Đến nội dung

Hình ảnh

Toán Kinh Tế

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 64 trả lời

#1
alice

alice

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Xin mọi người giúp đỡ a. em bây giò mới là học sinh năm thứ 1 chuânr bị sang năm 2 chọn ngành rôi .
Em muốn sau này đi sâu va nghiên cứu Toán Kinh Tế , nhưng ko biết mình nên đọc những gì , Xác suất thống kê ah? hay là fai hoc những gi
mọi nguời giúp giùm nghen
chúc vui
Alice

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi alice: 10-01-2006 - 01:47


#2
hahaha

hahaha

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Tôi không học kt nhưng có qua trường KTQD nghe mấy buổi về toán kinh tế . Theo tôi toán kinh tế cũng khá rộng . Cụ thể

1) Xác suất thống kê và các ứng dụng như lí thuyết dự báo , điều chỉnh ...
2) Tối ưu , đặc biệt là quy hoạch tuyến tính ( hình như Kantorovich đoạt giải nobel về kinh tế vì công lao trong quy hoạch tt ) . Còn kinh khủng hơn thì là quy hoạch lồi , trò chơi ...
3) Một chút về các p.tr vi phân và đạo hàm riêng . Những cái này mô tả tốc độ và xu hướng tức thời các đại lượng k.t
4) Ngoài ra đọc thêm về phương pháp số và n thứ khác nếu đủ thời gian và khả năng !


:rose :rose :rose :rose :rose :rose :rose :rose :rose :rose

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Alligator: 02-11-2005 - 13:17


#3
vinhspiderman

vinhspiderman

    Tồ đại hiệp

  • Thành viên
  • 189 Bài viết
Trước đây cũng có lần mình đọc sơ qua chương trình học về financial mathematics của một trường đại học của Úc (hình như là Melb. đấy).
Ngành này hình như là tương đối mới đối với VN.

Mình chẳng biết gì về món này cả,nhưng nghĩ rằng sẽ có ích cho bạn nếu bạn tham khảo xem chương trình học của ngành này ở các trường đại học ở Mĩ,Anh.Những thông tin này tìm cũng không khó trên www.google.com .
Lạy chúa!
Con không hề hoài nghi tí nào về sự hiện hữu hoài nghi của người nhưng con hoài nghi rất nhiều về sự minh mẫn và công bình của người!

#4
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết
Mình mới đăng ký làm thành viên của diễn đàn. Chuyên ngành của mình là "Các mô hình toán trong kinh tế". Đúng là nếu chỉ nói toán trong kinh tế thì rất rộng. Bạn Vinh đã đề cập tới financial mathematics, theo mình hiểu thì cái này thì chủ yếu học về tài chính. Hiểu một cách đơn giản thì đối tượng của môn này là tiền, nó liên quan đến một số vấn đề trong kinh tế như quản lý nguồn vốn, đầu tư v.v...Theo chuyên ngành này thì kiến thức toán không cần nhiều lắm cần nhất là lý thuyết xác xuất và thống kê, có thể lý thuyết trò chơi (Game theory) cũng rất cần thiết.
Còn một hướng khác tạm gọi là toán trong kinh tế (cái trước có thể gọi tên -Toán trong tài chính). Đối tượng của linh vực này nghiên cứu về các quan hệ kinh tế như quan hệ sản xuất, các mô hình, chính sách kinh tế v.v...
Mình chỉ mới bắt đầu nhưng thấy kiến thức yêu cầu về toán quá nhiều (mình tiếp cận môn này dưới góc độ của dân toán chứ không phải dân kinh tế). Một số kiến thức có thế kể ra là:
1. Đại số tuyến tính
2. Giải tích hàm
3. Phương trình vi phân
4. Phương trình đạo hàm riêng
5. Các phương pháp tối ưu (cái này yêu cầu cả quy hoạch tuyến tính, điều khiển tối ưu, quy hoạch động v.v...)
kể tiêu biểu một vài thứ như thế cũng đủ để chúng ta học trong 4-5 năm rồi

#5
ThanhHaipt

ThanhHaipt

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Bạn Magic a, bạn có thể nói rõ hơn về môn "mô hình toán kinh tế" được không?
Cảm ơn bạn nhiều!

#6
ThanhHaipt

ThanhHaipt

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Bạn Magic thân mến!

Bạn có thể nói rõ hơn về môn "Mô hình toán kinh tế" được không: khái niệm, nội dung,...
Tôi đang tìm hiểu về nó, nên rất quan tâm đến môn toán này và cũng rất mừng vì bạn chuyên về lĩnh vực này.
Cảm ơn bạn nhiều!
Nếu có thể được, bạn hãy giúp tôi tìm hiểu về môn toán này nhé!
Đ/c email của tôi là [email protected]
hy vọng được học hỏi bạn nhiều!

#7
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết
Mình sẽ post một số bài về vấn đề này trong topic riêng để mọi người tiện theo dõi. Cách tốt nhất để hiểu nó là tìm hiểu những mô hình đơn giản, cụ thể. Mình cũng chỉ mới bắt đầu thôi nên mong mọi người cùng trao đổi thêm.

#8
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết
Mình xin được giới thiệu cụ thể hơn một chút về Mô hình toán trong kinh tế để những bạn quan tâm cũng nhau trao đổi thêm.

1.Mô hình toán
Nói về mô hình toán trong kinh tế, trước hết phải hiểu "Mô hình toán là gì?". Một cách đơn giản có thể hiểu mô hình toán là một mô tả các hiện tượng bằng ngôn ngữ toán. Theo cách hiểu này thì chúng ta đã gặp rất nhiều mô hình toán như vậy ngay từ khi mới bắt đầu làm quen với môn toán. Có thể nêu ra đây một số ví dụ hết sức đơn giản. Xét bài toán sau ìMột người đi từ A đến B với vận tốc 5km/h, hỏi thời gian cần thiết để tới B là bao nhiêu nếu quãng đường từ A đến B dài 10km”. Các yếu tố được miêu tả trong bài toán là một hiện tượng. Để giải bài toán trên chúng ta diễn đạt theo ngôn ngữ toán như sau: ìGọi khoảng cách từ A đến B là s, vận tốc của người đó là v. Thời gian cần thiểt là đi từ A đến B là t. Khi đó ta có quan hệ sau: s=vt”. Quan hệ (phương trình) nhận được miêu tả chính xác hiện tượng nêu ra trong bài toán. Có thể gọi nó là một mô hình toán. Với mô hình nhận được ta không chỉ giải quyết một bài toán cụ thể mà có thể giải một lớp các bài toán khác nhau. Ví dụ một số mô hình toán khác có thể tham khảo tại đây.

2. Mô hình toán trong kinh tế.
Một câu hỏi có thể đặt ra là, nhưng hiện tượng nào có thể mô tả theo ngôn ngữ toán học?. Toán học có ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Từ những vấn đề đơn giản như trong ví dụ trên đến phức tạp như các vấn đề trong tự nhiên, xã hội. Ở đây chúng ta đề cập đến các ứng dụng của toán học trong kinh tế. Một vấn đề đầu tiên trong kinh tế là quan hệ sản xuất, đây là mối liên hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm tạo ra. Quan hệ này chúng ta có thể miêu tả bằng một hàm số y=f(x), trong đó x là các nguyên liệu đầu vào, y là sản phẩm tạo ra.
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra:
-Tìm cách kết hợp các nguyên liệu đầu vào để thu được nhiều sản phẩm nhất
f(x)->max
-Trong điều kiện giá thị trường của mặt hàng y là p, giá nguyên liệu x là q, và chúng ta chỉ có một lượng vốn nhất định. Tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận u = yp-xq.
Bên cạnh đó còn rất nhiều vấn đề khác như quá trình hình thành giá trong điều kiện cạnh tranh tự do hoặc độc quyền, việc phân bố hàng hóa, đổi mới công nghệ sản xuất v.v…

3. Xây dựng mô hình toán.
Việc xây dựng mô hình toán phụ thuộc vào hiện tượng chúng ta muốn miêu tả. Khi mô tả quá trình phát triển của một đối tượng kinh tế khi biết sự thay đổi của nó theo thời gian x’(t) ta dùng một hệ phương trình vi phân x’(t)=f(t,x). Khi mô tả quy trình sản xuất nhằm tối đa lợi nhuận ta có một bài toán tối ưu. Còn khi miêu tả diễn biến giá của một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán chúng ta thường sử dụng công cụ là lý thuyết về các quá trình ngẫu nhiên. Sự đa dạng của các đối tượng cần khảo sát tạo ra sự đa dạng của các mô hình nhận được. Có thể nhận được một mô hình tuyến tính hoặc phi tuyến, có thể mọi tham số đều được xác định hoặc trong điều kiện một số tham số không xác định.
Khi xây dựng được một mô hình toán, một cách tự nhiên nảy sinh câu hỏi: "Mô hình này có hiệu quả hay không?" Một mô hình tốt phải đảm bảo hai yếu tố.
-Tính chính xác: mô hình bao quát được hầu hết các tính chất đặc trưng của đối tượng cần khảo sát. Nó đảm bảo tính chính xác của các kết quả nghiên cứu và dự đoán trên mô hình đó.
-Tính đơn giản: một mô hình quá phức tạp sẽ không có ý nghĩa trong thực tế vì không thể tiến hành các khảo sát trên mô hình đó.
Tuy nhiên hai yếu tố này mâu thuẫn với nhau. Muốn miêu tả chính xác đối tượng thì cần rất nhiều tham số, việc tăng số lượng tham số trong mô hình dẫn tới việc tăng độ phức tạp trong khảo sát. Vì vậy khi xây dựng mô hình phải dung hòa hai yếu tố này tùy theo yêu cầu của bài toán.
4. Một số vấn đề khi xây dựng mô hình toán trong kinh tế.
-Trước hết là vấn đề độ đo trong kinh tế.
Các đại lượng trong kinh tế rất đa dạng vì thế để có thể khảo sát cần có một công cụ để so sánh giữa các đại lượng. Chúng ta có thể hình dung vấn đề này qua một ví dụ đơn giản như sau: "trong mùa đông có thể bạn cần 1 bộ quần áo ấm hơn một thiết bị giải trí, vì thế bạn sẽ đánh giá bộ quần áo có giá trị hơn dù chúng có cùng giá thành như nhau. Nhưng khi đã có 1 vài bộ quần áo rồi thì bạn lại đánh giá ngược lại. Thiết bị giải trí kia có giá trị hơn bộ quần áo". Chúng ta cần phải tìm được một công cụ trong toán để so sánh 2 đối tượng này.
-Bao quát được các tính chất đặc trưng
Khi muốn khảo sát một đối tượng nào đó chúng ta phải hiểu về nó. Như vậy để xây dựng được các mô hình toán trong kinh tế cần có những hiểu biết nhất định về kinh tế, các quan hệ giữa các đại lượng kinh tế, tầm quan trọng của một vài tham số đối với vấn đề chúng ta đang quan tâm. Cần phải nắm được điều quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định tới vấn đề cần khảo sát là gì.
-Tính toán các tham số.
Các tham số sẽ quyết định kết quả khảo sát trên mô hình nhận được. Các tham số này nhận được từ quá trình theo dõi, nghiên cứu các số liệu thực tế của vấn đề cần khảo sát. Quá trình tính toán các tham số đôi khi chiếm phần lớn thời gian trong quá trình xây dựng một mô hình toán. Điều này đặc biệt khó khăn tại Việt Nam vì chúng ta chưa có hệ thống các dữ liệu thống kê chuẩn phục vụ cho nghiên cứu.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi magic: 09-11-2005 - 01:57


#9
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
hay quá! Đề nghị bạn post tiếp vài bài nữa. Mình thấy bây giờ hoc toán lý thuyết đúng là không dùng làm gì rồi, chắc chuyển sang học đếm tiền bên kinh tế có vẻ dễ hơn, hì hì
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#10
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết
Đây là bài mình viết để giới thiệu chung thôi, mới bắt đầu chuyên ngành nên kiến thức còn hạn chế. Mình sẽ post thêm các mô hình cụ thể và các vấn đề liên quan, kiểu như thế này.
http://diendantoanho...?showtopic=7912
Lĩnh vực này cũng yêu cầu nhiều toán lý thuyết lắm đấy, đặc biệt là tối ưu hóa.
Chẳng thấy ai có hứng thú với cái này nên cũng hơi nản. Giờ mình cũng hơi bận, sắp zachot rồi. Sẽ cố gắng post dần vậy.

#11
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
toan toi uu minh cung dang hoc chut it. Neu can thi tham gia cho vui. the magic hoc o dau the? nam may roi?
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#12
one

one

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Hi!
Nói về toán KT thì là 1 lĩnh vực rất rộng như moi người đều biết.Tôi chỉ mạn phép bàn thêm 1 chút với 1 lượng hiểu biết it ỏi về vấn đề này,với tư cách là 1 cựu sv khoa Ngân hàng Tài chính trường DHKTQDHN.
Nếu các bạn để ý sẽ thấy tỉ lệ đoạt giải Nobel KT chủ yếu là các công trình về toán KT.Vì sao vậy?Việc lượng hóa các vấn đề về KT nói riêng và các vấn đề xã hội khác nói chung là vô cùng phức tạp.Bởi 1 yếu tố về KT chịu rất nhiều tác động của các yếu tố KT khác trong mối tương quan qua lại rất phức tạp. Nói theo ngôn ngữ toán học thì trong KT,1 biến phụ thuộc chịu tác động của vô số các biến độc lập khác,và bản thân các biến độc lập đó chỉ là độc lập trong 1 giả định trước đó,với 1 mục đích nghiên cứu cụ thể,trong thực tiễn KT thì các yếu tố luôn biến động.Vậy thì làm thế nào để lượng hóa,chẳng hạn mức độ cung cầu về 1 mặt hàng để đưa ra được mức sản lượng tốt nhất để tối ưu hóa lợi nhuận hoặc mở rộng quy mô;hoặc cao hơn nữa,về góc độ KT vĩ mô,dự đoán được các yếu tố về tiền tệ,sản xuất,thu nhậpv.v...nhằm đưa ra chính sách đúng đắn trong quản lý nhà nước về KT phục vụ cho tăng trưởng và phát triển.
Cụ thể,tôi muốn nói rằng,nếu bạn muốn hiểu rõ về toán KT hơn thì bạn không thể không nghiên cứu sâu về môn KT lượng.Nó có thể coi là công cụ cơ sở cho các nghiên cứu về sau,được xây dựng trên nền tảng của xác suất thống kê.
Thời gian có hạn,byebye.

#13
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết
Theo mình ý kiến của bạn one là một cách tiếp cận khác. Dân kinh tế khi học toán kinh tế (điển hình là kinh tế lượng) đã có một số hình dung nhất định về kinh tế. Và quá trình tiếp cận môn học có thể được gọi là "lượng hóa các đại lượng kinh tế" theo như bạn one nói và cũng có thể nhìn thấy ngay cách tiếp cận này trong tên của môn học "kinh tế lượng". Còn dân toán-tin như mình khi tiếp cận vấn đề này thì có một cái nhìn khác. Đó là ứng dụng các công cụ toán vào giải quyết các vấn đề kinh tế.
Theo nhận xét của mình thì cách tiếp cận của dân kinh tế sẽ chứa nhiều ý nghĩa kinh tế hơn vì họ hiểu về kinh tế nhiều hơn và các mô hình toán họ đưa ra cũng đơn giản và dễ hiểu với nhiều người hơn (vì theo mình thì nền tảng toán học của họ nói chung không bằng dân toán). Mình chưa được tiếp cận môn kinh tế lượng nên không hiểu nhiều. Còn cách tiếp cận từ phía toán học sẽ phức tạp hơn, sử dụng nhiều công cụ toán mạnh hơn vì toán học là môn trừu tượng và mang tính tổng quát cao nên các mô hình xây dựng theo cách tiếp cận này cũng mang đặc điểm chung đó.
Như vậy để hiểu ý nghĩa kinh tế trong một mô hình và khả năng áp dụng trong thực tiễn thì nên có cái nhìn từ phía các nhà kinh tế. Còn khi muốn có các công cụ mạnh, các cơ sở logic thì nên nhìn từ quan điểm toán học.
Toán kinh tế là một phần của toán học ứng dụng, nó thực sự được phát triển từ giữa thế kỷ 19, và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Vì là toán ứng dụng nên nó được coi là công cụ để giải quyết các vấn đề kinh tế. Các nhà kinh tế lượng đưa ra các bài toán của mình bằng ngôn ngữ toán và để giải quyết nó cần phải dùng công cụ do toán mà cụ thể là toán ứng dụng mang lại.

#14
iamaguest

iamaguest

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết
Hi every one!
Thấy các bạn bàn luận sôi nổi về Toán Kinh tế, mình góp mấy dòng.
1 - Nói toán kinh tế theo mình hiểu là rất rộng. Do đó cần hạn chế môn học này thành các chuyên đề thì tốt hơn.
2- Hiện nay ở các trường đại học giảng dạy Toán Kinh tế nhưng thực chất có nơi thì dạy: Quy hoạch tuyến tính, Giải tích lồi, Thống kê tuyến tính, Lọc tuyến tính, Mô hình cân bằng trong kinh tế....
Do đó chả biết đằng nào mà lần!
3 - Nếu bạn nào quan tâm đến Quy hoạch tuyến tính thì mình có tài liệu và có cả phần mềm Download và do mình viết.
Phần mềm mình viết bằng C++ trên Windows và có thể giải bài toán QHTT kích thứoc lớn. Mình chưa thử hết nhưng có lẽ 10.000 biến và ràng buộc. Mình Free cho các bạn tham khảo. Thuật toán mình sử dụng chủ yếu là thuật toán Điểm trong (interior point methods), không dùng đơn hình (simplex methods).

Chúc sức khỏe mọi người!

#15
alice

alice

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
xin lỗi mọi người , là người mở ra topic này mà lại không có ý kiến gì cả
Rất cám ơn mọi người đã cho alice những ý kiến quí báu nhé
@magic : alice nhận ra được magic học мех мат nganh 0102 đúng ko?
magic có thể cho e một vài link ebook được không a? (đừng là tiếng Anh nhé)
mà bọn em bây giờ mới chọn ngành emddinh chọn mô hình Toán , còn sau đó chọn cái gì cụ thể hơn thì cung chưa biết đựoc a

#16
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết
Bạn alice quan tâm tới lĩnh vực này thì tham khảo ý kiến của các bạn khác đã post trong thread này. Bạn đang học đại cương và sắp chọn chuyên ngành thì kiến thức còn hạn chế. Mình sắp tốt nghiệp mà cũng đã biết mấy đâu. Hơi ngạc nhiên khi bạn biết ngành 0102 còn mình thì không :D. Bạn biết tiếng Nga thì có thể vào thư viện khoa toán trường mình để kiếm tài liệu. Trước hết bạn học tốt các môn đại cương đã nhất là giải tích hàm, tối ưu, xác suất thống kê. Nếu có điều kiện bạn đọc thêm kinh tế lượng hay lý thuyết trò chơi. Các môn này cũng rất cần thiết.
Chúc bạn thành công.

#17
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
thêm một vị в России nữa rồi, vui thiệt. Cậu alice học ở đâu đấy? Nghỉ đông này anh em ở Nga tập trung lên Moscow offline một bữa cho vui rồi nói dóc về toán cũng hay.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoadaica: 11-01-2006 - 17:46

Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#18
alice

alice

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
em học 0102 <прикладная математика> , mới năm 2 thôi ạ
bây giờ còn đang phải khổ sở trả thi
em đoán anh magic đang ở МГУ a? em thấy anh kiến thức về toán rất ghê ...
hic em cho em biết tên cuốn nào cụ thể được ko? anh nói chung chung quá , em ko biết được

thêm một vị в России nữa rồi, vui thiệt. Cậu alice học ở đâu đấy? Nghỉ đông này anh em ở Nga tập trung lên Moscow offline một bữa cho vui rồi nói dóc về toán cũng hay.

anh ơi em chưa đủ trình để tán dóc về toán đâu a.

#19
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết

em học 0102 <прикладная математика> , mới năm 2 thôi ạ
bây giờ còn đang phải khổ sở trả thi
em đoán anh magic đang ở МГУ a? em thấy anh kiến thức về toán rất ghê ...
hic em cho em biết tên cuốn nào cụ thể được ko? anh nói chung chung quá , em ko biết được

Em mới học năm 2 lại đang khổ sở trả thì thì cứ bình tĩnh thi tốt đã em ạ. Lúc nào thi xong anh giới thiệu cho một số quyển sách đọc chơi, mà nếu em thích tài liệu của ông thầy anh thì anh gửi cho.
Còn em nhận xét kiến thức toán của anh rất ghê sẽ bị các thầy, các bạn khác trên dd cười cho đấy.

#20
hello

hello

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
các bạn nói về toán kinh tế nghe hay quá .thế còn toán học tài chính thì sao nhỉ .mình có đọc sách về toán học tài chính liên quan đến các phương trình vi phân ngẫu nhiên ,tích phân ngẫu nhiên .chủ yếu nói tới việc mua bán chứng khoáng trên thị trường chứng khoáng ,hay ra trò ( mình là nhà lý ) ,mốt số khái niệm nghe rất lạ như : quyền lựa chọn ( option ),hiệu ứng nụ cười ,hiệu ứng con bươm bướm .thị trường chứng khoáng việt nam đang bước đầu trưởng thành ,đấu tư chứng khoáng trong tương lai không xa sẽ là cách kiếm tiền chủ yếu của mọi người dân .để tránh lạc hậu vế sau này ,xin các cao thủ kinh tế,tài chính nói đôi điều về toán học tài chính để khai sáng cho mình .thank !




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh