Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi Tin chuyên vào THPT chuyên Lê Quý Đôn(Đà Nẵng)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Thời gian: 150 phút

Bài 1: (1,50 điểm) Cho biểu thức

$Q = \left( {\sqrt a - \dfrac{{x + a}}{{\sqrt x + \sqrt a }}} \right).\left( {\dfrac{{\sqrt a }}
{{\sqrt x }} - \dfrac{{2\sqrt a }}{{\sqrt x - \sqrt a }}} \right)$

với $a \geq 0$ là tham số.
a) với giá trị nào của x thì Q xác định?
b) CMR: nếu a là một số chính phương thì Q là một số nguyên (khi Q xác định).

Bài 2: (2,00 điểm) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(6;-3), parabol (P) có phương trình $y=-x^2$ và đường thẳng $(d_m)$ có phương trình $y=2(m-1)x+m^2$ (m là tham số)
a) Với các giá trị nào của m thì đường thẳng $(d_m)$ cắt parabol (P) tại hai điểm mà một trong hai giao điểm có hoành độ bằng 2? Khi đó, hãy xác định tọa độ giao điểm còn lại.
b) Tìm tọa độ của điểm B thuộc (P) để đoạn AB ngắn nhất.

Bài 3: (2,00 điểm)
a) CMR: phương trình $\sqrt{x^2-2x+1}=\dfrac{4}{\sqrt{3}-1}-\sqrt{7+4\sqrt{3}}$ có hai nghiệm là $1-\sqrt{3}$ và $1+\sqrt{3}$
b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{gathered} x^3-y^3=35 \hfill \\ 3x^2+2y^2=9x-4y \hfill \end{gathered} \right. $

Bài 4: (3,25 điểm) Cho đường tròn ( C ) tâm O bán kính 4 cm. Gọi O' là một điểm di động sao cho $OO'=x (cm) (1<x<7)$. Đường tròn (C') tâm O' bán kính 3 cm cắt ( C ) tại 2 điểm A và B. Dây AM của đường tròn ( C ) tiếp xúc với đường tròn (C'). Dây AN của đường tròn (C') tiếp xúc với đường tròn ( C ). Gọi Q là điểm đối xứng với A qua trung điểm P của OO', C là điểm đối xứng của A qua B.
a) Gọi H là giao điểm của AN và O'Q. CMR: AHBQ là tứ giác nội tiếp.
b) CMR: QMC là tam giác cân.
c) Tìm x để tứ giác AOQO' có diện tích lớn nhất.

Bài 5: (1,25 điểm) Cho $x;y \in \left[ {0;1} \right]$. CMR:
$\dfrac{1}{\sqrt{1+x^2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+y^2}} \leq \dfrac{2}{\sqrt{1+xy}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 02-10-2011 - 21:01
sửa đề

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#2
keichan_299

keichan_299

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Bài 5: (1,25 điểm) Cho $x;y \in \left\[ {0;1} \right\]$. CMR:
$\dfrac{1}{\sqrt{1+x^2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+y^2}} \leq \dfrac{2}{1+xy}$



bài này hình như là $\dfrac{1}{\sqrt{1+x^2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+y^2}} \leq \dfrac{2}{ \sqrt{1+xy} } $
phải ko???

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi keichan_299: 25-06-2011 - 16:47

i love keichan 4ever!!!!!!!!!!!

#3
keichan_299

keichan_299

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

bài này hình như là $\dfrac{1}{\sqrt{1+x^2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+y^2}} \leq \dfrac{2}{ \sqrt{1+xy} } $
phải ko???



tiện thể tớ làm luôn xem đúng ko nhé ^^
áp dụng BĐT $ \dfrac{1}{1+a} + \dfrac{1}{1+b} \leq \dfrac{2}{1+ \sqrt{ab} } $ ( cái này cứ dùng biến đổi tương đương là ra ý mà ^^)
ta có:
$ \dfrac{1}{\sqrt{1+x^2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+y^2}} \leq \sqrt{2} .\sqrt{ \dfrac{1}{1+x^2}+ \dfrac{1}{1+y^2} } $ (BĐT Bunhia )
$ \Rightarrow \dfrac{1}{\sqrt{1+x^2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1+y^2}} \leq \sqrt{2} . \sqrt {\dfrac{2}{1+xy}} \Rightarrow $ đpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 28-12-2011 - 17:58

i love keichan 4ever!!!!!!!!!!!

#4
conankun

conankun

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Câu 3b:

$\left\{\begin{matrix} x^3-y^3=35\\ 3x^2+2y^2=9x-4y \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} x^3-y^3=35(1)\\ 9x^2+6y^2=27x-12y(2) \end{matrix}\right.$

Lấy (1) trừ (2) vế theo vế ta có:

$(x-3)^3=(y+2)^3\Rightarrow x-3=y+2\Rightarrow x=y+5$

Thay vào (1) là OK...


                       $\large \mathbb{Conankun}$





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh