Đến nội dung

Hình ảnh

Đại hội toán học thế giới 2010 và các ứng viên cho Fields Medal

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 21 trả lời

#1
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết
Đại hội toán học thế giới 2010 (International Congress of Mathematics ) sẽ được tổ chức tại Hyderabad, India từ ngày 19 đến ngày 27 tháng 8 năm 2010. Các thông tin về sự kiện đáng chú ý này đều được cập nhật tại website: icm2010.org.in
Giáo sư Ngô Bảo Châu vinh dự được mời tham gia báo cáo toàn thể tại Đại hội cùng với 20 nhà toán học khác. Trong số 20 tên tuổi này, chỉ có 6 nhà toán học có độ tuổi nhỏ hơn 40, trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Danh sách các nhà toán học được mời báo cáo toàn thể tại ICM 2010

1. David John Aldous
PhD. University of Cambridge (1977)
Advisor: David J.H.Garling
Students: 11, all graduated from University of California, Berkeley

2. Artur Ávila
PhD. Instituto de Matemática Pura e Aplicada (2001)
Advisor: Welington Celso de Melo
Student(s): 1, Same school

3. Ram Balasubramanian
PhD. University of Mumbai (1979)
Advisor: K. Ramachandra
Students: 2, IMS, India

4. Jean-Michel Coron
PhD. Université Paris VI - Pierre et Marie Curie (1982)
Advisor: Haim Brezis
Students: 11, half from Orsay, other half from ENS

5. Irit Dinur
PhD. Tel- Aviv University
Advisor: Muli Safra
Student(s): A few from Weizmann Institute of Science

6. Harry (Hillel) Furstenberg
PhD. Princeton University (1958)
Advisor: Salomon Bochner
Students: 17, all from Hebrew University

7. Thomas J. R. Hughes
PhD. University of California at Berkeley (1980)
Advisor: Unknown
Students: 2 from Stanford

8. Peter Wilcox Jones
PhD. UCLA
Advisor: John Brady Garnett
Students: 16, all from Yale University

9. Carlos E. Kenig
PhD. University of Chicago
Advisor: Alberto Pedro Calderón
Students: 11, majorities from Uchicago

10. Ngo Bao Chau
PhD. Université Paris-Sud XI - Orsay 1997
Advisor: Gérard Laumon
Students: Unknown

11. Stanley Joel Osher
PhD. New York University (1966)
Advisor: Jacob T. Schwartz
Students: 39, UCLA

12. Raman Parimala
PhD. University of Mumbai (1976)
Advisor: Ramaiyengar Sridharan
Students: 7, same school

13. A.N.Parshin Springer Online Reference Works
PhD. Advisor: Students: ( Unknown)

14. Shige Peng
PhD. Université Paris IX - Dauphine (1985)
Advisor: Alain Bensoussan
Students: 2, from Loughborough University

15. Kim Leslie Plofker
PhD. Brown University ( 1995)
Advisor: David Edwin Pingree
Student(s): 1, same school

16. Reshetikhin Nicolai
PhD. Leningrad Branch, LOMI
Students: 11, all from UC Berkeley

17. Richard Melvin Schoen
PhD. Stanford University (1977)
Advisor: Shing-Tung Yau
Students: 32, from Stanford, UCB, Cornell

18. Cliff Taubes
PhD. Harvard University (1980)
Advisor: Arthur Michael Jaffe
Students: 17, same school and from UCB

19. Claire Voisin
PhD. Université Paris VI - Pierre et Marie Curie (1986)
Advisor: Arnaud Beauville
Students: 4, same school

20. William Hugh Woodin
PhD. University of California, Berkeley (1984)
Advisor: Robert Martin Solovay
Students: 14, same school and from Caltech

Dưới đây là danh sách một số nhà Toán học trẻ tuổi có khả năng nhận giải thưởng Fields. Giải thưởng Fields danh giá chỉ trao cho những nhà Toán học dưới 40 tuổi. Những nhà toán học này cũng đã giành được giải thưởng: Clay Research Award/ Fellowship như Giáo sư Ngô Bảo Châu.

1. Ben Green
PhD. University of Cambridge (2003)
Advisor: Tim Gowers ( Fields Medalist)
Clay Research Award 2004
Curently: Prof at Cambridge

Full CV: Ben Green

2. Manjul Bhargava
PhD. Princeton University (2001)
Advisor: Andrew Wiles
Clay Research Award 2005
Currently: Princeton hired him at the rank of full professor with tenure just two years after he finished graduate school making him the youngest full professor at Princeton.

Full CV: Manjul Bhargava

3. Artur Ávila
PhD. Instituto de Matemática Pura e Aplicada (2001)
Advisor: Welington Celso de Melo
Clay Reseach Fellowship 2009
Currently: Clay Mathematics Institute

Full CV: Artur Ávila

4. Christopher Hacon
PhD. UCLA (1998)
Advisor: Rob Lazarsfeld
Clay Research Award 2007
Currently: Prof at University of Utah

Full CV: Christopher Hacon

5. Danny Calegari
PhD. UC Berkeley (2000)
Advisor: Andrew Casson and William Thurston ( Fields Medalist)
Clay Research Award 2009
Currently: Prof at Caltech

Full CV: Danny Calegar

6. Ngô Bảo Châu
PhD. Université Paris-Sud XI - Orsay (1997)
Advisor: Gérard Laumon
Clay Research Award 2004
Currently: Visiting Prof at Harvard, IAS

Full CV: Ngô Bảo Châu

---------------------------------------------
(nguồn: vnmath.com)

"God made the integers, all else is the work of men"


#2
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Thư của GS Nguyễn Duy Tiến về việc GS Ngô Bảo Châu chuẩn bị đón Fields Medal tại ICM 2010


2010/8/18

From: nguyen duy tien <[email protected]>

Gửi tất cả những ai đã, đang và sẽ yêu Toán

Tôi đang không ngủ để chờ tin vui từ Ấn Độ

Trước giờ G đón rồng về Việt Nam, tôi luôn nhớ tới một người có niềm tin kỳ lạ, trong sáng (tới mức ngây thơ) vào thế hệ làm Toán ở Việt Nam. Chắc giờ này Cụ ở nơi chín suối cũng không ngủ và đang cười rất sảng khoái, sung sướng. Vì lời nói tiên tri của Cụ đã sắp trở thành sự thật.

Tôi nhớ rất rõ là mùa hè năm 1971, lúc đó tôi đang học ngoại ngữ tiếng Nga ở Mễ Trì, được tin Cụ sẽ đến nói chuyện tại Đại Hội Toán Học (miền Bắc Việt Nam). Mọi người rất sung sướng được nghe Cụ nói chuyện, đặc biệt là được nghe Cụ cười. Thật sự thì Cụ không nói được gì về Toán, ngoài mấy câu động viên chung chun g(mà chúng tôi ai cũng thuộc lòng): Dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, thông minh, dũng cảm ... Thế rồi Cụ bí. Tôi ngồi dưới thương cho Cụ vì Cụ chỉ biết về danh từ: Tối ưu, Vận trù, Phương án tối ưu. Cụ biết điều đó là nhờ GS Hoàng Tụy (theo tôi). Và rồi cả hội trường im phăng phắc, nín thở, thương và thông cảm cho Cụ. Là nhà chính trị, ngoại giao có tài Cụ nhận ra điều đó ngay và bèn chuyển đề tài sang Chiến thắng đường 9, Nam Lào. Mọi người, tưng hửng, vì thấy Cụ chuyển chuyện từ Toán sang đề tài Chiến tranh. Thế rồi cả hội trường (Đại học Bách Khoa) vỗ tay rầm rộ khi nghe Cụ nói: Toán học, Hình học đã góp phần quan trọng trong chiến thắng này, vì bộ đội của chúng ta có trình độ toán, hình học giỏi, nên bắn pháo rất trúng đích. Hết chuyện Cụ lại bí. Khổ thân cho thứ trưởng Hồ Trúc (1) lúc bấy giờ lúng ta lúng túng khi cụ bỗng nhiên hỏi: lớp chuyên Toán được tổ chức đến đâu rồi. Cụ trách ông thứ trưởng là không báo cáo thường xuyên cho Cụ về tình hình xây dựng và phát triển lớp chuyên này. Rồi Cụ lại bí. Suy nghĩ một lúc khá lâu, rồi bỗng dưng Cụ hỏi cả hội trường

Trên thế giới, Toán học Việt Nam xếp hàng thứ mấy? Cả hội trường lại im phăng phắc

Cụ lại hỏi, có ai là người Việt giỏi Toán nhất thế giới không? Cả hội trường đồng thanh: không ạ.

Cụ lại tiếp tục hỏi: trong tương lai sẽ có người Việt Nam giỏi toán nhất Thế Giới không?

Rồi Cụ tự trả lời: SẼ CÓ. CHẮC CHẮN LÀ SẼ CÓ

Cụ hỏi tiếp: các bạn có tin điều đó không? Cả hội trường như bất động.

Cụ nói: Tôi tin chắc là sẽ có, các bạn cũng phải tin như thế, vì nếu không có niềm tin đó thì không làm được điều gì hết.

Chuyện này chắc GS Hoàng Tụy còn nhớ. Tôi thì cho là các nhà chính trị không biết gì về toán, nên cứ nói đại cho sướng. Bây giờ đã sang ngày 19/8 rồi, chỉ còn độ 12 tiếng nữa niềm tin của Cụ sẽ trở thành hiện thực.

Viết đến đây, các bạn tự trả lời hộ. Cụ này là Cụ nào mà có niềm tin kỳ lạ đến như thế?

Chúc các bạn ngủ ngon để chiều nay cùng Ngô Bảo Châu đón rồng. (2)



(1) Đã xác minh lại, tên chính xác của vị thứ trưởng này là Hồ Trúc

(2) Chỉ còn vài tiếng nữa danh sách các nhà toán học được trao Fields Medal sẽ được công bố tại Đại hội toán học thế giới ICM 2010 tại Ấn Độ



Lá thư gốc



Gui tat ca nhung ai da, dang va se yeu Toan

Toi dang khong ngu de cho tin vui tu An Do.

Truoc gio G don rong ve VN, toi luon nho toi mot nguoi co mot niemtin ky la, trong sang (toi muc ngay tho) vao the he lam Toan o VN. Chacgio nay Cu o noi chin xuoi cung khong ngu va dang cuoi rat sangkhoai, sung suong. v loi noi tien tri cua Cu da tro thanh su that.

Toi nho rat ro la mua he nam 1971, luc do toi danh hoc ngoai ngutieng Nga o Me Tri, duoc tin Cu se den noi chuyen tai Dai Hoi Toan Hoc(mien Bac VN). Moi nguoi rat sung suong duoc nghe Cu noi chuyen, dacbiet la duoc nghe Cu cuoi. That su thi Cu khong noi duoc dieu gi veToan, ngoai may cau dong vien chung chung (ma chung toi ai cung thuoclong): Dan toc VN la mot dan toc can cu, thong minh, dung cam... . Theroi Cu bi. Toi ngoi duoi thuong cho Cu vi Cu chi biet ve danh tu: ToiUu, Van Tru, Phuong An toi uu. Cu biet dieu do la nho GS. Hoang Tuy(theo toi). Va roi ca hoi truong im phang phac, nin tho, thuong vathong cam cho Cu. La nha chinh tri,ngoai giao co tai Cu nhan ra dieu do ngay va ben chuyen de tai sangChien Thang Duong 9, Nam Lao. Moi nguoi, tung hung, vi thay Cu chuyenchuyen tu Toan sang de tai Chien Tranh. The roi ca hoi truong (DHBK) votay ram ro khi nghe Cu noi: Toan Hoc, Hinh Hoc da gop phan quan trongtrong chien thang nay, vi bo doi cua chung ta co trinh do toan, hinhhoc gioi, nen ban phao rat trung dich. Het chuyen Cu lai bi. Kho thancho thu truong TRUC luc bay gio lung ta lung tung khi Cu bong nhienhoi, Lop Chuyen Toan duoc to chuc den dau roi. Cu trach ong thu truongla khong bao cao thuong xuyen cho Cu ve tinh hinh xay dung va phattrien lop chuyen nay. Roi cu lai bi,..., suy nghi mot luc kha lau, roibong dung Cu hoi ca hoi truong:

Tren the gioi, Toan Hoc VN xep hang thu may? Ca hoi truong lai im phang phac.

Cu lai hoi, co ai la nguoi Viet gioi Toan nhat the gioi khong? Ca hoi truong dong thanh: khong a.

Cu lai tiep tuc hoi:

trong tuong lai se co nguoi VN gioi toan nhat The Gioi khong?

Roi Cu tu tra loi, SE CO, CHAC CHAN LA SE CO.

Cu hoi tiep:

cac ban co tin dieu do khong? Ca hoi truong nhu bat dong.

Cu noi: Toi tin chac la se co, cac ban cung phai tin nhu the, vi neu khong co niem tin thi khong lam duoc dieu gi het.

Chuyen nay chac GS. Hoang Tuy con nho. Toi thi cho la cac nhachinh tri khong biet gi ve toan, nen cu noi dai cho suong; Bay gio dasang ngay 19/8 roi, chi con do 12 tieng nua niem tin cua Cu se trothanh hien thuc.

Viet den day, cac ban tu tra loi ho: Cu nay la Cu nao ma co niem tin ky la den nhu the?

Chuc cac ban ngu ngon dechieu nay cung Ngo Bao Chau don rong.

#3
vo thanh van

vo thanh van

    Võ Thành Văn

  • Hiệp sỹ
  • 1197 Bài viết
Khâm phục bác Châu quá,đúng là "khong co niem tin thi khong lam duoc dieu gi het"
Quy ẩn giang hồ

#4
inhtoan

inhtoan

    <^_^)

  • Thành viên
  • 964 Bài viết
Nếu em không nhầm thì Cụ ở bài viết trên là nói về Tạ Quang Bửu. Hiệu trưởng đầu tiên của ĐHBK ;)).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 19-08-2010 - 12:11


#5
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Nếu em không nhầm thì Cụ ở bài viết trên là nói về Tạ Quang Bửu. Hiệu trưởng đầu tiên của ĐHBK ;)).

Thế thì chắc bạn nhầm rồi, GS T. Q. Bửu mà sao lại "không biết gì về toán" được :D. "Cụ" này chắc (chắn) là Bác Hồ.

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#6
novae

novae

    Chán học.

  • Thành viên
  • 433 Bài viết
xin bố, đọc lại bên trên bức thư đi, viết rõ rằng đó là mùa hè 1971 mà Bác Hồ đến nói chuyện được thì.... miễn bàn
KEEP MOVING FORWARD

#7
Songohan

Songohan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 181 Bài viết
Hay có lẽ là cụ Võ Nguyên Giáp?

#8
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Cụ ở bức thư trên là Cụ Phạm Văn Đồng các bạn nhé ;))

#9
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

xin bố, đọc lại bên trên bức thư đi, viết rõ rằng đó là mùa hè 1971 mà Bác Hồ đến nói chuyện được thì.... miễn bàn

Ha ha đúng vậy, mình đọc không kĩ, rất xin lỗi.

Chúc mừng anh Châu đã nhận được giải thưởng Fields !

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#10
MrTop

MrTop

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Hehe, hôm qua MrMath cho số điện thoại GS Tiến, mình hỏi lại và biết rằng đó là cụ Phạm Văn Đồng. :(

#11
Magus

Magus

    Trung tá

  • Hiệp sỹ
  • 2781 Bài viết

Hình đã gửi


Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (169 trang cơ!), và nhắc tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí mà đã công bố công trình đó.



Tuy nhiên, báo chí ít nhắc đến nội dung công việc anh ấy đã làm – công việc khiến anh ấy được chọn là người xứng đáng nhận giải thưởng Fields.



ìNói chung anh ấy giỏi toán”, là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài liên quan. Khái niệm đó thường được thể hiện bằng ngôn ngữ rất hoành tráng, nhưng vẫn là khái niệm sơ sơ. Các tác giả thường dừng lại ở câu ìNgô Bảo Châu đã chứng minh được ìBổ đề cơ bản” (thỉnh thoảng cho chút tiếng Pháp vào cho oách: ìLe lemme fondamental pour les algèbres de Lie”). Nhưng ìBổ đề cơ bản” là gì và vì sao chứng minh nó?



Tôi không giỏi toán nhưng tôi nghĩ các vấn đề khoa học có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ thú vị và dễ hiểu nếu tác giả bỏ chút thời gian nghiên cứu. Tôi đã nghiên cứu và thấy câu chuyện thật thú vị, không kể cho các bạn nghe thì...phí quá!



Câu chuyện bắt đầu như thế này. Cách đây rất lâu các nhà toán học đã công bố hai lý thuyết quan trọng: lý thuyết số học và lý thuyết nhóm (number theory, group theory) Bản chất của hai lý thuyết đó tôi sẽ để cho "bác Wiki” giải thích – điều nên nhớ là (a) hai lý thuyết ấy rất quan trọng trong thế giới toán học và (b) hai lý thuyết ấy từ xa nhìn riêng biệt với nhau, như hai cành của một thân cây.



Cách đây khoảng 30 năm, một nhà toán học Canada tên Robert Langlands đã công bố rằng ông ấy nghĩ hai lý thuyết ấy có sự liên quan rất đa dạng. Quan điểm của Robert (và cách thể hiện quan điểm đó) đã làm nhiều nhà toán học thực sự choáng! Robert cũng tự làm choáng mình – ông phát biểu rằng sẽ mất mấy thế hệ để chứng minh sự liên quan đa dạng mà ông ấy cho rằng có tồn tại.



ìNhưng bước đầu tiên sẽ tương đối dễ thực hiện”, ông Robert tự tin nói với đồng nghiệp. ìBước đầu tiên” đó Robert đặt tên là "fundamental lemma”, và đó chính là ìBổ đề cơ bản” mà các bạn đã nghe kể nhiều thời gian gần đây.



Ông Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là môt con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là một con tàu lớn. (Hai tàu không có người lái, trôi trên mặt biển.) Robert không nhìn kỹ được (xa quá) nhưng vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi sản xuất cùng loại thép. Có khi chân vịt cùng cỡ. Có khi bánh lái của ìtàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của ìtàu Tây” sẽ tự động hướng về phía tay trái.



Khỏi phải nói hai con tàu đó là lý lý thuyết số học và lý thuyết nhóm.



Với ông Robert, việc chứng minh ìbổ đề cơ bản” có thể so sánh với việc ném hai sợi dây có móc sang hai tàu. Khi việc đó làm xong, các nhà toán học khỏe mạnh có thể đứng trên đảo cùng Robert, dùng dây kéo hai tàu gần nhau. (Khi đó mới nhìn kỹ được, tìm ra sự liên quan.) Việc kéo hai con tàu gần nhau để so sánh là việc Robert nghĩ sẽ mất mấy thế hệ. Nhưng việc ném hai sợi dây có móc ông Robert nghĩ sẽ được thực hiện nhanh thôi.



Nhưng ông Robert đã nhầm. Việc ném dây khó lắm. Robert cùng một số em sinh viên đã ném thử mấy lần nhưng lần nào cũng thất bại. Họ chỉ biết ném gần (không chính xác được) và dùng dây loại mỏng.



Đảo của Robert trở thành đảo nổi tiếng. Suốt 30 năm có rất nhiều nhà toán học sang ìném thử” Ai cũng lau mồ hôi và kêu lên ìkhó quá!” Nhiều nhà toán học trên đất liền chuẩn bị công cụ dùng để kiểm tra và so sánh hai con tàu lúc được kéo về đảo (kéo gần nhau!). Họ sản xuất máy để kiểm tra loại sơn, lập trình phần mềm để phân tích hai chân vịt. Thậm chí có người tập lái tàu và tập cách đứng trên boong tàu để không bị say sóng. Những công việc và sự tập luyện đó sẽ thành vô nghĩa nếu không có người biết ném dây chính xác.



Và rồi xuất hiện anh Ngô Bảo Châu. Nghe kể về đảo của Robert, anh bơi sang xin phép được ném thử. ìĐược chứ!”, các nhà toán học giỏi nhất thế giới động viên. ìAnh cứ thử thoải mái đi, thử mấy lần cũng được, thử xong ngồi cùng chúng tôi uống trà đá nhé!”



Anh Châu ném thử một lần, ném rất mạnh, dùng loại dây nặng nhất. Các nhà toán học kia đứng lên ngạc nhiên, nhiều cốc trà đá rơi xuống đất. Cách ném của anh Châu rất lạ; anh dùng kỹ thuật đặc biệt mà chưa ai thấy bao giờ. ìNém thật đi anh ơi!”, các nhà toán học động viên tiếp. ìBiết đâu anh sẽ là nhà toán học đầu tiên bắt tàu hai tay!”

[attachment=6611:41023_15...218456_n.jpg]


Ngô Bảo Châu ném thật. Và chính xác. Hai cái móc dính vào hai con tàu ngay, mọi người vỗ tay ầm ĩ. Rồi anh Châu bảo các nhà toán học đứng trên đảo của Robert cầm dây giúp (và bắt đầu kéo hai tàu gần nhau), để anh ấy có thể đi sang Ấn Độ nhận giải thưởng Fields. Câu chuyện kết thúc tại đây.



Chứng minh ìBổ đề cơ bản là” là một trong những thành công lớn nhất của toán học hiện đại, được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vì Ngô Bảo Châu đã hoàn thành việc này nên những năm tới đây các nhà khoa học thế giới có thể tự tin nghiên cứu sự liên quan giữa lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. Đó thực sự là một thành đạt tuyệt vời – cả Việt Nam nên tự hào về người ném dây có tên Ngô Bảo Châu.

nguồn:
http://dantri.com.vn...go-bao-chau.htm
<div align="center"><img src="http://img221.images...4795706ld2.jpg" border="0" class="linked-image" /><br />

<!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...0&#entry168717" target="_blank">Hướng dẫn gõ công thức toán lên diễn đàn cho người mới</a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

<br /><div align="center"><!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...howtopic=38505" target="_blank">Cách gõ công thức toán mới</a><br /><a href="http://diendantoanho...id=1&Itemid=18" target="_blank"><!--coloro:#008000--><span style="color:#008000"><!--/coloro--><b>Bạn có muốn gửi bài viết của mình lên trang chủ không?</b><!--colorc--></span><!--/colorc--></a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div><br /><div align="center"><!--fonto:Courier New--><span style="font-family:Courier New"><!--/fonto--><!--sizeo:2--><span style="font-size:10pt;line-height:100%"><!--/sizeo-->em=Console.ReadLine();Console.Write("Anh yêu {0}",em);<!--sizec--></span><!--/sizec--><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

#12
batcandoi

batcandoi

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
bài viết của bạn thật thú vị và dễ hiểu; các bạn cho minh hỏi đơan giản :
nếu chứng minh a^n + b^n = c^n ( fermat ) của ông W bên TQ là 10 thì chứng minh bổ đề cơ bản của GS NB Châu là mấy điểm , có thể so sánh ngang hay hơn luôn :( , vì cái kia chỉ là một định lý, còn cái bổ đề này là nền tảng cho nhiều cái khác mà

#13
chypkun95

chypkun95

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết
bài viết của anh magus thật dễ hiểu , đọc cái hiểu luôn, đúng là rõ ràng như chứng minh toán học
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách đá phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em ....

ps: A better day

#14
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết

bài viết của anh magus thật dễ hiểu , đọc cái hiểu luôn, đúng là rõ ràng như chứng minh toán học

Bài này chính xác là của một blogger nổi tiếng trên mạng có tên là Joe. Đúng là có thể diễn đạt những cái khó hiểu một cách thật đơn giản qua cách dùng từ ngữ và phép so sánh tượng trưng. Trong bài có cái hình kia nhìn rất thú vị...:(.

"God made the integers, all else is the work of men"


#15
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

bài viết của bạn thật thú vị và dễ hiểu; các bạn cho minh hỏi đơan giản :
nếu chứng minh a^n + b^n = c^n ( fermat ) của ông W bên TQ là 10 thì chứng minh bổ đề cơ bản của GS NB Châu là mấy điểm , có thể so sánh ngang hay hơn luôn :( , vì cái kia chỉ là một định lý, còn cái bổ đề này là nền tảng cho nhiều cái khác mà


Tớ thấy so sáng khấp khiễng quá. Để giải được bài toán Fermat mất hơn 300 năm nhưng để đạt được thành quả ấy phải vận dụng nhiều thành tựu Toán học đạt được trong suốt hơn 300 năm ấy nên nó cũng có 1 số ý nghĩa nhất định khi móc nối các ý tưởng và công trình của các nhà Toán học trước đó để tìm ra lời giải, hơn nữa việc giải đc bài toán Fermat nó cũng đồng nghĩa với việc mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nữa, trong đó có fundamental lemma. :(

Cứ lấy đơn cử hình học Euclid thuần túy với hình học tọa độ, 1 cái ra đời trước, 1 cái ra đời sau nhưng không có cái trước thì không có cái sau, cho nên không thể nói là này "điểm cao" hơn cái này được.

#16
werty98

werty98

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

bài viết của bạn thật thú vị và dễ hiểu; các bạn cho minh hỏi đơan giản :
nếu chứng minh a^n + b^n = c^n ( fermat ) của ông W bên TQ là 10 thì chứng minh bổ đề cơ bản của GS NB Châu là mấy điểm , có thể so sánh ngang hay hơn luôn :infty , vì cái kia chỉ là một định lý, còn cái bổ đề này là nền tảng cho nhiều cái khác mà


Định đề Fermat lớn nổi tiếng ở chỗ 300 năm không ai chứng minh, nhưng điều đó cũng chưa thể nói lên được độ khó dễ của bài toán. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ định đề này có đúng hay sai cũng không có ảnh hưởng gì mấy đến sự phát triển toán học trong suốt thời gian đó. Vì vậy sức hấp dẫn của nó đối với các nhà toán học (hàng đầu) cũng không lớn.

Việc A. Wiles chứng minh được định đề Fermat lớn cũng giống như là dẹp được một hòn đá tảng ven đường đi của toán học vậy. Hòn đá nằm đấy tuy chướng mắt nhưng cũng chẳng cản bước ai, dẹp được nó đi cũng chỉ làm con đường đẹp hơn một chút mà thôi. Còn bổ đề cơ bản và chương trình Langlands thì khác hẳn, chúng đã mở ra một con đường đi mới cho toán học đương đại. Nếu như nói Langlands đã vạch được ra con đường này, thì Ngô Bảo Châu là người đã thuyết phục được mọi người (cộng đồng toán học) rằng đó là con đường đi đúng.

Nếu như so sánh về độ khó thì chưa biết thế nào, nhưng nếu so sánh về tầm ảnh hưởng đối với toán học đương đại thì công trình của Ngô Bảo Châu tất nhiên vượt hẳn công trình của A. Wiles.

#17
terenceTAO

terenceTAO

    mathematics...

  • Thành viên
  • 197 Bài viết

Định đề Fermat lớn nổi tiếng ở chỗ 300 năm không ai chứng minh, nhưng điều đó cũng chưa thể nói lên được độ khó dễ của bài toán. Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ định đề này có đúng hay sai cũng không có ảnh hưởng gì mấy đến sự phát triển toán học trong suốt thời gian đó. Vì vậy sức hấp dẫn của nó đối với các nhà toán học (hàng đầu) cũng không lớn.

Việc A. Wiles chứng minh được định đề Fermat lớn cũng giống như là dẹp được một hòn đá tảng ven đường đi của toán học vậy. Hòn đá nằm đấy tuy chướng mắt nhưng cũng chẳng cản bước ai, dẹp được nó đi cũng chỉ làm con đường đẹp hơn một chút mà thôi. Còn bổ đề cơ bản và chương trình Langlands thì khác hẳn, chúng đã mở ra một con đường đi mới cho toán học đương đại. Nếu như nói Langlands đã vạch được ra con đường này, thì Ngô Bảo Châu là người đã thuyết phục được mọi người (cộng đồng toán học) rằng đó là con đường đi đúng.

Nếu như so sánh về độ khó thì chưa biết thế nào, nhưng nếu so sánh về tầm ảnh hưởng đối với toán học đương đại thì công trình của Ngô Bảo Châu tất nhiên vượt hẳn công trình của A. Wiles.

nhưng cũng phải nhắc lại rằng chính nhờ việc tìm lời giải cho định lí ferma mà đã có nhiều lí thuyết quan trọng của toán học ra đời

Stay hungry,stay foolish


#18
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết
Nếu mình nhớ không nhầm thì cho đến trước lúc Andrew Wiles chứng minh được định lí Fermat, người ta đã chỉ ra được là chỉ cần chứng minh được một trường hợp nhỏ của Bổ đề cơ bản là đủ (công việc của Wiles "chỉ" có thế). Nhờ bạn nào kiểm chứng giúp.

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#19
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết

Nếu mình nhớ không nhầm thì cho đến trước lúc Andrew Wiles chứng minh được định lí Fermat, người ta đã chỉ ra được là chỉ cần chứng minh được một trường hợp nhỏ của Bổ đề cơ bản là đủ (công việc của Wiles "chỉ" có thế). Nhờ bạn nào kiểm chứng giúp.


Định lí cuối cùng của Fermat là một hệ quả được suy ra từ "giả thuyết Taniyama - Shimura". Việc làm sáng tỏ được giả thuyết này là đã phá bỏ đi một hòn đá tảng để giải quyết Fundamental lemma. Nói cách khác, khi fundamental lemma được giải thì đồng nghĩa với việc bài toán Fermat cũng sẽ được giải. :)

Tuy nhiên thật lạ là em vẫn có cảm giác không thể so sánh 2 cái đó với nhau được. :)

#20
NguyThang khtn

NguyThang khtn

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1468 Bài viết
doc thi de hieu la the ma giao su ngo bao chau da fai chat vat voi no gan 15 nam day ko bit lam the nao de mot nguoi lai co the kien tri voi toan hoc den vay nhi?

It is difficult to say what is impossible, for the dream of yesterday is the hope of today and the reality of tomorrow

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh