Đến nội dung

Hình ảnh

Vũ Đình Hòa

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Toán hay không toán? Toán lý thuyết hay toán ứng dụng? Tại thời điểm này, đầu tư phát triển toán học là sự xa xỉ hay thể hiện tầm nhìn dài hạn của quốc gia? Thực trạng ngành toán Việt Nam và những trở ngại cần vượt qua để tạo môi trường cho sự phát triển?
Giới toán học ở Việt Nam không ai không biết tên ông – Vũ Đình Hòa, thành viên của đoàn học sinh Việt Nam đầu tiên thi Olympic Toán quốc tế 1974, thầy dạy Ngô Bảo Châu từ năm lớp 7 tới khi vào đại học. 36 năm trôi qua, bây giờ ông là một giảng viên toán ở ĐH Sư phạm, trưởng đoàn của nhiều thế hệ học sinh đi thi Olympic Toán. Ông cũng là một vị giám đốc trong tập đoàn FPT. Việc làm toán bây giờ, đối với ông, giống như một thú chơi.

Gia đình Vũ Đình Hòa hiện sống ở phố Trương Định, Hà Nội. Căn nhà của ông được thiết kế khá đẹp, sang trọng. Chủ nhà với cặp kính cận dày cộp, nói chuyện rất cởi mở, hòa nhã, phong thái của một trí thức. Nhìn ông, không còn thấy nét gì của cậu học trò gầy gò, ốm yếu năm xưa khi đi thi toán Quốc tế. Đó là vào tháng 7 năm 1974, Việt Nam lần đầu tiên cử đội tuyển dự thi Olympic Toán.

Năm ấy, thể lực Hòa rất kém. Anh bị viêm xoang, thêm chứng suy nhược thần kinh nặng, nhất là sau khi nhận được tin người anh trai hy sinh trong chiến dịch Đường Chín Nam Lào. Trong đội tuyển, Hòa được đánh giá là gương mặt xuất sắc nhất. Tuy thế, bệnh tật đã hại anh: Hòa bị ốm, phải đi viện trước ngày thi, và chỉ đạt huy chương bạc. Mặc dù vậy, đoàn vẫn gây tiếng vang lớn tại cuộc thi; Hòa và các bạn nổi tiếng đến mức báo chí trong nước đưa tin rất đậm đà, và càng đậm bao nhiêu thì việc các anh tiếp tục với hoạt động nghiên cứu khoa học về sau đó càng bị coi như sự ìbiến mất lặng lẽ” bấy nhiêu.

Hụt một lần du học

Tất nhiên là Hòa không biến mất. Nhưng sự nghiệp của một nhà khoa học không thể có những hoạt động rầm rộ, được công chúng để mắt theo dõi như một diễn viên hay ca sĩ được. Riêng đối với Vũ Đình Hòa, sự nghiệp riêng của ông còn có phần lận đận với những lần du học ìhụt”, một lần bị cho ra khỏi biên chế, và vô số lần va chạm theo cách này cách khác với hệ thống hành chính của cơ quan Nhà nước – những thứ mà các nhà toán học như ông sợ nhất.

Trên đường từ CHDC Đức về nước, đoàn Olympic Toán Việt Nam ghé qua Liên Xô. ìChúng tôi nghe mấy bác ở Đại sứ quán nói là Đại học Lomonosov muốn giữ cả năm đứa lại, tặng cho năm suất học bổng”. Hồi ấy Liên Xô thực sự là ìthiên đường XHCN”, được tin ấy thì học sinh nào cũng thích. Nhưng Hòa nghe nói (cũng chỉ ìnghe nói”) rằng ìnhà mình trả lời là cả đoàn phải về nước theo sự sắp đặt của Chính phủ”.

Một năm sau, nhờ thành tích quốc tế đã đạt, cả đoàn được đặc cách vào thẳng đại học, đi nước ngoài, trong đó bốn người sang Liên Xô, riêng Vũ Đình Hòa được phân công đi Đức, du học ngành toán ở Đại học Tổng hợp Ernst-Moritz-Arndt. Học giỏi xuất sắc, anh được làm chuyển tiếp sinh, rồi tiến sĩ. Bảo vệ xong, anh nhận được giấy đề nghị làm tiến sĩ khoa học (TSKH) của phía Đức, nhưng theo quy định, anh phải quay lại Việt Nam làm một số thủ tục giấy tờ. Ngày cuối cùng của năm 1984, Hòa về nước.

Đến đây thì câu chuyện cười đầu tiên đối với một nhà khoa học ìTây học” bắt đầu. Ông Hòa kể một cách hài hước: ìPhải nói là hồi ấy Việt Nam lắm tiêu cực, còn tôi thì… cái dở nhất là không biết hút thuốc lá. Tôi nộp giấy tờ ở Bộ Đại học mà mãi không được nhận. Mất mấy tháng trời. Tôi bèn hỏi mẹ một đứa bạn, vốn làm nghề hành chính: ìKhông hiểu sao mãi mà cháu không nộp giấy tờ được”. Cô ấy kêu lên: ìGiời ơi là giời, ở đây nói chuyện phải có thuốc lá cơ!”. Tôi hiểu ra, đi mua cả một bao thuốc lá mang đến. Thực ra các ông ấy cũng không hút hết đâu, chỉ cần 1-2 điếu thôi, nhưng về nguyên tắc là cứ phải có thuốc lá, ìSông Cầu là đầu câu chuyện” mà”.

Cuối cùng khâu giấy tờ cũng xong, nhưng Hòa không sang Đức được. Hơn thế nữa, mãi nửa năm sau anh mới được phân công đi làm ở phân viện Tính toán và Điều khiển, Viện Khoa học Việt Nam.

Chật vật chuyện biên chế

Thế hệ của Vũ Đình Hòa là những người Việt Nam đầu tiên được tiếp xúc với máy vi tính, và dân toán như ông thì càng có khả năng để trở thành những chuyên gia, doanh nhân trong lĩnh vực CNTT, ìnghèo” nhất cũng là lập trình viên (tập đoàn FPT được thành lập vào thời gian này, năm 1989). Nếu ìnhảy” sang CNTT, có thể bây giờ ông cũng đã là một triệu phú, một doanh nhân thành đạt. Nhưng Vũ Đình Hòa mê toán chứ không ham kinh doanh. Anh từ bỏ cơ hội làm việc cho FPT, sang Đức học tiếp. Những năm ấy là thời kỳ nước Đức thống nhất, du học sinh Việt Nam ìbơ vơ”, anh tự lo tiền ăn học bằng nhiều nghề: bán bảo hiểm, viết chương trình máy tính, phiên dịch… Đầu năm 1997, anh trở về nước với tấm bằng TSKH. Về rồi mới biết mình đã bị cắt biên chế từ năm 1990.

Vị TSKH cười hì hì. Ông Hòa trẻ hơn rất nhiều so với tuổi 53 bây giờ, có lẽ cũng nhờ tính cách thoải mái, ít tham vọng, ít bức xúc mà ông ìrèn” được sau nhiều năm làm việc trong cơ quan Nhà nước. Bệnh xoang đã khỏi. Ông bảo: ìHồi thi toán quốc tế là lúc mình ốm yếu nhất, khổ nhất đấy. Càng về sau càng khỏe lên, nhất là từ khi xác định là mình chả cần gì, chả tham vọng gì. Sinh ra trên đời đã là niềm vui lớn rồi. Chết đi, có đem được gì theo đâu mà phải đấu đá vật lộn”.

Nếu không xác định được như thế, có lẽ Vũ Đình Hòa đã phải rất khổ sở. Người làm khoa học vốn thích sự rõ ràng, chính xác. Nhưng môi trường dành cho họ lại phức tạp, lẫn lộn, khó đánh giá. ìCó lần một đồng nghiệp của tôi đề nghị lãnh đạo Viện là nếu có đề tài nghiên cứu khoa học thì nên phân chia đều cho anh em làm. Các sếp kêu lên, bảo nếu thế thì lãnh đạo phải từ chức hết. Tôi cũng không hiểu vì sao mà sếp lại phải từ chức nếu chia đều đề tài cho anh em? Tôi chỉ thấy phức tạp quá, mệt quá, ôi cái chuyện quan hệ, bè cánh…”. Suốt 5 năm ở Viện, ông không được dự lấy một seminar nào (vì có tổ chức đâu), thiếu sự trao đổi, thiếu môi trường thông tin, chuyên môn cùn mòn dần. Lương thấp, nếu muốn có thu nhập thêm thì phải có dự án, mà muốn tham gia dự án lại phải có quan hệ… Cuối cùng, ông chia tay cơ quan, chuyển sang Đại học Sư phạm – trường cũ thời cấp ba.

Vẫn mê toán

Bây giờ thì ông vui vẻ với công việc của một giảng viên đại học, người dẫn đầu những đội tuyển học sinh Việt Nam đi thi Olympic Toán quốc tế. Sự hài lòng tất nhiên cũng chỉ là tương đối: So với thời ông, chất lượng đầu vào của ngành toán, CNTT hiện nay rất thấp, điểm thi ĐH lấy gần sát điểm sàn. Nhiều sinh viên nghèo ở tỉnh, cố thi đậu vào đại học để sau này có việc làm, trong giờ học chỉ ngủ. Thầy Hòa thương, không nỡ quát mắng các em, nhưng thấy ở số đông sinh viên ngày nay, niềm đam mê sao mà ít? Thật chẳng giống ông – người được ví là ìnhìn ra vẻ đẹp của toán học như nhà tạo mẫu thấy các chân dài trên sàn diễn”; người có thể cắm cúi làm toán không ngẩng lên, không hề biết xung quanh ồn ã chuyện gì. Hòa đã yêu toán như thế từ khi còn nhỏ, gia đình rất nghèo, tám anh chị em, các chị đều phải bỏ học đi làm sớm.

Ngoài thời gian làm ở trường, Vũ Đình Hòa cũng được mời làm giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Tài năng Công nghệ Trẻ FPT. Cuộc sống vật chất của ông khá ổn, gia đình hạnh phúc, đã có cháu ngoại. Nhưng bây giờ, ông làm toán chỉ để cho vui, ìlúc nào không có việc gì thì lại làm toán, như là một hình thức giải trí”. Ông không lấy nghiên cứu toán học là sự nghiệp nữa, nhưng chuyện này cũng là bình thường trong giới khoa học ở Việt Nam lâu nay: ìTừ hồi ở Viện, mình đã thấy nếu chỉ làm toán không thì rất khó sống, phải có nghề gì đó. Thật sự tất cả mọi người Việt Nam, mỗi người chắc phải có 2-3 nghề đúng không?”.

Chính phủ đang triển khai kế hoạch đầu tư 651 tỷ đồng phát triển ngành toán ở Việt Nam. Khoản đầu tư khiến nhiều người chú ý. Bạn bè hỏi ông Hòa: ìVừa rồi có tổ chức tập huấn cho giáo viên bộ môn toán – tin ở các trường năng khiếu, sao danh sách không có tên cậu? Không thấy tên bất cứ người nào tiếng tăm cả, toàn các ông lạ hoắc”. Vũ Đình Hòa chỉ cười. Ông bảo: ìCó lẽ quan trọng là phải có cách làm học sinh thích học toán, tôn trọng, vinh danh các em, miễn thi đại học, thi tốt nghiệp v.v. Như thế tốt hơn. Nói chung kích cầu thì đúng, nhưng vấn đề là cách thức thực hiện thế nào cho hiệu quả. Cuối cùng thì vấn đề đọng lại ở hai từ cơ chế.
(Theo trangridiculous.blogspot.com)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-07-2011 - 23:26

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Với thầy Vũ Đình Hòa, hạnh phúc không nằm ở tiền hay danh, mà ở những thế hệ học sinh xuất sắc được anh đào tạo và được vinh danh trên trường quốc tế.

Hình đã gửi


Vũ Đình Hòa sinh năm 1955 tại Hà Nội, anh là người đầu tiên đoạt huy chương bạc toán quốc tế năm 1974. Anh cũng là người thầy đã truyền tình yêu toán học từ thời thơ bé cho Ngô Bảo Châu, sau này giành giải thưởng danh giá nhất thế giới về toán.

Anh là giảng viên khoa Công nghệ thông tin, Đại học Sư phạm Hà Nội, giám đốc Trung tâm bồi dưỡng tài năng công nghệ trẻ FPT. Anh là một trong số những người đặt nền móng cho ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam.

Xuất thân trong gia đình không mấy dư dả, cả bố và mẹ đều là xã viên hợp tác xã, các chị gái và em trai của Vũ Đình Hòa bỏ học sớm để đi làm giúp bố mẹ kiếm tiền trang trải. Cả nhà chỉ mình anh tới trường, không phải vì bố mẹ thiên vị, mà vì anh tự xin xuất học bổng 19 đồng mỗi tháng để tự trang trải việc học, thậm chí anh còn mang tiền về phụ giúp gia đình khi lương của bố mẹ anh lúc đó mới 20 đồng.

Cuộc sống vất vả, nhiều lần cậu bé Hòa nghĩ đến việc bỏ học phụ giúp bố mẹ. Mới nhỏ tuổi mà Hòa luôn có suy nghĩ không muốn là gánh nặng của gia đình, nên Hòa sống ẩn mình mà không dám đòi hỏi. Bị cận từ năm lớp 1, không có kính để đeo nhưng Hòa không kêu một tiếng. Tới tận năm lớp 7, thầy giáo chủ nhiệm mới phát hiện Hòa bị cận quá nặng và nói với bố mẹ Hòa, lúc đó đi khám mắt, chiếc kính đầu tiên anh đeo dày lên 7 đi-ốp.


Hình đã gửi
Làm toán

Cuộc sống khó khăn, nhưng tình yêu toán học trong Hòa chưa bao giờ nguội. Hòa nhớ, ngay khi mới lớp một đánh vần còn chưa thạo, anh đã kiên trì hơn một năm trời tìm lời giải cho bài toán vui 'Vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn". Sau đó, bố Hòa mua cho cuốn sách toán học tuổi trẻ, thi thoảng bố còn đưa ra câu đố vui khiến anh rất thích thú.

"Trước đây không nhiều sách như bây giờ, nên có cuốn sách nào hay, tôi nghiền ngẫm như nuốt từng chữ một", anh kể.

Đến bây giờ, Hòa cũng không hiểu lý do vì sao ngày từ bé anh đã luôn dành cho toán học một tình yêu đặc biệt. "Tôi làm toán như bị thôi miên, tôi yêu toán bằng một tình yêu giống như định mệnh vậy".

Ngoài đam mê toán, Hòa còn có đam mê đọc sách. Anh thích cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" của Victor Hugo. "Tôi muốn thấy mình giống như cậu bé trong câu chuyện - Gavroche mới 12 tuổi nhưng thông minh, luôn đi một đôi giày rách, một cái áo choàng rách, một cái quần cộc rách nhưng lúc nào cậu bé ấy cũng vui vẻ, giống như thiên thần".

Năm 1974, Vũ Đình Hòa nằm trong danh sách học sinh Việt Nam thi toán quốc tế. Anh nói, đây là kỳ thi đáng nhớ nhất trong cuộc đời anh. Gần đến ngày chuẩn bị thi toán quốc tế, anh bị ốm nặng. “Do học tập nhiều nên tôi vị suy nhược thần kinh, mặt khác do ăn uống thiếu thốn nên suy nhược cơ thể và thêm cả chuyện buồn từ phía gia đình nên tôi cảm thấy đầu óc chao đảo".

Lúc đó Hòa tự nhủ không thể dừng bước và anh đã vượt qua kỳ thi với tấm huy chương bạc. Lúc về, thứ trưởng Bộ Đại học Hoàng Xuân Tùy khi đó ra tận sân bay đón đoàn, với phần thưởng chiếc đồng hồ báo thức và nhiều bút máy.

Một năm sau, Vũ Đình Hòa sang Đức học toán tại Trường Đại học Tổng hợp Greifswaid. Năm 1984, anh về nước, nửa năm sau đó được phân công vào Phân viện Tính toán và điều khiển. Năm 1989, anh đi trao đổi ở Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Nước Đức thống nhất, anh ở lại làm tiếp luận văn Tiến sĩ khoa học. Năm 1996, Vũ Đình Hòa đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học, từ chối mọi lời mời của nước bạn để trở về quê hương.

"Từ khi sang Đức học, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ ở lại Đức, ở Đức tôi có đầy đủ điều kiện để làm khoa học, nhưng tôi không thấy vui, tôi luôn nhớ về quê hương Việt Nam".

Về nước anh mới biết mình bị cắt biên chế từ năm 1990. Lý do duy nhất mà các cán bộ Viện tính toán và điều khiển đưa ra là, bây giờ Viện đổi tên thành Viện Công nghệ thông tin và không có tên Hòa. Vậy là Vũ Đình Hòa không được hưởng lương suốt 7 năm trời. “Lúc đó, tôi cảm thấy tuyệt vọng”.

Làm thầy

Vũ Đình Hòa quyết định chuyển sang trường Đại học Sư phạm năm 2002 và từ đó tiếp tục truyền lửa cho học trò của mình.


Hình đã gửi


“Làm thầy giáo, tôi nghĩ đó là quyết định đúng”. Vũ Đình Hòa là người trực tiếp tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho nhiều học trò xuất sắc, trong đó có Ngô Bảo Châu. “Là bạn với gia đình Ngô Bảo Châu, nên tôi nhận dạy toán cho cậu ấy từ năm lớp 7 cho đến khi vào đại học”.

Vũ Đình Hòa nhận xét rằng so với thời của anh, chất lượng đầu vào ngành toán, công nghệ thông tin ngày nay rất thấp, nhiều sinh viên trong giờ học còn ngủ gật. Thầy Hòa không quát mắng bao giờ, mà chỉ cảm thấy buồn vì nhiều sinh viên ngày nay không còn có nhiều người đam mê học. “Cái thời của tôi đã qua đi, nhưng tôi luôn hy vọng thế hệ trẻ có niềm đam mê và có giờ phút đẹp như chúng tôi ngày xưa. Với tôi hạnh phúc lớn nhất của mỗi người là được sinh ra trên đời và có một đam mê nào đó".

Hòa nói trong đời làm thầy, anh luôn tâm niệm "phải coi học sinh như bạn, để chia sẻ kiến thức với các em". Hòa kể có lúc gặp những sinh viên không hiểu cả những điều đơn giản, anh cũng chỉ lấy lời nói nhẹ nhàng để giảng giải.

Ngoài công việc giảng viên, Vũ Đình Hòa còn tham gia dẫn đoàn học sinh Việt Nam thi Olympic quốc tế. Anh nói "Olympic Toán như là duyên nợ của đời".

Từ 1999 đến 2002, anh có mặt trong đoàn Việt Nam dự IMO, hai lần là phó đoàn và hai lần là trưởng đoàn. "Với học sinh, tôi luôn nhắc nhở các em biết yêu thương nhau như ruột thịt, không được gây mất đoàn kết", anh nói.

Tham gia dẫn đoàn học sinh Việt Nam, anh không chỉ đóng vai trò là người dẫn đường, mà còn coi các em học sinh như người thân. Vũ Đình Hòa thường xuyên chuyện ăn uống, sinh hoạt của để các em có sức khỏe tốt.

Đoàn thi IMO năm 2012 với thành tích một huy chương vàng, ba bạc,hai đồng, đã đưa Việt Nam trở lại top 10 thế giới sau nhiều năm.

"Chúng tôi không đặt áp lực giải cao cho các em, mà luôn hy vọng tất cả các em đều có giải", thầy Hòa nói. “Trước đây các thầy giáo hết lòng chăm sóc chúng tôi như thế nào, giờ tôi sẽ truyền tình yêu đó sang các em".



Theo VNE


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh