Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tramyvodoi: 16-12-2012 - 11:40

Cho đa thức $P(x)$ và $Q(x)=aP(x)+bP'(x)+cP''(x)$ với $a,b,c$ thuộc $R,a\neq0$ ,$b^2-4ac >0$.cmr nếu $Q(x)$ vô nghiệm thì $P(x)$ vô nghiệm
#1
Đã gửi 13-12-2010 - 12:06
#2
Đã gửi 14-12-2012 - 09:38
Phương trình đặc trưng là $ct^2+bt+a=0\quad (1)$
Th1: $c\ne 0$: (1) có hai nghiệm phân biệt $t_1;t_2$ vì $b^2-4ac>0$.
Do vậy, nghiệm của phương trình vi phân thuần nhất này là
$P(x)=C_1e^{t_1x}+C_2e^{t_2x},\quad C_1,C_2\in\mathbb{R}$
(Đây là công thức nghiệm của phương trình vi phân thuần nhất, những ai đã học đại học mới có thể biết)
Cho $C_1=C_2=0$, tức là $P(x)=0$.
Vậy phương trình $Q(x)=0$ có nghiệm khi $P(x)=0$. Tức là, $Q(x)$ vô nghiệm thì $P(x)=0$ vô nghiệm.
TH2: $c=0$: Suy ra $b\ne 0$. PT $Q(x)=0$ có nghiệm là $P(x)=C_3e^{-\frac{a}{b}x}$.
Cho $C_3=0$, tức là $P(x)=0$.
Vậy phương trình $Q(x)=0$ có nghiệm khi $P(x)=0$. Tức là, $Q(x)$ vô nghiệm thì $P(x)=0$ vô nghiệm.
KL: Phương trình $Q(x)=0$ vô nghiệm thì $P(x)$ vô nghiệm.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi duongtoi: 15-12-2012 - 09:11
Facebook: https://www.facebook...toi?ref=tn_tnmn or https://www.facebook...GioiCungTopper/
Website: http://topper.vn/
Mail: [email protected]
#3
Đã gửi 14-12-2012 - 23:18

Hoa hồng hi vọng



Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 14-02-2013 - 22:40
- bbboylion yêu thích
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia!
#4
Đã gửi 15-12-2012 - 22:35
cho đa thức P(x) và Q(x)=aP(x)+bP'(x)+cP''(x) với a,b,c thuộc R,a khác 0,b^2-4ac >0.cmr nếu Q(x) vô nghiệm thì P(x) vô nghiệm
Ở đây, đúng ra phải thêm một ý: $P ,Q \in R[x] $ và ta chỉ xét đến nghiệm thực của các đa thức !
Một tương đương logic ai cũng biết:
$Q(x)$ vô nghiệm thì $P(x)$ vô nghiệm $\Leftrightarrow$ $P(x)$ có nghiệm thì $Q(x)$ có nghiệm..
Nếu $P(x)$ là đa thức bậc lẻ thì $Q(x)$ cũng bậc lẻ nên cả hai đều có nghiệm thực.
Nếu $deg P=2n \;\;, n \in \mathbb{N}^* $ và $P(x)$ có $k$ nghiệm (kể cả bội)
Do P bậc chẵn nên nếu có nghiệm thì có một số chẵn nghiệm (kể cả bội), do đó, số nghiệm của $P(x)$ bằng $2m \;\;,m \in \mathbb{N}^* $ (kể cả bội)
Xét phương trình $a P(x)+b P^{'}(x)+cP^{''}(x)=0 $ $\Leftrightarrow P(x)+\dfrac{b}{a}P^{'}(x)+\dfrac{c}{a}P^{''}(x) =0$
Thấy rằng : $b^2 >4ac \Leftrightarrow \dfrac{b^2}{a^2}>4 \dfrac{c}{a} $
Đặt $u=\dfrac{b}{a} \;\;, v=\dfrac{c}{a} $ $\Rightarrow u^2>4v $
Ta cần CM: $ P(x)+uP^{'}(x)+vP^{''}(x)=0 $ có nghiệm.
Gọi $u_1,v_1$ là hai số thực khác 0 bất kỳ.
Xét $H_1(x)=e^{\frac{x}{u_1}}P(x) $ $ \Rightarrow H_1(x) $ có $2m$ nghiệm thực (kể cả bội)
$\Rightarrow H_1^{'}(x)=\dfrac{e^{\frac{x}{u_1} }}{u_1}(P(x)+u_1 P^{'}(x)) $ có ít nhất $2m-1$ nghiệm (kể cả bội)
$\Rightarrow P(x)+u_1 P^{'}(x) $ có ít nhất $2m-1$ nghiệm (kể cả bội)
$\Rightarrow P(x)+u_1P^{'}(x)=\prod_{i=1}^{2m-1}(x-x_i) R_{2n-2m+1}(x) $, với $R_{2n-2m+1}(x)$ là đa thức bậc $2n-2m+1$, tức bậc lẻ, nên $R_{2n-2m+1} $ có ít nhất một nghiệm.
Vậy $P(x)+u_1 P^{'}(x) $ có ít nhất $2m$ nghiệm (kể cả bội)
Xét $H_2(x)=e^{\frac{x}{v_1}}(P(x)+u_1P^{'}(x) )$
Tương tự như trên ta cũng có: $P(x)+u_1P^{'}(x)+v_1(P^{'}(x)+u_1P^{''}(x) $ có ít nhất $2m$ nghiệm thực (kể cả bội)
hay $P(x)+(u_1+v_1)P^{'}(x)+u_1v_1P^{''}(x) $ có ít nhất $2m$ nghiệm thực (kể cả bội).
Do $u^2-4v>0 $ nên phương trình $x^2-ux+v=0 $ có 2 nghiệm phân biệt $x_1;x_2 $
Chọn $u_1=x_1\;, v_1=x_2 $,
$ \Rightarrow P(x)+uP^{'}(x)+vP^{''}(x) $ có ít nhất $2m$ nghiệm hay $Q(x)$ có nghiệm.
Vậy có đpcm.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 15-12-2012 - 23:02
- dark templar, Ispectorgadget, alex_hoang và 1 người khác yêu thích
#5
Đã gửi 15-12-2012 - 23:34
Chứng mình rằng: nếu $P(x)-t.P'(x)$ vô nghiệm thì $P(x)$ vô nghiệm.
Chứng minh:
+ Với $t=0$ thì hiển nhiên.
+ Với $t\neq 0$.
Xét hàm số: $ f(x)=e^{\frac{1}{-t}}.P(x)$
$f'(x)=\frac{e^{\frac{1}{-t}}}{-t}(P(x)-t.P'(x))$
Theo giả thiết thì $ P(x)-t.P'(x)$ vô nghiệm nên $f'(x) $ vô nghiệm.
Lại có: $f(x)$ liên tục và khả vi với mọi x thuộc $\mathbb{R}$
nên theo định lí Roll$ f(x)$ có tối đa 1 nghiệm
$\Rightarrow P(x)=0 $có tối đa 1 nghiệm. (1)
Vì $P(x)-t.P'(x)$ vô nghiệm nên bậc của nó chẵn
Mà bậc của $P(x)$ bằng bậc của$ P(x)-t.P'(x)$ nên$ P(x)$ bậc chẵn.(2)
Từ (1) và (2) suy ra:
$P(x)$ vô nghiệm.
Trở lại bài toán.
vì$b^2-4ac>0$ nên phương trình $ax^2+bx+c$ có hai nghiệm phân biệt là $x_1$ và $x_2$.
Xét $H(x)=P(x)-x_1.P'(x)$
và $G(x)=H(x)-x_2.H'(x)$
Ta có:
$G(x)=P(x)-x_1.P'(x)-x_2.(P'(x)-x_2.P"(x))$
$=\frac{aP(x)+bP'(x)+xP"(x)}{a}$
Hiển nhiên $G(x)$ vô nghiệm
Áp dụng bổ đề trên ta có:
$H(x)$ vô nghiệm và $P(x)$ vô nghiệm.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bbboylion: 15-12-2012 - 23:35
#6
Đã gửi 15-12-2012 - 23:50
Nếu đa thức $a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_0$ (với $a_i$ nguyên) có n nghiệm và $Q(x)=a_n.P(x)+a_{n-1}.P'(x)+...+a_0.P^{(n)}(x)$ vô nghiệm thì $P(x)$ vô nghiệm.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bbboylion: 15-12-2012 - 23:51
#7
Đã gửi 16-12-2012 - 03:05
Tông quát:
Nếu đa thức $a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_0$ (với $a_i$ nguyên) có n nghiệm và $Q(x)=a_n.P(x)+a_{n-1}.P'(x)+...+a_0.P^{(n)}(x)$ vô nghiệm thì $P(x)$ vô nghiệm.
Việc tổng quát thế này không có ý nghĩa cho lắm, vì thực tế, việc chứng minh $Q(x)=a_n.P(x)+a_{n-1}.P'(x)+...+a_0.P^{(n)}(x)$ vô nghiệm dài dòng và cồng kềnh hơn rất nhiều so với việc tìm nghiệm $P(x)$. Theo lời giải của mình trên kia, ta sẽ đi từ từ để đến với một mệnh đề nho nhỏ.
Xét $R(x)=\sum_{i=0}^n a_i x^i \in R[x] \;\;, n \in \mathbb{N}^*\;,a_n \neq 0$ có $n$ nghiệm thực $x_i $. ( không nhất thiết phân biệt)
Với $P \in R[x] $ bậc $2m \in \mathbb{N}^* , 2m \ge n$ có ít nhất $2k\;, k\in \mathbb{N}^*$ nghiệm thực (kể cả bội)
Như trong bài giải ở trên , ta có tính chất nhỏ là $\forall t \in \mathbb{R} , P(x)+t.P'(x) =0$ có ít nhất $2k$ nghiệm thực kể cả bội.
Xét dãy $ \begin{cases} H_1(x)=P(x)-x_1.P'(x) \\H_i(x)=H_{i-1}(x)-x_i.H_{i-1}'(x) \;\;\;, i \ge 2 \end{cases} $
Dễ chứng minh được rằng, $H_i(x)$ có ít nhất $2k$ nghiệm kể cả bội $\forall i \in \{1;2;...;n\} $
Với $i \in \{1;2;...;n \} $
Gọi $ E_{ij} = \sum_{1 \le i_1<i_2<...<i_j \le i} x_{i_1}x_{i_2}...x_{i_j} \;\;\;, j \in \{1;2...;i \}$ là đa thức đối xứng sơ cấp thứ $j$
Tính cụ thể các $H_2;H_3$ ta dễ tổng quát và chứng minh quy nạp rằng:
$H_i(x)=P(x)+\sum_{j=1}^i (-1)^jE_{ij} P^{(j)}(x)$
Vậy, $H_n(x)=P(x)+\sum_{j=1}^n (-1)^jE_{nj}P^{(j)}(x) $
Theo định lý Viète , $E_{nj} =(-1)^j\dfrac{a_{n-j}}{a_n} $
$\Rightarrow H_n(x)=P(x)+ \sum_{j=1}^n \dfrac{a_{n-j}}{a_n} P^{(j)}(x) $
Từ $H_n(x)$ có ít nhất $2k$ nghiệm thực kể cả bội
$\Rightarrow a_n P(x)+\sum_{j=1}^n a_{n-j} P^{(j)}(x) $ có ít nhất $2k$ nghiệm thực kể cả bội
Tóm lại, ta vừa chứng minh rằng : Với đa thức hệ số thực $\sum_{i=0}^n a_i x^i $ bậc $n$ có $n$ nghiệm thực (không nhất thiết phân biệt) và $P(x) $ là đa thức hệ số thực bậc chẵn không nhỏ hơn $n$ ,có ít nhất $2k$ nghiệm thực (kể cả bội), thế thì
$ \sum_{i=0}^n a_{n-i}P^{(i)}(x) =0$ cũng có ít nhất $2k$ nghiệm thực kể cả bội. ($P^{(0)}(x)=P(x) $)
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 16-12-2012 - 15:45
- alex_hoang và WhjteShadow thích
1 người đang xem chủ đề
0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh