Đến nội dung

Hình ảnh

Kovalevskaya, Một số phận vinh quang và cay đắng

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Sofia Vasilyevna Kovalevskaya
Sinh: 15/1/1850 tại Moscow, Nga
Mất : 10/2/1891 tại Stockholm, Thụy Điển

Nguồn: http://www-history.m...valevskaya.html
Người dịch: ngocson52
(Các bạn muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Kovalevskaya, có thể tìm đọc cuốn sách ìMột số phận vinh quang và cay đắng” dịch từ tiếng Nga của Nxb Thanh niên)

Hình đã gửi
Sofia Kovalevskaya là con giữa của viên tướng pháo binh Vasily Korvin-Krukovsky, và Velizaveta Shubert, cả hai đều là những ng-ười được giáo dục của giới quý tộc Nga. Sofia được dạy dỗ bởi các gia sư-, đầu tiên sống tại Palabino, lãnh địa của Krukovsky, sau đó tại St. Petersburg, và tham gia vào nhóm xã hội của gia đình bà, trong đó có nhà văn Dostoevsky.
Sofia bị sức hấp dẫn của toán học lôi cuốn ngay từ khi còn rất nhỏ. Người chú của cô, Pyotr Vasilievich Krukovsky, một ng-ười rất quan tâm đến toán học, đã nói cho cô về những vấn đề của môn toán. Sofia viết trong tự truyện của mình:-
"ý nghĩa của các khái niệm này đương nhiên tôi không thể hiểu hết được, như-ng chúng đã tác động lên trí tưởng tượng của tôi, truyền cho tôi sự sùng bái toán học nh-ư một môn khoa học cao quý và bí hiểm, có thể mở ra một thế giới của những con ng-ười kỳ diệu, vô bờ bến."

Năm 11 tuổi, các bức tư-ờng trong căn phòng của Sofia dán đầy những trang bài giảng của Ostrogradski về ph-ép tính vi phân và tích phân. Cô nhận thấy rằng một vài thứ trong các tờ giấy này cô đã đ-ược nghe qua những câu chuyện của ng-ười chú. Việc nghiên cứu các tờ giấy dán tư-ờng là bước đầu tiên Sofia đến với các phép toán.
Dư-ới sự dẫn dắt của gia sư-, thày giáo Y I Malevich, Sofia đã chính thức đến với nghiên cứu toán học, cô đã nói rằng: "Tôi cảm thấy sức lôi cuốn của toán học mãnh liệt đến nỗi tôi bắt đầu sao lãng các môn học khác."

Cha của Sofia quyết định chấm dứt các bài học về toán của cô, như-ng cô đã m-ượn được một bản sao (copy) cuốn sách Đại số (Algebra) của Bourdeu và đọc vào ban đêm khi cả nhà đã đi ngủ.
Một năm sau, một ngư-ời hàng xóm, giáo sư- Tyrtov, tặng gia đình cô một cuốn sách giáo khoa vật lý do ông viết, và Sofia đã thử đọc nó. Cô không hiểu những công thức lư-ợng giác và cố gắng tự mình giải thích chúng. Tyrtov thấy khi làm việc với khái niệm hàm sin, cô đã sử dụng phư-ơng pháp suy luận giống như- sự phát triển nó trong lịch sử. Tyrtov đã nói lại với với cha của Sofia nên khuyến khích cô tiếp tục học toán, như-ng phải mất vài năm sau, ông mới cho phép cô theo học các khóa học riêng.

Sofia đã buộc phải cư-ới chồng để có thể ra nư-ớc ngoài học tiếp lên đại học (Ở Nga thời đó, phụ nữ không được học Đại học; nhưng muốn có hộ chiếu ở nước ngoài thì phải là con gái đã có chồng. Vậy mới có đám cưới giả của Sofia, đám cưới này về sau trở thành thật – ngocson52). Cha của cô không cho phép cô rời khỏi nhà để học đại học, và người phụ nữ Nga lúc đó không thể sống ngoài gia đình nếu không có văn bản cho phép của cha hoặc của chồng. Năm 18 tuổi, cô đã làm đám cưới giả với Vladimir Kovalevski, một nhà cổ sinh vật học trẻ tuổi. Cuộc hôn nhân này gây ra nhiều nhiều vấn đề rắc rối cho Sofia và, trong suốt 15 năm, đây là nguyên nhân của sự buồn phiền, cáu giận và căng thẳng triền miên và sự tập trung của cô bị chi phối bởi các cuộc tranh cãi thường xuyên và những hiểu lầm với người chồng.

Năm 1869 Sofia đến Heidelberg để học toán học và các môn khoa học tự nhiên, nhưng sau mới vỡ lẽ: các tr-ường đại học ở đây không nhận các nữ sinh. Cuối cùng cô thuyết phục được người ta cho cô dự nghe các bài giảng một cách không chính thức. Sofia đã học rất tốt ở đó ba học kỳ và, theo hồi ức của các bạn sinh viên cùng học, cô ngay lập tức thu hút chú ý với các thầy giáo với khả năng toán học khác th-ường của mình. Giáo sư- Konigsberger, nhà hóa học lỗi lạc Kirchhoff, .... và tất cả các giáo s-ư khác đều rất yêu mến cô học trò xuất sắc của mình và nói về cô nh-ư một hiện t-ượng khác th-ờng.

Năm 1871 Kovalevskaya chuyển đến Berlin để học Weierstrass, thầy của Konigsberger. Nhưng Ban giám hiệu đã từ chối việc cho phép cô tham gia các khóa học ở trư-ờng này bất chấp những cố gắng của Weierstrass và những đồng nghiệp của ông. Thật trớ trêu điều này lại giúp cô đư-ợc học riêng với Weierstrass hơn 4 năm liền.
Gần đến mùa xuân năm 1874, Kovalevskaya hoàn thành 3 bài báo. Weierstrass cho rằng mỗi một bài báo này xứng đáng với học vị tiến sĩ (doctorate). Ba bài báo này về phư-ơng trình đạo hàm riêng (Partial differential equations), tích phân Abel (Abelian integrals) và vành Saturn (Saturn's Rings). Bài báo đầu tiên đư-ợc công bố trong Tạp chí Crelle (Crelle's Journal) năm 1875, là một sự đóng góp rất đáng chú ý. Bài báo về biến đổi tích phân Abel về các tích phân elliptic (elliptic integrals) đơn giản hơn tuy không quan trọng bằng bài báo trước như-ng có chứa hàng loạt những thao tác khéo léo chứng tỏ cô làm chủ hoàn toàn lý thuyết Weierstrass.
Năm 1874 Kovalevskaya đ-ược cấp bằng tiến sĩ, summa cum laude, của Trường Đại học Gottingen. Mặc dù có bằng tiến sĩ và thư- tiến cử đặc biệt của Weierstrass, Kovalevskaya vẫn không kiếm được một chân giảng dạy trong trường Đại học. Điều này có nhiều nguyên nhân, như-ng giới tính của bà vẫn là cản trở lớn nhất. Kết quả là suốt sáu năm bà không tiếp tục được công việc nghiên cứu và cũng không đáp lại các bức th-ư của Weierstrass. Bà cay đắng nhận ra rằng công việc tốt nhất là dạy số học trong các lớp cơ bản của trư-ờng dành cho nữ sinh.
Năm 1878, Kovalevskaya sinh con gái, như-ng từ năm 1880 cô bắt đầu trở lại với các nghiên cứu toán học của mình. Năm 1882 bà bắt đầu làm việc với khúc xạ ánh sáng (refraction of light), và viết ba bài báo về đề tài này. Năm 1916, Volterra đã nhận ra Kovalevskaya đã có một số sai lầm giống Lamé, trong các bài báo đặt có sở cho vấn đề này, mặc dù bà đã chỉ ra một số các lỗi khác mà Lamé mắc phải trong cách trình bày vấn đề của ông. Tuy vậy, bài đầu tiên trong ba bài báo có giá trị rất lớn, bởi vì nó bao gồm một sự giải thích lý thuyết của Weierstrass cho việc giải một số ph-ương trình đạo hàm riêng.
Mùa xuân năm 1883, Vladimir, ng-ười mà Sofia đã ly thân trong vòng 2 năm, đã tự tử. Sau cú sốc ban đầu, Kovalevskaya tự giam mình vào công toán học nhằm xua đi những cảm giác tội lỗi. Mittag-Leffler giúp Kovalevskaya vư-ợt qua những sự chống đối ở Stockholm, và cuối cùng đã giành đ-ược cho bà chức vụ phó giáo sư- (privat docent). Bà bắt đầu giảng dạy ở đây từ đầu năm 1884, nửa năm sau, tháng Sáu năm 1884, đư-ợc cử làm quyền giáo sư- (extraordinary professorship), và đến tháng 6 năm 1889 trở thành ng-ười phụ nữ đầu tiên sau nhà vật lý Laura Bassi và Maria Gaetana Agnesi đư-ợc giữ một chức vụ giáo sư chính thức ở một trường Đại học của châu Âu.
Trong những năm Kovalevskaya ở Stockholm, bà đã tiến hành nhiều nghiên cứu quan trọng trọng nhất. Bà giảng bài về những vấn đề mới nhất trong giải tích và trở thành Tổng biên tập tạp chí mới Acta Mathematica. Bà giữ lên lạc với các nhà toán học của Paris và Berlin và tham gia vào việc tổ chức các hội nghị quốc tế. Vị trí của bà làm xã hội chú ý, bà bắt đầu viết hồi ký (reminiscences) và những vở kịch, những công việc mà bà rất yêu thích khi còn trẻ.
Chủ đề của giải th-ưởng Bordin của Viện hàn lâm Khoa học Pháp đ-ược công bố năm 1886.
Những bài tham dự phải có những đóng góp đáng kể cho bài toán nghiên cứu vật thể rắn. Kovalevskaya đã tham gia và, năm 1886, bà đư-ợc trao tặng giải thư-ởng Bordin với công trình Mémoire sur un cas particulier du problème de le rotation d'un corps pesant autour d'un point fixe, ou l'intégration s'effectue à l'aide des fonctions ultraelliptiques du temps. (Một trường hợp riêng của bài toán về sự quay một vật thể quanh một điểm cố định, nơi tích phân có tác dụng với sự ứng dụng của hàm số siêu elliptic – ngocson52). Để ghi nhận công trình xuất sắc này, tiền thư-ởng đã đ-ược nâng từ 3,000 lên 5,000 francs.
Sự nghiên cứu sâu hơn của Kovalevskaya về đề tài này đã nhận đư-ợc giải thư-ởng của Viện hàn lâm khoa học Thuỵ Điển vào năm 1889, và cùng năm đó, theo đề xuất của Chebyshev, Kovalevskaya đ-ược bầu làm viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Nga. Mặc dù chính phủ Nga hoàng nhiều lần khước từ việc cử bà vào một chức vụ chính thức ở tr-ường Đại học trên chính trên quê hư-ơng bà, Viện hàn lâm đã thay đổi quy định để cho phép bầu một phụ nữ làm viện sĩ.
Công trình đ-ược công bố cuối cùng của Kovalevskaya là một bài báo ngắn Sur un théorème de M. Bruns (Về một định lý của M.Bruns – ngocson52) trong đó bà đ-ưa ra một chứng minh mới, đơn giản hơn định lý Bruns về tính chất của hàm thế năng (potential function) của vật thể đồng nhất (homogeneous body). Đầu năm 1891, khi đang trên đỉnh cao của sáng tạo toán học và vinh quang, Kovalevskaya mất vì sưng phổi.
  • MIM yêu thích
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#2
Ban Biên Tập

Ban Biên Tập

    Ban Biên Tập

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Nhân ngày quốc tế phụ nữ 08/03, BBT xin giới thiệu với các bạn tiểu sử nhà nữ toán học xuất sắc nhất.

Sofia Vasilyevna Kovalevskaya (15 tháng 1 [cũ 3 tháng 1] năm 1850 – 10 tháng 2 [cũ 29 tháng 1] năm 1891), là nhà toán học lớn của Nga, với nhiều đóng góp quan trọng cho các ngành thống kê, phương trình vi phân và cơ học, và là người phụ nữ đầu tiên được trao học hàm giáo sư toàn diện ở Bắc Âu.

Có một số cách chuyển tự tên của bà. Bà thường hay sử dụng tên Sophie Kowalevski (hoặc thỉnh thoảng Kowalevsky), khi xuất bản khoa học. Sau khi chuyển sang sống tại Thụy Điển, bà gọi mình là Sonya.

Thơ ấu

Sofia Kovalevskaya (nhũ danh Korvin-Krukovskaya), sinh tại Moskva, là con thứ hai trong gia đình có 3 người con. Cha của bà, Vasily Vasilyevich Korvin-Krukovsky, là Trung tướng Pháo binh phục vụ trong Quân đội Đế quốc Nga. Mẹ của bà, Yelizaveta Fedorovna Schubert, là một phụ nữ có học thức thuộc gốc Đức còn bà của Sofia là người Rumani. Họ là những người thắp lên niềm say mê toán học cho bà và mướn cho bà một gia sư, (A. N. Strannoliubskii , một nhân vật nổi tiếng về ủng hộ quyền học cao của phụ nữ) để dạy cho bà môn số học. Cũng trong thời gian đó, một đứa con trai của một tu sĩ trong vùng đã giới thiệu thuyết hư vô cho bà.[2]

Tuy tài năng toán học của bà thể hiện khá rõ, bà không thể hoàn tất việc học hành tại Nga. Vào thời đó, phụ nữ không được phép đi học đại học. Để được đi học ở nước ngoài, bà cần thư viết tay của cha (hoặc chồng). Vì vậy, bà đã dựng nên một cuộc "kết hôn giả" với Vladimir Kovalevsky, người đang là sinh viên ngành cổ sinh vật học, sau này nổi tiếng khi cộng tác với Charles Darwin. Họ rời khỏi nước Nga vào năm 1867[3].

Thời sinh viên

Năm 1869, Kovalevskaya nhập học trường Đại học Heidelberg, Đức, nơi cho phép bà được dự thính các lớp miễn là được sự cho phép của giáo sư dạy lớp đó.

Một thời gian ngắn sau đó, bà đến Luân Đôn cùng với Vladimir, do Vladimir có công việc hợp tác cùng Thomas Huxley Charles Darwin, còn bà thì được mời tham gia vào những cuộc mạn đàm ngày Chủ nhật của George Eliot. Tại đó, vào tuổi 19, bà gặp Herbert Spencer và được Eliot dẫn dắt vào một cuộc tranh luận về "khả năng tư duy trừu tượng của phụ nữ".

Sau hai năm học toán tại Heidelberg cùng với các thầy giáo như Helmholtz, Kirchoff Bunsen, bà chuyển đến Berlin, và đi học riêng với Karl Weierstrass, vì trường đại học ở đây không cho phép bà đi học cả dự thính. Vào năm 1874 bà trình ba bài báo—về phương trình vi phân bán phần, về sự chuyển động của vành sao thổ và tích phân ê-líp—cho Đại học Göttingen xem như là luận văn tiến sĩ của mình. Với sự ủng hộ của Weierstrass, bà tốt nghiệp tiến sĩ toán học với loại xuất sắc, bỏ qua các môn học và những kỳ thi bắt buộc. Từ đó bà trở thành người nữ đầu tiên ở châu Âu có được học vị này. Bài báo của bà về phương trình vi phân bán phần có mô tả một định lý mà ngày nay được biết đến với tên Định lý Cauchy-Kovalevski, nêu ra những điều kiện đẻ xác định sự tồn tại lời giải cho một nhóm phương trình đó.

Năm cuối đời ở Đức và Thụy Điển


Gia đình Kovalevsky trở lại Nga, nhưng không được công nhận chức danh giáo sư vì chính kiến có phần cấp tiến của họ. Thất vọng, họ quay trở lại Đức. Vladimir, người thường xuyên bị chứng thay đổi cảm xúc, dần trở nên không ổn định nên họ sống cách ly trong phần lớn thời gian. Sau đó, vì một lý do nào đó, họ quyết định sống vài năm với nhau như vợ chồng thật sự. Trong thời gian này họ có được một đứa con gái Sofia (còn gọi là "Fufa"). Sau một năm dành thời gian để nuôi nấng con, Kovalevskaya gửi Fufa cho chị gái chăm sóc để tiếp tục nghiên cứu toán học và rời bỏ Vladimir. Vào năm 1883, với chứng thay đổi cảm xúc ngày càng tệ và có nguy cơ bị kiện vì lừa đảo chứng khoán, Vladimir đã tự tử.

Vào năm đó, với sự trợ giúp của nhà toán học Gösta Mittag-Leffler, trước đây cùng là sinh viên của Weierstrass, Kovalevskaya được trao học hàm privat-docent (một dạng phó giáo sư không ăn lương) tại Đại học Stockholm ở Thụy Điển.

Một năm sau đó (1884) bà được chỉ định vào vị trí "Professor Extraordinarius" (giáo sư không có ghế) và trở thành biên tập viên của Acta Mathematica. Vào năm 1888 bà giành giải Prix Bordin của Viện hàn lâm Khoa học Pháp, vì công trình "Mémoire sur un cas particulier du problème de le rotation d'un corps pesant autour d'un point fixe, où l'intégration s'effectue à l'aide des fonctions ultraelliptiques du temps" của bà. Bài báo này có một phát hiện nổi tiếng ngày nay được biết đến với tên "Đỉnh Kovalevskaya".

Vào năm 1889 bà được chỉ định làm "Professor Ordinarius" (giáo sư có ghế) tại Đại học Stockholm, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này tại một trường đại học ở Bắc Âu. Sau khi được tích cực vận động (và có sự thay đổi về điều lệ của Viện hàn lâm) bà được trao ghế Chủ tịch trong Viện hàn lâm Khoa học Nga, nhưng chưa bao giờ được chấp nhận hàm giáo sư tại Nga.

Kovalevskaya cũng viết một vài công trình không liên quan đến toán học, như cuốn hồi ký, Thời thơ ấu ở Nga, kịch (cộng tác với Nữ bá tước Anne Charlotte Edgren-Leffler) và một tiểu thuyết dạng hồi ký, Cô gái theo thuyết hư vô (1890).

Bà chết vì bệnh cúm vào năm 1891 vào tuổi 41, khi vừa mới trở về từ chuyến đi đến Genoa. Bà được chôn cất tại Solna, Thụy Điển, tại Norra begravningsplatsen
Việt Nam chúng ta còn biết đến bà qua 1 giải thưởng. Giải thưởng Kovalevskaya (còn gọi tắt là Giải "Kova") là giải thưởng thường niên dành tặng cho những nữ khoa học gia xuất sắc, nhằm tôn vinh những tập thể, cá nhân là các nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực - kinh tế, xã hội và văn hóa.

Quỹ giải thưởng quốc tế Kovalevskaya được thành lập năm 1985, với sự đóng góp ban đầu của hai vợ chồng giáo sư người Mỹ AnnNeal Koblitz. Từ năm đó, vợ chồng giáo sư đã chọn các nhà khoa học nữ Việt Nam về lĩnh vực khoa học tự nhiên làm đối tượng để xét và trao Giải thưởngKovalevskaya. Quỹ đã hỗ trợ cho 8 nước đang phát triển là: Peru, El Salvador, Nicaragua, Mexico, Cuba, Nam Phi, Mozambic và Việt Nam.

Cho đến năm 2009, giải thưởng đã được trao cho 31 cá nhân và 15 tập thể các nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Hiện nay, Lễ trao Giải thưởng này do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện. Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước Việt Nam là chủ tịch Ủy ban giải thưởng Kovalevskaya Việt Nam.
BBT mong rằng, Việt Nam nói chung và VMF nói riêng sẽ có nhiêu phụ nữ như Kovalevskaya.
Mời bạn thảo luận tại:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ban Biên Tập: 08-03-2012 - 16:33


#3
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Sofia Kovalevskaya: Nữ giáo sư đầu tiên trong lịch sử châu Âu

 

Vượt qua những rào cản của thời đại luôn cản trở nữ giới tham gia làm khoa học, Sofia Kovalevskayav đã nỗ lực trở thành tiến sĩ và giáo sư thực thụ đầu tiên trong lịch sử châu Âu. Tên tuổi của bà cũng được nhắc đến như là một trong những phụ nữ đi tiên phong trong phong trào đòi nữ quyền ở châu Âu.

 

sofia%20A1.png
Sofia Kovalevskaya (1850 - 1891), hình chụp năm 1880 (Sofia 30 tuổi). Tên đầy đủ thời còn con gái của bà: Sofia Vasilyevna Korvin-Krukovskaya (họ của cha bà là Krukovsky). Tên đầy đủ khi lập gia đình: Sofia Vasilyevna Kovalevskaya (họ của chồng bà là Kovalevsky), thường người ta gọi bà là Sofia Kovalevskaya, còn đôi khi trong bài viết bà để tên Sophie Kovalevsky hoặc Sonya Kovalevskaya.

Bộc lộ tiềm năng toán học từ sớm

Sofia sinh ngày 15 tháng 1 năm 1850 tại Moscow, là con thứ hai trong gia đình thượng lưu thuộc dòng họ Krukovsky. Từ nhỏ Sofia được nuôi dưỡng và giáo dục đầy đủ ở lãnh địa của dòng họ Krukovsky, một địa phương tên là Palibino gần biên giới với Lithuania. Vú nuôi của Sofia là một người Anh có học thức, biết nói tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Đức, cho nên ngoài tiếng Nga, Sofia học được nhiều thứ tiếng khác ngay nhỏ. Ngoài ra bà còn dạy cho Sofia nhiều kiến thức phổ thông khác, ngoại trừ Toán Cao cấp.

Một lần, người vú nuôi chưa tìm đủ giấy dán tường nên lấy tập bài giảng Calculus cũ (thời cha của Sofia đi học)1 đem dán tạm. Rồi bà vú quên thay giấy dán tường mới, nhưng cô bé Sofia khi ấy mới 8,9 tuổi “… hễ lúc nào rảnh lại nhìn chằm chặp vào những cái hình và công thức ‘kỳ lạ’ ấy,” chị của Sofia kể lại. Có phải đó là cái “điềm” báo trước cô bé sau này mê Toán không?

Nhà Vật lý Nikolai Nikanorovich Tyrtov, là chú họ của Sofia đã phát hiện ra khả năng học và hiểu nhanh môn học một cách khác thường khi thấy cô bé đọc và hiểu sách Vật lý của ông. Ông còn rất ấn tượng khi thấy cô “chế biến” một số công thức Lượng giác trong sách của ông nữa. Ông đặt tên cho Sofia là Pascal mới (New Pascal), và khuyên cha mẹ Sofia tìm giáo viên dạy thêm cho Sofia về môn Toán.

Mùa Đông năm 1866 – 1867, gia đình về nghỉ ở Saint-Petersburg. Dịp này cha mẹ Sofia mướn được một thầy giáo chuyên dạy Toán tại nhà tên là Alexander N. Strannolyubsky, ông này đang dạy Toán tại Học viện Hải quân Saint-Petersburg. Thầy giáo dạy cho Sofia môn Toán Cao cấp, và ông nhận ra ngay khả năng đặc biệt của cô học trò của mình, làm như cô đã biết trước môn Toán này từ lâu rồi. Cũng mùa Đông ấy, Sofia làm quen với chủ nghĩa Hư Vô (Nihilism) qua tài liệu sách báo của một người bạn của Anna (còn gọi là Anya), chị của Sofia. Tư tưởng này đang thịnh hành trong giới trẻ thành thị Nga.

Hết năm 1867, Sofia 17 tuổi, học hết trung học, mặc dù học giỏi nhưng Sofia không thể vào đại học. Thời ấy, ở nước Nga cũng như hầu hết các nước khác ở châu Âu, phụ nữ không được phép ghi tên vào trường đại học. Khi muốn đi ra nước ngoài (du lịch hoặc học tập), phụ nữ Nga không được phép đi một mình, mà phải đi cùng chồng hoặc có giấy cho phép của cha hoặc chồng. Năm 1868, Sofia 18 tuổi - trước ước muốn được ra nước ngoài tìm cơ hội học tập, gia đình phải sắp xếp một cuộc hôn nhân “giả” cho Sofia: Sofia kết hôn với Vladimir Kovalevsky2, một sinh viên chuyên ngành Sinh Vật học. Kovalevsky nghĩ rằng mới đầu có thể cuộc hôn nhân là “giả”, nhưng do yêu Sofia, Kovalevsky hy vọng cuộc hôn nhân sẽ trở thành thật. Sau khi lấy nhau, hai người rời Saint-Petersburg và qua Đức.


Nữ tiến sĩ đầu tiên ở châu Âu

 

Tháng 4 năm 1869, họ dừng lại tại Heidelburg, một thành phố ở miền Tây-Nam nước Đức để Sofia xin vào Đại học Heidelburg. Cũng như ở Nga, Sofia bị từ chối, tuy nhiên ở đây người ta cho Sofia ghi tên với tư cách sinh viên dự thính. Cô ghi tên học Vật lý và Toán học với nhiều giáo sư danh tiếng như Hermann von Helmholtz (1821 - 1894), Gustav Kirchhoff (1824 - 1887) và Robert Bunsen (1811 - 1899). Trong thời gian ấy, Vladimir lên Đại học Jena ở miền Đông-Bắc nước Đức để theo học lấy bằng Tiến sĩ Cổ Sinh Vật học.

Tháng 10 năm ấy, năm 1869, sau khi thủ tục ghi tên vào các lớp dự thính xong, Sofia theo Vladimir qua London để anh tiếp xúc, và học hỏi chuyên môn với các giáo sư hàng đầu cùng ngành ở Anh như Thomas Huxley (1825 - 1895) và nhất là Charles Darwin (1809 - 1882). Thời gian ở London, Sofia tham dự một số salon bàn luận về các vấn đề văn chương, nghệ thuật, trong đó có salon của nhà văn, nhà thơ nữ nổi tiếng George Eliot (1819 - 1880).  Tại đây, Sofia – năm ấy 19 tuổi – đăng đàn tranh luận (bằng tiếng Anh) với nhà Triết học, nhà Văn, nhà Sinh vật học Herbert Spencer (1820 - 1903) về đề tài “Woman’s capacity for abstract thought” (Khả năng của phụ nữ trong tư duy trừu tượng). Trở về lại Heidelburg, nàng kịp hoàn tất các lớp học (dự thính) tại đây.

Tháng 10 năm 1870, Sofia đến Berlin với mục đích tìm học Toán với giáo sư Karl Weierstrass (1815 - 1897), nhà Toán học Đức, được xem như “cha đẻ” của Giải tích hiện đại. Nhưng Đại học Berlin còn khắt khe hơn ở Đại học Heidelburg nữa: thậm chí người ta không cho Sofia ghi tên dự thính. Sofia xin được học tư với giáo sư Weierstrass. Có thể do sự quyết tâm và khả năng khác thường của nàng mà giáo sư Weierstrass nhận lời và dạy riêng cho nàng suốt trong gần 4 năm liền. (Xin được nói thêm một chút ở đây. Weierstrass lớn hơn Sofia 35 tuổi và có ba cô con gái cỡ tuổi với Sofia. Ông coi Sofia như con gái mình, thỉnh thoảng Sofia ở lại nhà Weierstrass, học với thầy và chơi với các cô con gái. Do đó có một số dư luận không hay về thành quả của Sofia, nhất là có người cho rằng có “bàn tay” của Weierstrass trong ba bài nghiên cứu tạo nên Luận án Tiến sĩ của Sofia. Ngay cả nhà viết sử nổi tiếng của thế kỷ 20 là E.T. Bell cũng có một vài nhận xét không chính xác về chuyện này3. Nhưng nhờ tài năng thật sự của Sofia mà những tiếng đồn không hay dần dần không còn nữa).

Năm 1874, Sofia Kovalevskaya trình luận án của mình đến trường Đại học Göttingen, dưới sự đỡ đầu của Giáo sư Weierstrass, để xin cấp bằng Tiến sĩ Toán. Luận án gồm 3 đề tài liên quan đến:
1. Lý thuyết phương trình đạo hàm riêng.
2. Kỹ thuật giản lược một loại tích phân Abel về tích phân elliptic.
3. Bổ sung những nghiên cứu của Laplace về vành đai của sao Thổ (Saturn’s ring).

Trường Đại học Göttingen đã chấp thuận và cấp cho Sofia Kovalevskaya văn bằng Tiến sĩ với hạng tối danh dự (summa cum laude) vì luận án xuất sắc, mặc dù không chính thức ghi danh học ở đó ( In absentia).

Sofia Kovalevskaya trở thành người phụ nữ đầu tiên được chính thức cấp bằng Tiến sĩ ở châu Âu.

Cuộc sống chật vật

Sau khi tốt nghiệp xong, Sofia và Vladimir trở về Nga. Cả hai đều không tìm được việc làm thích hợp. Về phần Sofia, xã hội Nga (thật ra là khắp châu Âu) thời ấy không cho phép phụ nữ chính thức có mặt trong các định chế Hàn lâm, còn Vladimir là do bị nghi ngờ có tư tưởng cấp tiến chống lại xã hội phong kiến Nga Hoàng.


Sofia%20A2.png

Cặp vợ chồng “giả” khi mới cưới: Sofia 18 tuổi và Vladimir 26 tuổi.



Trong thời gian này, hai người chính thức sống chung với nhau. Họ làm cả những việc không thuộc chuyên môn của mình để kiếm sống. Sofia thì viết tin tức cho tờ New Time ở Saint Petersburg, còn Vladimir thì làm việc tạm thời cho một công ty bất động sản.

Năm 1878, Sofia sinh được một bé gái cũng đặt tên là Sofia (nhưng thường được gọi là Fufa), cuộc sống của hai vợ chồng càng khó khăn hơn. Sau hai năm ở nhà nuôi con, Sofia gửi Fufa cho bà con và bạn gái để trở lại công việc khoa học.  Vladimir rất bất mãn về quyết định này của Sofia.

Năm 1880, với sự giới thiệu của nhà Toán học P.L. Chebyshev (1821 -1894), Sofia Kovalevskaya trở thành hội viên Hội Toán học Moscow.

Trong những năm 1881 – 1883, bà liên tục di chuyển giữa Berlin và Paris để nghiên cứu vấn đề Toán học của hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua môi trường tinh thể. Trong khi đó công việc làm ăn của Vladimir không có gì suôn sẻ, ông suy sụp tinh thần, bắt đầu có dấu hiệu của bệnh tâm thần, cuối cùng đi đến tự kết liễu đời mình vào tháng 4 năm 1883. Luôn suy nghĩ về trách nhiệm trong cái chết của chồng, Sofia cũng chán nản rời bỏ những hoạt động khoa học và xã hội.

Nhưng trong thời điểm bi đát nhất của cuộc sống, một phép lạ đã đến với bà. Gösta Mittag-Leffler (1846 - 1927), nhà Toán học nổi tiếng Thụy Điển được vua Thụy Điển tin cậy, người rất ngưỡng mộ Weierstrass, đã đưa bà về Thụy Điển và tìm cho bà một công việc phù hợp - đó là giảng viên không lương (Privatdozentin)5 tại trường Đại học Stockholm. Một năm sau (1884), do tài năng được thể hiện một cách rõ ràng, bà được ký hợp đồng 5 năm vào ngạch phụ tá giáo sư, và năm 1889 bà được phong giáo sư thực thụ.

 

Như vậy Sofia Kovalevskaya là người phụ nữ đầu tiên trở thành giáo sư chính thức trong Lịch sử châu Âu. Kể từ đó bà có một địa vị được tôn kính trong giới thượng lưu trí thức Thụy Điển. Cũng cần nói thêm rằng, vào năm 1882, chính Mittag-Leffler là người sáng lập ra tờ báo Toán học Acta Mathematica, tờ báo nổi tiếng cho tới ngày hôm nay. Hai năm sau, năm 1884, Sofia Kovalevskaya trở thành viên Hội đồng Biên tập (Editorial Board) của tờ báo này.

Những hoạt động Khoa học, Toán học, và Văn học của bà hầu hết được diễn ra trong những năm 1884 - 1890  khi vị trí của bà trong xã hội, trong thế giới Khoa học được công nhận. Một số sự kiện và công trình nghiên cứu tiêu biểu của bà trong thời gian này - theo tài liệu của Dr. Elena N. Polyakhova, khoa Toán Đại học Saint-Petersburg, Nga gồm có:

● Tháng 2 năm 1884 được bổ nhiệm vào Hội đồng Biên tập của tờ báo Toán học Acta Mathematica. Công bố đề tài thứ hai về Tích phân trong luận án Tiến sĩ trên tờ báo Acta Mathematica số tháng 4 năm 1884 bằng tiếng Đức Ueber die Reduktion einer bestimmten Klasse Abel’schen Integrale 3-en Ranges auf elliptische Integrale.  Cũng trong năm 1884, bà gửi đăng trong báo cáo hằng tuần của Viện Hàn lâm Khoa học Paris bài nghiên cứu về Toán-Vật lý: Sur la propagation de la lumière dans un milieu cristallisé (Sự truyền của ánh sáng trong môi trường tinh thể)6.

● Năm 1885 công bố đề tài thứ ba về vành đai của sao Thổ (Thiên văn học)  của luận án Tiến sĩ bằng tiếng Đức Zusaetze und Bemerkungen zu Laplace’s Untersuchung ueber die Gestalt der Saturnringe trên tờ báo Thiên văn Astonomische Nachrichten, Kiel.

● Năm 1886 công bố bài báo Remembrances of George Eliot (Hồi ức về thi sĩ G. Eliot) trên tờ báo Russia Though số tháng 6, 1886.

● Năm 1887, cùng với nhà văn, nhà biên kịch Anna Charlotte Leffler-Edgren (em gái của nhà Toán học Mittag-Leffler) hoàn thành vở kịch Fight for Happiness (Đấu tranh cho Hạnh phúc).

● Năm 1888 nghiên cứu về sự quay của một vật thể rắn (Cơ học cổ điển). Đề tài này được giải thưởng Bordin của Hàn lâm Viện Khoa học Paris (Prix Bordin de l’Académie des Sciences de Paris) với tựa đề Sur le problème de la rotation d’un corps solide autour d’un point fixe.

● Năm 1889, cho công bố bài nghiên cứu nói trên trong số báo Acta Mathematica số tháng 12, bằng tiếng Anh dưới tựa đề Problem of rigid body rotation around a fixed point. Công bố một bài tiểu luận văn học về nhà văn M.E. Saltykov-Shchedrin (1826 – 1889) trên một tờ báo Pháp. Với sự giới thiệu của nhà Toán học Chebyshev, Sofia Kovalevskaya được bầu làm thành viên thông tấn (Correspondent member) của Hàn lâm Viện Khoa học Saint-Petersburg.

● Năm 1890 khai triển tiếp về đề tài về sự quay của một vật thể rắn (Cơ học cổ điển), bà cho công bố bài nghiên cứu Sur la propriété du système d’équations différentielles qui définit la rotation d’un corps solide autour d’un point fixe (Về một tính chất của hệ phương trình vi phân xác định phép quay của một vật thể rắn chung quanh một điểm cố định) trên tờ Acta Mathematica 1890. Với nghiên cứu này bà được giải thưởng của Hàn lâm Viện Khoa học Thụy Điển.

Cũng trong năm 1890 bà cho xuất bản tập hồi ký A Russian Childhood (Thời ấu thơ của một đứa trẻ Nga) và vở kịch Nihilist Girl (Một phụ nữ theo thuyết hư vô). Bản dịch tiếng Nga Nihiliska bị nhà nước Xô viết cấm xuất bản ở Nga cho đến năm 1928.

Sophia Kovalevskaya bị bệnh sưng phổi và mất vào ngày 10 tháng 2 năm 1891 tại Stockholm, Thụy Điển, sau khi trở về từ một chuyến đi nghỉ ở Nice, Pháp. Khi ấy bà mới có 41 tuổi. Con gái duy nhất của bà, lúc ấy 12 tuổi, được nhà Thiên văn Gylden đem về nuôi sau này trở thành một Bác sĩ Y khoa, mất năm 1953, không lập gia đình. 
------
1 Đó là giáo trình in thạch bản của nhà Toán học Mikhail Ostrogradsky (1801 - 1862).  Nguồn: Best of Russia – Famous Russians. (https://web.archive.org). 
Sau này, chính Kovalevsky là người đầu tiên dịch công trình của Charles Darwin sang tiếng Nga.
E.T. Bell. Men of Mathematics, chap 10.
Vladimir Kovalevsky từng tham gia Công xã Paris cùng với vợ chồng cô chị Anna của Sofia.  Hai vợ chồng cô chị sau đó bị bắt tại Pháp, rồi họ vượt ngục, trốn thoát được qua Anh.
Ở Đức cũng như một số nước khác ở châu Âu thời ấy, khi một tân Tiến sĩ được tuyển dụng vào đại học, người này sẽ bắt đầu bằng chức vụ Privatdozent (nam) hay Privatdozentin (nữ), giảng viên không lương nhưng có thể thu của sinh viên một ít học phí để đủ sống.
Ngay sau khi bài nghiên cứu được công bố, Vito Volterra (1860 – 1940), nhà Vật lý người Ý, khi ấy mới 24 tuổi, đã tìm thấy một vài sai sót.  Sau này Kovalevskaya không còn muốn đề cập tới nghiên cứu này nữa.
Hai người kia là Sphie Germain và Emmy Noether.
Tài liệu tham khảo chính
1. M. Aubin.  Remembering Kovalevskaya. Springer Verlag. 2011.
2. E.T. Bell.  Men of Mathematics. Simon and Schuster. New York. 1965.
3. R. Cooke.  The Mathematics of Sofia Kovalevskaya. Springer Verlag.  New York. 1984.
4. D.H. Kennedy.  Little Sparrow: A Portrait of Sophia Kovalevskaya.  Ohio University Press. 1983.
5. A. Munro.  Too Much Happiness.  McClelland and Stewart.  Toronto. 2009.
6. J. Spicci. Beyond the Limit: The Dream of Sofia Kovalevskaya. Tom Doherty Associates. 2002.
7. And Reviewed of this book by Ann Hibner Koblitz at https://www.ams.org/...-annkoblitz.pdf
8. https://www.britanni...sophy#ref311206
9. http://www.storyofma...s.com/19th.html
10. https://www.agnessco.../women/kova.htm.

"Không thể là một nhà Toán học mà không có tâm hồn thi sĩ." Sofia Kovalevskaya


Âm hưởng mang tên Kovalevskaya 
Sofia Kovalevskaya không phải là nhà Toán học hàng đầu thế giới, nhưng bà là một trong ba nhà nữ Toán học tài năng nhất gần thời đại chúng ta (cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20). Tên của bà gắn liền với một định lý quan trọng của Giải tích học: Định lý Cauchy-Kovalevskaya. Ngoài ra tên tuổi của bà cũng được nhắc đến như là một trong những phụ nữ đi tiên phong trong phong trào đòi quyền phụ nữ ở châu Âu. Tài năng và cuộc đời của bà là nguồn cảm hứng cho một số cuốn tiểu thuyết tiểu sử và phim ảnh. Xin được liệt kê một số sự kiện và sách vở nói về bà hoặc có mang tên bà:
● Sonya Kovalevskaya High School Mathematical Day (Ngày Sonya Kovalevskaya trong trường Trung học cấp ba): Đây là một quỹ do Hội các phụ nữ trong Toán học (AWM = Association for Women in Mathematics) thành lập trên khắp nước Mỹ, nhằm tài trợ cho các chương trình có mục đích khuyến khích tài năng Toán học trong các trường trung và đại học.
● The Sonya Kovalevskaya Lecture (Bài giảng Sonya Kovalevskaya): Bài giảng xuất sắc hằng năm do hội AWM bảo trợ, nhằm mục đích đề cao sự đóng góp của phụ nữ trong lãnh vực Toán và Toán ứng dụng.
● Kovalevskaya Fund (Quỹ Kovalevskaya): Thành lập vào năm 1985, nhằm hỗ trợ phụ nữ ở các nước đang phát triển trong nghiên cứu sáng tạo Khoa học.
● Quỹ Alexander Von Humboldt ở Đức mỗi năm hai lần trao tặng giải thưởng Sofia Kovalevskaya cho những nữ khoa học gia trẻ.
● Một miệng núi lửa trên Mặt trăng mang tên Kovalevskaya.
● Ở Saint-Pertersburg và Moscow đều có con đường mang tên Sofia Kovalevskaya.
● Sách Little Sparrow: A Portrait of Sophia Kovalevskaya (Chim sẻ bé nhỏ: Chân dung của S.K) của Don.H. Kennedy, Ohio University Press. 1983.
● Sách Beyond the Limit: The Dream of Sofia Kovalevskaya (Bên kia giới hạn: Giấc mơ của S.K) của Joan Spicci, Tom Doherty Associates. 2002.
● Sách Too Much Happiness (Quá nhiều hạnh phúc). Alice Munro. McClelland and Stewart. Toronto. 2009.
● Phim Sofia Kovalevskaya, đạo diễn Losef Shapiro. Sản xuất năm 1956.
● Phim TV Sofia Kovalevskaya, đạo diễn người Azerbaijan Ayan Shakhmaliyeva. Sản xuất năm 1985.

Nguồn: Lê Quang Ánh

tiasang.com






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh