Đến nội dung

Hình ảnh

Một số bài toán lạ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
vghy94

vghy94

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Bài 1. Chứng minh rằng mọi hàm số xác định trong khoảng $\[\left[ { - 1;1} \right]\]$ thì đều có thể biểu diễn dưới dạng tổng của 1 hàm số chẵn và 1 hàm số lẻ
Bài 2. Tìm hàm số $\[f(x)\]$ biết $\[f(x) + f\left( {\dfrac{{{a^2}}}{{a - x}}} \right) = x\]$
Bài 3. Cho biết $\[f(x + 2y) = f(x) + 2f(xy)\]$ và $\[f(1994) = a\]$ .Tính $\[f(1995)\]$
Bài 4. Cho m là nghiệm của phương trình $\[f(x) = {a_0} + {a_1}x + {a_2}{x^2} + .... + {a_n}{x^n} = 0\]$ . Chứng minh rằng $\[\left| m \right| \le 1 + \left| {\dfrac{{{a_i}}}{{{a_j}}}} \right|,\left( {i,j \in \overline {0,n} } \right)\]$

Mình không được học nhiều về kiểu các bài này, mong các bạn phân dạng và giải giúp mình. (hình như bài 2 là phương trình hàm ? đúng không)

Mod. Công thức toán kẹp bởi
[latex][/latex]

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 05-09-2011 - 15:40


#2
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Bài 1. Chứng minh rằng mọi hàm số xác định trong khoảng $\[\left[ { - 1;1} \right]\]$ thì đều có thể biểu diễn dưới dạng tổng của 1 hàm số chẵn và 1 hàm số lẻ

Không cần phải trong khoảng $\[\left[ { - 1;1} \right]\]$ đâu bạn, chỉ cần điều kiện là hàm số xác định trong khoảng $\[\left[ { - a;a} \right]\]$ là đủ.
Đặt: $g(x)=\dfrac{f(x)+f(-x)}{2}$
$hx)=\dfrac{f(x)-f(-x)}{2}$
Rõ ràng g(x) và h(x) cũng xác định trên $[-a,a]$.
Với mọi $-a\le x\le a$ thì:
$g(-x)=\dfrac{f(x)+f(-x)}{2}=g(x)$
$h(-x)=\dfrac{f(-x)-f(x)}{2}=-h(x)$
Suy ra g(x) là hàm chẵn, còn h(x) là hàm lẻ trên $[-a,a]$. Từ cách xây dựng hai hàm g(x) và h(x) suy ra: f(x) = g(x)+h(x)
Đó là đpcm.

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#3
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Bài 2. Tìm hàm số $\[f(x)\]$ biết $\[f(x) + f\left( {\dfrac{{{a^2}}}{{a - x}}} \right) = x\]$

Đặt:
$\begin{array}{l}\dfrac{{{a^2}}}{{a - t}} = x \Rightarrow \dfrac{{at - {a^2}}}{t} = \dfrac{{{a^2}}}{{a - x}}\\\Rightarrow f\left( {\dfrac{{{a^2}}}{{a - t}}} \right) + f\left( {\dfrac{{at - {a^2}}}{t}} \right) = \dfrac{{{a^2}}}{{a - t}}\end{array}$
Đặt:
$\begin{array}{l}\dfrac{{at - {a^2}}}{t} = z \Rightarrow \dfrac{{{a^2}}}{{a - t}} = \dfrac{{az - {a^2}}}{z}\\\Rightarrow f\left( {\dfrac{{az - {a^2}}}{z}} \right) + f\left( z \right) = \dfrac{{az - {a^2}}}{z}\end{array}$
Ta suy ra hệ:
$\left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) + f\left( {\dfrac{{{a^2}}}{{a - x}}} \right) = x\\f\left( {\dfrac{{{a^2}}}{{a - x}}} \right) + f\left( {\dfrac{{ax - {a^2}}}{x}} \right) = \dfrac{{{a^2}}}{{a - x}}\\f\left( x \right) + f\left( {\dfrac{{ax - {a^2}}}{x}} \right) = \dfrac{{ax - {a^2}}}{x}\end{array} \right.$
$\begin{array}{l}\Rightarrow 2f\left( x \right) = x + \dfrac{{ax - {a^2}}}{x} - \dfrac{{{a^2}}}{{a - x}}\\\Rightarrow f\left( x \right) = \dfrac{{{x^3} - {a^2}x + {a^3}}}{{ax(x - a)}}\end{array}$
Đó là hàm số cần tìm.

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#4
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Bài 3. Cho biết $\[f(x + 2y) = f(x) + 2f(xy)\]$ và $\[f(1994) = a\]$ .Tính $\[f(1995)\]$

Chắc là $\[f(x + 2xy) = f(x) + 2f(xy)\]$ (1)
Do (1) đúng, nên trong (1) thay x=y=0 ta được f(0)=0 (2)
Thay trong (1), y=-1 ta có:
$f(-x)=f(x)+2f(-x) \Rightarrow f(x)=f(-x)$ (3)
Thay trong (1), $y=\dfrac{-1}{2}$, ta có:
$f(0)=f(x)-2f(\dfrac{-x}{2})$
Theo (2), (3) ta có:
$0=f(x)-2f(\dfrac{x}{2}) \Rightarrow f(x)=2f(\dfrac{x}{2})$ (4)
Xét x bất kì khác 0, thay trong (1) $y=\dfrac{t}{2x}$, ta có:
$f(x+t)=f(x)+2f(\dfrac{t}{2})$
Theo (4) ta có:
$f(x+t)=f(x)+f(t)$ (5)
Ta sẽ chứng minh: $f(nx)=nf(x)$, $\forall x, \forall n \in N$ (6)
Rõ ràng (6) đúng với n=1. Giả sử (6) đúng đến k, tức là:
$f(kx)=kf(x)$
Ta có: $f((k+1)x)=f(kx+x)=f(kx)+f(x)=kf(x)+f(x)=(k+1)f(x)$
Vậy (6) đúng với n=k+1.
Theo nguyên lý quy nạp thì (6) đúng $\forall x, \forall n \in N$
Ta chứng minh tiếp:
$f(\dfrac{m}{n}x)=\dfrac{m}{n}f(x)$, $\forall x, \forall m,n \in N$ (7)
Theo (6), ta có:
$f(\dfrac{m}{n}x)=f(m.\dfrac{x}{n})=mf(\dfrac{x}{n})$ (8)
Do: $f(x)=f(n.\dfrac{x}{n})=n.f(\dfrac{x}{n}) \Rightarrow f(\dfrac{x}{n})=\dfrac{1}{n}f(x)$ (9)
Thay (9) vào (8) suy ra (7) đúng.
Ta có:
$f(1995)=f(\dfrac{1995}{1994}.1994)=\dfrac{1995}{1994}f(1994)=\dfrac{1995a}{1994}$

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh