Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi vào lớp 10 chuyên ĐHKHTN Hà Nội năm học 2011-2012


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
soros_fighter

soros_fighter

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết
Câu I
a) Giải hệ phương trình:
$\begin{cases}(x-1)y^2+x+y=3\\(y-2)x^2+y=x+1\end{cases}$
b)Giải phương trình:
$\sqrt{x + \dfrac{3}{x}}=\dfrac{x^2 + 7}{2(x + 1)}$

Câu II.
a) Chứng minh rằng không tồn tại các bộ ba số nguyên $(x, y, z)$ thỏa mãn đẳng thức:
$x^4 + y^4 = 7z^4 + 5$

b) Tìm tất cả các cặp số nguyên $(x, y)$ thỏa mãn đẳng thức:
$(x + 1)^4 - (x - 1)^4 = y^3$


Câu III.
Cho hình bình hành ABCD với $\widehat{BAD} < 90^\circ$. Đường phân giác của góc $\widehat{BCD}$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD tại O khác C. Kẻ đường thẳng (d) đi qua A và vuông góc với CO. Đường thẳng (d) lần lượt cắt các đường thẳng CB, CD tại E, F.
a) Chứng minh rằng $\Delta OBE = \Delta ODC$.
b) Chứng minh rằng O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CEF.
c) Gọi giao điểm của OC và BD là I. Chứng minh rằng $IB.BE.EI = ID.DF.FI$.


Câu IV. Với x, y là những số thực dương, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$P = \sqrt{\dfrac{x^3}{x^3 + 8y^3}} + \sqrt{\dfrac{4y^3}{y^3 + (x + y)^3}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bboy114crew: 06-07-2011 - 10:02


#2
le anh tu

le anh tu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Câu I
a) Giải hệ phương trình:
$\begin{cases}(x-1)y^2+x+y=3\\(y-2)x^2+y=x+1\end{cases}$
b)Giải phương trình:
$\sqrt{x + \dfrac{3}{x}}=\dfrac{x^2 + 7}{2(x + 1)}$

Câu II.
a) Chứng minh rằng không tồn tại các bộ ba số nguyên $(x, y, z)$ thỏa mãn đẳng thức:
$x^4 + y^4 = 7z^4 + 5$

b) Tìm tất cả các cặp số nguyên $(x, y)$ thỏa mãn đẳng thức:
$(x + 1)^4 - (x - 1)^4 = y^3$
Câu III.
Cho hình bình hành ABCD với $\widehat{BAD} < 90^\circ$. Đường phân giác của góc $\widehat{BCD}$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD tại O khác C. Kẻ đường thẳng (d) đi qua A và vuông góc với CO. Đường thẳng (d) lần lượt cắt các đường thẳng CB, CD tại E, F.
a) Chứng minh rằng $\Delta OBE = \Delta ODC$.
b) Chứng minh rằng O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CEF.
c) Gọi giao điểm của OC và BD là I. Chứng minh rằng $IB.BE.EI = ID.DF.FI$.
Câu IV. Với x, y là những số thực dương, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$P = \sqrt{\dfrac{x^3}{x^3 + 8y^3}} + \sqrt{\dfrac{4y^3}{y^3 + (x + y)^3}}$

tớ còn câu 4.mn giúp mình với

#3
le anh tu

le anh tu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Câu I
a) Giải hệ phương trình:
$\begin{cases}(x-1)y^2+x+y=3\\(y-2)x^2+y=x+1\end{cases}$
b)Giải phương trình:
$\sqrt{x + \dfrac{3}{x}}=\dfrac{x^2 + 7}{2(x + 1)}$

Câu II.
a) Chứng minh rằng không tồn tại các bộ ba số nguyên $(x, y, z)$ thỏa mãn đẳng thức:
$x^4 + y^4 = 7z^4 + 5$

b) Tìm tất cả các cặp số nguyên $(x, y)$ thỏa mãn đẳng thức:
$(x + 1)^4 - (x - 1)^4 = y^3$
Câu III.
Cho hình bình hành ABCD với $\widehat{BAD} < 90^\circ$. Đường phân giác của góc $\widehat{BCD}$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD tại O khác C. Kẻ đường thẳng (d) đi qua A và vuông góc với CO. Đường thẳng (d) lần lượt cắt các đường thẳng CB, CD tại E, F.
a) Chứng minh rằng $\Delta OBE = \Delta ODC$.
b) Chứng minh rằng O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CEF.
c) Gọi giao điểm của OC và BD là I. Chứng minh rằng $IB.BE.EI = ID.DF.FI$.
Câu IV. Với x, y là những số thực dương, tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
$P = \sqrt{\dfrac{x^3}{x^3 + 8y^3}} + \sqrt{\dfrac{4y^3}{y^3 + (x + y)^3}}$

Đề KHTN có khác.vòng 1 mà thế này ko biết vòng 2 có nổi 6 ko?

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Bài 4:
$\sqrt {\dfrac{{x^3 }}{{x^3 + 8y^3 }}} = \dfrac{{x^2 }}{{\sqrt {x\left( {x + 2y} \right)\left( {x^2 - 2xy + 4y^2 } \right)} }}$

$ = \dfrac{{x^2 }}{{\sqrt {\left( {x^2 + 2xy} \right)\left( {x^2 - 2xy + 4y^2 } \right)} }} \geqslant \dfrac{{x^2 }}{{\dfrac{{x^2 + 2xy + x^2 - 2xy + 4y^2 }}{2}}} = \dfrac{{x^2 }}{{x^2 + 2y^2 }}$

$\sqrt {\dfrac{{4y^3 }}{{y^3 + \left( {x + y} \right)^3 }}} = \dfrac{{2y^2 }}{{\sqrt {y\left( {x + 2y} \right)\left( {x^2 + xy + y^2 } \right)} }} = \dfrac{{2y^2 }}{{\sqrt {\left( {xy + 2y^2 } \right)\left( {x^2 + xy + y^2 } \right)} }}$

$ \geqslant \dfrac{{2y^2 }}{{\dfrac{{xy + 2y^2 + x^2 + xy + y^2 }}{2}}} = \dfrac{{2y^2 }}{{y^2 + xy + \dfrac{{x^2 + y^2 }}{2}}} \geqslant \dfrac{{2y^2 }}{{y^2 + \dfrac{{x^2 + y^2 }}{2} + \dfrac{{x^2 + y^2 }}{2}}} = \dfrac{{2y^2 }}{{x^2 + 2y^2 }}$

$\Rightarrow P \geq \dfrac{x^2}{x^2+2y^2}+\dfrac{2y^2}{x^2+2y^2}=1 \Rightarrow minP=1 \Leftrightarrow x=y>0$
===========================
Bài 2:
a) Nhận xét: Lũy thừa bậc 4 một số nguyên chia 8 dư 0 hoặc 1.
Áp dụng nhận xét trên, thấy được vế trái chia 8 dư 0;1 hoặc 2.
Trong khi vế phải chia 8 dư 4 hoặc 5.
Nên ta có đpcm.
b)$\left( {x + 1} \right)^4 - \left( {x - 1} \right)^4 = y^3 \Leftrightarrow 8\left( {x^3 + x} \right) = y^3 $

$\Rightarrow y^3 \vdots 2 \Rightarrow y^3=8k^3(k \in \mathsub{Z})$

$\Rightarrow x^3+x=k^3$
Xét 2 th x>0;x<0 thì $x^3+x$ đều không là lập phương một số nguyên.
Xét x=0 thì k=0 nên y=0.
Vậy (x=0;y=0) là nghiệm pt đã cho.
========================
Bài 1:

$\begin{gathered} \left\{ \begin{gathered} \left( {x - 1} \right)y^2 + x + y = 3 \hfill \\ \left( {y - 2} \right)x^2 + y = x + 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} \left( {x - 1} \right)y^2 + x - 1 = 2 - y \hfill \\ \left( {y - 2} \right)x^2 + y - 2 = x - 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered} \left( {x - 1} \right)\left( {y^2 + 1} \right) = 2 - y \hfill \\ \left( {y - 2} \right)\left( {x^2 + 1} \right) = x - 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} $

$\begin{gathered} \Rightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {y - 2} \right)\left( {y^2 + 1} \right)\left( {x^2 + 1} \right) = \left( {x - 1} \right)\left( {2 - y} \right) \hfill \\ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {y - 2} \right)\left[ {\left( {y^2 + 1} \right)\left( {x^2 + 1} \right) + 1} \right] = 0 \hfill \\ \Rightarrow \left[ \begin{gathered} x = 1 \Leftrightarrow y = 2 \hfill \\ y = 2 \Leftrightarrow x = 1 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left( {x;y} \right) = \left( {1;2} \right) \hfill \\ \end{gathered} $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 11-06-2011 - 21:38
bổ sung

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
NguyThang khtn

NguyThang khtn

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1468 Bài viết
đề này k khó lắm!
mới vào phòng thi choáng mãi mới làm được bài 1=P~
mình làm như sau:
ta có:
$P = \sqrt{\dfrac{x^3}{x^3 + 8y^3}}\sqrt{\dfrac{4y^3}{y^3 + (x + y)^3}}$
$=\dfrac{1}{\sqrt{1+\dfrac{8y^3}{x^3}}}+\dfrac{2}{\sqrt{1+(1+\dfrac{x}{y })^3}}$
dặt $]\dfrac{y}{x}=a \Rightarrow P=\dfrac{1}{\sqrt{1+8a^3}}+\dfrac{2}{\sqrt{1+(1+\dfrac{1}{a })^3}}$
$=\dfrac{1}{(2a+1)(4a^2-2a+1)}+\dfrac{1}{(2a+\dfrac{1}{a })(\dfrac{1}{a^2 }+\dfrac{1}{a }+1)} \geq \dfrac{1}{2a62+1}+\dfrac{2a^2}{2a^2+1} =1(AM-GM)$
------------------------------
Bài 1:
1\
ta có:$\begin{cases}(x-1)y^2+x+y=3\\(y-2)x^2+y=x+1\end{cases}$
$ \Leftrightarrow \begin{cases}(x-1)y^2+x-1+y-2=0\\(y-2)x^2+y-2 -(x-10=0\end{cases}$
rút y từ PT2 ta được;
$y=2+\dfrac{x-1}{x^2+1}$
thay vào PT1 ta được:
$(x-1)[(y=2+\dfrac{x-1}{x^2+1})^2+\dfrac{1}{x^2+1}+1]=0$
$\Leftrightarrow x=1 $
suy ra y=2
2\ có hai cách :
c1:
bình phuowng rùi phân tích :
$(x-1)^2(x-3)(x^2+x+4)=0$
c2:
đặt:
$\sqrt{x^2+3}=a;\sqrt{x}=b$
ta có:
$\dfrac{a}{b}=\dfrac{a^2+4}{2(b^2+1)} \Leftrightarrow (ab-2)(2b-a)=0$
2.mình dùng tham số:
đặt;y=2x+d
ta có:
$8x=12x^2d+6xd^2+d^3$
tính delta rùi suy ra d=0

It is difficult to say what is impossible, for the dream of yesterday is the hope of today and the reality of tomorrow

 


#6
hiep ga

hiep ga

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 428 Bài viết
v1 thiếu bài cuối nản

Poof





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh