Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm SHTQ $$ \left\{\begin{array}{l}U_{2k+1}=3U_{2k}+6U_{2k-1}\\ \\U_{2k+2}=3U_{2k+1}-6U_{2k}\end{array}\right.\;\;\forall k \ge 1 $$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Cho dãy số $\{U_n\}$ xác định bởi $U_1=U_2=1$

$ \left\{\begin{array}{l}U_{2k+1}=3U_{2k}+6U_{2k-1}\\ \\U_{2k+2}=3U_{2k+1}-6U_{2k}\end{array}\right.\;\;\forall k \ge 1 $

Tìm số hạng tổng quát của dãy số trên.

--------------------------
 

 @supermmeber: thử dùng hàm sinh chưa thầy?

@hxthanh: Bài này bình thường thôi, chưa cần đến hàm sinh đâu! :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 17-04-2013 - 20:04


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Cho dãy số $\{U_n\}$ xác định bởi $U_1=U_2=1$

$ \left\{\begin{array}{l}U_{2k+1}=3U_{2k}+6U_{2k-1}\\ \\U_{2k+2}=3U_{2k+1}-6U_{2k}\end{array}\right.\;\;\forall k \ge 1 $

Tìm số hạng tổng quát của dãy số trên.

--------------------------
 

 @supermmeber: thử dùng hàm sinh chưa thầy?

@hxthanh: Bài này bình thường thôi, chưa cần đến hàm sinh đâu! :)

Lời giải:

Đặt $x_n=U_{2n-1};y_n=U_{2n}$. Từ giả thiết, ta có:\[
\left( I \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 x_1  = y_1  = 1 \\
 x_{k + 1}  = 3y_k  + 6x_k ,\forall k \ge 1,\left( 1 \right) \\
 y_{k + 1}  = 3x_{k + 1}  - 6y_k ,\forall k \ge 1,\left( 2 \right) \\
 \end{array} \right.
\]
Từ (1) suy ra \[
y_k  = \frac{{x_{k + 1} }}{3} - 2x_k ,\forall k \ge 1
\]
Thế vào (2):\[
\begin{array}{l}
 \frac{{x_{k + 2} }}{3} - 2x_{k + 1}  = 3x_{k + 1}  - \left( {2x_{k + 1}  - 12x_k } \right) \\
  \Leftrightarrow x_{k + 2}  = 9x_{k + 1}  + 36x_k  \\
 \end{array}
\]
Từ (1), suy ra $x_2=3.1+6.1=9$.

Pt đặc trưng của dãy $(x_n)$ là\[
X^2  - 9X - 36 = 0 \Leftrightarrow X =  - 3 \vee X = 12
\]
Do đó:\[
x_n  = \alpha .\left( { - 3} \right)^n  + \beta .12^n
\]
Xét với $n=1,2$, ta có:\[
\left\{ \begin{array}{l}
  - 3\alpha  + 12\beta  = 1 \\
 9\alpha  + 144\beta  = 9 \\
 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 \alpha  =  - \frac{1}{{15}} \\
 \beta  = \frac{1}{{15}} \\
 \end{array} \right. \Rightarrow x_n  = \frac{{12^n  - \left( { - 3} \right)^n }}{{15}}
\]
Thế vào (1), ta thu được:\[
y_n  = \frac{{12^{n + 1}  - \left( { - 3} \right)^{n + 1} }}{{3.15}} - 2.\frac{{12^n  - \left( { - 3} \right)^n }}{{15}} = \frac{{12^{n + 1}  - \left( { - 3} \right)^{n + 1}  - 6.12^n  + 6.\left( { - 3} \right)^n }}{{3.15}} = \frac{{2.12^n  + 3.\left( { - 3} \right)^n }}{{15}}
\]
Như vậy:\[
U_n  = \left\{ \begin{array}{l}
 \frac{{12^{\left\lfloor {\frac{{n + 1}}{2}} \right\rfloor }   - \left( { - 3} \right)^{\left\lfloor {\frac{{n + 1}}{2}} \right\rfloor} }}{{15}} \text{ nếu } n \not \vdots 2\\
 \frac{{2.12^{\left\lfloor {\frac{{n + 1}}{2}} \right\rfloor }   + 3.\left( { - 3} \right)^{\left\lfloor {\frac{{n + 1}}{2}} \right\rfloor }}}{{15}} \text{ nếu } n \vdots 2
 \end{array} \right.
\]

______________

@hxthanh: Lời giải thì đúng mà kết luận thì sai :))

@perfectstrong: Chết, lúc đó buồn ngủ quá, đánh sai mà không để ý :D Cảm ơn thầy ạ.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 19-04-2013 - 17:39

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
tran thanh binh dv class

tran thanh binh dv class

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 138 Bài viết

Em xin trình bày lời giải của mình như sau:

Đầu tiên đạt giống anh Hân

 

Lời giải:

Đặt $x_n=U_{2n-1};y_n=U_{2n}$. Từ giả thiết, ta có:\[
\left( I \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
 x_1  = y_1  = 1 \\
 x_{k + 1}  = 3y_k  + 6x_k ,\forall k \ge 1,\left( 1 \right) \\
 y_{k + 1}  = 3x_{k + 1}  - 6y_k ,\forall k \ge 1,\left( 2 \right) \\
 \end{array} \right.
\]

 

Ta đưa về hệ tương đương là

$\left( I \right) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x_1 = y_1 = 1 \\ x_{k + 1} = 3y_k + 6x_k ,\forall k \ge 1,\left( 1 \right) \\ y_{k + 1} = 18x_{k } + 3y_k ,\forall k \ge 1,\left( 2 \right) \\ \end{array} \right.$

 

Xét các Đằng thức quen thuộc sau:

 

$x_{n+1}-\frac{1}{2}y_{n+1}=(-3)(x_{n}-\frac{1}{2}y_{n})=... =(-3)^n.\frac{1}{2}$

 

$x_{n+1}+\frac{1}{3}y_{n+1}=12(x_{n}+\frac{1}{3}y_{n})=... =(12)^n.\frac{4}{3}$

 

Từ đó ta dễ dàng tính được

 

$x_{n+1}=\frac{(-3)^n+4.12^n}{5}; y_{n+1}=\frac{12^n.8-3.(-3)^n}{5}$

 

Vậy $U_{2n+1}=\frac{(-3)^n+4.12^n}{5}; U_{2n+2}=\frac{12^n.8-3.(-3)^n}{5}$

 

 

 


Hình đã gửi


#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

......

Như vậy:$$U_n  = \left\{ \begin{array}{l} \frac{{12^n  - \left( { - 3} \right)^n }}{{15}} \text{ nếu } n \not \vdots 2\\ \frac{{2.12^n  + 3.\left( { - 3} \right)^n }}{{15}}\text{ nếu } n \vdots 2 \end{array} \right.$$

 

Đáp án của Hân viết như vậy là SAI! viết như tran thanh binh dv class thì đúng! Hoặc tinh tế hơn thì đáp án chỉ có một công thức thôi! Đó là:

$\boxed{\displaystyle U_n=\dfrac{(-3)^{\left\lfloor\frac{n}{2}\right\rfloor}+2^{n+1}.3^{\left\lfloor\frac{n-1}{2}\right\rfloor}}{5}}$



#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Đáp án của Hân viết như vậy là SAI! viết như tran thanh binh dv class thì đúng! Hoặc tinh tế hơn thì đáp án chỉ có một công thức thôi! Đó là:

$\boxed{\displaystyle U_n=\dfrac{(-3)^{\left\lfloor\frac{n}{2}\right\rfloor}+2^{n+1}.3^{\left\lfloor\frac{n-1}{2}\right\rfloor}}{5}}$

Ủa? Trong công thức của em, dấu $\{$ mang ý nghĩa là liệt kê mà thầy? Nó sai chỗ nào ạ?


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Sai ở chỗ giá trị của $n$ ở chỉ số của $U_n$ và vế phải!

Giá trị $n$ ở vế phải chỉ "xấp xỉ" một nửa so với chỉ số (em hiểu chưa?)

 

Viết như em thì, nếu $n$ lẻ thì

$U_{n}=\frac{12^n-(-3)^n}{15}$

 

Thực tế thì phải là:

 

$U_{2n+1}=\frac{12^n-(-3)^n}{15}$

 

@perfectstrong: Đã sửa ạ :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 19-04-2013 - 17:38


#7
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết

Chấm bài: 

tran thanh binh dv class 10 điểm


1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#8
robocon1999

robocon1999

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

cái này giải giống bài dãy số trong toán máy tính bỏ túi hả thầy???






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh