuyết đã phát triển tới mức độ cao, với nào là K lý thuyết topo, đại số, KK lý thuyết song bất biến Kasparov, K lý thuyết cho đại số toán tử.... Nhưng xét cho cùng thì nó lại xuất phát từ việc đém số chiều của KG véc tơ.
Tính toán tường minh khó hơn làm trừu tượng rất nhiều. Một lý thuyết hoàn toàn có thể được coi là hiểu nếu như ta có thể thực hiện nó trên vài ba ví dụ không tầm thường.
PhDvn.org

#11
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Kính chào các Đại Ca!

Tui không ngờ có nhiều bạn giỏi quá.Vậy là tui có người đi trước dẫn đường rồi...
Tui sẽ chạy theo vậy.Bạn Quantum-cohomology giỏi ghê,biết rộng quá.Bạn mấy tuổi vậy?.
+Trả lời MrMath"Sống để làm gì?":câu này hỏi rộng quá,mình trả lời sao đây.Tất
nhiên mình phải làm những gì mình thích...mà không vi phạm pháp luật...Tui trả lời
rồi,bạn có ý kiến gì...thì nói cho anh em biết tí...
+ý của Ngô Bảo Châu...thì mình coi trong mấy bài báo trong trang web này...mình thấy hay.
À,bạn Quantum-cohomology nghiên cứu về ngành gì chính mà tui cảm tưởng cái gì bạn cũng biết vậy-giỏi ghê(tui khen thật lòng đó).Tui thích những ý kiến bổ ích như bạn cung cấp....
Cám ơn các Bạn.
+À,tui có ý này nè:
Sách trong các thư viện thì nhiều...nhưng chỉ có dân còn học mới được vào nghiên cứu...Còn ở nhà sách ngọai văn thì mắc...Bạn nào,hay ban quản trị mạng
có ý tốt...giúp cho những người yêu thích Tóan học được cập nhật sách mới về Tóan của nước ngòai...Nếu được thì đưa lên mạng cho mọi người cùng xem với...
Tui thích Tóan lắm,nhưng chỉ đọc được sách tóan Việt(dịch),ngọai văn cũ(xuất bản trước 1975 ,Vd:lý thuyết galoa,của Artin,XB:1958...)hiếm có sách mới hiện đại.Mặc
dù tui biết có rất nhiều sách nước ngòai họ cũng in lại...
Không biết có ai có ý giống tui không?(Hình như cũng có một bạn đề nghị diễn đàn rồi mà không được...).Tui rất ngạc nhiên về các thư viện ở VN,nhất là ở các trường ĐH,phải còn đi học mới được vào xem sách-Quá vô lý!
Nơi có sách tạp nham thì lại thỏai mái:Thư viện KHTổng hợp TPHCM.
Thiệt là chán!
Chẳng lẻ mấy bác giáo sư sợ ai cũng biết,ai cũng đọc...thì mình mất thế độc quyền- Đó chính là thái độ ích kỷ của ...VN!.Làm như vậy làm sao tiến được phải không các bác.May giờ có internet....Bạn nào biết địa chỉ free về Tóan thì
cho mình xin nha.
Chân thành cảm ơn mấy bạn.
[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#12
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Chắc mấy Đại ca khinh con-meo nên không góp ý kiến nữa?
[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#13
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
:geq Mọi người trao đổi cũng nhiều rồi, nói cũng muốn hết ý rồi, con-meo muốn mọi người góp ý kiến chuyện gì nữa nè?
Mình thì thấy học cái gì cũng vậy, không cứ là học toán hay toán cao cấp, có hai lý do:
- Học vì cần
- Học vì thích
Và người ta luôn có thể dùng một hoặc cả hai lý do đó để trả lời câu hỏi "Học... để làm gì"
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>

#14
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
đường nào cũng dẫn về LaMa. ........ ====> tiền.
Bài toán "cơm - áo - gạo - tiền" vẫn là bài toán khó nhất cần giải quyết!!!
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#15
langtucodon

langtucodon

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết
đúng vậy "cơm áo gạo tiền " ...--> chính vì nómà mình đã không theo nghiệp toán "đầy thơ mộng " nhưng ít tiền
cái khó nó bó cái khôn . cuộc đời không theo ý ta
Toán học là niềm đam mê lớn nhất của tôi

What I hear , I Forgot
What I see , I Remember
What I do , I Understand

#16
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Cam on may ban da dua bai cua toi len trang chinh.Vui ghe!.Lau nay toi hoi chan chan doc sach toan...gio thi thay Toan hoc no co gi do hay hay...!Hoa dai ca viet khong ro rang gi ca,doc kho hieu?.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi con-meo: 23-08-2005 - 08:37

[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#17
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
[FONT=Times]
Chào mấy bạn!

Bạn nào biết rõ về nội dung,ứng dụng của các bộ môn Toán(bất kỳ) thì nên giới thiệu cho mọi người cùng xem với.Kể cà từng môn,vd : học Đại số đại cương để làm gì?.Học Tôpô để làm gì?.Học Giải tích hàm...Bạn nào biết thì nên giới thiệu sâu,rộng về các môn mình biết...Như vậy sẽ giúp ích cho nhiều người đang còn học lắm đó(để họ có sự lựa chọn cho phù hợp,đúng sở thích).Đừng chỉ nói:"Bộ,môn đó là một công cụ cực mạnh cho toán học,vật lý....nó chung chung quá.
Hồi đó tôi học qua các môn đó...chẳng có GV nào nói:Học môn Toán đó để làm gì...Cứ hùng hục ghi ghi,chép chép....Chán ghê.
Theo tôi nghĩ: mình học bất cứ cái gì,mình làm bất cứ điều gì...thì cũng phải có mục đích,kết quả nào đó chứ?.Nên tôi mới đặt câu hỏi:"Học toán cao cấp để làm gì?".Đọc kỹ bài trả lời của Quantum Homology,mới đầu thì tôi thấy đủ,nhưng hiện tại tôi thấy nó vẫn còn hơi chung chung(đó là cảm nghĩ riêng của tôi).Bạn nào đổng ý thì trả lời những ý trên của tôi nha.
Cám ơn các bạn trước.
[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#18
mksa

mksa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Mấy bạn có khi nào nghỉ mình đang học Toán gì không?.Có ích gì cho cuộc sống không?.Tui nhiều lúc cầm những cuốn sách Toán của người nước ngoài...thấy họ giỏi ghê,viết gì mà dày thế....Thật tình tôi không hiểu được:Học những điều quá xa vời thực tế để làm gì?.VD:Học Đại số đại cương(Tân toán học)...để làm gì?Chẳng lẻ chỉ để C/m định lý Fecma,áp dụng vào vật lý (lượng tử...,),hay để c/m về số học p,ve da giac,chia vong tron,giài pt lớn hơn bậc 5,hay Đại số đồng điều.....Để làm chi vậy?...Kính mong các bậc cao niên chỉ giáo cho em...(Em đọc được sơ sơ sách toán Anh,Pháp,+1 tí Nga đó).
Trân trọng kính chào
TB:Em nói chung cả mọi ngành Toán....

Mình cũng thấy học toán cao cấp chẳng để làm gì!
Với một người hoc ĐH Sư phạm Tóan, học Toán cao cấp cốt là để vượt qua 4 năm ngồi trên giảng đường.Chứ khi về dạy phổ thông thì không áp dụng được nhiều tri thức Toán cao cấp vào giải toán sơ cấp.Tôi đã chứng kiến những người học Toán cao cấp giỏi nhưng vì lơ là các bài Toán sơ cấp khó nên khi về dạy phổ thông không thành công bằng những người chỉ chú tâm vào Toán sơ cấp ngay từ năm 1 ĐH.Mới thấy học Toán cao cấp chẳng để làm gì!(Nhiều người có bằng Tiến sĩ Toán học không thể kiếm tiền nhiều bằng những người chỉ chú trọng dạy thêm!(Ở Việt Nam))

#19
blackcode

blackcode

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết
Nếu Học Tóan có tác dụng như thế nào khi ta học tóan cao cấp thì em ko biết ,nhưng thực sự khi xem sách của Anh,Mỹ họ chỉ ra rất nhiều điều ứng dụng trong cuộc sốmg . Em muốn biết ý kiến của các anh chị khi học tóan ngòai nghiên cứu ra còn làm gì

#20
N.V.Minh

N.V.Minh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 117 Bài viết
Tớ trình độ còi cọc nhưng cũng liều mạng nói vài câu :

Thật ra , từ mô hình toán đến thực tế là một khoảng cách khá xa . Chẳng hạn như phương trình sóng được nghiên cứu từ giữa thế kỉ 18 nhưng gần 100 năm sau thì các phương trình sóng điện từ của Maxwell mới ra đời và sau đó hơn 50 năm nữa mới có buổi phát thanh đầu tiên . Vì vậy các nhà toán học hầu như chỉ nghiên cứu " toán ứng dụng vào toán" với niềm tin : cái gì có ích trong toán thì sẽ có ích trong cuộc sống . Nói cách khác là đề cao tính thẩm mĩ chứ không phải tính ứng dụng . Và các nhà toán học rất khó chịu khi bị hỏi những câu đại loai như lí thuyết anh nghiên cứu ứng dụng vào đâu ..... . Và sau đây là một câu chuyện vui để minh họa ( không biết chính xác bao nhiêu %) :

Khi Grothendieck sang giảng bài ở VN , một vị tai to mặt lớn trong chính phủ thời đó ( chả dám nêu tên ) ra vẻ hiểu biết đã hỏi Grothendieck là lí thuyết của gs
ứng dụng vào đâu trong cuộc sống ? Ông ta nhận được 1 câu trả lời cụt ngủn : Đấy không phải là việc của tôi ! Giá được chứng kiến cái mặt của vị tai to mặt lớn kia thì thật thú vị . :D :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi N.V.Minh: 09-08-2005 - 16:22

Iêu nhau trọn vẹn một tuần .
Em khen : Anh quá cù lần . Bỏ anh !




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh