Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng nếu $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ thì: $$sin2A.\vec{OA}+sin2B.\vec{OB}+sin2C.\vec{OC}=\vec{0}$$

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
hienhien

hienhien

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Cho tam giác ABC
a/ Chứng minh rằng mỗi điểm M nằm trong mp(ABC) luôn có bộ ba số $ \alpha, \beta, \sigma$ sao cho $ \alpha + \beta + \sigma = 1$ và $ \alpha\vec{MA} + \beta\vec{MB} + \sigma\vec{MC} = \vec{0}$. Khi đó bộ ba số $ (\alpha, \beta, \sigma)$ được gọi là tọa độ trọng tâm của điểm M đối với tam giác ABC và viết $ M = (\alpha, \beta, \sigma)$.
b/ Chứng minh rằng : nếu $ M = (\alpha, \beta, \sigma)$ thì với mọi điểm O ta có :
$ \vec{OM} = \alpha\vec{OA} + \beta\vec{OB} + \sigma\vec{OC}$.
c) Giả sử đối với tam giác ABC ta có $ M = (\alpha, \beta, \sigma)$. Gọi $ h_{a}, h_{b}, h_{c}$ lần lượt là các đường cao của tam giác ABC, $ d_{a}, d_{b}, d_{c}$ lần lượt là khoảng cách từ M tới các đường thẳng BC, CA, AB. Chứng minh rằng :
(i) $ \alpha = \pm \dfrac{ d_{a} }{ h_{a} }$ lấy dấu "+" hoặc dấu "-" tùy theo M và A cùng phía hay khác phía đối với đường thẳng BC.
(ii) $ \beta = \pm \dfrac{ d_{b} }{ h_{b} }$ lấy dấu "+" hoặc dấu "-" tùy theo M và B cùng phía hay khác phía đối với đường thẳng CA.
(iii) $ \sigma = \pm \dfrac{ d_{c} }{ h_{c} }$ lấy dấu "+" hoặc dấu "-" tùy theo M và A cùng phía hay khác phía đối với đường thẳng BC.
d) Chứng minh rằng nếu I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC thì :
$ \dfrac{ \vec{IA} }{ h_{a} } + \dfrac{ \vec{IB} }{ h_{b} } + \dfrac{ \vec{IC} }{ h_{c} } = \vec{0} $ và $ a\vec{IA} + b\vec{IB} + c\vec{IC} = \vec{0}$.
e) Chứng minh rằng nếu I là tâm đường tròn bàng tiếp của tam giác ABC nằm trong góc A thì :
$ -\dfrac{ \vec{IA} }{ h_{a} } + \dfrac{ \vec{IB} }{ h_{b} } + \dfrac{ \vec{IC} }{ h_{c} } = \vec{0}$ và $ -a\vec{IA} + b\vec{IB} + c\vec{IC} = \vec{0}$.
f) Chứng minh rằng nếu điểm M nằm trong tam giác ABC thì :
$ S_{MBC}\vec{MA} + S_{MCA}\vec{IB} + S_{MAB}\vec{IC} = \vec{0}$.
Nếu điểm M nằm trong mp(ABC) nhưng nằm ngoài tam giác ABC thì công thức trên thay đổi như thế nào?
g) Chứng minh rằng nếu H là trực tâm của tam giác nhọn ABC thì :
$tgA.\vec{HA} + tgB.\vec{HB} + tgC.\vec{HC} = \vec{0}.$
h) Chứng minh rằng nếu O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC thì :
$sin2A.\vec{OA} + sin2B.\vec{OB} + sin2C.\vec{OC} = \vec{0} $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xusinst: 28-12-2011 - 22:45


#2
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

f) Chứng minh rằng nếu điểm M nằm trong tam giác ABC thì :
$ S_{MBC}\vec{MA} + S_{MCA}\vec{IB} + S_{MAB}\vec{IC} = \vec{0}$.
Nếu điểm M nằm trong mp(ABC) nhưng nằm ngoài tam giác ABC thì công thức trên thay đổi như thế nào?
g) Chứng minh rằng nếu H là trực tâm của tam giác nhọn ABC thì :
$tgA.\vec{HA} + tgB.\vec{HB} + tgC.\vec{HC} = \vec{0}.$
h) Chứng minh rằng nếu O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC thì :
$sin2A.\vec{OA} + sin2B.\vec{OB} + sin2C.\vec{OC} = \vec{0} $

Whoa!Chỉ đích danh mình luôn àh!!!Nhìn vô cái đề chỉ thấy 3 câu cuối là quen thôi!
Câu f:
Đặt $S_1=S_{MBC},S_2=S_{MCA},S_3=S_{MAB}$
Gọi $A_1=AM \cap BC $
$ \Rightarrow \overrightarrow {MA_1 } = \dfrac{{A_1 C}}{{BC}}\overrightarrow {MB} + \dfrac{{A_1 B}}{{BC}}\overrightarrow {MC} $
$\Rightarrow \dfrac{{A_1 C}}{{A_1 B}} = \dfrac{{S_{MA_1 C} }}{{S_{MA_1 B} }} = \dfrac{{S_{MAC} }}{{S_{MAB} }} = \dfrac{{S_2 }}{{S_3 }} $
$\Rightarrow \dfrac{{A_1 B}}{{BC}} = \dfrac{{S_2 }}{{S_2 + S_3 }}$
tt ta có $ \dfrac{{A_1 B}}{{BC}} = \dfrac{{S_3 }}{{S_2 + S_3 }}$
$\Rightarrow \overrightarrow {MA_1 } = \dfrac{{S_2 }}{{S_2 + S_3 }}\overrightarrow {MB} + \dfrac{{S_3 }}{{S_2 + S_3 }}\overrightarrow {MC} (1)$
$\dfrac{{MA_1 }}{{MA}} = \dfrac{{S_{MA_1 B} }}{{S_{MAB} }} = \dfrac{{S_{MA_1 C} }}{{S_{MAC} }} = \dfrac{{S_{MA_1 B} + S_{MA_1 C} }}{{S_{MAB} + S_{MAC} }} = \dfrac{{S_1 }}{{S_2 + S_3 }} $
$\Rightarrow \overrightarrow {MA_1 } = - \dfrac{{S_1 }}{{S_2 + S_3 }}\overrightarrow {MA} (2) $
Từ (1) và (2) suy ra
$- S_1 \overrightarrow {MA} = S_2 \overrightarrow {MB} + S_3 \overrightarrow {MC}$
$\Leftrightarrow S_1 \overrightarrow {MA} + S_2 \overrightarrow {MB} + S_3 \overrightarrow {MC} = \overrightarrow 0 $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 30-10-2010 - 23:54

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#3
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết
Câu g:
Áp dụng câu f,chọn M là trực tâm H,ta có :
$\overrightarrow {HA} .S_{HBC} + \overrightarrow {HB} .S_{HCA} + \overrightarrow {HC} .S_{HAB} = \overrightarrow 0 $
$\Leftrightarrow \overrightarrow {HA} .\left( {2R\sin A.\cos B.\cos C} \right) + \overrightarrow {HB} .\left( {2R\sin B.\cos C.\cos A} \right) + \overrightarrow {HC} \left( {2R\sin C\cos B\cos A} \right) = \overrightarrow 0 $
$\Leftrightarrow tgA\overrightarrow {HA} + tgB\overrightarrow {HB} + tgC\overrightarrow {HC} = \overrightarrow 0 (dpcm) $
Câu h hơi dài tí xíu nên mình chia làm 2 đoạn ,bạn chịu khó đọc nhé!
Xét 3 TH:
*Tam giác ABC vuông (giả sử là vuông tại A)
Ta có $\overrightarrow {OA} \sin 2A + \overrightarrow {OB} \sin 2B + \overrightarrow {OC} \sin 2C$
$= \overrightarrow {OB} \sin \left( {\pi - 2C} \right) + \overrightarrow {OC} \sin 2C $
$= \overrightarrow {OB} \sin 2C + \overrightarrow {OC} .\sin 2C\left( {B + C = \dfrac{\pi }{2}} \right) $
$= \left( {\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} } \right).\sin 2C = \overrightarrow 0 .\sin 2C = \overrightarrow 0 $
*Tam giác ABC nhọn :
Áp dụng câu f ,chọn M là tâm đường tròn ngoại tiếp O ta có :
$\overrightarrow {OA.} S_{OBC} + \overrightarrow {OB} .S_{OCA} + \overrightarrow {OC} .S_{OAB} = \overrightarrow 0 $
$\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}.\sin 2A.R^2 .\overrightarrow {OA} + \dfrac{1}{2}R^2 \sin 2B.\overrightarrow {OB} + \dfrac{1}{2}R^2 \sin 2C.\overrightarrow {OC} = \overrightarrow 0 $
$\Leftrightarrow \overrightarrow {OA} .\sin 2A + \overrightarrow {OB} .\sin 2B + \overrightarrow {OC} .\sin 2C = \overrightarrow 0 $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 30-10-2010 - 23:28

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#4
hieu979

hieu979

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Cảm ơn bạn nhiều lắm!
Bạn có thể cho mình địa chỉ E-mail được không?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hieu979: 30-10-2010 - 22:52


#5
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết
(tiếp theo)
*Tam giác ABC tù (giả sử tù tại A):
Goi D là giao điểm của AO và BC
Ta có
$\overrightarrow {OD} = \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {BD} $
$\Rightarrow CD.\overrightarrow {OD} = CD.\overrightarrow {OB} + CD.\overrightarrow {BD} $
$\overrightarrow {OD} = \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {CD} $
$\Rightarrow BD.\overrightarrow {OD} = BD.\overrightarrow {OC} + BD.\overrightarrow {CD}$
$\Rightarrow BC.\overrightarrow {OD} = \left( {BD + CD} \right).\overrightarrow {OD} = CD.\overrightarrow {OB} + BD.\overrightarrow {OC} + \left( {CD.\overrightarrow {BD} + BD.\overrightarrow {CD} } \right)$
$= CD.\overrightarrow {OB} + BD.\overrightarrow {OC} $
$\Rightarrow \overrightarrow {OD} = \dfrac{{CD}}{{BC}}.\overrightarrow {OB} + \dfrac{{BD}}{{BC}}.\overrightarrow {OC} = \dfrac{1}{{1 + \dfrac{{BD}}{{CD}}}}.\overrightarrow {OB} + \dfrac{1}{{1 + \dfrac{{CD}}{{BD}}}}.\overrightarrow {OC} $
$= \dfrac{1}{{1 + \dfrac{{S_{OAB} }}{{S_{OCA} }}}}.\overrightarrow {OB} + \dfrac{1}{{1 + \dfrac{{S_{OCA} }}{{S_{OAB} }}}}.\overrightarrow {OC} = \dfrac{1}{{S_{ABC} + S_{OBC} }}\left( {S_{OCA} \overrightarrow {OB} + S_{OAB} \overrightarrow {OC} } \right)(1)$
$\dfrac{{OA}}{{OD}} = \dfrac{{AD}}{{OD}} + 1 = \dfrac{{S_{ABC} }}{{S_{OBC} }} + 1 = \dfrac{{S_{ABC} + S_{OBC} }}{{S_{OBC} }} $
$\Rightarrow \overrightarrow {OD} = \dfrac{{S_{OBC} }}{{S_{ABC} + S_{OBC} }}.\overrightarrow {OA} (2) $
Từ (1) và (2) suy ra
$S_{OBC} \overrightarrow {OA} = S_{OCA} \overrightarrow {OB} + S_{OAB} .\overrightarrow {OC} :D$
$\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}R^2 \sin \left( {2\pi - 2A} \right).\overrightarrow {OA} = \dfrac{1}{2}R^2 \sin 2B.\overrightarrow {OB} + \dfrac{1}{2}R^2 \sin 2C.\overrightarrow {OC} $
$\Leftrightarrow \overrightarrow {OA} .\sin 2A + \overrightarrow {OB.} \sin 2B + \overrightarrow {OC} .\sin 2C = \overrightarrow 0 $
Vậy trong mọi tam giác ABC,ta luôn cò :
$\overrightarrow {OA} .\sin 2A + \overrightarrow {OB.} \sin 2B + \overrightarrow {OC} .\sin 2C = \overrightarrow 0 $
P/s:Kết quả ;) cũng chính là kết quả mở rộng của câu f (M nằm ngoài tam giác )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 30-10-2010 - 23:16

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#6
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

d) Chứng minh rằng nếu I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC thì :
$ \dfrac{ \vec{IA} }{ h_{a} } + \dfrac{ \vec{IB} }{ h_{b} } + \dfrac{ \vec{IC} }{ h_{c} } = \vec{0} $ và $ a\vec{IA} + b\vec{IB} + c\vec{IC} = \vec{0}$.

Chém luôn câu d vậy!!
Gọi D là giao điểm của IA với BC
Theo tính chất đường phân giác ,ta có :
$\dfrac{{DB}}{{DC}} = \dfrac{b}{c} \Rightarrow \overrightarrow {DB} = - \dfrac{c}{b}\overrightarrow {DC} $
$\Rightarrow \overrightarrow {IB} - \overrightarrow {ID} = \overrightarrow {DB} = - \dfrac{c}{b}\overrightarrow {DC} = - \dfrac{c}{b}\left( {\overrightarrow {IC} - \overrightarrow {ID} } \right)$
$\Rightarrow b\overrightarrow {IB} + c\overrightarrow {IC} = (b + c)\overrightarrow {ID} (1)$
$\dfrac{{DB}}{{DC}} = \dfrac{c}{b} \Rightarrow \dfrac{{DB}}{{DC + DB}} = \dfrac{c}{{b + c}} \Rightarrow DB = \dfrac{{ac}}{{b + c}} $
Tiếp tục áp dụng tính chất đường phân giác ,ta có :
$\dfrac{{ID}}{{IA}} = \dfrac{{BD}}{{BA}} = \dfrac{{\dfrac{{ac}}{{b + c}}}}{c} = \dfrac{a}{{b + c}} \Rightarrow \overrightarrow {ID} = - \dfrac{a}{{b + c}}\overrightarrow {IA} $
$\Rightarrow (b + c)\overrightarrow {ID} = - a\overrightarrow {IA} (2) $
Từ (1) và (2) suy ra
$a\overrightarrow {IA} + b\overrightarrow {IB} + c\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 (dpcm)$
Ta có $a\overrightarrow {IA} + b\overrightarrow {IB} + c\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0$
$\Leftrightarrow \dfrac{{2S_{ABC} }}{{h_a }}\overrightarrow {IA} + \dfrac{{2S_{ABC} }}{{h_b }}\overrightarrow {IB} + \dfrac{{2S_{ABC} }}{{h_c }}\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0$
$\Leftrightarrow \dfrac{{\overrightarrow {IA} }}{{h_a }} + \dfrac{{\overrightarrow {IB} }}{{h_b }} + \dfrac{{\overrightarrow {IC} }}{{h_c }} = \overrightarrow 0 (dpcm)$
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#7
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết
Câu a còn đựoc phát biểu rộng hơn với n điểm, cụ thể:
Cho $\sum_{i=1}^{n}\alpha _i=1\\ $
nếu $\sum_{i=1}^{n}\alpha _i\overrightarrow{MA_i}=\overrightarrow{0}$ thì M được goi là tâm tỉ cự của hệ điểm $A_i$ và $\alpha _i$ là tọa độ tâm tỉ cự.
Câu b thì dựa vào câu a thì có ngay kết quả

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ongtroi: 31-10-2010 - 11:52


#8
hienhien

hienhien

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Bạn dark templar ơi, bạn có thể giải giùm mình các câu còn lại không?
mình sắp kiểm tra rồi, cần có thật nhiều bài tập để ôn.Cảm ơn bạn!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh